daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
7. Đóng góp của khóa luận..............................................................................3
8. Cấu trúc khóa luận ......................................................................................4
NỘI DUNG....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA.....5
1.1 Khái niệm trường nghĩa ............................................................................5
1.2 Phân loại ...................................................................................................6
1.2.1. Trường nghĩa dọc..................................................................................6
1.2.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính) .....................................8
1.2.3 Trường liên tưởng ..................................................................................8
1.3 Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương.....................................................9
1.3.1 Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương. ...................................9
1.3.2 Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương.........................................10
1.3.3 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương.........................................10
CHƯƠNG 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO .....................................................13
2.1 Kết quả khảo sát trường từ vựng chỉ ngoại hình......................................13
2.2. Trường từ vựng chỉ hình dáng bên ngoài................................................14
2.2.1 Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt ..................................................14
2.2.2 Trường từ vựng chỉ đặc điểm về dáng người........................................17
2.2.3. Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi tay..................................................20
2.2.4. Từ ngữ miêu tả đặc điểm của khuôn mặt...........................................22
2.2.5 Trường từ vựng chỉ trang phục............................................................26
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.3. Trường từ vựng chỉ phẩm chất ...............................................................28
2.3.1. Lớp từ chỉ giọng nói............................................................................28
2.3.2 Từ ngữ chỉ hoạt động của người phụ nữ trong đời thường....................28
2.3.3. Các từ ngữ chỉ tâm trạng người phụ nữ ...............................................31
2.3.4. Lớp từ chỉ tính cách của người phụ nữ ................................................36
KẾT LUẬN .................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
M.Gorki đã từng nói: “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công
cụ chủ yếu của nó cùng với các sự kiện hiện tượng của cuộc sống là chất liệu
của văn học”.
Ở các loại hình nghệ thuật khác người đọc chỉ hiểu được phần nào nội
dung văn bản thì văn bản nghệ thuật người đọc có thể cảm nhận và hiểu được
toàn bộ nội dung thông tin mà người tạo lập muốn truyền đạt. Bởi văn bản
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ giao tiếp- mã giao tiếp thường xuyên và phổ
biến của con người. Không những thế ngôn ngữ nghệ thuật với đặc trưng có
tính hình tượng và hàm súc nó còn có khả năng gợi liên tưởng. Nhiệm vụ của
bất cứ người sáng tác văn học nào cũng phải chú trọng đến việc sáng tạo ngôn
từ sao cho đạt hiệu quả cao nhất, còn người đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn
học phải chú trọng nhất đến phương diện từ ngữ. Ngôn ngữ trong tác phẩm
văn học thường được sử dụng một cách có hệ thống.Tiêu biểu cho hệ thống
ngữ nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm văn học là các trường nghĩa. Khi các từ
ngữ có sự phù hợp với nhau về trường nghĩa sẽ tạo sự phù hợp, cộng hưởng
về ngữ nghĩa giữa các từ. Ý nghĩa mà hệ thống biểu đạt này chính là điều mà
người nghệ sĩ muốn gửi gắm.
Nam Cao là tác gia lớn của văn học Việt Nam.Ông đã đem đến cho văn
học một lối văn mới sâu xa chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của một con
người biết tin ở tài của mình, ở thiên chức của mình. Khi nghiên cứu tác
phẩm của ông có thể dựa trên nhiều phương diện: cách xây dựng nhân vật,
các biện pháp nghệ thuật … Đề tài khóa luận này sẽ tìm hiểu tác phẩm của
Nam Cao trên phương diện ngôn ngữ. Bởi vì tìm hiểu các trường nghĩa trong
tác phẩm của Nam Cao không chỉ có ý nghĩa tích cực trong tiếp nhận văn
chương nói chung mà còn là việc làm cần thiết đối với giáo viên dạy văn
trong tương lai khi dạy về các tác phẩm của Nam Cao. Chính vì ý nghĩa đó
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
mà chúng tui chọn nghiên cứu đề tài :“Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người
phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao”.
2. Lịch sử vấn đề
Trường nghĩa là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học
như: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán… Tuy
nhiên các tác giả mới chỉ nghiên cứu một số hệ thống thuộc cấp độ từ vựng.
