daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ VÀ
TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ NHÓM AHTS
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ
1.1.1 Lịch sử về tàu dịch vụ dầu khí.
Cuối thế kỷ 20, ngành khai thác và sản xuất dầu khí ngoài khơi đã trở thành một
trong những hoạt động kinh tế mũi nhọn của thế giới. Những mỏ dầu trong đất liền
đã gần trở nên cạn kiệt, nên mối quan tâm đã chuyển sang việc thăm dò, phát hiện
nguồn tài nguyên dầu khí dưới đáy biển. Bằng việc tạo giếng khoan thăm dò, và
những cuộc khảo sát địa chấn với mật độ ngày càng tăng lên, vị trí có trữ lương dầu
khí nằm bên dưới thềm lục địa đang được đánh dấu trên bản đồ và có xu hướng tiến
dần ra những khu vực có độ sâu lớn và khó xâm nhập hơn.
Để khai thác được những nguồn tài nguyên này, cả một nghành công nghiệp
đồ sộ đã được phát triển, sử dụng các giàn khoan nổi, tàu thuyền và các giàn sản
xuất cố định hay neo đậu trên biển. Những công trình nổi này đòi hỏi những loại
hình hoạt động hỗ trợ khác nhau và để cung cấp sự trợ giúp cần thiết này, người ta
đã cho ra đời nhiều chủng loại tàu qua nhiều năm.
Thông thường, các loại tàu hỗ trợ xa bờ được vân hành bởi các chủ tàu, họ
hay những công ty chuyên trách sở hữu và vận hành các loại tàu này hay là những
công ty kết hợp vận hành hỗ trợ xa bờ với các hoạt động khác như là lai dắt và cứu
hộ, sở hữu tàu theo công ước, hay các hoạt động công nghiệp và thương mại khác.
Ngành khai thác và sản xuất dầu khí ngoài khơi do một số tổ chức nắm giữ. Những
tổ chức này có thể là các công ty dầu khí quốc doanh hay những tập đoàn gồm các
công ty dầu khí cùng với các bên liên quan, cho đến các công ty công nghiệp phụ
trách việc cung cấp một số dịch vụ nhất định cho dự án.
Những đòi hỏi từ phía các nhà khai thác và sản xuất đối với dịch vụ tàu hỗ trợ
được đáp ứng bởi những con tàu hiện có thông qua một số cơ chế khác nhau. Đó là
thị trường giao nhận trực tiếp rất phát triển, hoạt động như một cách thanh
toán bù trừ dành cho những hợp đồng ngắn hạn. Ví dụ như trường hợp, người điều
hành của một giàn khoan nửa chìm nửa nổi cần sử dụng dịch vụ tàu cung ứng kéo
và xử lý neo (AHTS) trong thời gian 3 tháng diễn ra hoạt động khoan để di chuyển
giàn khoan tới và rời khỏi vị trí khoan. Một số lượng tàu loại này hoạt động trên thị
trường giao nhận trực tiếp, được phân loại theo kích cỡ, sức chứa và công suất, với
thời gian thay đổi tùy theo khả năng của tàu và cách phục vụ và theo nhu
cầu thị trường. Đối với việc hỗ trợ dài hạn cho những công trình cố định người ta
thuê những con tàu bằng những hợp đồng kéo dài nhiều năm, thường cùng quyền
lựa chọn gia hạn hay kéo dài. Hợp đồng thuê tàu kiểu này có thể đủ chặt chẽ để
bảo lãnh cho việc đóng một hay nhiều con tàu hỗ trợ, mà các đặc tính của chúng
được thiết kế phù hợp với những nhu cầu của một giàn khoan hay mỏ cụ thể.
Trong một số trường hợp tàu hỗ trợ có thể giành toàn bộ thời gian hoạt động kinh tế
của nó, về cơ bản, để thực hiện một công việc.
