jomyolovejulyes

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
TÓM TẮT
Xuất phát từ thực tế là hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường gạo
nội địa nên công ty Angimex có định hướng kinh doanh gạo nội địa. Đây là hướng đi
hợp lý vì thị trường nội địa được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho các
loại gạo chất lượng cao.
Qua kết quả khảo sát thị trường, nhận thấy xu hướng tiêu dùng gạo của người dân là
ngày càng quan tâm đến thương hiệu, chất lượng gạo. Vì vậy, để khai thác thị trường
nội địa, công ty Angimex sẽ kinh doanh loại gạo chất lượng cao, hướng đến nhóm
khách hàng có thu nhập khá trở lên sống ở khu vực thành thị.
Thị trường nội địa là rất rộng lớn, trước tiên công ty tập trung vào thị trường tỉnh nhà,
đặc biệt là thành phố Long Xuyên. Đây được xem như bước thử nghiệm ban đầu, là
cơ sở để từng bước mở rộng thị trường. Đề tài “Kế hoạch phát triển thị trường gạo
của công ty Angimex tại thành phố Long Xuyên giai đoạn 2008-2012” như một
bước phác thảo ban đầu cho việc xâm nhập thị trường gạo thành phố Long Xuyên của
công ty Angimex.
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là làm sao đưa gạo của công ty Angimex vào tiêu
thụ ở thị trường Long Xuyên. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 7 chương, có 3 nội
dung chính:
- Phản ánh hành vi tiêu dùng gạo của người dân thành phố Long Xuyên.
- Kế hoạch marketing-mix để đưa sản phẩm ra thị trường
- Một số kiến nghị giúp công ty giữ vững và phát triển thị trường.
Nhìn chung, người tiêu dùng ở thành phố Long Xuyên cũng có xu hướng dùng các
loại gạo có chất lượng, đóng gói sẵn thể hiện ở việc tỉ lệ người mua gạo ở siêu thị
ngày càng tăng, hiện tại thì gạo chất lượng cao được bày bán ở thị trường này chưa
nhiều nên dự án kinh doanh gạo chất lượng cao của công ty Angimex hứa hẹn nhiều
khả năng sinh lợi.
Về kế hoạch marketing-mix:
- Sản phẩm là các loại gạo sạch, đảm bảo không dư lượng thuốc trừ sâu
- Định giá theo từng sản phẩm
- Khai thác các kênh phân phối sau: siêu thị/đại lí, các sạp gạo ở chợ, cửa hàng
của công ty.
- Tận dụng các hình thức quảng cáo để khách hàng biết đến sản phẩm của công
ty.
Vì đây là lần đầu tiên tung sản phẩm nên mục tiêu chính của kế hoạch không phải là
lợi nhuận mà chủ yếu chỉ để giới thiệu sản phẩm.
Sau khi phân tích thị trường và đề ra kế hoạch thì có một số kiến nghị về: công tác
quản trị, về sản xuất, về marketing góp phần giúp công ty giữ vững và phát triển thị
trường
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN................................................................................ 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài...........................................................................1
1.2 Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.......................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................2
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................2
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu.............................................................2
1.3 Ý nghĩa của đề tài...................................................................................3
1.4 Nội dung bài nghiên cứu ........................................................................3
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX..................... 5
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................. 5
2.1.1 Lịch sử hình thành ......................................................................5
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................5
2.1.3 Quá trình phát triển.....................................................................6
2.2 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................7
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2005-2007..........9
2.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động................................... 11
2.5 Định hướng phát triển của công ty......................................................... 12
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ............... 13
3.1 Một số khái niệm có liên quan............................................................... 13
3.1.1 Thị trường.................................................................................. 13
3.1.2 Nhu cầu thị trường..................................................................... 13
3.1.3 Hành vi của người tiêu dùng ...................................................... 13
3.1.4 Phát triển thị trường................................................................... 13
3.2 Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị .............. 14
3.2.1 Phân khúc thị trường.................................................................. 14
3.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu..................................................... 15
3.2.3 Định vị ...................................................................................... 17
3.3 Lập kế hoạch marketing ........................................................................ 18
3.3.1 Khái niệm, vai trò của việc lập kế hoạch marketing.................... 18
3.3.2 Quá trình lập kế hoạch marketing............................................... 18
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 23
4.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 23
4.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ........................................................ 25
4.3 Thang đo ............................................................................................... 25
