Luận văn: Kiến trúc hướng dịch vụ và ứng dụng điện toán đám mây trong việc quản lý báo điện tử : Luận văn ThS. Công nghệ thông tin: 60 48 01 03
Nhà xuất bản: ĐHCN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................2
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................9
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................10
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................12
CHƢƠNG I – MÔ TẢ BÀI TOÁN VÀ GIẢI PHÁP ..................................................13
1.1 Tổng quan về kiến trúc hƣớng dịch vụ ..............................................................13
1.2 Tổng quan về điện toán đám mây .......................................................................14
1.3 Tổng quan về báo điện tử....................................................................................15
1.4 Thực trạng phát triển báo điện tử hiện nay .........................................................16
1.5 Các vấn đề còn tồn tại .........................................................................................18
1.6 Giải pháp .............................................................................................................19
1.7 Công nghệ, công cụ và phƣơng pháp thực hiện..................................................20
1.7.1 Công nghệ, công cụ thực hiện ......................................................................20
1.7.2 Phƣơng pháp thực hiện .................................................................................22
CHƢƠNG II – PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG.........................................24
2.1 Đặc tả hệ thống....................................................................................................24
2.1.1 Các chức năng nghiệp vụ của hệ thống ........................................................24
2.1.2 Các đối tƣợng nghiệp vụ...............................................................................32
2.1.3 Các tác nhân nghiệp vụ.................................................................................33
2.1.4 Biểu đồ miền lĩnh vực của hệ thống .............................................................34
2.1.5 Các tiến trình nghiệp vụ của hệ thống ..........................................................35
2.1.6 Từ điển giải thích..........................................................................................35
2.2 Phát triển mô hình ca sử dụng.............................................................................36
2.2.1 Xác định các ca sử dụng ...............................................................................36
2.2.2 Mô hình ca sử dụng mức gộp .......................................................................36
2.2.3 Mô hình chi tiết các gói ca sử dụng..............................................................36
2.3 Phân tích ca sử dụng ...........................................................................................46
2.3.1 Gói ca sử dụng Đăng ký tài khoản thuê bao hệ thống..................................46
2.3.2 Gói ca sử dụng Hiển thị báo điện tử trên hệ thống.......................................49
2.3.3 Gói ca sử dụng Quản trị nội dung báo điện tử..............................................524
2.4 Kiến trúc hệ thống vật lý.....................................................................................56
2.4.1 Thiết kế kiến trúc hệ thống vật lý mức tổng quan ........................................56
2.4.2 Thiết kế kiến trúc hệ thống vật lý mức chi tiết.............................................57
2.4.3 Quy trình hoạt động ......................................................................................59
2.4.4 Công cụ phát triển và môi trƣờng phát triển.................................................60
2.5 Thiết kế hệ thống báo điện tử ứng dụng điện toán đám mây..............................60
2.5.1 Biểu đồ lớp thiết kế của hệ thống .................................................................60
2.5.2 Xác định các gói thiết kế ..............................................................................62
2.5.3 Thiết kế cho từng ca sử dụng........................................................................63
CHƢƠNG III – CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG .....................................68
3.1 Kiến trúc logic hệ thống mức tổng quan.............................................................68
3.2 Kiến trúc logic hệ thống mức chi tiết..................................................................69
3.2.1 Kiến trúc logic hệ thống máy chủ Cache......................................................69
3.2.2 Kiến trúc logic hệ thống CDN ......................................................................70
3.2.3 Kiến trúc logic hệ thống VPN ......................................................................71
3.3 Cài đặt hệ thống ..................................................................................................71
3.3.1 Môi trƣờng, công nghệ và công cụ phát triển...............................................71
3.3.2 Phát triển các khối chức năng.......................................................................72
3.3.3 Tổ chức lƣu trữ ảnh trên server ....................................................................73
3.3.4 Áp dụng Memcached trong viết code phát triển hệ thống............................73
3.3.5 Áp dụng Minify cho các file JS, CSS trong phát triển hệ thống ..................74
3.4 Kết quả thực hiện ................................................................................................74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................82
