Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn: Khảo sát các chữ kí số dựa trên hệ RSA, nghiên cứu lược đồ chữ kí RSA-PSS và những chuẩn hóa : Luận văn ThS. Công nghệ thông tin : 1 01 10
Nhà xuất bản: ĐHCN
Ngày: 2007
Chủ đề: An toàn dữ liệu
Chữ ký số
Hệ mật khóa
Miêu tả: 99 tr. + CD-ROM
Trình bày lý thuyết về hệ mật khóa công khai, nghiên cứu quá trình tạo khóa, mã hóa, giải mã và tính không an toàn của hệ mật RSA và tính an toàn của lược đồ ký số RSA; Giới thiệu tổng quan lược đồ ký RSA-PSS và nghiên cứu tính chuẩn hóa của lược đồ, từ đó chứng minh tính an toàn cho lược đồ ký dựa vào phương pháp xác suất và chứng minh tính toàn cho lược đồ ký RSA-PSS và giới thiệu các mô hình an toàn của lược đồ ký RSA-PSS với việc khôi phục thông điệp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... 4
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 5
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................................................. 6
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 7
Chƣơng 1 NGHIÊN CỨU HỆ MẬT KHOÁ CÔNG KHAI ..............................................10
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển ..............................................................................................10
1.2 Định nghĩa hệ mật khoá công khai...................................................................................11
1.3 Tính an toàn của hệ mật mã .............................................................................................14
1.4 Thám mã chống lại hệ mật khoá công khai ......................................................................14
1.5 Sự cần thiết của việc xác minh hệ thống khóa công khai. .................................................16
1.5 So sánh hệ mật khóa đối xứng và hệ mật khóa công khai .................................................17
1.5.1 Lợi thế của hệ mật khóa đối xứng......................................................................18
1.5.2 Điểm yếu của hệ mật khóa đối xứng..................................................................18
1.5.3 Lợi thế của hệ mật khóa công khai ....................................................................18
1.5.4 Điểm yếu của hệ mật khóa công khai ................................................................19
1.6 Hệ chữ ký số....................................................................................................................21
1.6.1 Định nghĩa hệ chữ ký số....................................................................................21
1.6.2 Các ưu điểm của chữ ký số................................................................................23
1.6.3 Ứng dụng của chữ ký số....................................................................................24
Chƣơng 2 NGHIÊN CỨU HỆ MẬT VÀ CHỮ KÝ SỐ RSA..................................................25
2.1 Tính an toàn các thuật toán mã hoá ..................................................................................25
2.2 Hệ mật RSA ....................................................................................................................26
2.2.1 Quá trình tạo khóa.............................................................................................26
2.2.2 Quá trình mã hóa...............................................................................................27
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
2.2.3 Quá trình giải mã ..............................................................................................27
2.2.4 Chuyển đổi văn bản rõ ......................................................................................28
2.2.5 Tính không an toàn của hệ mật RSA .................................................................29
2.2 Hệ chữ ký số RSA ...........................................................................................................32
2.2.1 Định nghĩa hệ chữ ký số RSA ...........................................................................32
2.2.2 Hệ thống ký hiệu an toàn cho lược đồ ký số ......................................................33
2.2.3 Tính an toàn ......................................................................................................34
Chƣơng 3 CHỮ KÝ SỐ RSA-PSS...........................................................................................35
3.1 Tổng quan về sơ đồ chữ ký RSA-PSS..............................................................................35
3.1.1 RSA-PSS hoạt động như thế nào ? ....................................................................36
3.1.2 Ưu thế của RSA-PSS ........................................................................................38
3.1.3 Các công trình chuẩn.........................................................................................39
3.1.4 Một số nhận xét về lược đồ ký RSA-PSS ..........................................................40
3.2 Định nghĩa lược đồ ký PSS2000 ......................................................................................40
3.2.1 Lược đồ ký điện tử PSS96.................................................................................40