4.4 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 26
4.5 Tiến độ thực hiện .................................................................................. 27
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG....................................................... 29
5.1 Tổng quan về thị trường gạo nội địa ...................................................... 29
5.2 Thị trường gạo thành phố Long Xuyên.................................................. 31
5.2.1 Vài nét về thành phố Long Xuyên.............................................. 31
5.2.2 Hành vi tiêu dùng gạo của người dân thành phố Long Xuyên..... 31
5.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh .................................................................. 35
5.3.1 Công ty TNHH Minh Cát Tấn.................................................... 35
5.3.2 Công ty lương thực Tiền Giang.................................................. 37
5.4 Phân tích các cơ hội tham gia thị trường................................................ 39
5.4.1 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu ........................................... 39
5.4.2 Phân tích các cơ hội, nguy cơ..................................................... 40
5.5 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu............................ 41
CHƯƠNG 6 KẾ HOẠCH MARKETING – MIX ........................................... 44
6.1 Tóm tắt kế hoạch................................................................................... 44
6.2 Mục tiêu của kế hoạch xâm nhập thị trường thành phố Long Xuyên...... 44
6.2.1 Cơ sở hình thành mục tiêu ......................................................... 44
6.2.2 Mục tiêu .................................................................................... 45
6.3 Ma trận SWOT...................................................................................... 46
6.4 Kế hoạch marketing – mix..................................................................... 47
6.4.1 Chiến lược sản phẩm ................................................................. 47
6.4.2 Chiến lược giá ........................................................................... 49
6.4.3 Chiến lược phấn phối................................................................. 50
6.4.4 Chiến lược chiêu thị................................................................... 53
6.4.5 Ước lượng chi phí, doanh thu ............................................................. 54
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................... 57
7.1 Giới thiệu .............................................................................................. 57
7.2 Kết luận ................................................................................................ 57
7.3 Kiến nghị - giải pháp............................................................................. 58
7.3.1 Kiến nghị................................................................................... 58
7.3.2 Giải pháp ................................................................................... 59
7.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 60
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ Đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Angimex 9
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005-2007 10
Biểu đồ 2.3 Thị trường xuất khẩu gạo trực tiếp 10
Bảng 2.4 Sản lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 2005-2007 11
Sơ đồ 3.1 Quá trình quyết định mua hàng 13
Sơ đồ 3.2 Những bước cơ bản của tiến trình marketing mục tiêu 14
Sơ đồ 3.3 Ba chiến lược marketing đáp ứng thị trường mục tiêu 17
Sơ đồ 3.4 Mô hình nghiên cứu 22
Bảng 4.1 Các bước thực hiện nghiên cứu 23
Sơ đồ 4.2 Trình tự thực hiện các công đoạn 24
Bảng 4.3 Tóm tắt nội dung bảng câu hỏi 26
Bảng 4.4 Ma trận SWOT / TOWS 27
Bảng 4.5 Tiến độ thực hiện 27
Bảng 5.1 Sở thích và tỷ lệ các loại gạo đang được người tiêu dùng sử dụng 32
Biểu đồ 5.2 Nơi mua gạo của người dân thành phố Long Xuyên 33
Biểu đồ 5.4 Mức độ nhận biết thương hiệu gạo của người tiêu dùng 33
Biểu đồ 5.5 Mức độ ảnh hưởng giá gạo đối với người tiêu dùng 33
Biểu đồ 5.6 Mối quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng về gạo 35
Bảng 5.7 Các sản phẩm tiêu biểu của công ty TNHH Minh Cát Tấn 36
Bảng 5.8 Phân khúc thị trường 42
Bảng 6.1 Ma trận SWOT 46
Bảng 6.2 Mức giá dự kiến của các sản phẩm 50
Sơ đồ 6.3 kênh phân phối gạo nội địa 51
Sơ đồ 6.4 Ý kiến về việc kinh doanh gạo đóng gói 52
Bảng 6.5 Chi phí ước tính 55
Công ty khảo sát những yếu tố vĩ mô ( kinh tế, chính trị - pháp luật, xã hội – văn hóa,
công nghệ) và các yếu tố vi mô (người tiêu thụ, nhà cung cấp và các đối thủ cạnh
tranh) để nhận biết cơ hội và những mối đe dọa, từ đó các nhà quản lý soạn thảo
chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và giảm đi ảnh hưởng của các mối đe dọa.
Bên cạnh đó công ty cũng khảo sát các yếu tố bên trong công ty như ( quản trị, nhân
sự, marketing,…) nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, các năng lực phân biệt và lợi
thế cạnh tranh của công ty.
Sau khi nhận biết những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của mình, công ty
thực hiện phân tích ma trận SWOT. Tức là đặt các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và
điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong mối quan
hệ tương tác lẫn nhau.
 Muc tiêu:
Dựa trên việc xác định ra những cơ hội tốt nhất trong bước phân tích tình huống để
đề ra mục tiêu và phát họa những vấn đề phát sinh kèm theo. Mục tiêu phải được
trình bày dưới dạng mục tiêu định lượng mà doanh nghiệp cố gắng đạt được trong
thời hạn kế hoạch.