1.1.2 Nhiệm vụ của các loại tàu
Nhiệm vụ chung của các loại tàu hỗ trợ xa bờ là hỗ trợ cho nghành khai thác
và sản xuất dầu khí ngoài khơi. Nhiệm vụ chung này có thể được chia thành nhiều
nhiệm vụ cụ thể. Một con tàu có thể được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể
đơn lẻ, nhưng thông thường người ta thường thiết kế tàu để thực hiện kết hợp một
số loại nhiệm vụ. Khi phải giải quyết nhiều nhiệm vụ cùng lúc, thì chủ tàu phải đưa
ra quyết định để có được cán cân thăng bằng nhất giữa những yêu cầu đối nghịch
nhau, và người thiết kế tàu phải hiện thực hóa các nhiệm vụ đó vào trong con tàu,
đáp ứng được các yêu cầu về mặt vận hành và các bộ luật an toàn tương ứng.
Các loại tàu hỗ trợ xa bờ gồm:
Tàu dịch vụ dầu khí (Offshore Support Vessels) là các tàu trực tiếp tham
gia dịch vụ các giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Tàu dịch vụ dầu khí phục
vụ mục đích chung là đảm bảo an toàn cho người và công việc thăm dò, khai thác
dầu khí ngoài khơi. Những tàu cỡ lớn đảm bảo lắp ráp và bảo dưỡng giàn khoan,
trang thiết bị giàn, giếng... những tàu cỡ nhỏ hơn đảm bảo công tác cung ứng, dịch
vụ các giàn, đảm bảo chăm sóc y tế, sức khỏe người làm việc trên giàn ngoài khơi,
đảm bảo an toàn công việc lặn biển.
Những chức năng của đội tàu dịch vụ dầu khí bao gồm:
- Theo dõi động đất vùng biển có đặt các giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí.
- Chuyên chở các giàn di động từ xưởng sản xuất đến vị trí khai thác. Bố trí hệ
thống neo - buộc giàn tại vị trí đã định.
- Chuyên chở các giàn cố định từ bờ ra vị trí lắp đặt, định vị vị trí đặt giàn và hạ
giàn.
- Cung ứng dịch vụ cho giàn di động, giàn cố định những vật dụng, thiết vị cần
thiết, chuyên chở người làm việc đến giàn, chuyên chở thực phẩm, dự trữ đến
giàn và chở từ giàn những mẫu bùn, đất, dầu, vật thải.
Tàu cung ứng dịch vụ dầu khí ( Platform Supply Vessels - PSV): Tàu
nhóm này ra đời cùng công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi. Tàu cung ứng dịch
vụ cho các giàn khoang trên biển. Đặc tính chung của tàu nhóm này là tính cơ động
cao, khả năng đi biển rất tốt, tính ổn định đảm bảo, độ bền kết cấu đảm bảo. Ngày
nay nhóm này mang tên gọi đồng nghĩa với PSV là OSV - Offshore Supply Vessels.
Tàu nhóm này cung ứng định kỳ cho giàn nhiên liệu, nước sinh hoạt cho người làm
việc, lương thực, thực phẩm, thiết bị và các loại chất lỏng phục vụ khoan.
Tàu hỗ trợ xa bờ đa năng (Anchor Handling Tug Supply Vessel - AHTS):
Trình bày rõ hơn ở mục 1.2 .
Tàu đa chức năng (Multifunctional Vessel): Tàu nhóm này thường được
cải tiến từ tàu thả neo (AHTS). Ngoài những công việc đã kể cho AHTS, tàu đã
chức năng còn giải quyết các công việc thuộc phần dưới nước của các giàn khoan
như khảo sát dưới nước và bảo dưỡng đường ống, thân giàn.
1.2 GIỚI THIỆU VỀ TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ NHÓM AHTS
Nhóm này với số lượng rất lớn. Đến năm 2010 tàu thuộc nhóm thao tác với
neo đã vào khoảng 1500 chiếc. Tên gọi của tàu nêu đủ chức năng tổng hợp của nó:
vận chuyển neo, thả neo, kéo neo và hệ thống neo-buộc giàn khoan di động. Tàu
AHTS tham gia kéo giàn khi có yêu cầu, bố trí giàn tại vị trí đã xác định theo kế
hoạch.