3.2.2 Lược đồ ký điện tử PSS2000.............................................................................41
3.2.3 Lược đồ tổng quát hóa.......................................................................................43
3.2.4 Định nghĩa lược đồ RSA-GENPSS....................................................................44
3.2.5 Các mô hình an toàn..........................................................................................47
3.2.6 Một số xem xét về vấn đề lưu trữ ......................................................................48
3.2.7 Phân tích cấu trúc hàm băm...............................................................................49
3.2.8 Phân tích chuỗi cố định E (bc)...........................................................................51
Chƣơng 4 SỰ CHUẨN HOÁ CỦA LƢỢC ĐỒ KÝ RSA-PSS ...............................................54
4.1 Nguyên lý chung .............................................................................................................54
4.2 Các hàm chuyển đổi dữ liệu.............................................................................................55
4.2.1 Hàm cơ sở chuyển đổi từ dạng số sang dạng chuỗi Octet...................................55
4.2.2 Hàm chuyển đổi từ dạng Octet sang dạng số nguyên .........................................553
4.3 Các phép toán mật mã cơ sở ............................................................................................56
4.3.1 Phép toán cơ sở RSASP1 ..................................................................................56
4.3.2 Phép toán cơ sở RSAVP1..................................................................................57
4.3.3 Phương pháp định dạng cho cho chữ ký với phần nối thêm vào .........................58
4.4 Lược đồ ký với phần nối thêm vào...................................................................................64
4.4.1 Thao tác sinh chữ ký .........................................................................................65
4.4.2 Thao tác kiểm tra chữ ký...................................................................................66
4.5 Tiêu chuẩn tham số sử dụng trong chữ ký số RSA-PSS ...................................................67
Chƣơng 5 CHỨNG MINH TÍNH AN TOÀN TỐI ƢU CHO LƢỢC ĐỒ KÝ DỰA
VÀO PHƢƠNG PHÁP XÁC SUẤT........................................................................................70
5.1 Các định nghĩa.................................................................................................................70
5.2 Một biến thể của PSS.......................................................................................................72
5.3 Áp dụng PSS ...................................................................................................................76
5.4 Chứng minh tính an toàn tối ưu cho PSS..........................................................................80
5.5 Bàn luận thêm .................................................................................................................85
Chƣơng 6 CHỨNG MINH TÍNH AN TOÀN CHO LƢỢC ĐỒ KÝ RSA-PSS .....................86
6.1 Kết quả chính ..................................................................................................................86
6.2 RSA-PSS với việc khôi phục thông điệp..........................................................................93
6.3 Các mô hình an toàn của lược đồ ký RSA-PSS với việc khôi phục thông điệp .................95
KẾT LUẬN ..............................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................98
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CRT Chinese remainder theorem-Định lý số dƣ Trung Quốc
EM Thông điệp đƣợc mã hoá, là một xâu gồm 8 bit
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers
IFP
Bài toán phân tích số nguyên (Integer Factorization
Problem)
IFSSA Integer Factorization Signature Scheme with AppendixLƣợc đồ ký thừa số nguyên với phần nối thêm vào
I2OSP Interger to Octet String primitive- Nguyên thuỷ chuyển
kiểu số sang xâu kiểu byte
lcm Bội chung nhỏ nhất (Least Common Multiple)
MGF Mask Generation Function- Hàm sinh mặt nạ
MIT Massachusetts Institute of Technology
NIST National Institute of Standards and Technology
OS2IP Octet to Interger String primitive – Nguyên thuỷ chuyển
kiểu byte sang kiểu số
RSA Hệ mã hóa khóa công khai Rivest – Shamir – Adleman
SSA Signature Scheme with Appendix- Lƣợc đồ ký với phần nối
thêm vào7
MỞ ĐẦU
Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, Internet tại Việt Nam đã và đang có
những bƣớc phát triển mạnh mẽ, tạo nền tảng cho những ứng dụng hết sức đa dạng và
phong phú nhƣ chính phủ điện tử, giao dịch điện tử, truyền thông giải trí... Tuy nhiên
một vấn đề lâu nay vẫn gây lo ngại cho các cấp quản lý cũng nhƣ đông đảo quần
chúng và giới doanh nghiệp, đó là tính an toàn. Trên thực tế, rất nhiều website và
thông tin dữ liệu về sản phẩm dịch vụ do không đảm bảo tính toàn vẹn đã bị sụp đổ.
Các hacker có thể thâm nhập vào những hệ thống của các “đại gia” nhƣ Microsoft,
Cisco, ở Việt Nam thì VDC, FPT cũng bị hacker thâm nhập. Việc bị cƣớp tên miền
cũng xảy ra nhiều lần.
