tieuquytv

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục
Trang
Mở đầu
1.Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm nguồn nước 1
1.1.Vai trò của nước 1
1.2.Phân bố của nước trên trái đất 1
1.2.1.Nước ngọt trên bề mặt đất 1
1.2.2. Nước ngọt trong lòng đất 2
1.3.Phân loại nước 2
1.3.1.Nước thiên nhiên – nước sinh hoạt 2
1.3.2.Nước thải 3
1.4. Thành phần các chất trong nước 3
1.4.1. Độ cứng 4
1.4.2. Chlorua và sulfate 4
1.4.3. Các muối sắt 5
1.4.4. Các muối amonium 5
1.4.5. Khí ôxy 5
1.4.6. Phosphous 5
1.4.7. Độ kiềm 6
1.5. Các tác động gây ô nhiễm nguồn nước 6
1.5.1. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người 6
1.5.2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 7
1.5.3. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ 7
1.5.4. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác 8
1.6. Tình trạng ô nhiễm môi trường 8
1.6.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại việt nam 8
1.6.2. Trên thế giới 13
1.7. Phân loại nước thải 15
1.7.1. Nước thải sinh hoạt 15
1.7.2. Nước mưa 16
1.7.3. Nước thải công nghiệp và nông nghiệp 17
2. Hậu quả của ô nhiếm nước 18
2.1. Ảnh hưởng đến môi trường 18
2.1.1. Nước và sinh vật 18
2.1.2. Đất và sinh vật 20
2.1.3. Không khí 21
2.2. Ảnh hưởng đến con người 21
2.2.1. Sức khoẻ con người 21
2.2.2. Ảnh hưởng đến đời sống 27
3. Các phương pháp xử lý nước thải 29
3.1. Phương pháp cơ học 29
3.1.1. Song chắn rác 29
3.1.2. Lắng cát 30
3.1.3. Lắng 30
3.1.4. Tuyển nổi 30
3.2. Phương pháp xử lý hoá học và hoá lý 31
3.2.1. Phương pháp trung hoà 31
3.2.2. Keo tụ - tạo bông 31
3.3. Phương pháp sinh học 32
3.3.1. Phương pháp sinh học kị khí 32
3.3.2. Phương pháp sinh học hiếu khí 33
4. Phân tích hàm lượng một số chỉ tiêu trong nước thải 34
4.1. Chỉ tiêu amonium 34
4.2. Chỉ tiêu chloride 35
4.3. Chỉ tiêu COD (chemical oxygen demand) 38
4.4. Chỉ tiêu BOD (biochemical oxygen demand) 41
4.5. Chỉ tiêu DO (disolved oxygen) 44
4.6. Chỉ tiêu phosphate và tổng phosphous 48
4.7 Xác định hàm lương asen 51
Kết luận …
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

Mở đầu


Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên qúy giá, là yếu tố không thể thiếu cho sự sống, ở đâu có nước ở đó có sự sống. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của sự sống, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, và thâm canh nông nghiệp ngày càng phát triển đã có nhiều ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này. Nhiều nơi nguồn nước bề mặt thậm chí cả nước ngầm đã bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và động vật làm giảm năng xuất và chất lượng cây trồng.
Hiện nay thế giới đang rung hồi chuông báo động về thực trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu. Môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại và được toàn thế giới quan tâm, cùng với sự nóng lên của trái đất gây hiệu ứng nhà kính và xuất hiện ngày một nhiều lỗ thủng trên tầng Ozon bảo vệ trái đất khỏi các tia cực tím. Nằm trong khung cảnh chung đó của thế giới môi trường Việt Nam chúng ta xuống cấp cục bộ do chúng ta đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và sự tăng mật độ dân số quá nhanh ở các khu đô thị.
Đi kèm với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do các nguồn rác thải, nước thải, khí thải gây ra. Tất cả các nguồn thải nói trên đều chứa đựng trong nó biết bao nhiêu loại chất độc hại. Các nguồn thải được đưa ra môi trường hầu hết đều chưa được xử lý hay mới xử lý sơ bộ do vậy gây ra ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước. Những nguồn nước thải, nước thải từ các ngành công nghiệp mà trong đó có chứa rất nhiều chất độc hại từ đó đi vào cống, rãnh, sông, hồ làm ô nhiễm các nguồn nước là chủ yếu. Những chất này đi vào cơ thể từ con đường ăn uống, hô hấp chúng tích luỹ trong cơ thể con người và sinh vật gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm. Vấn đề là làm thế nào để đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như xác định hàm lượng của các chất độc hại trong nước thải trước khi đưa vào môi trường. trước thực tế đó chúng em xin chọn đề tài “Khảo sát tình hình ô nhiễm nguồn nước, xác định một số chỉ tiêu trong nước thải của quá trình sản xuất công nghiệp”. Đề tài này xin đề cập đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước và các phương pháp xử lý cũng như các phương pháp xác định một số chỉ tiêu quan trọng trong nước thải.

1. Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm môi trường nước
1.1. Vai trò của nước
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta, từ những dòng chảy, sông hồ, nước ngầm đến đại dương mênh mông là nơi muôn loài thuỷ sinh sinh sống, nước được sử dụng trong mọi mặt của đời sống con người và mọi loài động thực vật trên trái đất. Tuy nhiên nguồn nước sạch quí giá đang bị khai thác dần cạn kiệt, thiếu nước sạch không những ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn ảnh hưởng đến các loại sinh vật trên trái đất cũng như mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước vào vòng tuần hoàn nước.
Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu.
Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận Đông.
Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện), là chất trao đổi nhiệt.
1.2. Phân bố của nước trên Trái đất
Lượng nước tự nhiên có 97% là nước mặn phân bổ ở biển và đại dương, 3,5% còn lại phân bố ở đất liền. Tổng lượng nước lớn nhưng lượng nước ngọt chỉ có thể sử dụng các nguồn sau
1.2.1. Nước ngọt trên bề mặt đất
 Lượng nước mưa rơi xuống mặt đất.
 Nước tồn tại trong các sông, rạch, ao, hồ.
 Một phần rất ít nước từ đầm lầy và băng tuyết.
1.2.2. Nước ngọt trong lòng đất
Nước dưới đất có loại nước mặn, nước lợ và nước ngọt, trong đó nước ngọt chỉ có lưu lượng nhất định. Nước dưới đất được tàng trữ trong các lỗ hổng và khe hở đất đá.
a. Tầng chứa nước
Các lớp đất đá có thành phần hạt thô (cát, sạn, sỏi), khe hở, nứt nẻ, có tính thấm nước, dẫn nước tốt mà con người có thể khai thác nước phục vụ cho nhu cầu của mình gọi là các tầng chứa nước.
b. Tầng cách nước
Là tầng đất đá với thành phần hạt mịn (sét, bột sét), có hệ số thấm nhỏ, khả năng cho nước thấm xuyên qua yếu, khả năng khai thác nước trong tầng này thấp.
1.3. Phân loại nước
Nước là nguồn tài nguyên quý, là yếu tố không thể thiếu cho mọi hoạt động sống trên trái đất. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của con người, đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng phát triển đã ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này. Trước tình hình nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra nguồn nước để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình hình. Nước được phân loại như sau:
1.3.1. Nước thiên nhiên – nước sinh hoạt
Nước thiên nhiên bao gồm các nguồn nước ở sông ngòi, ao hồ, suối, mạch ngầm, biển. Nước thiên nhiên là một dị thể bao gồm các chất không tan có nguồn gốc vô cơ cũng như hữu cơ. Các chất này được xâm nhập vào nguồn
nước từ đất, đá, động vật, thực vật cũng như con người… Theo nguồn phát sinh người ta chia nước thiên thành các loại sau:
 Nước mưa: Thường được hoà tan 1 lượng khí CO2, N2, O2 và một số khí khác. Ngoài khí hoà tan trong nước mưa còn có lẫn bụi bậm và vi trùng nên nước mưa thuộc loại nước mềm, sạch mát khi mới hứng.
 Nước mạch, nước ngầm: Do nước thấm trong lòng đất lâu đời tạo thành những mạch nước chảy trong lòng đất vì được chắc lọc qua nhiều tầng lớp nên nước mạch thuộc loại nước mềm, trong mát, do đó được dùng nhiều trong sinh hoạt.
 Nước ở trên bề mặt trái đất: Như ở ao, hồ, sông, biển… Đặc điểm của nước này thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, tùy vào từng vùng, từng lãnh thổ…
 Nước uống: nước uống chủ yếu là nước ngọt tự nhiên trong đó đã được quy định cụ thể về các thành phần hóa học – vi sinh – các ion kim loại… sao cho phù hợp với quá trình trao đổi chất của con người.
1.3.2. Nước thải
Nước thải là kết quả của sự nhiễm bẩn nước bề mặt của nước tự nhiên do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người hay do quá trình phân huỷ của xác động, thực vật. Thành phần nước thải phụ thuộc nhiều vào nguồn nhiễm bẩn khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp… và các hoạt động sinh hoạt khác của con người.
Trong nước thải có rất nhiều chất khác nhau tuỳ từng trường hợp vào từng vùng, từng khu sản xuất… Nó có thể là những chất tan trong nước hay ở dạng huyền phù, nhũ tương cho đến các loại vi khuẩn… Do tương tác hoá học giữa các chất làm cho pH của môi trường thay đổi, còn các chất huyền phù, kết tủa làm ngăn cản sự phát triển của các loại vi sinh vật làm sạch nước, cản trở sự phát triển của các loài động, thực vật ở trong nước cũng như ở các vùng xung quanh.
1.4. Thành phần các chất trong nước
Trong nước có rất nhiều thành phần khác nhau cùng tồn tại phụthuộc vào từng vùng, từng khu công nghiệp cũng như các hoạt động sống của con người. Ví dụ: Ở vùng khai khoáng thì có nhiều các kim loại, các acid vô cơ. Ở vùng sản xuất đồ gốm thì có nhiều bari, cadimi, liti, mangan, selen… Còn vùng sản xuất da thì có nhiều canxi, hydrosunfua, natri sunfua, crom, kẽm, niken…
1.4.1. Độ cứng (Các muối Cacium và Magiesium)
Calcium và magiesium tồn tại trong nước chủ yếu ở các dạng bicarbonate (HCO3-), Carbonate (CO32-), Chloride (Cl-), Sulfate (SO42-). Hai ion này biểu thị cho độ cứng của nước. Tính cứng này thay đổi tuỳ theo hàm lượng các muối calcium và magnesium có trong nước làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Có 2 cách để chia độ cứng:
 Cách 1: Chia độ cứng làm 2 loại là độ cứng carbonat và độ cứng không carbonat. Độ cứng carbonat biểu thị lượng calcium và magiesium dưới dạng muối HCO3- còn độ cứng không carbonate biểu thị muối calcium và magiesium dưới dạng Cl- và SO42-.
 Cách 2: Chia độ cứng làm 3 loại là độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứng chung hay được gọi là độ cứng toàn phần.
 Độ cứng tạm thời của nước biểu thị muối HCO3- của calcium và magiesium bị phân huỷ khi đun nóng.
Ca(HCO3)2 = CaCO3 + CO2 + H2O
Mg(HCO3)2 = MgCO3 + CO2 + H2O
2Mg(HCO3)2 = (MgOH)2CO3 + 3CO2 + H2O
 Độ cứng vĩnh cửu là độ cứng còn lại sau khi đun ở 100oC biểu thị tổng lượng Ca2+ và Mg2+ ở dạng muối clorua hay muối sunfat.
 Độ cứng chung là tổng của độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.
1.4.2. Clorua (Cl-) và sunphat (SO42-)