Những kết quả đạt đƣợc.........................................................................................82
- Về mặt lý thuyết..............................................................................................82
- Về mặt ứng dụng.............................................................................................82
Những hạn chế và tồn tại .......................................................................................83
Hƣớng tiếp tục nghiên cứu ....................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................84
PHỤ LỤC .....................................................................................................................85
Phụ lục 01: Khảo sát một số hệ thống báo điện tử trên Internet hiện nay ................85
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Phụ lục 02: So sánh các PHP Framework hiện nay ..................................................88
Phụ lục 03: So sánh 3 CMS mã nguồn mở phổ biến và nổi tiếng nhất thế giới .......89
Phụ lục 04: So sánh độ hiệu quả khi áp dụng Memcached, CloudFlare, Minify,
OpenVPN, quy trình xuất bản tin qua bƣớc duyệt và tổ chức sắp xếp ảnh thumb
(ảnh đại diện) trong hệ thống ....................................................................................906
MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của CNTT và Internet cùng với sự phổ
biến của các loại điện thoại di động thông minh đã làm cho số lƣợng các tờ báo, trang
tin điện tử gia tăng không ngừng. Với lợi thế đƣa tin nhanh chóng, kịp thời đến ngƣời
đọc, báo điện tử giúp cho độc giả nắm bắt nhanh đƣợc thông tin, tình hình thực tế của
đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt nhƣ vũ bão này đã kéo theo những
vấn đề đáng lo ngại về việc kiểm soát thông tin. Cụ thể là với số lƣợng tin bài đƣợc
cập nhật hàng giờ, thiếu đội ngũ BTV sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất bản ẩu trên
một số báo điện tử. Vì lợi nhuận quảng cáo và mục đích tăng lƣợng ngƣời đọc, một số
trang báo sẵn sàng đua nhau đƣa tin trƣớc, tin giật gân, không kiểm chứng, tin sai sự
thật, câu khách rẻ tiền. Những bình luận của độc giả đối với bài viết không đƣợc kiểm
duyệt kỹ càng trƣớc khi đƣa lên. Không những thế, tình trạng một số báo triển khai hệ
thống chƣa tốt do thiếu kinh phí, không chú trọng, đầu tƣ về mặt kỹ thuật dẫn đến
trang báo bị treo, không truy cập đƣợc khi số lƣợng độc giả vào xem tin nhiều tại cùng
một thời điểm. Vấn đề bảo mật hệ thống cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi một số
báo sử dụng mã nguồn mở CMS phổ biến trên mạng nhƣng đội ngũ phát triển lại
không hiểu rõ hay không làm chủ đƣợc mã nguồn mở này, thậm chí bê nguyên mã
nguồn mở vào trong việc phát triển hệ thống mà không thay đổi gì trong lõi hệ thống,
hầu nhƣ chỉ tùy biến giao diện, ngôn ngữ, thêm bớt module dẫn đến hệ thống bị hack,
bị đánh sập và bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS). Một số báo có quy trình xuất bản
tin đơn giản, không bảo mật. Tin bài không qua bƣớc duỵệt mà đƣợc xuất bản thẳng
lên web.
Trƣớc thực trạng đó, cũng có nhiều giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm giải quyết các
vấn đề tồn tại này. Có giải pháp sử dụng mã nguồn mở trong việc phát triển. Ƣu điểm
của giải pháp này là thời gian phát triển nhanh nhƣng nhƣợc điểm là độ bảo mật
không cao. Có giải pháp tự phát triển hoàn toàn mã nguồn. Nhƣợc điểm là tốn thời
gian nghiên cứu phát triển nhƣng bù lại là có thể kiểm soát đƣợc mã nguồn và độ bảo
mật. Cũng có giải pháp là đƣa hệ thống lên trên hạ tầng điện toán đám mây để nhằm
tận dụng sức mạnh của công nghệ này về mặt tốc độ. Về cơ bản, mỗi giải pháp đều có
mặt mạnh, mặt yếu và các giải pháp này cũng đã phần nào giải quyết đƣợc vấn đề.
Tuy nhiên, các giải pháp vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế và việc giải quyết vấn đề
chƣa hoàn toàn triệt để.
Đứng trƣớc bối cảnh này, nhu cầu cấp thiết hiện nay đòi hỏi cần có một hệ
thống báo điện tử không những có khả năng chịu tải cao, khả năng kiểm soát thông tin
tốt, độ bảo mật cao mà còn phải thỏa mãn vấn đề chi phí thấp và thời gian triển khai
nhanh. Cùng với sự phổ biến của kiến trúc hƣớng dịch vụ và sự phát triển của điện
toán đám mây (ĐTĐM), qua tình hình triển khai thực tế tại công ty Netlink, một công
ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành các trang tin, báo điện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
tử cho nhiều đơn vị truyền thông, báo chí trong nƣớc, đề tài “Kiến trúc hướng dịch vụ
và ứng dụng điện toán đám mây trong việc quản lý báo điện tử” ra đời để nhằm giải
quyết các vấn đề đang tồn tại này..
Đề tài này tập trung vào nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để xây dựng hệ
thống Báo điện tử dựa trên kiến trúc hƣớng dịch vụ và ứng dụng điện toán đám mây.
Các giải pháp này đảm bảo cho hệ thống có khả năng chịu tải cao nhất là khi có nhiều
ngƣời truy cập vào tại cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, hệ thống còn cung cấp chức
năng kiểm soát thông tin tốt. Mọi thông tin đƣợc đẩy lên trang báo đều qua các bƣớc
kiểm duyệt nghiêm ngặt. Quy trình xuất bản tin chặt chẽ, đúng yêu cầu nghiệp vụ báo
chí. Không những thế, cơ chế bảo mật cũng đƣợc đƣa vào trong hệ thống giúp phân
quyền vai trò ngƣời dùng quản trị nội dung một cách hiệu quả. Ngoài ra, các giải pháp
cũng giúp cho hệ thống dễ dàng mở rộng, nâng cấp cũng nhƣ dễ tùy biến, sử dụng.
Khách hàng đƣợc cung cấp những module thực sự cần thiết trong quá trình sử dụng và
chỉ phải trả chi phí theo tháng cho các chức năng đã sử dụng.
