baoanh_vip

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong một số tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 và một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Nguyễn, Huy Thiệp
Hành động ngôn từ
Ngôn ngữ học
Tác phẩm văn học
Từ vựng
Miêu tả: 115 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009
Trình bày cơ sở lý luận về hành động ngôn từ, điều kiện sử dụng của hành động ngôn từ, các loại hành động động ngôn từ nói chung và hành động ngôn từ đe dọa nói riêng. Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30-40 và một số tác phẩm văn học giai đoạn hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp, đó là hành động ngôn từ đe dọa có dấu hiệu ngôn hành, kèm theo nhóm điều khiển và kèm theo nhóm kết ước. Tìm hiểu các hình thức biểu hiện của hành động ngôn từ đe dọa, biểu hiện bằng: phương tiện từ vựng, kết cấu điều kiện và kèm theo các hành động ngôn từ khác. Qua đó tìm hiểu những nét văn hóa trong việc sử dụng từ ngữ ở các thời kỳ lịch sử khác nhau của Việt Nam
MỞĐẦU………………………………………………………...
1 Lý do chọn đề tài……………………………………………...
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………….
3 Mục đích và nội dung của luận văn…………………………...
4 Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………...
5 Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………...
6 Đóng góp của luận văn………………………………………..
7 Bố cục luận văn……………………………………………….
NỘI DUNG.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về hành động ngôn từ
1.1 Khái niệm chung
1.2 Hành động ngôn từ…………………………………………
1.3 Phân biệt phát ngôn ngôn hành tƣờng minh và phát ngôn
ngôn hành nguyên cấp …………………………………………
1.3.1 Phát ngôn ngôn hành tƣờng minh ………………………..
1.3.2 Phát ngôn ngôn hành nguyên cấp ……………………….
2 Điều kiện sử dụng của hành động ngôntừ……………………
2.1 Điều kiện sử dụng hành động tại lời theo
Austin……………
2.2 Điều kiện sử dụng hành động tại lời theo
Searle……………
3 Phân loại các hành động ngôn từ……………………………
3.1 Phân loại hành động ngôn từ theo J.Austin…………………
3.2 Phân loại hành động ngôn từ theo Searle
3.3 Hành động ngôn từ tại lời trực tiếp và hành động ngôn từ
tại lời gián tiếp…………………
3.3.1 Hành động tại lời trực tiếp………………………………..
3.3.2 Hành động tại lời gián tiếp………………………………..
4 Các lý thuyết liên quan đến hành động ngôn từ……………
4.1 Lý thuyết hội thoại………………………………………..
4.1.1 Cặp
thoại…………………………………………………..
4.1.2 Các nguyên lý hội thoại…………………………………...
4.1.2.1 Nguyên lý cộng tác……………………………………...
4.1.2.2 Nguyên lý lịch sự……………………………………..
4.2 Phân biệt hành động ngôn từ đe dọa với một số hành động
khác……………………………………………………………
4.2.1 Hành động ngôn từ cảnh báo……………………………...
4.2.2 Hành động ngôn từ cầu
khiến……………………………..
4.2.3 Hành động ngôn từ đe dọa………………………………..
5 Tiểu kết chƣơng 1……………………………………………..
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE
DỌA TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC…………………
1 Hành động ngôn từ đe dọa có dấu hiệu ngôn hành
1.1. Kết cấu cụm từ “ truyền đời báo danh” ……
1.2 Cụm từ “ liệu thần hồn, liệu thần xác” …………………….
1.3 Hành động chửi……………………………………………..
1.4 Kết cấu nếu A thì B (hễ A thì B) ……………………………
1.4.1 Đe dọa về trách nhiệm của ngƣời nghe …………………..
1.4.2 Đe dọa đến thể xác ngƣời nghe …………………………..
1.4.3 Đe dọa ngƣời nghe về tinh thần…………
2 Hành động ngôn từ đe dọa kèm theo nhóm điều khiển…
2.1 Đe dọa kèm theo cấm…………………
2.2 Đe dọa kèm theo ra lệnh……………………………………
2.2.1 Ngƣời nói ra lệnh cho ngƣời nghe. ……………………….
2.2.2 Ngƣời nói ra lệnh cho ngƣời nghe hƣớng đến ngƣời thứba
2.3 Đe dọa kèm theo yêu cầu………………
2.3.1 Đe dọa kèm theo yêu cầu trực tiếp………………………..