Cho tới nay, việc mã hoá dữ liệu là một phƣơng pháp đủ mạnh để bảo vệ những
dữ liệu quan trọng hay riêng tƣ không bị xâm phạm bởi chú ý, tò mò . Tuy nhiên,
ngày càng có nhiều tin tặc có thể thêm, tráo đổi dữ liệu, mạo danh một cách táo tợn và
thiện nghệ. Chữ ký điện tử giúp ngƣời ta tin tƣởng vào tính nguyên vẹn của thông báo,
xác thực đƣợc ngƣời ký thông báo và tạo chứng cứ không thể chối bỏ đƣợc về trách
nhiệm của ngƣời ký. Đó là lý do tại sao sự an toàn trong dữ liệu cần tích hợp các
chữ ký điện tử, các chứng thực điện tử và phƣơng pháp quản lý khoá theo trật tự cấp
bậc. Nếu áp dụng một cách khôn ngoan các phƣơng pháp này vào việc quản lý dữ liệu
cùng với sự hỗ trợ của những khuôn mẫu thực thi, thì chúng ta sẽ có một nền tảng an
toàn lƣu trữ đa tầng, toàn diện, có khả năng đối đầu đƣợc với tình trạng đe doạ đa
chiều trƣớc mắt và trong tƣơng lai. Thị trƣờng an toàn thông tin tại Việt Nam đang
bƣớc vào giai đoạn giao thời khi cơ cở hạ tầng truyền thông cơ bản đã hình thành rõ
nét, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị của thời đại kỹ thuật số…Đã đến
giai đọan cần nắn nót và trau chuốt lại hệ thống của mình, nếu không bảo đảm an
toàn tốt, chúng ta sẽ đánh mất nhiều thứ.
Có rất nhiều hệ mã hoá đã đƣợc biết đến trong lĩnh vực mật mã học. Nhƣng
không phải hệ mã hoá nào cũng đáp ứng đủ các thuộc tính cần thiết của hệ mật: tính bí
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
mật, tính nguyên vẹn, tính xác thực, tính không bị từ chối và tính chống chối lặp. Có
ba hệ mã hóa thông dụng đã đứng vững và đƣợc sử dụng để xây dựng các lƣợc đồ ký
điện tử: RSA, hệ mã hoá dựa trên logarit rời rạc, và hệ mã hoá dựa trên đƣờng cong
elliptic. Các hàm một chiều sử dụng trong hệ mã này đƣợc xem là an toàn theo thừa
nhận,tức là không có thuật toán nào hữu hiệu để tính hàm ngƣợc của chúng. Trong
khoảng mƣời năm trở lại đây, vấn đề này đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng
đồng mật mã trên thế giới. RSA đƣợc liệt vào một trong các giải thuật mã hóa bất đối
xứng đƣợc dùng thông dụng nhất cho đến ngày hôm nay (ra đời năm 1977 tại MIT),
RSA đƣợc đặt tên từ ba nhà khoa học phát minh ra nó: Ron Rivest, Adi Shamir, và
Leonard Adleman. Nó đƣợc dùng hàng ngày trong các giao dịch thƣơng mại điện tử
qua web browser (SSL), PGP, dùng cho chữ ký số đảm bảo tính toàn vẹn của các
thông điệp khi lƣu chuyển trên Internet, phân phối & cấp phát các khoá bí mật.
Mật mã khoá công khai liên quan đến các khái niệm, định nghĩa và cấu trúc của
các hệ thống tính toán, liên quan đến tính an toàn. Để thiết kế các hệ thống mật mã
phải dựa trên cơ sở vững chắc. Nó dựa trên các công cụ toán học cơ bản nhƣ: lý thuyết
số học-cụ thể lý thuyết đồng dƣ thức, logarit rời rạc, lý thuyết về độ phức tạp tính toán
(hàm một chiều) cũng nhƣ khả năng phân tích các thuật toán…
Ngƣời ta đang cố gắng đƣa ra những lƣợc đồ ký sao cho tính không thể giả mạo
đƣợc của nó có thể đánh giá thông qua độ an toàn của các hàm một chiều mà nó sử
dụng. Trong phạm vi luận văn này lƣợc đồ ký sử dụng hàm một chiều của hệ mã
RSA-PSS đƣợc đi sâu nghiên cứu, trong đó nêu ra một số phƣơng pháp chứng minh
cho tính an toàn của lƣợc đồ đó. Luận văn gồm 6 chƣơng:
Chƣơng 1: Trong phần này luận văn trình bày những nghiên cứu lý thuyết về hệ mật
khoá công khai bao gồm: Lịch sử ra đời và phát triển, định nghĩa hệ mật khoá công
khai và xem xét tính an toàn của hệ mật khoá công khai.