Những vấn đề về trường từ vựng ngữ nghĩa trong tác phẩm văn chương vẫn
chưa có sự quan tâm và tìm hiểu một cách thỏa đáng.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trường từ vựng ngữ nghĩa thuộc các
phạm trù chỉ người, động vật, thực vật…và xem xét sự hoạt động của các
trường nghĩa trong giao tiếp khác nhau: xã hội, lịch sử, văn hóa…Một số tác
giả còn đối sánh trường nghĩa trong tiếng Việt với các trường nghĩa tương
ứng trong những ngôn ngữ khác.
Nghiên cứu về trường nghĩa trong tác phẩm của một hay nhiều tác giả
cụ thể cũng chỉ được sự quan tâm của sinh viên các khóa chủ yếu là các đề tài
khóa luận tốt nghiệp. Vì vậy, khảo sát hoạt động các trường từ ngữ trong các
tác phẩm văn chương vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề này mới
chỉ có một số công trình như: “Thành ngữ chỉ trường nghĩa ăn trong Tiếng
Việt”-Trương Thị Lộng Ngọc (k32), “Trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu
trước cách mạng tháng 8”- Nguyễn Thị Phương (k33), "Trường nghĩa ẩm
thực trong tác phẩm của Thạch Lam và Vũ Bằng” (k33). Tuy nhiên chưa
có đề tài nào nghiên cứu tìm hiểu trường nghĩa trong các tác phẩm của Nam
Cao – một tác gia lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Do đó,
qua việc tìm hiểu, tra cứu, chúng tui nhận thấy tính chất bổ ích của vấn đề
định nghiên cứu và đã quyết định lựa chọn đề tài: “Trường từ vựng ngữ
nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao” Chúng tui thực hiện
đề tài này với mong muốn là tìm ra một nét phong phú, linh hoạt trong cách
sử dụng ngôn ngữ của nhà văn tài hoa này.3
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tui nhằm mục đích:
- Thấy được sự đa dạng, phong phú trong việc sử dụng từ của Nam Cao.
- Mở rộng, trau dồi thêm vốn từ ngữ của mình trong việc tiếp cận văn học
cũng như trong cuộc sống.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Ứng với mục đích nêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát các vấn đề lí thuyết về trường nghĩa.
- Khảo sát trường nghĩa chỉ người phụ nữ trong tác phẩm của Nam Cao
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ trong sáng tác của
Nam Cao.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các từ ngữ chỉ người phụ nữ
trong sáng tác của Nam Cao.
Ngữ liệu thống kê phục vụ cho mục đích của đề tài được giới hạn trong phạm
vi cuốn “Tuyển tập Nam Cao” (NXB Thời đại,2010) .
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tui sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống phân loại
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp hệ thống
7.Đóng góp của khóa luận
-Về mặt lí luận:
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về trường nghĩa, đề tài làm sáng
tỏ vấn đề trường từ vựng ngữ nghĩa trong văn xuôi. Qua đó, góp phần hoàn
thiện cơ sở lí thuyết về trường nghĩa.
-Về mặt thực tiễn:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
+Những kết quả thống kê của khóa luận giúp ích cho việc học tâp, giảng dạy
ngôn ngữ nói chung, từ vựng nói riêng.
+Những kết quả nghiên cứu mà chúng tui đạt được có thể vận dụng trong quá
trình giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học nói chung, trong văn Nam Cao
nói riêng.
8.Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo khóa luận gồm hai
chương:
Chương I: Những vấn đề lí thuyết về trường nghĩa
Chương II: Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của
Nam Cao5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA
1.1 Khái niệm trường nghĩa
Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Tư tưởng cơ
bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách có hệ thống. Có nhiều cách
hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa. Nhưng có thể quy vào hai khuynh
hướng chủ yếu:
Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái
niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là
L.Weisgerber và J.Trier
Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ
sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái
niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.
Đại biểu là Ipsen.
Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là nhóm từ vựng- ngữ nghĩa. Giáo sư
Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu nhiều về vấn đề trường nghĩa.Theo ông:
những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đạt được các từ nói
chung (nói cho đúng là ý nghĩa của nó) vào những hệ thống con thích hợp.
Trong Từ vựng - ngữ nghĩa Tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Mỗi tiểu
hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa”.
Như vậy tìm ra một khái niệm trường nghĩa trọn vẹn và đầy đủ vẫn
đang là vấn đề được đặt ra. Nhưng để phục vụ cho phạm vi nghiên cứu này
các nhà ngôn ngữ học đã thống nhất khái niệm trường nghĩa như sau: Là tập
hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.[1]
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
1.2 Phân loại
F.de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai
dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ
đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ tộc tuyến, quan hệ ngữ hình).