Qua các yêu cầu thực tiễn và phạm vi đề tài nhƣ trên, kết quả đạt đƣợc của đề
tài này sẽ giúp cho các khách hàng có đƣợc một giải pháp toàn diện trong việc triển
khai hệ thống báo điện tử ổn định, hiệu quả cao nhƣng chi phí thấp và thời gian triển
khai nhanh. Song song với giải pháp đó là một hệ thống Báo điện tử trên nền điện toán
đám mây đã đƣợc vận hành trong thực tế, giúp khách hàng triển khai nhanh chóng
trang báo với chi phí tiết kiệm, hiệu quả và dễ sử dụng nhất.
Về mặt lý thuyết, đề tài này đƣa ra đƣợc các giải pháp bảo mật, kiểm soát
thông tin và các giải pháp cho khả năng chịu tải. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ
hƣớng đối tƣợng có sử dụng mẫu thiết kế nhằm giải quyết vấn đề nâng cấp, mở rộng
và ghép nối với các hệ thống bên ngoài đã làm cho hệ thống có tính mềm dẻo, dễ thay
đổi trong tƣơng lai. Về phƣơng diện thực tiễn, hệ thống Báo điện tử trên nền điện toán
đám mây triển khai trong thực tế không những đã giúp ích rất nhiều cho các khách
hàng trong việc tiết kiệm chi phí vận hành, thời gian triển khai nhanh nhƣng vẫn đảm
bảo an toàn, bảo mật mà còn giúp cho hệ thống chạy ổn định, khả năng chịu tải cao và
kiểm soát thông tin tốt.
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về kiến trúc hƣớng dịch vụ, điện toán đám mây và báo
điện tử bên cạnh việc mô tả thực trạng phát triển báo điện tử hiện nay, các vấn đề còn
tồn tại trong thực tế và giải pháp xây dựng một hệ thống báo điện tử chạy nhanh,ổn
định và có tính bảo mật cao, kiểm soát thông tin tốt. Ngoài ra, chƣơng này cũng đề
cập đến các công nghệ, công cụ áp dụng trong luận văn và phƣơng pháp thực hiện.8
Chƣơng 2: Thực hiện phân tích và thiết kế hệ thống theo hƣớng đối tƣợng, có sử
dụng mẫu thiết kế và kiến trúc hƣớng dịch vụ trong quá trình thiết kế.
Chƣơng 3: Tiến hành cài đặt chƣơng trình thử nghiệm đồng thời giới thiệu cấu
trúc, chức năng và cách thức hoạt động cũng nhƣ cách sử dụng khai thác, vận hành hệ
thống báo điện tử trên nền điện toán đám mây.
Cuối cùng là kết luận và hƣớng phát triển tiếp theo của đề tài trong tƣơng lai.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Ý nghĩa đầy đủ
CDN Content Delivery Network
CMS Content Management System
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
CSS Cascading Style Sheets
DDNS Dynamic Domain Name System
DDOS Distributed denial of service
HTML HyperText Markup Language
IaaS Infrastructure as a Service
OOP Object Oriented Programming
PaaS Platform as a Service
PHP Hypertext Preprocessor
SaaS Software as a Service
SOA Service Oriented Architecture
UML Unified Modeling Language
VPN Virtual Private Network10
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Biểu đồ miền lĩnh vực của hệ thống ........................................................................34
Hình 2.2 : Biểu đồ hoạt động quy trình tổng quát nghiệp vụ của hệ thống báo điện tử ..........35
Hình 2.3: Mô hình ca sử dụng mức gộp của hệ thống............................................................36
Hình 2.4: Mô hình chi tiết gói ca sử dụng đăng ký tài khoản thuê bao hệ thống mức khái quát
.........................................................................................................................................37
Hình 2.5: Mô hình chi tiết gói ca sử dụng hiển thị báo điện tử trên hệ thống mức khái quát .39
Hình 2.6: Mô hình chi tiết gói ca sử dụng quản trị nội dung báo điện tử mức khái quát ........43
Hình 2.7: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Đăng ký tài khoản mức hệ thống.................................46
Hình 2.8: Biểu đồ lớp phân tích ca sử dụng Đăng ký tài khoản ..............................................47
Hình 2.9: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Đăng ký tài khoản mức khái niệm ...............................48
Hình 2.10: Thiết kế giao diện ca sử dụng Đăng ký tài khoản..................................................49
Hình 2.11: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Kiểm soát thuê bao ....................................................50
Hình 2.12: Biểu đồ lớp phân tích ca sử dụng Kiểm soát thuê bao...........................................51
Hình 2.13: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Kiểm soát thuê bao mức khái niệm ...........................51
Hình 2.14: Thiết kế giao diện ca sử dụng Kiểm soát thuê bao ................................................52
Hình 2.15: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Xuất bản bài viết mức hệ thống .................................52
Hình 2.16: Biểu đồ lớp phân tích ca sử dụng Xuất bản bài viết ..............................................53
Hình 2.17: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Xuất bản bài viết mức khái niệm ...............................54
Hình 2.18: Thiết kế giao diện ca sử dụng Xuất bản bài viết....................................................55
Hình 2.19: Kiến trúc hệ thống vật lý của ứng dụng.................................................................56
Hình 2.20: Kiến trúc hệ thống máy chủ Cache........................................................................57
Hình 2.23: Biểu đồ lớp thiết kế của hệ thống ..........................................................................61
Hình 2.24: Sơ đồ thiết kế ca sử dụng Đăng ký tài khoản ........................................................63
Hình 2.25: Biểu đồ lớp thiết kế ca sử dụng Đăng ký tài khoản ...............................................64
Hình 2.26: Sơ đồ thiết kế ca sử dụng Kiểm soát thuê bao.......................................................65
Hình 2.27: Biểu đồ lớp thiết kế ca sử dụng Kiểm soát thuê bao .............................................65
Hình 2.28: Sơ đồ thiết kế ca sử dụng Xuất bản bài viết ..........................................................66