Chƣơng 2: Chƣơng này nghiên cứu cụ thể hệ mật khoá công khai và hệ chữ ký số
RSA. Những lý thuyết đƣợc đề cập đến bao gồm: Nghiên cứu quá trình tạo khoá, mã9
hoá, giả mã, và tính không an toàn của hệ mật RSA. Đồng thời cũng nghiên cứu tính
an toàn của lƣợc đồ ký số RSA.
Chƣơng 3: Giới thiệu tổng quan lƣợc đồ ký RSA-PSS bao gồm Cơ chế hoạt động, ƣu
thế, các công trình chuẩn và một số nhận xét quý báo về lƣợc đồ ký này. Sau đấy định
nghĩa và nghiên cứu cụ thể lƣợc đồ ký PSS2000.
Chƣơng 4: Nghiên cứu sự chuẩn hoá của lƣợc đồ ký RSA-PSS, cụ thể là các tiêu
chuẩn tham số sử dụng trong chữ ký số RSA-PSS để áp dụng lƣợc đồ vào các ứng
dụng thực tế an toàn.
Chƣơng 5: Chứng minh tính toàn cho lƣợc đồ ký dựa vào phƣơng pháp xác suất.
Chƣơng 6: Chứng minh tính toàn cho lƣợc đồ ký RSA-PSS và giới thiệu các mô hình
an toàn của lƣợc đồ ký RSA-PSS với việc khôi phục thông điệp
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
Chƣơng 1
NGHIÊN CỨU HỆ MẬT KHOÁ CÔNG KHAI
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển
Trong hầu hết lịch sử mật mã học, khóa dùng trong các quá trình mã hóa và
giải mã phải đƣợc giữ bí mật và cần đƣợc trao đổi bằng một phƣơng pháp an toàn
khác (không dùng mật mã) nhƣ gặp nhau trực tiếp hay thông qua một ngƣời đƣa thƣ
tin cậy. Vì vậy quá trình phân phối khóa trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là khi số lƣợng ngƣời sử dụng rất lớn. Mật mã khóa công khai đã giải quyết đƣợc vấn
đề này vì nó cho phép ngƣời dùng gửi thông tin mật trên đƣờng truyền không an toàn
mà không cần thỏa thuận khóa từ trƣớc.
Mật mã khóa công khai đƣợc thiết kế đầu tiên bởi James H. Ellis, Clifford Cocks, và
Malcolm Williamson tại GCHQ (Anh) vào đầu thập kỷ 1970. Sau này đƣợc phát triển
và biết đến là một trƣờng hợp đặc biệt của RSA. Tuy nhiên những thông tin này chỉ
đƣợc tiết lộ vào năm 1997.
Năm 1976, Whitfield Diffie và Martin Hellman công bố một hệ thống mật mã khóa
bất đối xứng trong đó nêu ra phƣơng pháp trao đổi khóa công khai. Công trình này
chịu ảnh hƣởng từ xuất bản trƣớc đó của Ralph Merkle về phân phối khóa công khai.
Trao đổi khóa Diffie-Hellman là phƣơng pháp có thể áp dụng trên thực tế đầu tiên để
phân phối khóa bí mật thông qua một kênh thông tin không an toàn. Kỹ thuật thỏa
thuận khóa của Merkle có tên là hệ thống câu đố Merkle.
Thuật toán đầu tiên cũng đƣợc Rivest, Shamir và Adleman tìm ra vào năm 1977 tại
MIT. Công trình này đƣợc công bố vào năm 1978 và thuật toán đƣợc đặt tên là RSA.
RSA sử dụng phép toán tính hàm mũ môđun (môđun đƣợc tính bằng tích số của 2 số
nguyên tố lớn khác nhau) để mã hóa và giải mã cũng nhƣ tạo chữ ký số. An toàn của
thuật toán đƣợc đảm bảo với điều kiện là không tồn tại kỹ thuật hiệu quả để phân tích
một số rất lớn thành thừa số nguyên tố.[3]11
Kể từ thập kỷ 1970, đã có rất nhiều thuật toán mã hóa, tạo chữ ký số, thỏa thuận khóa..