 Chiến lược:
Sau khi đề ra mục tiêu , các nhà quản trị marketing phải trình bày quan điểm chiếc
lược về marketing: chiến lược marketing phân biệt, marketing không phân biệt hay
marketing mục tiêu. Nhiệm vụ của chiến lược là chọn cách hành động hiệu quả nhất
để đạt được mục tiêu.
 Chiến thuật:
Chiến lược phải được diễn giải thật chi tiết theo 4P: chiến lược sản phẩm, chiến lược
giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị.
Chiến lược sản phẩm:
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của chiến lược 4P. Liên quan đến sản
phẩm có hàng loạt các quyết định mà mỗi công ty đều phải quan tâm đó là: quyết
định về nhãn hiệu, các quyết định liên quan đến bao gói và dịch vụ, quyết định về
chủng loại và doanh mục sản phẩm, các quyết định liên quan đến marketing sản phẩm
mới và các quyết định marketing liên quan đến chu kỳ sống của sản phẩm.
Các quyết định về nhãn hiệu sản phẩm: việc gắn nhãn hiệu là một vấn đề quan trọng
trong chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp phải quyết định hàng loạt các vấn đề liên
quan đến nhãn hiệu như: có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không? Ai là
người chủ nhãn hiệu sản phẩm? Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản
phẩm có những đặc trưng gì? Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Có nên mở rộng
giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu sản phẩm hay không?
Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm: bao gói thường có bốn yếu tố cấu thành
điển hình là lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận
chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói.
Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm: phần này bao gồm quyết định về
chủng loại sản phẩm, về bề rộng của chủng loại sản phẩm, về danh mục sản phẩm.
Quyết định về thiết kế và marketing sản phẩm mới: trong việc thiết kế sản phẩm mới
thường phải trãi qua 3 giai đoạn là hình thành ý tưởng, lựa chọn ý tưởng, soạn thảo và
thẩm định dự án.
Chu kỳ sống của sản phẩm: bất kỳ một doanh nghiệp nào khi sản xuất ra sản phẩm
cũng hy vọng sản phẩm đó tồn tại lâu dài với doanh số cao nhưng điều đó chỉ đạt
được khi công ty biết được diễn biến của chu kỳ sống, đồng thời có những điều chỉnh
chiến lược marketing thích hợp.
Để có các quyết định trên một cách đúng đắn và hợp lý các nhà quản trị marketing
cần có đầy đủ những thông tin cần thiết từ phía khách hàng – thị trường đối thủ
cạnh tranh và cân nhắc từ phía công ty.
Chiến lược giá:
Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì giá cả là một trong những yếu tố quyết định việc
lựa chọn của người mua. Có nhiều phương pháp định giá khác nhau như: định giá dựa
vào chi phí, định giá theo giá trị cảm nhận, định giá cạnh tranh,…doanh nghiệp có thể
sử dụng một cách hay kết hợp chúng với nhau để xác định khung giá cho sản phẩm.
Các phương pháp xác định giá ở đây phải bao gồm các nội dung cơ bản như: quy
trình xác định giá, các phương pháp cụ thể xác định một mức giá.
Quyết định về giá chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp ( mục tiêu
marketing, chiến lược định vị, chi phí) và các nhân tố bên ngoài (đặc điểm của thị
trường, sự cạnh tranh, môi trường kinh tế).
Chiến lược phân phối:
Phân phối là một biến số quan trọng của marketing hỗn hợp. Hoạt động phân phối
giải quyết vấn đề hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng bằng cách nào. Các kênh
phân phối bao gồm từ kênh trực tiếp tới các kênh gián tiếp qua nhiều cấp độ trung
gian. Doanh nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối tối ưu cho sản phẩm của mình.
Doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối dựa vào các cơ sở sau: đặc điểm của sản
phẩm, đặc điểm của thị trường, đặc điểm của các trung gian thương mại, khả năng
nguồn lực của doanh nghiệp.
Chiến lược chiêu thị:
Đây là một công cụ chủ yếu mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường
mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện chiến
lược này, doanh nghiệp phải sử dụng 5 nhóm công cụ chủ yếu là: quảng cáo, khuyến
mại, tuyên truyền, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp.
Quảng cáo: bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp nhằm đề cao những
ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ và được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo,
chủ thể phải thanh toán các phí.
Khuyến mại: là các biện pháp tác động tức thời, ngắn hạn để khuyến khích việc mua
sản phẩm và dịch vụ.
Tuyên truyền: là các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu
hay cho doanh nghiệp trong cộng đồng nhằm tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ
hay tăng uy tín của doanh nghiệp.
Bán hàng cá nhân: là hoạt động giới thiệu hàng hóa và dịch vụ trực tiếp của người
bán hàng cho khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng hàng hóa và thu nhận
được những thông tin phản hồi từ khách hàng.