2.3.1.1 Ngƣời nói muốn mình làm một việc gì đó cho ngƣời
nghe……………………………………
2.3.1.2 Ngƣời nói muốn ngƣời nghe làm một việc gì đó cho
ngƣời nói…………………………………
2.3.1.3 Ngƣời nói yêu cầu ngƣời nghe lựa chọn hành động
(mang tính tiêu cực, một chiều) …………
2.3.1.4 Ngƣời nói yêu cầu ngƣời nghe chọn lựa hành động
mang tính tích cực cho mình……………
2.4 Đe dọa kèm theo thỉnh cầu………………………………….
2.5 Đe dọa kèm theo động hỏi…………………………………..
2.5.1 Câu hỏi với trợ từ tình thái : P + đấy hở/ đấy phỏng / đấy
à?... …………………………………...
2.5.2 Câu hỏi: P + thì bảo ? …………………………………..
2.5.3 Câu hỏi: P + phải không ? ………………………………..
2.5.4 Kết cấu: …có + V + không? ……………………………..
3 Hành động ngôn từ đe dọa kèm theo nhóm kết ƣớc………….
3.1 Đe dọa kèm theo cam đoan, cam kết……………………….
3.2 Đe dọa nguyên cấp …………………………………………
3.3 Đe dọa kèm theo cảnh báo………………………………….
4 Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………….
CHƢƠNG 3: TÌM HIỂU HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA
HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ĐE DỌA ………………………….
1 HĐNTĐD biểu hiện bằng phƣơng tiện từ vựng……
1.1 Đại từ nhân xƣng…………
1.1.1 Cách sử dụng ĐTNX trong giai đoạn 30 - 45
1.1.2 Cách sử dụng ĐTNX trong giai đoạn hiện đại……………
1.2 HĐNT đe dọa đƣợc biểu hiện bằng quán ngữ, cụm từ…….
2 HĐNT đe dọa đƣợc biểu hiện bằng kết cấu điều kiện ………
3 HĐNT đe dọa đƣợc biểu hiện kèm theo HĐNT khác
3.1 HĐNT đe dọa kèm theo hành động cấm……………………
3.2 HĐNT đe dọa kèm theo hành động ra lệnh………………...
3.3 HĐNT đe dọa kèm theo hành động yêu cầu……………….
3.4 HĐNT đe dọa kèm theo hành động hỏi……………………
3.5 HĐNT đe dọa kèm theo các hành cam đoan, thỉnh cầu, cảnh
báo
4 Tiểu kết chƣơng 3……………………………………………..
KẾT LUẬN…………
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trong nhất của con người.
Trong khi giao tiếp thì con người cố gắng làm sao để nói cho hay,
cho đúng. Con người luôn cố gắng thông qua lời nói, ngôn ngữ để
diễn đạt suy nghĩ hay mong muốn của mình.
Các nhà ngôn ngữ học truyền thống trước đây thường nghiên
cứu về những câu có thể đánh giá đúng/ sai về ngữ nghĩa (xét theo
tiêu chuẩn logic). Đó là những câu miêu tả/ trần thuật, khẳng định,
phủ định. Trong ngôn ngữ học truyền thống thì đối tượng nghiên cứu
chủ yếu là phân tích cấu trúc dựa trên những khái niệm về thành phần
câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…Hay nói một cách khác,
họ nghiên cứu ngôn ngữ nhưng không đặt chúng vào trong cuộc sống
vì vậy họ không thấy được mặt động cuả ngôn ngữ, không thấy được
“cuộc sống” của chúng trong đời sống hàng ngày.
Khi khảo sát về hành động ngôn từ nói chung và hành động
ngôn từ đe dọa thì mong muốn của chúng tui là có thể thấy được một
phần về cuộc sống của ngôn từ trong đời sống hàng ngày, thấy được
mặt động của ngôn ngữ. Có thể nói, những nghiên cứu về hành động
ngôn từ đã cho thấy, bên cạnh những nét chung, mỗi ngôn ngữ còn
có những nét riêng biệt độc đáo, gắn liền với tâm thức, phong tục,
văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó.
Hành động đe dọa chưa được khảo sát nên chúng tui chọn
nghiên cứu nhằm tìm hiểu hành động đe dọa có những dấu hiệu đặc
trưng như thế nào? Đe dọa ai, để làm gì và đe dọa như thế nào? Từ
những khảo sát cụ thể chúng tui muốn thông qua hành động đe dọa
để tìm hiểu về những đặc trưng văn hóa trong cách sử dụng ngôn từ
trong tiếng Việt và trong văn hóa Việt Nam.