đƣợc phát triển. Các thuật toán nhƣ ElGamal (mật mã) do Netscape phát triển hay
DSA do NSA và NIST dựa trên các bài toán lôgarit rời rạc. Vào giữa thập kỷ 1980,
Neal Koblitz bắt đầu cho một dòng thuật toán mới: mật mã đƣờng cong elliptic và
cũng tạo ra nhiều thuật toán tƣơng tự. Mặc dù cơ sở toán học của dòng thuật toán này
phức tạp hơn nhƣng lại giúp làm giảm khối lƣợng tính toán, đặc biệt khi khóa có độ
dài lớn.
1.2 Định nghĩa hệ mật khoá công khai
Định nghĩa một sơ đồ hệ thống mật mã
Một sơ đồ hệ thống mật mã là một bộ năm S = (P,C,K,E,D) thoả mãn các điều kiện
sau đây:
1. P là một tập hữu hạn các bản rõ.
2. C là một tập hợp hữu hạn các bản mã
3. K là một tập hữu hạn các khóa
4. E là một ánh xạ từ KP C, đƣợc gọi là phép lập mật mã và D là một ánh xạ
từ KC P, đƣợc gọi là phép giải mã. Với mỗi k  K, ta định nghĩa ek: PC,
dk : : C P là hai hàm cho bởi:
 x  P: ek(x) = E(k,x);  y  C: dk(y) = D(k,y);
ek và dk đƣợc gọi lần lƣợt là hàm lập mã và hàm giải mã ứng với khóa mật mã k.
Các hàm đó phải thỏa mãn hệ thức:  x  P: dk(ek(x)) = x.
Bây giờ chúng ta xem một bài toán truyền thông tin giữa hai thành phần là Bob và
Alice đƣợc minh hoạ nhƣ hình vẽ dƣới đây.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
Chọn một số ngẫu nhiên lớn để sinh cặp kkhóa.
Dùng khoá công khai để mã hóa, nhƣng dùng khoá bí mật để giải mã.
Hình vẽ 1.1 Minh họa sau hệ mật khoá công khai
Bob chọn cặp khoá (e,d). Bob gửi khoá mã hoá e (đƣợc gọi là khoá công khai) cho
Alice qua một kênh nào đó nhƣng giữ lại khóa giải mã d an toàn và bảo mật (đƣợc gọi
là khóa bí mật). Sau đó Alice có thể gửi một thông điệp m cho Bob bằng cách áp dụng
phép biến đổi mã hóa đƣợc xác định bởi khóa công khai của Bob để có đƣợc c=Ee(m).
Bob giải mã bản mã c bằng cách áp dụng phép biến đổi ngƣợc Dd đƣợc xác định duy
nhất bởi d.13
Ta có thể mô phỏng trực quan một hệ mật mã khoá công khai nhƣ sau : Bob muốn gửi
cho Alice một thông tin mật mà Bob muốn duy nhất Alice có thể đọc đƣợc. Để làm
đƣợc điều này, Alice gửi cho Bob một chiếc hộp có khóa đã mở sẵn và giữ lại chìa
khóa. Bob nhận chiếc hộp, cho vào đó một tờ giấy viết thƣ bình thƣờng và khóa lại
(nhƣ loại khoá thông thƣờng chỉ cần sập chốt lại, sau khi sập chốt khóa ngay cả Bob
cũng không thể mở lại đƣợc-không đọc lại hay sửa thông tin trong thƣ đƣợc nữa). Sau
đó Bob gửi chiếc hộp lại cho Alice. Alice mở hộp với chìa khóa của mình và đọc
thông tin trong thƣ. Trong ví dụ này, chiếc hộp với khóa mở đóng vai trò khóa công
khai, chiếc chìa khóa chính là khóa bí mật.
Do khóa mã e không cần giữ bí mật mà nó đƣợc công khai, nên bất kỳ thực thể
nào cũng có thể gửi các thông điệp đã đƣợc mã hóa cho Bob mà chỉ có Bob mới giải
mã đƣợc nó. Hình 2 minh họa cho điều này, trong đó A1,A2,A3 là các thực thể khác
nhau. Chú ý rằng nếu thực thể A1, gửi thông điệp m1 sau khi mã hóa nó thành c1 thì A1
không thể khôi phục lại m1 từ c1
Hình vẽ 1.2 Minh hoạ quá trình trao đổi khoá công khai
Với mật mã khoá công khai nhƣ đã mô tả ở trên, giả sử rằng việc biết khóa công khai
e cũng không cho phép tính toán đƣợc khóa bí mật d. Điều này đƣợc giả thiết rằng có
sự tồn tại của hàm sập một cửa .
