daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU
Một gia đình tập thể, một tổ chức, một Quốc gia mà không có người quản lý,
lãnh đạo thì chẳng khác nào như một thân thể không có đầu. Gia đình tập thể, tổ chức,
quốc gia ấy không thể tồn tại và phát triển được.
Mặc dù trong cuộc sống con người luôn đòi hỏi phải có quan hệ sự bình đẳng,
nhưng trong một tổ chức người ta phải cần đến một nhà lãnh đạo có đủ năng lực để
giúp họ tin tưởng và dẫn dắt họ vượt qua mọi chông gai trong công việc. Khi không có
một ai am hiểu về việc làm để chỉ dẫn, điều hành và thống nhất, đồng thời động viên
tư tưởng, họ sẽ cảm giác bồn chồn, e sợ dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc
giảm, thậm chí là sự tan rãcủa một tập thể, một tổ chức. Sự xuất hiện của người lãnh
đảôtng lúc này rất phù hợp với nhu cầu tâm lí của họ. Người lãnh đạo sẽ là chỗ dựa, là
sức mạnh và nguồn an ủi của mỗi người.
Một cuộc hội nghị gồm các đại biểu xuất sắc nhất sẽ không làm được gì, tậm
chí không chuẩn bị được một bữa ăn trưa, nếu không có người chủ trì cuộc hội nghị
ấy.
Người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với một tổ chức,
một quốc gia, như cái đầu đối với một cơ thể.
Cái đầu điều khiển và quyết đoán mọi hoạt động trong cơ thể. Nếu chẳng may
hệ thần kinh trung ương bị suy yếu đến mức không còn phát huy tác dụng được nữa,
thử hỏi các bộ phận còn lại trong cơ thể có phát triển và hoạt động bình thường được
không? Tương tự, tình trạng vô tổ chức sẽ xuất hiện khi thiếu người lãnh đạo và quản
lý. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự tan rã của tổ chức.
Hà Nội, năm 2010
Sv. Nguyễn Thị Len_KH8A
Học Viện Hành Chính Quốc Gia
1
I. Lãnh đạo
Lãnh đạo là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các tài liệu, sách
viết về quản lý và các văn bản pháp lý của Nhà nước. Có nhiều cách hiểu khác nhau về
thuật ngữ này. Tuy nhiên, khi nói đến lãnh đạo là người ta liên tưởng đến hoạt động

của những người đứng đầu các nhóm, các bộ phận, tổ chức. Hiện nay có nhiều tác giả
đưa ra định nghĩa về lãnh đạo. Các tác giả này tiếp cận thuật ngữ lãnh đạo ở nhiều
phương diện khác nhau:
- Theo cách thức: Thì lãnh đạo được định nghĩa “Lãnh đạo là làm thế nào để
các cá nhân và các tập thể đều nhận thấy rằng những mục tiêu theo đuổi hợp với
nguyện vọng của mình và khi hoàn thành với những mục tiêu ấy, những nguyện vọng
cá nhân cũng được thoả mãn”. Theo cách tiếp cận này, để lãnh đạo được tập thể thì
người lãnh đạo phải nhận thức được mục tiêu của các cá nhân trong tập thể và kết hợp
hài hoà lợi ích chung của tập thể.
- Ở góc độ khả năng thì: “Lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng đến hành vi của
người khác. Trong tổ chức người lãnh đạo dùng ảnh hưởng để hình thành mục tiêu”
Theo định nghĩa này để lãnh đạo được tổ chức thì người lãnh đạo phải có những khả
năng đặc biệt để ảnh hưởng đến những người khác, đó chính là quyền lực.
- Ở góc độ nghệ thuật “Lãnh đạo là nghệ thuật nhấn mạnh việc đạt được các
mục tiêu tương hỗ thông qua phối hợp và thúc đẩy các cá nhân và các nhóm” John
D.ffifner và Robrt Presthus.
“Lãnh đạo được định nghĩa như là nghệ thuật áp đặt mong muốn của mình lên
người khác theo cách thức như ra lệnh để người khác tuân theo, tin tưởng, tôn trọng và
trunh thành”.
Hai định nghĩa này nhấn mạnh đến khía cạnh nghệ thuật của lãnh đạo, lãnh
đạo là làm việc với con người mà mỗi một cá nhân lại có những nhu cầu vật thể và
tinh thần riêng, vì vậy để đạt được mục tiêu của tổ chức hay của người lãnh đạo thì
người lãnh đạo phải nắm bắt được nhu cầu, động cơ của người khác và từ đó tìm ra cơ
2
chế cũng như phương tiện tác động lên động cơ đó để thúc đẩy họ hoạt động nhằm đạt
được mục tiêu đã định.
Như vậy, lãnh đạo là những hoạt động của người lãnh đạo để hướng dẫn
và thúc đẩy người khác (cấp dưới) thực hiện nhiệm vụ hình thành mục tiêu đã định.
Trong lãnh đạo có lãnh đạo chính thức và phi chính thức. Lãnh đạo chính thức được
mọi người trong đơn vị hay tổ chức thừa nhận và tuân thủ, nó ảnh hưởng đến cấp