Vì các đơn vị từ vựng có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên có
trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Đây là các trường nghĩa
dọc, tức hệ thống các trường nghĩa đồng nhất về ngữ nghĩa. Ngoài các trường
nghĩa dọc còn có trường nghĩa ngang tức trường nghĩa tuyến tính và trường
nghĩa liên tưởng. Trường liên tưởng vừa có tính chất là trường nghĩa dọc vừa
có tính chất là trường nghĩa ngang do cơ chế liên hội mà có.[1]
1.2.1. Trường nghĩa dọc
1.2.1.1 Trường biểu vật.
Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật. Để
có những căn cứ dựa vào đó mà ta đưa ra các ý nghĩa biểu vật của các từ về
trường nghĩa biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các danh
từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ, về
mặt biểu vật là những nét nghĩa cụ thể thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy nghĩa
biểu vật của nó trùng với tên gọi danh từ trên. Ví dụ với từ “tay” chúng ta có
cá trường biểu vật như sau:
1. Bộ phận của tay: cánh tay, bàn tay, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay, đốt, móng,
lòng bàn tay, mu bàn tay,hoa tay, ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón út.
2. Đặc điểm ngoại hình của tay (ngón tay) búp măng, dùi đục, (bàn tay) mỏng,
dày, thô cứng ,mềm mại.
3. Hoạt động của tay (chưa phân hóa): cào, cấu, bê, gắp, xới, đan, đặt, ghì,
cắp, tát, viết, vẽ ...
1.2.1.2 Trường biểu niệm.
Căn cứ để tập hợp các từ về một trường biểu niệm là khuôn nét nghĩa
chung (còn gọi là cấu trúc biểu niệm)7
Vd. Trường biểu vật (vật thể nhân tạo)...(phục vụ sinh hoạt).
-công cụ để ngồi nằm: ghế ,phản, giường, đi văng…
-công cụ để đặt: bàn, giá ghế, xích đu,kệ…
- công cụ để chứa đựng: tủ, rương, hòm, vali, chạn, thúng, mủng, chai, lọ,
chum, hũ, vại...
-công cụ để che mặc, che thân: áo, quần, khăn khố, vải, giày, dép, hia, ủng,
găng, bít tất..
- công cụ để che phủ: màn, mủng, khăn, chiếu..
Vì tiêu chí tập hợp trường biểu niệm là cấu trúc biểu niệm nên thuộc một
trường biểu niệm lớn hay nhỏ có rất nhiều từ thuộc các trường biểu niệm
khác nhau.
Mặt khác, qua các trường biểu niệm chúng ta thấy rõ sự quy định lẫn
nhau giữa các từ về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ: nghĩa của từ giải tán bị quy định
bởi nghĩa của các từ tập hợp nhóm, đoàn, đội, bầy là vì người ta chỉ giải tán
một tập hợp người nào đó. Nếu không có tập hợp người thì không có từ giải
tán. Ngoài ra, khi tìm nghĩa biểu niệm chính xác của từ này không thể không
đối chiếu nó với các từ phân chia, chia và gần hơn là các từ phân tán, giải tán,
giải tỏa, giải thể.
Sự phân lập về trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm như
trên đã nói dựa trên sự phân lập về trường nghĩa của từ. Nó phản ánh hai cách
nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên hai loại trường nghĩa dọc có
liên hệ với nhau nếu lấy nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu
chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật. Nhưng khi phân lập các
trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc biểu niệm song khi phân nhỏ
chúng ra đến một lúc nào đó phải sử dụng nét nghĩa biểu vật.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phải phân lập được các trường.
Nhưng cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị của từng từ một trong
trường mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
1.2.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính)
Trường nghĩa ngang là tập hợp tất cả các từ có thể kết hợp với một từ ngữ nào
đó lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận
được một cách bình thường đối với người sử dụng ngôn ngữ.
Vd Trường nghĩa ngang của từ đi là người, học sinh, voi, ngựa, xe...nhanh,
chậm, tập tễnh, khập khiễng, thoăn thoắt...chợ, học, làm, buôn giày, dép.
Những nhận xét sơ bộ cho thấy:
- Các từ trong một trường nghĩa ngang là những từ thường kết hợp theo
chuẩn mực ngữ nghĩa của một ngôn ngữ chung.
- Một từ nhiều nghĩa có thể lập những trường nghĩa ngang khác nhau về tính
chất tùy theo nghĩa nào đó được lấy làm trung tâm.