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các hành động ngôn từ đe
dọa trong các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 30 – 45 và các
tác phẩm hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp. Khi khảo sát các hành
động ngôn từ, chúng tui không xem xét chúng như những phát ngôn
riêng lẻ mà phải đặt chúng vào các cuộc thoại. Từ trong cuộc thoại,
chúng ta sẽ nhận thấy rõ hơn hiện tượng đa thanh của ngôn ngữ.
3 Mục đích và nội dung của luận văn
Mục đích của luận văn khảo sát hành động ngôn từ đe dọa,
thông qua việc khảo sát hành động đe dọa để thấy được nét văn hóa
của người Việt Nam. Cách sử dụng từ ngữ như thế nào khi một hành
động đe dọa được thực hiện.Việc sử dụng từ ngữ trong các phát ngôn
mang những đặc trưng văn hóa gì của từng thời kì lịch sử của Việt
Nam.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về hành động ngôn từ nói chung và hành động ngôn từ
đe dọa nói riêng.
- Khảo sát các kết cấu chứa HĐNT đe dọa trong một số tác phẩm văn
học hiện thực phê phán giai đoạn 30 – 40 và một số tác phẩm văn học
giai đoạn hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp.
- Thống kê các cách biểu hiện hành động ngôn từ đe dọa, qua
đó tìm hiểu những nét văn hóa trong việc sử dụng từ ngữ ở các thời
kỳ lịch sử khác nhau
5 Phƣơng pháp nghiên cứu
nên hành động đe dọa có những kết cấu đặc trưng như các quán ngữ,
cụm từ hay chửi nhưng ở giai đoạn hiện đại không có.
Ở giai đoạn 30 – 45 xã hội không có sự bình đẳng về giai cấp
như giai đoạn 30 – 45, người dân sống dưới sự áp bức bóc lột của
thực dân và quan lại địa phương nên hành động đe dọa kèm theo
hành động cấm và ra lệnh có xuất hiện. Còn ở giai đoạn hiện đại, khi
đất nước đã được độc lập, xã hội công bằng văn minh không còn sự
phân chia giai cấp thì hành động đe dọa kèm theo hành động cấm và
ra lệnh không thấy xuất hiện. Đó chính là sự khác biệt về chính trị xã
hội giữa hai giai đoạn được thể hiên thông qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ
chính là công cụ thể hiện văn hóa của một dân tộc, qua ngôn ngữ của
một quốc gia chúng ta có thể nhìn thấy những dấu ấn cả về văn hóa
lẫn xã hội trong đó. Thông qua những lát cắt đồng đại và lịch đại
chúng ta có thể nhìn thấy sự phát triển của một dân tộc cả về văn hóa,
kinh tế, chính trị.
KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát chúng tui nhận thấy rằng hành động ngôn từ
đe dọa trong tiếng Việt không có động từ ngôn hành. Khi người nói
khi thực hiện hành động đe dọa của mình thường thực hiện qua các
nhóm hành động khác. Hai nhóm hành động mà người nói thường
dùng kèm theo để thực hiện hành động đe dọa là nhóm điều khiển và
nhóm kết ước. Trong nhóm điều khiển, hành động đe dọa được dùng
nhiều nhất là hành động yêu cầu và hành động hỏi. Với hai hành
động này thì mức độ cầu và khiến có tính trung tính, cầu không quá
nhiều và khiến cũng không quá nhiều.
Ngoài hai nhóm trên, luận văn cũng nhận diện được những
hình thức biểu hiện của hành động đe dọa đó là các thành ngữ, quán
ngữ, hay các cụm từ như (bà), truyền đời báo danh cho mà biết, liệu
thần hồn, liệu thần xác, có…không thì bảo!
Vì đặc trưng của hành dộng đe dọa là làm cho tiếp ngôn lo sợ
hay sợ hãi về một kết quả không tốt tới thể xác, tinh thần hay quyền
lợi của tiếp ngôn nên tính phi lịch sự được thể hiện rõ trong các phát
ngôn thông qua cách mà chủ ngôn sử dụng ĐTNX. Lượt lời ưa dùng
không phải là hỏi – trả lời mà là hỏi – im lặng.