Hình 2.29: Biểu đồ lớp thiết kế ca sử dụng Xuất bản bài viết .................................................67
Hình 3.1: Kiến trúc logic hệ thống báo điện tử........................................................................68
Hình 3.2: Data Caching áp dụng cho hệ thống ........................................................................69
Hình 3.3: Kiến trúc CDN áp dụng cho hệ thống......................................................................70
Hình 3.4: Kiến trúc VPN áp dụng cho hệ thống......................................................................71
Hình 3.5: Mã nguồn các khối chức năng trong hệ thống.........................................................72
Hình 3.6: Tổ chức lƣu trữ ảnh trên server................................................................................73
Hình 3.7: Viết code áp dụng Memcached................................................................................73
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Hình 3.8: Minify các file JS và CSS........................................................................................74
Hình 3.9: Giao diện trang đăng ký tài khoản thuê bao hệ thống .............................................75
Hình 3.10: Giao diện trang Tùy chỉnh module của thuê bao hệ thống ....................................76
Hình 3.11: Giao diện trang Tùy chỉnh giao diện của thuê bao hệ thống .................................76
Hình 3.12: Giao diện trang Quản lý thuê bao hệ thống ...........................................................77
Hình 3.13: Giao diện trang Kiểm soát thuê bao hệ thống........................................................78
Hình 3.14: Giao diện trang Báo điện tử của một thuê bao ......................................................79
Hình 3.15: Giao diện trang Báo điện tử của một thuê bao trên thiết bị di động......................80
Hình 3.16: Giao diện trang Quản trị nội dung Báo điện tử của một thuê bao .........................81
Hình 3.17: Mức độ phổ biến của các PHP Framework ...........................................................88
Hình 3.18: Hiệu quả tốc độ xử lý của các PHP Framework ....................................................8812
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các chức năng nghiệp vụ của hệ thống ...........................................32
Bảng 2.2: Các đối tƣợng nghiệp vụ của hệ thống....................................................................33
Bảng 2.3: Các tác nhân nghiệp vụ của hệ thống......................................................................34
Bảng 2.4: Từ điển giải thích thuật ngữ ....................................................................................35
Bảng 2.5: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng đăng ký tài khoản....................................37
Bảng 2.6: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng đăng nhập................................................38
Bảng 2.7: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng cập nhật tài khoản thuê bao ....................39
Bảng 2.8: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng tùy chỉnh giao diện..................................40
Bảng 2.9: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng tùy chỉnh module ....................................40
Bảng 2.10 : Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng kiểm soát thuê bao ...............................41
Bảng 2.11: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng hiển thị trang báo điện tử của một thuê
bao ...................................................................................................................................42
Bảng 2.12: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng cập nhật chuyên mục ............................44
Bảng 2.13: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng cập nhật bài viết ....................................44
Bảng 2.14: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng duyệt bài viết.........................................44
Bảng 2.15: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng xuất bản bài viết....................................45
Bảng 2.16: Các luồng sự kiện chính của ca sử dụng duyệt bình luận .....................................46
Bảng 2.17: Các gói thiết kế của hệ thống ................................................................................62
Bảng 2.18: Các lớp tham gia thực thi ca sử dụng Đăng ký tài khoản......................................63
Bảng 2.19: Các lớp tham gia thực thi ca sử dụng Kiểm soát thuê bao ....................................64
Bảng 2.20: Các lớp tham gia thực thi ca sử dụng Xuất bản bài viết........................................66
Bảng 3.1: Bảng khảo sát 15 trang tin, báo điện tử hiện nay ....................................................86
Bảng 3.2: So sánh 3 CMS mã nguồn mở phổ biến và nổi tiếng nhất thế giới.........................89
Bảng 3.3: So sánh độ hiệu quả khi áp dụng Memcached, CloudFlare, Minify, OpenVPN, quy
trình xuất bản tin qua bƣớc duyệt và tổ chức sắp xếp ảnh thumb (ảnh đại diện) trong hệ
thống................................................................................................................................90
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
CHƢƠNG I – MÔ TẢ BÀI TOÁN VÀ GIẢI PHÁP
1.1 Tổng quan về kiến trúc hƣớng dịch vụ
Hiện nay, sự thay đổi nhanh chóng về mặt công nghệ đã dẫn đến các hệ thống
đƣợc phát triển với nhiều nền tảng và kiến trúc khác nhau. Việc tƣơng tác, giao tiếp
giữa các hệ thống này hoàn toàn phức tạp và không hề đơn giản bởi sự không đồng
nhất giữa các nền tảng, không có một chuẩn giao tiếp chung giữa các hệ thống.