- Các từ trong một trường nghĩa ngang là sự cụ thể hóa các nét nghĩa trong
nghĩa biểu vật của từ.
- Có rất nhiều từ đi với một từ trung tâm nào đó lập thành trường nghĩa
ngang của nó. Tuy nhiên quan hệ giữa các từ lập thành trường nghĩa ngang
có mức độ chặt, lỏng lẻo khác nhau.
1.2.3 Trường liên tưởng
Sự phân lập các trường biểu vật, biểu niệm như trên là vấn đề cần thiết
để tìm hiểu quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa-ngữ pháp, phát hiện những đặc
điểm nội tại và đặc điểm hoạt động của từ. Nhưng đó mới chỉ là sự phân tích
“cấu trúc bề mặt” của ngôn ngữ. Ngôn ngữ còn có cấu trúc bề sâu. Đó là lí do
để xác lập trường liên tưởng.
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch.Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm
trường liên tưởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên
tưởng như từ bò của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra do liên tưởng: 1 Bò
cái bò mộng , bê, sừng gặm cỏ, nhai trầu. 2 Sự cày bừa, cái cày, cái ách. 3
Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh, trong
các thành ngữ Pháp.9
Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng
các từ liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ này trong một trường liên
tưởng trước hết là những từ nằm trong trường biểu vật, các trường biểu niệm
và trường tuyến tính tức là những từ có cấu trúc quan hệ đồng nhất và đối lập
về ngữ nghĩa đối với từ trung tâm. Song trong trường liên tưởng còn có nhiều
từ khác được liên tưởng do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những
ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho
các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại, tính cá nhân.
Các trường liên tưởng thường không ổn định nên ít tác dụng phát hiện
những quan hệ về cấu trúc ngữ nghĩa của từ và từ vựng. Có nhiều trường hợp
phải dùng tới nhiều trường liên tưởng nhưng như vậy thì dẫn tới một chuỗi
kết hợp mơ hồ về nghĩa. Ví dụ: Nhắc tới chiến tranh người ta liên tưởng tới:
bm đạn, rốc két, sụt lở, bom, cái chết…
1.3 Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương
1.3.1 Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương.
Chúng ta đã biết, từ ngữ có thể chuyển nghĩa theo cách hoán dụ
và ẩn dụ. Có thể nhận xét như sau: Các từ trong một trường biểu vật thường
lôi kéo nhau chuyển nghĩa theo một hướng nhất định.
Nếu các từ chuyển theo ẩn dụ thì thường xảy ra sự chuyển trường biểu
vật, có nghĩa là các từ thuộc trường biểu vật này kéo nhau chuyển sang trường
biểu vật khác. Ví dụ : Từ lửa chuyển sang trường “tình cảm trạng thái tâm lí”
thì kéo theo các từ hừng hực , rực, bốc nhen nhóm, kéo, tàn…cùng chuyển
sang trường đó.
Trường lửa cũng có thể chuyển sang trường chỉ các cuộc đấu tranh xã
hội. Nhiều từ cùng trường với lửa cũng chuyển theo: lửa đấu tranh giải
phóng dân tộc , phong trào đấu tranh vẫn còn âm ỉ, không thể dập tắt được.
Nên chú ý khi trường nghĩa được dùng đúng với trường của chúng thì
tác dụng gợi hình ảnh kém đi hay không có bởi có sự trung hòa về ngữ cảnh.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
Hòn đá nặng, tui đóng cửa, nó đi bắt cá. Lúc này từ ngữ được dùng đúng
trường, muốn tạo ra khả năng gợi hình tượng phải chọn các từ đồng nghĩa
cùng trường, và chọn những từ có nghĩa càng cụ thể thì càng tốt. So sánh bắt
cá, nơm cá, cất cá…nặng, nặng trình trịch,…đóng cửa, cài cửa, chốt cửa, then
cửa. Khi từ ngữ chuyển trường thì ngoài cái nghĩa riêng của từ ngữ nó mang
theo cả những ấn tượng, những liên tưởng của trường cũ sang trường mới,
làm cho trường mới cũng có những ấn tượng liên tưởng của trường cũ. So
sánh đá nặng với âm thanh nặng, trách nhiệm nặng, nặng lời thề..chốt cửa và
đơn vị chốt trên đồi.
Trong văn chương, các từ ngữ trong một câu văn, đoạn văn thường kéo
nhau theo cùng một trường để tạo ra sự phù hợp về trường nghĩa biểu vật.