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
1.3 Tính an toàn của hệ mật mã
Tính an toàn của một hệ mật mã phụ thuộc vào độ khó của bài toán thám mã
khi sử dụng hệ mật đó. Ngƣời ta đã đề xuất ra một số cách hiểu cho khái niệm an toàn
của hệ thống mật mã, để trên cơ sở các cách hiểu đó nghiên cứu tính an toàn của nhiều
hệ mật mã khác nhau, sau đây là một số cách hiểu chung nhất:
1. An toàn vô điều kiện: Giả thiết ngƣời thám mã có đƣợc thông tin về bản mã.
Theo quan niệm lý thuyết thông tin, nếu những hiểu biết về bản mã không thu
hẹp đƣợc độ bất định về bản rõ đối với ngƣời thám mã, thì hệ mật mã là an toàn
vô điều kiện, hay theo thuật ngữ của C.Shannon, hệ là bí mật hoàn toàn. Nhƣ
vậy, hệ là an toàn vô điều kiện, nếu độ bất định về bản rõ sau khi ngƣời thám
mã có đƣợc các thông tin (về bản mã) bằng độ bất định về bản rõ trƣớc đó.
2. An toàn chứng minh đƣợc: Một hệ thống mật mã đƣợc xem là có độ an toàn
chứng minh đƣợc nếu ta có thể chứng minh đƣợc là bài toán thám mã đối với
hệ thống đó khó tƣơng đƣơng với một bài toán khó đã biết, thí dụ bài toán phân
tích một số nguyên thành tích các thừa số nguyên tố v..v ( khó tƣơng đƣơng có
nghĩa là nếu bài toán này giải đƣợc thì bài toán kia cũng giải đƣợc với cùng một
độ phức tạp nhƣ nhau).
3. An toàn tính toán: Hệ mật đƣợc xem là an toàn tính toán, nếu mọi phƣơng pháp
thám mã đã biết đều đòi hỏi một nguồn năng lực tính toán vƣợt mọi khả năng
(kể cả phƣơng tiện thiết bị ) tính toán của một kẻ tấn công.
1.4 Thám mã chống lại hệ mật khoá công khai
Tính an toàn của một hệ mật đƣợc định nghĩa bằng một cuộc tấn công. Các tấn
công tích cực đã đƣợc mô hình hoá thành 3 mô hình thông thƣờng. Các mô hình
này đƣợc sử dụng để phân tích các hệ mật mã trong tài liệu này[4].
1. Tấn công bản rõ đƣợc chọn (Chosen-plaintext attack -CPA)15
Kẻ tấn công chọn bản rõ và sử dụng sự trợ giúp của hàm mã hoá để thu đƣợc
bản mã tƣơng ứng. Mục đích của kẻ tấn công là phá vỡ hệ mật mã bằng cách sử
dụng cặp bản rõ - bản mã .
2. Tấn công chọn bản mã (Chosen-ciphertext attack -CCA)
Kẻ tấn công chọn bản mã và sử dụng sự trợ giúp của hàm giải mã để thu đƣợc
bản rõ tƣơng ứng. Mục đích của nguời tấn công là phá vỡ hệ mật mã bằng
cách sử dụng cặp bản rõ- bản mã. Việc tấn công thành công nếu anh ta có thể
lấy lại thông tin bản rõ nào đó từ một bản mã đích chặn bắt bởi ngƣời tấn công
sau khi hàm giải mã kết thúc.
3. Tấn công chọn thích hợp bản mã (Adaptive chosen-ciphertext attack -
CCA2)
Đây là kiểu tấn công CCA trong đó sự trợ giúp của hàm giải mã của hệ mật
mã đích luôn sẵn sàng, ngoại trừ bản mã đích.
Nhƣ vậy chúng ta có thể hình dung 3 kiểu tấn công này với các tình huống nhƣ sau:
1 . Ở mô hình CPA, kẻ tấn công đƣợc quyền sở hữu một hàm mã hoá
2. Ở mô hình CCA kẻ tấn công đƣợc quyền sử dụng hàm giải mã: Hàm giải mã
sẽ dừng lại khi ngƣời tấn công đƣa cho nó bản mã đích .