Bên cạnh đó nhóm tàu AHTS khảo sát địa chấn là những con tàu vô cùng
đặc biệt. Mặt boong làm việc được khép kín nhưng thường mở ra ở đằng đuôi và
nằm thấp hơn là hệ thống súng hơi và kho chứa, và ở cao hơn là các tời kéo và
những cuộn cáp ống. Những hệ thống dẫn hướng chuyên dụng được bố trí ở phần
đuôi mở để bảo vệ các dải cáp ống tránh hư hỏng và dàn trải chúng theo trình tự.
Bản thân con tàu phải có khả năng bám sát đường đi và ổn định vị trí một cách
chính xác và hệ thống động lực phải có mức độ ồn lan tỏa thấp và độ ồn do chân vịt
gây ra nhỏ nhất để tránh ảnh hưởng tới trang thiết bị khảo sát.
Ngoài những chức năng như trên, nhóm tàu AHTS còn phục vụ như là tàu
cứu hộ khẩn cấp và tàu cứu hộ (ERRV). Chúng cũng được sử dụng để vận chuyển
hàng hóa đến và từ giàn khoan ra ngoài khơi cũng như vào bờ.
Nhiều tàu loại này được được thiết kế để đáp ứng các điều kiện khắc nghiệt
của Đại dương, và có thể thực hiện nhiệm vụ cung cấp giữa đất liền và địa điểm
khoan hay giữa các địa điểm khoan trên đại dương. Trong các trường hợp đặc biệt,
nhóm tàu AHTS còn cung cấp, hỗ trợ kéo trong khi chở hàng, vận chuyển neo sâu,
và chở các vật thể nguy hiểm.
Một số hình ảnh của tàu dịch vụ dầu khí nhóm AHTS
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Sau một kỳ học môn “Kết cấu tàu thủy” và nhận được sự hướng dẫn của
thầy, cô môn “Kết cấu tàu thủy” và “ĐAMH Tính toán thiết kế kết cấu tàu thủy.
Bản thân em đã tính toán, chọn ra được các loại thép, kích thước thép để thiết kế
nên các vách cho tàu Dịch vụ dầu khí nhóm AHTS.
- Em đã hoàn thành các phương án trong tâm hiểu biết và sự tìm hiểu của
mình nên không thể tránh được các sai sót trong lúc hoàn thiện Đồ án. Kính mong
các thầy cô tận tình chỉ bảo để em hiểu biết sâu hơn về môn học “Kết cấu tàu thủy”
nói chung và đề tài này nói riêng.
Kiến nghị
- Đề tài hiện tại đang tính toán thiết kế kết cấu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép” (QCVN 21:2010/BGTVT) nên
chưa tối ưu hóa được cách chọn thép để vừa đủ bền, vừa tiết kiệm chi phí mua thép
cũng như việc thi công đóng mới.
- Kiến nghị: Các thầy cô hướng sinh viên sang nghiên cứu tính toán và thiết kế
theo phương pháp sức bền, mô hình hóa tính toán trên các phần mềm để có thể tối
ưu hóa được các phương án lựa chọn thép.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kết cấu tàu thủy – Vũ Ngọc Bích, NXB Giao thông vận tải – 2012.
[2] Lý thuyết tàu thủy (Tài liệu học tập dành cho sinh viên ngành kinh tế vận tải)
– Vũ Ngọc Bích, NXB Giao thông vận tải – 2008.
[3] Lý thuyết tàu – Trần Công Nghị, NXB Đại học Giao thông vận tải Tp. Hồ
Chí Minh – 2004.
[4] Sổ tay thiết kế tàu thủy – Hồ Quang Long, NXB Khoa học và Công nghệ, Hà
Nội – 2003.
[5] Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép”
(QCVN 21:2010/BGTVT)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top