Marketing trực tiếp là việc sử dụng một hay nhiều công cụ truyền thông marketing để
ảnh hưởng đến quyết định mua trực tiếp của khách hàng và tạo nên các giao dịch kinh
doanh ở mọi địa điểm.
 Dự toán ngân sách:
Dự toán ngân sách thực chất là dự báo lời lỗ. Để dễ theo dõi khi dự báo cần ghi thành
hai cột: thu và chi. Ở phần thu là dự báo số lượng, đơn vị hàng hóa và đơn giá trung
bình của hàng hóa sẽ bán. Bên phần chi là những chi phí sản xuất, chi phí lưu thông
và chi phí marketing.
 Kiểm soát:
Phần này trình bày trình tự kiểm tra tiến độ thực hiện tất cả những công việc đã đề ra.
Tiến độ kiểm tra có thể tiến hành theo tháng hay quí.
CHƯƠNG 6
KẾ HOẠCH MARKETING - MIX
Đây là chương quan trọng nhất trong toàn bộ đề tài nghiên cứu, ở chương 5 đã trình
bày khái quát về thị trường gạo thành phố Long Xuyên, đánh giá khả năng tham gia
thị trường, phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. Ở chương này sẽ
nêu ra kế hoạch cụ thể để phục vụ các khúc thị trường đã chọn, các nguồn lực để thực
hiện kế hoạch nhằm đạt mục tiêu phát triển thị trường lâu dài.
6.1 Tóm tắt kế hoạch.
Sau khi phân tích thị trường, tìm hiểu các cơ hội tham gia thị trường ta thấy rằng
công ty Angimex có đủ nguồn lực để xâm nhập thị trường gạo thành phố Long
Xuyên. Kế hoạch thự hiện được tóm tắt như sau:
Trước khi tung sản phẩm, công ty tiến hành một số hoạt động như: phát mẫu sản
phẩm dùng thử và thu thập ý kiến của khách hàng để có biện pháp cải tiến sản phẩm.
Sản phẩm gạo của công ty là “gạo vì sức khỏe” gồm 3 loại: gạo Nàng Nhen, gạo mùa
nước nổi, gạo lức mùa nước nổi. Cả ba loại gạo này đều là gạo sạch an toàn, không
dư lượng thuốc trừ sâu, ngoài ra gạo lức mùa nước nổi còn có tác dụng trị bệnh về
tiêu hóa, tim mạch. Đây là điểm khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, định
vị cho sản phẩm của công ty.
Về chiến lược định giá: giá cả là yếu tố cạnh tranh, có thể vì yếu tố giá mà khách
hàng chọn muc sản phẩm này, không mua sản phẩm kia. Đối với ba loại sản phẩm
trên thì gạo lức mùa nước nổi sẽ được định giá cao để tạo sự khác biệt, hai sản phẩm
còn lại định giá theo thị trường.
Thiết lập kênh phân phối: công ty phân phối sản phẩm qua ba kênh: siêu thị / đại lí,
các sạp gạo ở chợ và cửa hàng của công ty.
Chiến lược chiêu thị: tận dụng các hình thức quảng cáo để tạo sự chú ý và lôi kéo
khách hàng như: quảng cáo trên tivi, báo, internet, phát tờ bướm, treo áp phích quảng
cáo. Thực hiện các chiến lược truyền thông, quan hệ công chúng nhằm nâng cao vị
thế của công ty, tăng cường các hoạt động truyền thông về đặc tính sạch của gạo, kích
thích để khách hàng lựa chọn các loại gạo đóng gói đảm bảo an toàn.
6.2 Mục tiêu của kế hoạch xâm nhập thị trường thành phố Long Xuyên.
Trước khi có kế hoạch cụ thể và thực hiện kế hoạch, ta cần xác định các mục
tiêu mà công ty muốn đạt được. Từ những mục tiêu đó công ty mới có những chiến
lược cụ thể và tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
6.2.1 Cơ sở hình thành mục tiêu:
 Triển vọng của ngành.
Nước ta là nước nông nghiệp và kinh doanh lúa gạo là ngành hàng chủ lực được sự
khuyến khích của Nhà nước, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp phát triển.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển nguồn nhân lực tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh kon tum Quản trị Nhân lực 0
L Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005 Kiến trúc, xây dựng 0
T Hướng đổi mới kế hoạch hoá phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ 2001 - 2010 Công nghệ thông tin 0
L Kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
P Quá trình hình thành và phát triển bộ thuỷ sản và vụ kế hoạch tài chính Luận văn Kinh tế 0
G Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội huyện Sóc Sơn 5 năm 2001 - 2005 Luận văn Kinh tế 2
K Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Kạn và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm gần đây Luận văn Kinh tế 2
L Một số giải pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2004 của ngân hàng nông nghiệp và phát triển Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top