3. Ở mô hình CCA2 kẻ tấn công đƣợc quyền sử dụng một hàm giải mã mà anh
ta muốn. Trƣớc hay sau khi kẻ tấn công có đƣợc bản mã đích, anh ta không
cung cấp bản mã đích cho hàm giải mã.
CPA và CCA đƣợc xem nhƣ là các mô hình thám mã chống lại hệ mật khoá khoá công
khai trong đó mục tiêu của ngƣời tấn công là phá vỡ hệ mật mã đích bằng cách sử
dụng cặp bản rõ-bản mã anh ta có đƣợc từ các kiểu tấn công. Chúng ta nên chú ý đến
ba điểm sau đây đƣợc xác định cho một hệ mật khoá công khai[4]
1. Hàm mã hoá của hệ mật luôn dùng đƣợc đối với mọi ngƣời, do khi một khoá
công khai đƣợc công khai thì mọi ngƣời dễ dàng điều khiển hoàn toàn hàm mã
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
hoá. Mặt khác CPA có thể luôn đƣợc dùng để chống lại một hệ mật khoá công
khai. Vì vậy, chúng ta có thể gọi một tấn công đối với hệ mật khoá công khai
là CPA nếu việc tấn công không sử dụng bất kỳ hàm giải mã nào. Do đó bất
kỳ hệ mật nào cũng phải chống lại CPA, nếu không nó không phải là một hệ
mật mã sử dụng đƣợc.
2. Thông thƣờng, lý thuyết toán làm cơ sở cho hầu hết các hệ mật khóa công
khai có một vài thuộc tính của một cấu trúc đại số nhƣ là: tính kết thúc, tính
kết hợp, tính đồng cấu. Kẻ tấn công có thể khai thác các thuộc tính này và
thiết lập một bản mã qua một số tính toán khéo léo. Nếu kẻ tấn công đƣợc trợ
giúp bởi một phép giải mã, thì những tính toán khéo léo của anh ta có thể cho
phép anh ta có đƣợc một số thông tin văn bản gốc, hay thậm chí khoá bí mật
của hệ mật đích. Do đó, hệ mật khoá công khai dễ bị tấn công bởi CCA và
CCA2
3. Dƣờng nhƣ CCA bị giới hạn. Trong các ứng dụng ngƣời dùng bị tấn công
thƣờng không biết việc tấn công đó. Do đó ngƣời dùng có thể không bao giờ
biết khi nào nên bắt đầu dừng hỗ trợ sự trợ giúp giải mã. Chúng ta thƣờng giả
sử rằng ngƣời dùng bình thƣờng không biết đƣợc sự tồn tại của việc giả mạo,
do đó thông thƣờng sự trợ giúp của hàm giải mã luôn sẵn sàng. Mặt khác, bất
kỳ hệ mật khoá công khai nào nên chống lại CCA do kẻ giả mạo luôn luôn tìm
ra cách để thực hiện sự trợ giúp của hàm giải mã.
1.5 Sự cần thiết của việc xác minh hệ thống khóa công khai.
Giả thiết rằng hệ mật khóa công khai là một hệ thống lý tƣởng, không yêu cầu
một kênh truyền an toàn để truyền khóa mã hóa. Điều này ngụ ý rằng hai thực thể có
thể truyền thông tin cho nhau bằng một kênh không an toàn mà không cần gặp
nhau để trao đổi khóa. Thật chẳng may điều này không đảm bảo. Hình 3 minh họa một
kẻ giả mạo có thể làm cho hệ thống thất bại mà không cần phá vỡ hệ thống mã
hóa. Đây chính là kiểu giả mạo về danh nghĩa. Ở tình huống này ngƣời giả mạo làm
giả thực thể B bằng cách gửi cho thực thể A một khoá công khai e’ mà A nghĩ rằng đó17
là khóa công khai của B. Kẻ giả mạo chặn lấy thông điệp đƣợc mã hoá do A gửi cho
B, giải mã với khoá bí mật riêng d’, rồi lại mã hoá thông điệp bằng khoá công khai e
của A và gửi nó cho B. Điều này cho thấy cần thiết phải xác minh khoá công khai để
có đƣợc sự xác minh nguồn gốc dữ liệu của khoá công khai. A phải đƣợc thuyết phục
rằng anh ta đang mã hóa bằng khoá công khai hợp lệ của B. Do vậy, công nghệ mật
mã khoá công khai phải chấp nhận một số giải pháp để giải quyết vấn đề này
KẾT LUẬN
Trong các năm gần đây có một xu hƣớng hƣớng tới các kỹ thuật mật mã đƣợc gọi là
“an toàn chứng minh đƣợc”. Nếu một lƣợc đồ chữ ký không có chứng minh an toàn,
thì có thể về mặt lý thuyết các chữ ký dễ bị giả mạo, trong khi bài toán nằm dƣới vẫn
là khó giải. Một cách lý tƣởng, ngƣời ta mong muốn có sự đảm bảo rằng các bài toán
là cùng cần một lƣợng thời gian xử lý nhƣ nhau. Mặc dù theo lý thuyết độ phức tạp
không cho phép chúng ta chứng minh rằng bài toán cơ sở, tức là RSA, là chắc chắn
khó giải, chúng ta sẽ có một sự tin tƣởng rằng nếu bài toán đó là thực sự khó giải, thì
các chữ ký cũng khó giả mạo nhƣ vậy.