4.6.1. Yếu tố ảnh hưởng
 Silic và asen là 2 nguyên tố trở ngại vì tạo phức màu như phosphorus, mật độ quang sẽ tăng lên.
 Si gây ảnh hưởng khi hàm lượng > 5 mg/L, ta có thể loại trừ ảnh hưởng bằng acid
 As được loại trừ bằng cách khử asenat về dạng asenic với Na2S2O3
 H2S khi có nồng độ > 2 mg/L gây ảnh hưởng trong phân tích. Để loại bỏ ta cho khí nitơ đi qua mẫu đã acid hoá.
 Flo khi có nồng độ cao khoảng 200 mg/L kìm hãm sự phát triển màu
 Crom (III) và Crom (VI) khi nồng độ 50 mg/L làm tăng độ hấp thu lên 5%
 Đồng có hàm lượng > 10 mg/L sẽ ảnh hưởng tới độ hấp thu.
 Độ đục ảnh hưởng lớn đến quá trình đo quang, vì vậy nếu mẫu đục, ta cần lọc trước khi tiến hành. Tuy nhiên, khi lọc ta sẽ mất đi một lượng mẫu.
4.6.2. công cụ và hóa chất
4.6.5.1. Dụng cụ
 Máy so màu
 Các loại pipet
 Cuvet 5 cm
 Bình định mức 25 mL
4.6.5.2. Hóa chất
 H2SO4 2.5mol/L: Định mức 70 mL H2SO4 đậm đặc thành 500 mL bằng nước cất.
 Dung dịch Amonium molybdate: Hòa tan 2 g (NH4)6Mo7O24.4H2O trong 50 mL nước cất.
 Dung dịch potassium antimonyl tartrate: Hòa tan 0.137 g K(SbO)C4H4O6.1/2H2O trong 40 mL nước cất, định mức 50 mL.
 Acid ascorbic 0.1M: Hòa tan 1.76 g acid ascorbic, C6H8O6, trong 100 mL nước cất. Bảo quản dung dịch 1 tuần ở 4oC.
 Hỗn hợp thuốc thử: Pha từ những chất trên, thể tích pha như sau:
Bảng 4. Hướng dẫn pha thuốc thử theo số lượng mẫu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tình hình sử dụng EPO ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại đơn nguyên thận nhân tạo Y dược 0
D Khảo sát tình hình chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, năm 2017 Y dược 0
C Điều tra hiện trạng canh tác xoài và khảo sát tình hình dịch hại trên xoài cát chu trong điều kiện x Kiến trúc, xây dựng 0
D Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiến English 0
H Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị vô sinh bằng phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng thận hư tại Trung Y dược 0
D Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân tổn thương Y dược 0
D Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khảo sát dịch truyền dinh dưỡng trên bệnh nhân suy thận mạn lọc má Y dược 0
D Khảo sát tình trạng dưỡng của bệnh nhân nằm viện và việc sử dụng dịch truyền dinh dưỡng ở khoa Thận Y dược 0
R Khảo sát tình hình sử dụng vancomycin ở Bệnh viện Bạch Mai Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top