- Sự đời đã tắt lửa lòng
- Lửa tâm càng dập càng nồng.
1.3.2 Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
Khi phản ánh một hiện thực nào đó vào tác phẩm, người viết khắc họa
nó bằng ngôn ngữ của mình. Tại một chỗ tác phẩm chỉ có thể phản ánh một
phương diện của thực tế mà thôi. Để làm nổi bật cái đồng nhất đó, từ ngữ diễn
đạt cũng phải chứa cái gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên hiện tượng gọi
là sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ. Sự cộng hưởng ngữ nghĩa này dựa
trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ, nói khác đi, dựa trên nét nghĩa
chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ trong một trường) biểu niệm.
Sự cộng hưởng về ngữ nghĩa không chỉ xảy ra đối với các từ ngữ. Nó
có thể chi phối cả cấu trúc cú pháp, cả ngữ âm tiết tấu. Nói một cách khác,
người viết thường phối hợp tất cả các yếu tố các phương tiện ngôn ngữ để tạo
ra sự toàn bích về hình thức cho tác phẩm của mình.
1.3.3 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương.
Trường liên tưởng có hiệu lực lớn, giải thích sự dùng từ, nhất là sự
dùng từ trong các tác phẩm văn học, giải thích những hiện tượng sáo ngữ, sự11
ưa thích lựa chọn những từ ngữ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh hoặc
kiêng kị những từ nhất định… Không nói đến những sự sai biệt về chủ đề tư
tưởng, về các chi tiết thực tế về hình tượng… chỉ riêng diện mạo ngôn ngữ
cũng đủ làm chúng ta không lẫn được một tác phẩm văn học của thời đại này
với tác phẩm văn học của thời đại khác. Một tác giả đã từng sáng tác có kết
quả trong thời kì trước thường gặp khó khăn trong thời kì sau, đặc biệt là
trong các thời kì đã xuất hiện những thay đổi rất căn bản trong xã hội. Đó
không bởi vì ngừơi đó đã mang quá nặng những “nghiệp chướng” của thời đại
mình mà còn vì ngôn ngữ của mình đã bị ràng buộc quá nặng của những
trường liên tưởng cũ.
Ví dụ: Trong Văn học hiện đại Việt Nam trước 1945, từ mưa làm ta
liên tưởng tới những từ như đêm, thao thức , buồn, sầu, cô đơn (đêm mưa làm
nhớ không gian..buồn đêm mưa …). Từ chia biệt (li biệt, tống biệt, biệt li..)
thường gợi ra những từ cũng là các cảm xúc như bến đò, sông nước,
chiều…(đương lúc hoàng hôn xuống, là giờ tiễn khách đi, nước đượm màu li
biệt trời vương hương biệt li…Xuân Diệu), thậm chí ngay cả khi cuộc chia
tay không diễn ra bên bờ sông bến nước nào mà vẫn:
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong…
(Thâm Tâm)
Cho nên sự gắn bó với cuộc sống, với thời đại, và không phải chỉ của
các nhà văn mà cả những người làm văn học, giảng dạy văn học nữa, không
chỉ để thường xuyên đổi mới tư tưởng, vốn sống, tình cảm mà còn để thường
xuyên cải tạo, đổi mới ngôn ngữ của mình.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
Tiểu kết chương 1
Ở chương này, chúng tui đã tổng hợp các vấn đề lý thuyết về trường
nghĩa, các loại trường nghĩa, ngữ nghĩa của trường nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa
giữa các trường nghĩa. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa các trường nghĩa và
ngôn ngữ văn chương. Những hiểu biết và trình bày trên sẽ được vận dụng
khi chúng tui tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng và nhận xét về
hoạt động của trường trong phạm vi khảo sát
Người phụ nữ trong kháng chiến còn là những con người can đảm,
nhanh nhẹn. Đấy là những đức tính cần có của những con người cách
mạng. Dù bề ngoài trông họ có vẻ mảnh mai, yếu ớt nhưng khi tham gia
kháng chiến đó lại là những người hăng hái và nhanh nhẹn. Họ không ngại
gian khổ thậm chí hi sinh cả tính mạng để bảo vệ tổ quốc, quê hương cho sự
bình yên của những người thân quen…trong khi có biết bao anh chàng khoẻ
mạnh lại chỉ biết yên phận ẵm con và làm bếp.