Kiến trúc hƣớng dịch vụ (SOA) là một phƣơng pháp tích hợp các module, hệ
thống phần mềm khác nhau chạy trên các nền tảng khác nhau hay có môi trƣờng giao
tiếp không đồng nhất thành một hệ thống hoàn chỉnh phục vụ ngƣời dùng dƣới dạng
các dịch vụ. Mỗi module hay hệ thống phần mềm là một dịch vụ độc lập giao tiếp với
nhau qua thông điệp đã đƣợc chuẩn hóa. Thay vì phải xây dựng hệ thống mới từ đầu,
nhà phát triển có thể tận dụng những module chức năng, hệ thống sẵn có để tích hợp,
lắp ghép chúng lại với nhau thành một hệ thống vẫn đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu
cầu. Điều này giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình phát triển.
Với tính chất kết nối lỏng lẻo: mỗi thành phần hoàn toàn độc lập với nhau giúp
cho hệ thống hết sức linh hoạt, ít xảy ra sự cố. Thậm chí nếu có sự cố thì hệ thống vẫn
có thể tiếp tục hoạt động trong khi có thành phần bị lỗi hay hƣ hỏng. Không những
thế, việc nâng cấp, bảo trì và mở rộng cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ sự độc lập của
mỗi thành phần trong hệ thống.
Mỗi thành phần đƣợc đăng ký và cung cấp nhƣ một dịch vụ trên môi trƣờng
mạng nên ngƣời sử dụng dễ dàng tìm kiếm để sử dụng lại theo nhu cầu.
Theo (Josuttis, 2007) có ba thành phần chính trong kiến trúc hƣớng dịch vụ là:
Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ), Serive Consumer (Khách hàng sử dụng dịch
vụ) và Service Broker (Đăng ký dịch vụ) [3, tr. 235-236, tr. 248-250].
Service Provider là những ngƣời cung cấp các dịch vụ trên Internet cho những
ngƣời có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Serive Consumer là những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đƣợc cung
cấp trên mạng.
Service Broker là nơi đăng ký và lƣu trữ thông tin về các dịch vụ hiện có do
Service Provider cung cấp.
Service Provider đăng ký thông tin các dịch vụ của mình lên Service Broker.
Thông tin đăng ký thƣờng bao gồm các module, chức năng có thể cung cấp, khả năng
của hệ thống (tài nguyên, hiệu năng, giá cả dịch vụ, …). Sau khi các dịch vụ đã đƣợc
đăng ký, Serive Consumer hoàn toàn có thể vào tìm kiếm và xem các dịch vụ tùy theo14
nhu cầu. Khi đã xác định đƣợc dịch vụ mong muốn, Service Consumer sẽ liên hệ trực
tiếp với Service Provider sở hữu dịch vụ đó để trao đổi và thƣơng lƣợng (giá cả, tài
nguyên sử dụng, …) rồi tiến tới thống nhất sử dụng dịch vụ.
Có hai phƣơng pháp chính để xây dựng một hệ thống SOA. Đó là Top-down và
Bottom-up [3, tr. 289].
Top-down là cách xây dựng từ đầu hệ thống theo mô hình SOA. Xuất phát
điểm là các yêu cầu nghiệp vụ. Tiếp đến là xác định các các yêu cầu chức năng, các
tiến trình nghiệp vụ cũng nhƣ các tiến trình con và các ca sử dụng. Cuối cùng là xác
định các thành phần, các dịch vụ của hệ thống. Ƣu điểm của cách tiếp cận này là dễ
dàng kiểm soát và tối ƣu hệ thống tuy nhiên lại tốn thời gian, nhân lực và chi phí.
Bottom-up là cách xây dựng hệ thống dựa trên các module chức năng, hệ thống
sẵn có. Cách tiếp cận này hƣớng tới việc tái sử dụng lại các thành phần trong việc xây
dựng các dịch vụ mới. Việc này giúp cho thời gian phát triển và triển khai nhanh hơn
tuy nhiên lại không thể tự do chỉnh sửa và thay đổi theo ý muốn.
1.2 Tổng quan về điện toán đám mây
Điện toán đám mây là một mô hình mà mọi thông tin đều đƣợc lƣu trữ, tính
toán và xử lý trong các máy chủ đặt trên Internet. Ngƣời sử dụng hoàn toàn không cần
hiểu biết nhiều về mặt công nghệ, kỹ thuật mà vẫn có thể truy cập và sử dụng các ứng
dụng trên đám mây một cách dễ dàng, chỉ cần có Internet.
Với khả năng lƣu trữ lớn, tốc độ xử lý, tính toán nhanh do có nhiều máy chủ
mạnh, cấu hình cao nên điện toán đám mây rất thích hợp cho các ứng dụng lớn, yêu
cầu hiệu quả về tốc độ, lƣu trữ dữ liệu. Bên cạnh đó, cùng với việc cho phép khách
hàng truy cập hệ thống từ bất kỳ nơi nào hay bằng bất kỳ thiết bị gì, điện toán đám
mây khi triển khai sẽ tiếp cận đƣợc với nhiều ngƣời dùng hơn. Khi số lƣợng ngƣời
dùng càng nhiều thì giá thành cũng nhƣ chi phí sử dụng thấp do các tài nguyên hệ
thống đều đƣợc chia sẻ và tận dụng, tránh lãng phí một cách đáng kể.