RSA-PSS mang lại lợi ích lâu dài là sự tin cậy cao độ vào việc thu gọn khoảng cách
giữa giả thuyết đƣợc duy trì rộng rãi rằng bài toán RSA là khó giải và khẳng định rằng
các chữ ký là khó giả mạo. Thực ra, RSA-PSS có một trong những khoảng cách nhỏ
nhất nhƣ vậy trong số các kỹ thuật “an toàn chứng minh đƣợc” hiện thời; theo cách
nói thông thƣờng, phép chứng minh cho độ an toàn của RSA-PSS là rất “chặt”. Việc
ngẫu nhiên hoá trong lƣợc đồ chữ ký đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt đƣợc
tính chặt và là một trong những đóng góp cơ bản từ lƣợc đồ PSS của Bellare và
Rogaway. Không có một kẻ hở nào đƣợc tìm thấy trong chứng minh độ an toàn, nó
cho một suy dẫn hiệu quả. RSA-PSS dựa vào bài toán RSA đã đƣợc nghiên cứu kỹ và
cho phép kiểm tra chữ ký nhanh. Nó đã đƣợc lựa chọn.
Kết quả chính của luận văn gồm có:
1. Tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm, tính chất, tính hiệu quả và cách sử dụng của
lƣợc đồ ký dựa vào phƣơng pháp xác suất, đặc biệt là các chuẩn chữ ký số.
2. Nghiên cứu những bằng chứng an toàn tối ƣu cho lƣợc đồ ký dựa vào phƣơng pháp
PSS.
3. Chứng minh tính an toàn chặt của lƣợc đồ ký RSA-PSS.
Hƣớng phát triển của luận văn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi98
Quan nội dung nghiên cứu của luận văn, rút ra kết luận sau
1. Hiện chữ ký số RSA-PSS an toàn cả về mặt lý thuyết và thực hành.
2. Hệ chữ ký số này đã đƣợc chuẩn hóa của nhiều tổ chức chuan hóa c ó uy tín của
thế giới nhƣ: ISO,PKCS.
3. Hệ chữ ký RSA đã đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới
Tuy vậy hiện nay ngoài hệ chữ ký RSA-PSS còn nhiều hệ chữ ký khác đáng tin cậy.
Trong số đó nổi lên là hệ chữ ký số dựa trên đƣờng hệ mật dựa vào đƣờng cong
Elliptic. Theo quan điểm nghiên cứu ứng dụng thì chúng ta cần nghiên cứu ứng dụng
của nhiều hệ chữ ký số tin cậy để có thể sử dụng thích hợp trong từng điều kiện cụ thể
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1
D khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên chó – mèo Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng bảo quản bánh mì tươi Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả điều trị tại trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị chi cục thú y Tp HCM Y dược 0
D khảo sát địa kỹ thuật khu vực đất yếu, lựa chọn chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất & các giải pháp xử lý nền đường đắp trên đất yếu Khoa học Tự nhiên 0
Z Khảo sát tần suất HBSAG(+) và các yếu tố liên quan trên bà mẹ mang thai tại tỉnh Bạc Liêu Luận văn Kinh tế 0
B Khảo sát các quy trình công nghệ biến tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) Khoa học Tự nhiên 4
M Khảo sát sự thay đổi mật số vi sinh vật ở các nồng độ Chlorine khác nhau khi xử lý cá Tra nguyên liệ Khoa học Tự nhiên 0
N Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly Carotenoids từ phế liệu Tôm sú Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top