Tiểu kết chương 2: Nam Cao đã huy động lớp từ phong phú của mình
đề xây dựng nên các nhân vật nữ trong sáng tác của mình. Phần nhiều người
phụ nữ trong sáng tác của ông đều mang ngoại hình xấu xí, thô kệch, lam lũ.
Nhưng đằng sau ngoại hình xấu xí ấy là một tâm hồn thuần Việt. Họ mang
những nét đẹp truyền thống từ bao đời nay của người phụ nữ Việt Nam: đảm
đang, chất phác, nhân hậu, bao dung… Dù cuộc sống có vất vả nhưng họ chấp
nhận hi sinh, chịu phần thiệt thòi để cho chồng con được hạnh phúc.
thấy: Liên chịu khổ vì y rất nhiều nhưng chẳng bao giờ Liên nghĩ rằng chỉ vì
đi lấy chồng mà mình từ cảnh no ấm bước sang cảnh cùng kiệt đói. Chẳng bao
giờ Liên so sánh mình với người nọ, người kia. Nói về thuộc tính này của
người phụ nữ, ta liên tưởng tới Phăng tin, người phụ nữ đã phải bán đi những
chiếc răng, mái tóc - niềm tự hào của một thời con gái để nuôi con.
Chị Dậu Tắt đèn của Ngô Tất Tố cũng có nét nhẫn nhục, chịu đựng,
nhưng cuối cùng khi bị đẩy tới bước đường cùng đã vùng lên chống lại tên cai
lệ và người nhà lý trưởng, thể hiện tinh thần bất khuất của người phụ nữ nhân
dân Việt Nam. Ấy là vì hình tượng Chị Dậu được thoát thai từ bầu không khí
đấu tranh sôi sục của thời kì Mặt trận Dân chủ 1936 – 1939. Nhân vật phụ nữ
của Nguyên Hồng như sinh ra để gánh lấy những khổ đau, uất ức trên đời, là
hiện thân của tinh thần chịu nạn mang bóng dáng của đức chúa tự nguyện
hành xác để chuộc tội cho chúng sinh. Còn nhân vật phụ nữ của Nam Cao
cũng là những con người chịu nạn, cũng cam chịu, chấp nhận nhưng có ý
nghĩa phản tỉnh con người thoát ra khỏi kiếp sống quẩn quanh mòn mỏi lầm
than ấy.
Sau cách mạng, người phụ nữ chẳng những giỏi việc nước lại đảm việc
nhà. Họ biết hi sinh hạnh phúc của bản thân để bảo vệ tổ quốc. Đó là những
người vợ đảm đang, hiểu chồng. Dù người chồng đi xa, chẳng bao giờ viết
thư về như những người chồng khác nhưng chị không lấy làm tủi. Người
ngoài nhìn vào ai cũng phàn nàn anh hờ hững với vợ con. Người ta cho rằng
anh ở tỉnh thành lâu thích gái tân thời, chê vợ vì vợ quê mùa. Chỉ có Liễu
người vợ yêu, hiểu chồng mà thấu hiểu được con người chồng, thấu hiểu được
công việc vất vả, nặng nhọc mà chồng đang làm. Một mình người vợ trẻ ấy ở
lại hậu phương nuôi đứa con nhỏ đợi chồng trở về. Lúc nào trong chị hình ảnh
Kiện cũng tươi cười hiện ra. Chị luôn mong ngày thắng lợi ngày độc lập. Chị
như trông thấy thằng bé con lon ton chạy đến đón bố. Và Kiện reo lên: “A ha!
Con tui đã nhớn thế này rồi kia.”
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên chó – mèo Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả điều trị tại trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị chi cục thú y Tp HCM Y dược 0
C Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình trung tâm trao đổi thông tin chất thải cho khu côn Khoa học Tự nhiên 0
H Khảo sát về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của công ty dược phẩm TWI trong nên kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
R Khảo sát kỹ năng và phẩm chất tâm lý của sinh viên tại các trường đại học Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
D Khảo sát ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên khả năng tạo enzym của vi khuẩn Y dược 0
D Khảo sát chiến lược marketing mix một số thuốc điều trị đái tháo đường Tuýp 2 trên thị trường Hà Nội Y dược 0
P Bước đầu khảo sát mục tiêu đào tạo Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Luận văn Sư phạm 0
V Khảo sát, đánh giá đặc điểm địa hóa môi trường nước dưới đất khu vực nam - đông nam Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
C Khảo sát sự hài lòng của sinh viên với hoạt động đào tạo tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại h Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top