Điện toán đám mây gồm có các thành phần chính nhƣ sau: Clients, Datacenter
và Các máy chủ phân tán. Mỗi thành phần có mục đích và vai trò riêng.
Clients thông thƣờng là các máy tính của ngƣời dùng. Chúng cũng có thể là các
laptop, máy tính bảng, điện thoại di động, … Tóm lại, Clients là các thiết bị mà ngƣời
dùng cuối sử dụng để giao tiếp, tƣơng tác và sử dụng thông tin của họ trên đám mây.
Datacenter là tập hợp các máy chủ chứa các ứng dụng của ngƣời thuê bao. Các
máy chủ trong datacenter có thể đƣợc ảo hóa. Điều này cho phép ngƣời thuê bao sử
dụng cùng lúc nhiều máy chủ ảo trên một máy chủ vật lý.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
Các máy chủ phân tán là các máy chủ đặt ở các vị trí khác nhau, cùng phục vụ
ứng dụng cho ngƣời sử dụng. Điều này giúp cho nhà cung cấp dịch vụ nhiều sự linh
hoạt hơn trong cấu hình và bảo mật. Cụ thể, khi một máy chủ gặp vấn đề thì hệ thống
đám mây cung cấp dịch vụ vẫn hoạt động tốt để cung cấp dịch vụ cho ngƣời sử dụng.
Khi cần nâng cấp, mở rộng, hệ thống có thể thêm vào các tài nguyên phần cứng, máy
chủ để đáp ứng mọi nhu cầu của ngƣời sử dụng dịch vụ.
Các dịch vụ điện toán đám mây thông thƣờng bao gồm ba cấu hình: IaaS, PaaS
và SaaS [8, tr. 88-96].
IaaS cho phép khách hàng sử dụng điện toán đám mây theo hình thức thuê bao
hạ tầng nhƣ một dịch vụ. Hạ tầng ở đây bao gồm các máy chủ, thiết bị kết nối, …
PaaS cho phép khách hàng sử dụng điện toán đám mây theo hình thức thuê bao
nền tảng nhƣ một dịch vụ. Nền tảng ở đây là các hệ điều hành (Windows, Linux, …)
hay các phần mềm trung gian (middleware), …
SaaS cho phép khách hàng sử dụng điện toán đám mây theo hình thức thuê bao
phần mềm nhƣ một dịch vụ. Phần mềm ở đây là các ứng dụng chạy trên Internet đƣợc
cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ trả phí theo thuê bao.
Bên cạnh những lơi ích trên, điện toán đám mây tồn tại một số hạn chế nhất là
vấn đề dữ liệu. Dữ liệu của khách hàng đặt hoàn toàn trên điện toán đám mây nên
khách hàng không cảm giác yên tâm với những dữ liệu mang tính riêng tƣ, nhạy cảm.
Khi khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ thì dữ liệu của khách hàng bị hủy bỏ hay đƣợc
sử dụng vào mục đích khác. Ngoài ra, khi đám mây bị tấn cộng, mọi dữ liệu của khách
hàng hoàn toàn có thể bị phá hủy hay bị chiếm dụng. Điều này đòi hỏi phải có một
cam kết và ràng buộc rõ ràng giữa nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và khách
hàng sử dụng dịch vụ [8, tr. 50-53, tr. 54-58].
1.3 Tổng quan về báo điện tử
Báo điện tử hay còn gọi là báo mạng điện tử cho phép độc giả đọc tin tức qua
Internet. Ngƣời đọc chỉ cần có kết nối Internet là có thể xem tin tức đời sống, xã hội
và mọi lĩnh vực trên toàn thế giới.
“Báo mạng điện tử là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ƣu
thế của các loại hình báo truyền thống đã tạo ra bƣớc ngoặc, làm thay đổi cách truyền
tin và tiếp nhận thông tin” [1].
Với việc tích hợp đa phƣơng tiện nhƣ âm thanh, hình ảnh, video, … trên trang
báo, báo điện tử đã tạo nên sự hấp dẫn đối với ngƣời đọc. “Đa phƣơng tiện trên báo
mạng điện tử là việc sử dụng nhiều loại phƣơng tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự)
để thực hiện một sản phẩm báo chí” [1]. Đây chính là ƣu điểm vƣợt trội của báo điện16
tử so với các loại hình báo chí khác. “Những thông tin bằng văn bản, hình ảnh, âm
thanh cùng xuất hiện trên trang chủ của báo điện tử luôn tạo ra sự hấp dẫn, sống động
đặc biệt đối với công chúng.” [1].