dưới chủ yếu trên cơ sở quyền hành mà tổ chức trao cho chức vụ đó. Còn lãnh đạo phi
chính thức được mọi người trong nhóm phi chính thức tuân thủ một cách tự nhiên và
vô thức nó ảnh hưởng đến người khác trên cơ sở quyền uy cá nhân.
- Lãnh đạo hành chính là hoạt động lãnh đạo của các chủ thể lãnh đạo hành
chính Nhà nước đối vố xã hội. Người lãnh đạo hành chính khác với người lãnh đạo
trong các tổ chức phi Nhà nước trên nhiều phương diện.
1 – Lãnh đạo hành chính mang tính quyền lực Nhà nước được sử dụng quyền
hành mà Nhà nước trao để tác động lên cấp dưới và các đối tượng khác trong phạm vi
thẩm quyền đã định và vì vậy lãnh đạo hành chính có tính cưỡng chế cao
2 – Lãnh đạo hành chính mang tính chính trị sâu sắc, những người lãnh đạo
hành chính hay là trực tiếp hay là dán tiếp do dân bầu lên do đó họ có nghĩa vụ phải
phục vụ nhân dân vì lợi ích công nội dung của nó phụ thuộc vào chế độ chính trị và
các giai đoạn lịch sử
3 – Lãnh đạo hành chính mang tính tổng hợp, vừa lãnh đạo chính trị vừa lãnh
đạo nhiệm vụ vừa mang tính chuyên ngành vừa mang tính đa ngành đa lĩnh vực. Thái
độ nghiêm túc và tác phong cần mẫn trong công việc của người lãnh đạo sẽ tác động
đôn đốc cấp dưới thi hành nhiệm vụ được giao.
II. Quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và
ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa
có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về
quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa
về quản lý như sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy
chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .
3
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh
và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm
soát ấy”.

- Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên
ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản
lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công".
Chủ trương của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy
quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở thành chức năng và
vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dụng
chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và phát triển".
Nếu không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể
xây dựng một xã hội tự do và phát triển.
Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là "quan điểm
về hệ thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là "quan điểm về sự
chuyển động”. Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luận của Peter F. Dalark là cách
nhìn hệ thống mở và chuyển động". Đây cũng là quan niệm cốt lõi trong tư tưởng triết
học về quản lý của ông.
Tóm lại, quản lý là quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là tự do chứ không phải
bị khống chế, là nhiệm vụ thực tế chứ không phải lý luận; là thành tích chứ không phải
tiềm năng, là trách nhiệm chứ không phải quyền lực; là cống hiến chứ không phải
thăng hến; là cơ hội chứ không phải chướng ngại; là đơn giản chứ không phải phức
tạp.
Có thể kể ra nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa quản lý, trên đây chỉ là một
vài ý kiến mang tính thay mặt trên cơ sở phân tích tổng hợp những quan điểm không
giống nhau. Tóm lại, những quan điểm đó tuy rất rõ ràng, đúng đắn nhưng chưa đầy
đủ. Chúng chỉ chú trọng đến quản lý như là một hiện tượng chứ chưa làm bộc lộ rõ
bản chất của nó. Vậy, làm thế nào để khái quát khái niệm quản lý một cách đơn giản
và tương đối toàn diện?
Như chúng ta đều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành vi thì
phải có người gây ra và người chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích của hành vi,
đặt ra câu hỏi tại sao làm như vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt động quản lý trước
4
tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản lý? Sau đó cần xác định đối tượng

quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì?
Có được 3 yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản để hình thành nên hoạt
động quản lý. Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không
phải là hoạt động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định
nào đó.
III. Phân biệt Lãnh đạo và Quản lý
Trong cuộc sống thực tế, không ít người cho rằng lãnh đạo và quản lý là cũng
một khái niệm, giữa chúng không có gì khác nhau, quá trình lãnh đạo gần như chính là
quá trình quản lý. Song thực ra, giữa chúng có sự khác biệt và cũng có liên quan với
nhau.
Những nhà quản lý học có những quan điểm khác nhau về định nghĩa lãnh đạo,
nhưng nội dung bản chất là giống nhau. Họ đều cho rằng lãnh đạo là người dẫn dắt cấp
dưới thực hiện mục tiêu của tổ chức. Quản lý và lãnh đạo đều có mục đích là thực hiện
mục tiêu của tổ chức, nhưng chúng có điểm khác biệt rõ rệt như sau:
Lãnh đạo và quản lý không thuộc cùng một phạm trù.Lãnh đạo là một chức
năng của quản lý, thường được gọi là chức năng lãnh đạo, còn chức năng khác của
quản lý lại không phải là lãnh đạo. Ví dụ: công việc mà những người tham mưu trong
tổ chức làm là công tác quản lý, nhưng không phải là công tác lãnh đạo. Quản lý ở đây
chỉ hành vi quản lý, công tác lãnh đạo vừa bao gồm hành vi quản lý, vừa bao gồm hoạt
động nghiệp vụ khác. Ví dụ: Một người làm trưởng phòng nhân sự (một chức vụ quản
lý) ở một chỗ này, thì dễ có thể chuyển sang làm trưởng phòng nhân sự ở chỗ khác, vì
làm quản lý nhân sự ở đâu cũng gần giống nhau, đòi hỏi cùng một loại kỹ năng.
Nhưng một người làm viện trưởng Viện Hóa (một chức vụ lãnh đạo) cần có uy tín
trong ngành hóa học, và khó có thể chuyển thành làm viện trưởng Viện Cơ Học.
Thông thường, lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ giữa
người với người, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới. Đây là vấn đề cốt lõi trong
hoạt động quản lý. Còn về quản lý, ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý
còn bao gồm tài chính, vật chất. Quản lý không chỉ xử lý quan hệ giữa người với
người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài chính và vật chất, giữa vật chất và con người,
giữa con người và tài chính. Phạm vi mà quản lý đề cập đến rộng hơn nhiều so với

lãnh đạo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Phương pháp lãnh đạo và quản lý hiệu quả trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ 1991 Văn hóa, Xã hội 0
W Hồ Chí Minh vận dụng phương pháp biện chứng trong lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và đế Kiến trúc, xây dựng 0
R Tổng thống iran mahmoud ahmadinejad và phong cách lãnh đạo Quản trị học 0
E Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng Bộ Công ty Luận văn Kinh tế 0
D Khủng hoảng tài chính và vai trò của nhà lãnh đạo Luận văn Kinh tế 0
I Đánh giá năng lực của Lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
K Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Luận văn Kinh tế 0
V Nâng cao năng lực động viên khuyến khích và năng lực gây ảnh hưởng của Lãnh đạo Công ty TNHH Phát tr Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top