Khi một hành động đe dọa được thực hiện thì chủ ngôn thường
dựa vào vị thế của mình để thực hiện chiến lược giao tiếp nhằm đạt
được kết quả mà mình mong muốn. Chọn lựa hành động để thực hiện
hành động đe dọa là một chiến lược giao tiếp quan trọng. Nếu chủ
ngôn ở vị thế xã hội cao hơn hẳn vị thế xã hội của tiếp ngôn thì họ sẽ
chọn các hành động có tính khiến cao như cấm hay ra lệnh. Ngược lại
nếu vị thế của chủ ngôn ngang bằng hay thấp hơn tiếp ngôn thì hành
động có tính khiến trung bình hay cầu nhiều như yêu cầu, thỉnh cầu
được sử dụng nhiều hơn.
Trong khi thực hiện so sánh hành động ngôn từ qua các tác
phẩm văn học, luận văn nhận thấy giai đoạn nửa phong kiến nửa thực
dân (30-45) và gia đoạn đổi mới (1988 đến nay) về cách thức đe dọa
cũng đã thay đổi theo sự thay đổi và phát triển của xã hội Việt Nam.
Ở xã hội phong kiến thực dân không có sự bình đẳng về giai
cấp nên hành động đe dọa được thực hiện kèm theo hành động cấm
và ra lệnh và câu điều kiện. Ở thời kỳ đổi mới khi xã hội đã có sự
bình đẳng thì hành động cấm hay ra lệnh không thấy xuất hiện kèm
theo HĐNT đe dọa.
Các hình thức biểu hiện của hành động đe dọa thông qua
phương tiện từ vựng như quán ngữ truyền đời báo danh, liệu thần
hồn, liệu xác hay chửi có xuất hiện ở giai đoạn 30 – 45 những không
có ở thời kỳ hiện đại.
Bên cạnh đó là tính xuồng xã thể hiện bản chất của xã hội nông
thôn đều bắt gặp ở hai giai đoạn thông qua cặp ĐTNX phổ biến nhất
mày – tao. Luận văn cũng thấy rằng trong các tác phẩm văn học thời
kỳ phong kiến thực dân thì ĐTNXngôi 1 tui không được dùng. Trái
lại, ở thời kỳ đổi mới thì ĐTNX ngôi 1 tui lại xuât hiện tương đối
nhiều (16%), điều này cũng thể hiện một phần tính dân chủ trong xã
hội.
Trong thực tế, tiếng Việt là một ngôn ngữ rất giàu tính biểu
cảm. Muốn hiểu được tường tận các phát ngôn chúng ta phải dựa vào
nhiều yếu tố khác nhau như ngữ cảnh, không gian, thời gian diễn ra
sự tình… Qua quá trinh khảo sát, luận văn cũng đưa ra được một số
đóng góp:
mình, xác định vị thế cao của mình trong cuộc thoại để khiến người
nghe lo sợ vì họ ở vị thế thấp. Sau cùng nêu dự định của người nói.
Dự định này khiến người nghe lo sợ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
bản thân người nghe. Khi người nói thực hiện hành động chửi thì họ
đã tự đặt mình vào vị thế của người cao hơn đối với người nghe.
Người nói tự cho mình có hành vi ứng xử đúng còn người nghe đang
thực hiện một hành vi ứng xử sai. Chính vì vậy người nói thẻ hiện
mình có quyền “chửi” và yêu cầu người nghe không được tiếp tục
hành vi mà người nói cho rằng đó là hành vi sai trái. Khi người nghe
dừng hành vi mà mình đang làm vì bị người nói chửi thì lúc đó chiến
lược giao tiếp thành công dẫn đến đe dọa thành công.
Hành động ngôn từ đe dọa được thực hiện thông qua kết cấu sau:
chửi + yêu cầu  đe dọa
chửi + thông báo  đe dọa
thông báo + chửi  đe dọa
1.4 Kết cấu nếu A thì B (hễ A thì B)
Các phát ngôn có chứa kết cấu này là những phát ngôn bao
gồm dự định trong tương lai của người nói và kết quả người nghe sẽ
nhận được trong tương lai. Trong kết cấu này thì mệnh đề A là điều
kiện mệnh đề B là kết quả.Trong các kết cấu điều kiện - kết quả thì
người nói đưa ra điều kiện và dự báo trước một kết quả không tốt cho
người nghe nếu không đáp ứng được điều kiện mà mình đã nêu ra.
Người nói yêu cầu người nghe phải lựa chọn và người nghe có thể
lựa chọn kết quả tốt hay xấu là do mình. Sự lựa chọn đó ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền lợi hay trách nhiệm, thể xác hay tinh thần của
người nghe. Trong đó người nói chính là chủ thể của hành động đe
dọa và hành động đe dọa được hướng trực tiếp tới người nghe.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top