Bên cạnh đó, sự tƣơng tác cao đối với độc giả và luôn có mục phản hồi trên
trang báo đã giúp cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình đối với tờ báo cũng
nhƣ đối với tòa soạn. Khả năng lƣu trữ không giới hạn tin bài cùng với việc tìm kiếm
tin tức dễ dàng tạo thuận lợi cho ngƣời đọc tìm những bài viết mình thích và quan
tâm. Ngƣời đọc có thể tìm bài viết theo ngày, tháng, năm hay theo chủ đề mong
muốn.
Ngoài ra, nhờ sự phổ biến rộng rãi của Internet, báo điện tử không bị giới hạn
về khoảng cách và tiếp cận đƣợc với rất nhiều độc giả trên khắp mọi nơi.
Tuy nhiện, bên cạnh những ƣu điểm nổi trội hơn so với báo giấy, báo điện tử
còn có một vài hạn chế, đặc biệt là độ tin cậy, tính xác thực của thông tin, bài viết trên
trang báo. Thông tin nhiều khi không đƣợc kiểm duyệt chặt chẽ, đƣa tin giật gân, chạy
theo lợi nhuận và thị hiếu của độc giả.
1.4 Thực trạng phát triển báo điện tử hiện nay
Hiện nay, báo điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ về số lƣợng bởi sự phát
triển nhanh chóng về mặt công nghệ cũng nhƣ sự hỗ trợ của các loại mã nguồn mở
CMS chia sẻ trên Internet. Bên cạnh các trang báo lớn uy tín nhƣ Dantri.com.vn,
VietNamNet, VnExpress, …, nhiều báo điện tử và trang tin điện tử khác đã ra đời “ồ
ạt” với mong muốn làm sao đƣa đƣợc tin tức nhanh nhất đến với ngƣời dùng (độc
giả). Chính vì thế, cuộc chạy đua săn tin bài giữa các phóng viên của các tờ báo ngày
càng gay gắt để trang chủ của tờ báo bên mình phải có tin nhanh nhất, thời sự nhất và
lƣợng tin bài cập nhật trong ngày càng phong phú nhất. Có nhƣ vậy, các trang báo mới
có đủ doanh thu quảng cáo để nuôi sống bộ máy vận hành và cập nhật nội dung.
Thông thƣờng, một trang tin hay báo điện tử cơ bản gồm có hai phần. Phần
hiển thị nội dung (Front-end) và phần Quản trị nội dung (Back-end). Quản trị nội dung
là phần quan trọng nhất bởi nơi đây tạo ra bài viết hiển thị trên trang để ngƣời đọc
xem. Biên tập viên sẽ là ngƣời tạo ra các bài viết dựa trên nguồn dữ liệu từ các Phóng
viên hay Cộng tác viên. Đôi khi cả Cộng tác viên cũng tham gia vào quá trình viết
bài. Việc hiển thị nội dung bài viết trên trang báo bao giờ cũng phải trải qua bƣớc xuất
bản trƣớc khi trang đƣợc đƣa đến với độc giả. Với các Tòa soạn lớn, quy trình xuất
bản này trải qua nhiều bƣớc hơn. Trƣớc khi đƣợc xuất bản, các tin bài phải trải qua
các bƣớc duyệt. Những ngƣời duyệt nội dung ở các bƣớc này thƣờng là Biên tập viên
và Thƣ ký Tòa soạn. Thƣ ký Tòa soạn là ngƣời duyệt cuối cùng trƣớc khi chuyển tin
bài cho Tổng biên tập. Tổng biên tập sẽ là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất cho việc
xuất bản tin bài lên trên web. Thỉnh thoảng, Tổng biên tập cũng ủy quyền cho Thƣ ký
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
Tòa soạn hay Biên tập viên đẩy bài trực tiếp lên trang mà không qua quá trình duyệt
nếu tin bài đó nóng và cần cập nhật nhanh. Bài viết sau khi đƣợc xuất bản sẽ hiển thị
trên báo để ngƣời đọc có thể xem đƣợc ngay lập tức.
Với sự chia sẻ, phổ biến và hỗ trợ của các loại mã nguồn mở CMS trên mạng
tại thời điểm hiện tại, việc phát triển một hệ thống báo điện tử trở nên dễ dàng hơn
bao giờ hết trong khi chi phí thấp. Mã nguồn mở hầu nhƣ đã hỗ trợ cơ bản đầy đủ các
chức năng thông thƣờng của một hệ quản trị nội dung. Do đó, rất thích hợp cho các
trang tin và báo bởi vì mọi dữ liệu hiển thị trên báo đều là nội dung. Ngƣời phát triển
khi xây dựng hệ thống chỉ cần tùy biến đi chút ít cho phù hợp với yêu cầu là có thể sử
dụng ngay trang báo một cách nhanh chóng mà không phải tốn chi phí nhân lực
nghiên cứu và phát triển từ đầu. Có thể kể đến các mã nguồn mở quản trị nội dung phổ
biến hiện nay nhƣ Joomla, Wordpress, Drupal, … Ở Việt Nam, mã nguồn mở
NukeViet cũng rất đƣợc mọi ngƣời ƣa chuộng và sử dụng phổ biến.
Các công ty lớn thƣờng không sử dụng mã nguồn mở bởi lý do bảo mật. Họ có
đội ngũ và bộ phận riêng để nghiên cứu và phát triển từ đầu hệ thống. Tuy nhiên, việc
này sẽ khiến cho chi phí bỏ ra lớn, thời gian phát triển hệ thống lâu hơn trong khi hệ
thống càng triển khai sớm càng có lợi trong bối cảnh thông tin cần đƣợc đƣa nhanh
nhất và kịp thời đến độc giả. Nhƣng bù lại, vấn đề bảo mật đƣợc kiểm soát kỹ càng
hơn so với khi sử dụng mã nguồn mở bởi toàn bộ mã code đƣợc bảo mật tuyệt đối chứ
không chia sẻ rộng rãi nhƣ mã nguồn mở. Có thể kể đến một số trang tin, báo điện tử
đang chạy thực tế nhƣ là: Tinmoi.vn, Doisongphapluat.com, Nguoiduatin.vn, … Bên
cạnh đó, một số công ty còn nghiên cứu các giải pháp báo điện tử trên nền điện toán
đám mây. Tuy nhiên, số lƣợng các giải pháp này là rất ít. Có thể kể đến Tòa soạn điện
tử VINA DESIGN.
Các nội dung trên trang báo hay trang tin điện tử thƣờng đƣợc hiển thị trên
web qua Internet hay hiển thị trên các thiết bị di động, máy tính bảng, … Tại cùng
một thời điểm, sẽ có một lƣợng lớn ngƣời dùng vào xem tin nếu nội dung tin đó hay
và hấp dẫn. Không những thế, số lƣợng tin bài rất lớn, tăng theo từng ngày đòi hỏi hệ
thống phải xử lý một khối lƣợng thông tin rất lớn mà vẫn phải đảm bảo độ ổn định
hoạt động. Trong thời gian tin đƣợc đăng trên trang web, ban quản trị nội dung hoàn
toàn có thể gỡ tin xuống bất cứ lúc nào nếu là tin bài nhạy cảm, xuyên tạc, tuyên
truyền hay phản động. Tin sau khi đƣợc gỡ xuống có thể không bao giờ xuất bản trở
lại nữa hay đƣợc chỉnh sửa cho phù hợp trƣớc khi xuất bản lại.
Thực tế hiện nay cho thấy, ngoài các tờ báo điện tử chính thống, uy tín đƣa tin
bài sâu sắc, chất lƣợng thì hầu hết các trang báo đều chạy theo xu hƣớng đƣa tin càng
nhanh, càng nhiều, càng giật gân, càng dễ câu khách càng tốt. Với số lƣợng tin bài
đƣợc cập nhật hàng ngày, hàng giờ trong khi lại thiếu đội ngũ biên tập viên cẩn thận,
chất lƣợng sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất bản ẩu trên một số báo. Vì lợi nhuận
Hình 3.1: Kiến trúc logic hệ thống báo điện tử
Kiến trúc hệ thống báo điện tử bao gồm bốn khối chức năng chính sau:
 Khối chức năng Đăng ký thuê bao: Cung cấp dịch vụ đăng ký tài khoản thuê bao
sử dụng hệ thống. Trong quá trình đăng ký, ngƣời sử dụng có thể chọn giao diện
trang báo điện tử cũng nhƣ lựa chọn các module (chức năng) cần sử dụng cho
trang báo. Khối này đƣợc thiết kế theo hƣớng đảm bảo khả năng chịu tải tốt khi
có nhiều ngƣời cùng truy cập.
 Khối chức năng Web: Khối này chịu trách nhiệm hiển thị trang báo điện tử của
một tài khoản trong hệ thống dƣới dạng website trên Internet.
 Khối chức năng Mobile: Cho phép trang báo hiển thị tốt trên các loại thiết bị
cầm tay cũng nhƣ các loại điện thoại thông minh.
 Khối chức năng Quản trị: Cung cấp dịch vụ quản trị nội dung, các dữ liệu hiển
thị trên trang báo điện tử của một tài khoản trong hệ thống. Khối này có các cơ
chế bảo mật giúp ngƣời sử dụng hoàn toàn yên tâm khi thực hiện các thao tác
trên đó.
Ngoài ra, hệ thống còn cài đặt CDN, Cache và VPN để tăng khả năng chịu tải và nâng
cao độ bảo mật cho hệ thống.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

tinhhoang1985

New Member
xin link tải với ạ, hay gửi về mail [email protected]. thanks!
Kiến trúc hướng dịch vụ và ứng dụng điện toán đám mây trong việc quản lý báo điện tử : Luận văn ThS. Công nghệ thông tin: 60 48 01 03
Nhà xuất bản:ĐHCN
Ngày:2014
Miêu tả:90 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Kỹ thuật phần mềm -- Trường đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Electronic Resources
Kiểu:text
Định dạng:text/pdf
 

daigai

Well-Known Member
xin link tải với ạ, hay gửi về mail [email protected]. thanks!
Kiến trúc hướng dịch vụ và ứng dụng điện toán đám mây trong việc quản lý báo điện tử : Luận văn ThS. Công nghệ thông tin: 60 48 01 03
Nhà xuất bản:ĐHCN
Ngày:2014
Miêu tả:90 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Kỹ thuật phần mềm -- Trường đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Electronic Resources
Kiểu:text
Định dạng:text/pdf
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top