daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7
1. Cơ sở pháp lý của việc cập nhật Kế hoạch 8
2. Mục tiêu của việc cập nhật Kế hoạch 11

CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH (BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 713/QĐ-UBND NGÀY 03/4/2012 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NINH) 12

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh 12
1.2. Kết quả thực hiện 14
1.3. Khó khăn và tồn tại 15
1.4. Quan điểm, cách tiếp cận và định hướng ưu tiên trong ứng phó với biến đổi khí hậu 16

1.4.1. Quan điểm 16
1.4.2. Cách tiếp cận 16
1.4.3. Định hướng ưu tiên trong ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh 17

CHƯƠNG 2. CẬP NHẬT DIỄN BIẾN KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH QUẢNG NINH 19

2.1. Biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây 19
2.1.1. Thay đổi về nhiệt độ ở tỉnh Quảng Ninh 19
2.1.2. Thay đổi về lượng mưa ở tỉnh Quảng Ninh 24
2.1.3. Nước biển dâng ở tỉnh Quảng Ninh 29
2.1.4. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở tỉnh Quảng Ninh 29
2.1.5. Thực trạng phát thải khí nhà kính ở tỉnh Quảng Ninh 35

2.2. Các kịch bản BĐKH cho tỉnh Quảng Ninh 39
2.2.1. Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ 39
2.2.2. Kịch bản BĐKH đối với lượng mưa 40
2.2.3. Nước biển dâng và dự báo ngập lụt 41

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở QUẢNG NINH 46

3.1. Đánh giá tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực 46
3.1.1. Tài nguyên nước 46
3.1.2. Hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH 47
3.1.3. Nông-Lâm-Ngư nghiệp và Thủy lợi 49
3.1.4. Công nghiệp và xây dựng 55
3.1.5. Thương mại 58
3.1.6. Giao thông vận tải, văn hóa và du lịch 58
3.1.7. Tác động đến Giáo dục, Y tế và Sức khỏe cộng đồng 60
3.1.8. Tác động đến dân số, đời sống nhân dân và một số vấn đề xã hội 61

3.2. Đánh giá chung tác động của BĐKH 66
3.3. Cơ hội và thách thức của Quảng Ninh trong bối cảnh BĐKH 75
3.3.1. Thách thức của Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu 75
3.3.2. Cơ hội của Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu 75

CHƯƠNG 4. NĂNG LỰC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH QUẢNG NINH 77

4.1. Các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch của Tỉnh trong ứng phó biến đổi khí hậu 77
4.2. Khả năng tài chính của Quảng Ninh cho ứng phó biến đổi khí hậu 78
4.3. Nhận thức của cán bộ quản lý các cấp và cộng đồng dân cư về biến đổi khí hậu 78
4.4. Các cơ sở hạ tầng ứng phó trực tiếp với biến đổi khí hậu 80

CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH 85

5.1. Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu 85
5.2. Nhóm giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 86
5.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu 87
5.4. Các chương trình, nhiệm vụ, dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu 88
5.4.1. Xác định các nhiệm vụ, dự án ưu tiên 88
5.4.2. Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên 91

CHƯƠNG 6. ĐỀ XUẤT LỒNG GHÉP YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, CHƯƠNG TRÌNH, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG NINH 96

6.1. Các nguyên tắc, quan điểm chung trong vấn đề lồng ghép yếu tố BĐKH 96
6.2. Kết quả lồng ghép yếu tố BĐKH ở Quảng Ninh hiện nay 97
6.3. Lồng ghép các yếu tố BĐKH và nước biển dâng vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh 99
6.3.1. Lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường 99
6.3.2. Lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp 100
6.3.3. Lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực phát triển hạ tầng, công nghiệp, năng lượng 102
6.3.4. Lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ 104
6.3.5. Lồng ghép yếu tốt BĐKH vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, sức khỏe và lao động việc làm 104

CHƯƠNG 7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 106

7.1. Bộ máy thực hiện và cơ chế phối hợp 106
7.1.1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh 106
7.1.2. Kiện toàn Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh 106
7.1.3. Trách nhiệm của các Sở, ngành và địa phương 107
7.1.4. Tham gia của các tổ chức xã hội, khối doanh nghiệp và toàn dân 108
7.2. Cơ chế tài chính 108
7.3. Cơ chế giám sát, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch hành động 109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
PHỤ LỤC
Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 113

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu.
BGTVT Bộ Giao thông vận tải.
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường.
BVTV Bảo vệ thực vật.
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CNTT Công nghệ thông tin
CCN Cụm công nghiệp
CSSK Chăm sóc sức khỏe
ĐDSH Đa dạng sinh học.
GDP Tổng sản phẩm quốc nộicủa thành phố;
GTVT Giao thông vận tải.
IPCC Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
KCN Khu công nghiệp
KHHĐ Kế hoạch hành động.
KHCN Khoa học Công nghệ.
KTTV Khí tượng thủy văn.
KT-XH Kinh tế - xã hội.
NBD Nước biển dâng.
MTQG Môi trường quốc gia.
UBND Ủy ban nhân dân.
MTTQ Mặt trận tổ quốc
BOT Xây dựng -Vận hành - Chuyển giao
HĐND Hội đồng nhân dân
CNG Khí thiên nhiên nén
PPP Mô hình hợp tác công tư
WHO Tổ chức y tế thế giới
USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
CARE Tổ chức hợp tác và cứu trợ nhân đạo
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các dự án, nhiệm vụ đã và đang thực hiện theo Kế hoạch số 713/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 14
Bảng 1.2. Các dự án, nhiệm vụ theo Kế hoạch số 713/QĐ-UBND ngày 03/4/2012, được lồng ghép, tích hợp vào các nhiệm vụ chuyên ngành khác 14
Bảng 1.3. Các dự án, nhiệm vụ theo Kế hoạch số 713/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 (giai đoạn 2010-2015), chưa được triển khai thực hiện 14
Bảng 2.1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1990-2015 tại Quảng Ninh 20
Bảng 2.2. Nhiệt độ không khí tối cao giai đoạn 1990-2015 tại Quảng Ninh 22
Bảng 2.3. Nhiệt độ không khí tối thấp giai đoạn 1990-2015 tại Quảng Ninh 23
Bảng 2.4. Tổng lượng mưa năm giai đoạn 1990-2015 tại Quảng Ninh 25
Bảng 2.5. Lượng mưa ngày lớn nhất giai đoạn 1990-2015 tại Quảng Ninh 27
Bảng 2.6. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 34
Bảng 2.7. Tổng hợp lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính tại Việt Nam trong năm 2010 34
Bảng 2.8. Mức thay đổi nhiệt độ trung bình năm, mùa (0C) trong các thập kỷ so với giai đoạn 1980 - 1999 theo các kịch bản phát thải trung bình (B2) 38
Bảng 2.9. Mức thay đổi lượng mưa năm, mùa (%) trong các thập kỷ so với giai đoạn 1980 - 1999 theo Kịch bản phát thải trung bình (B2) tỉnh Quảng Ninh 39
Bảng 2.10. Mực NBD (cm) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực tỉnh Quảng Ninh 40
Bảng 2.11. Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng khu vực tỉnh Quảng Ninh 41
Bảng 2.12. Dự báo nguy cơ các khu vực bị ngập do nước biển dâng 42
Bảng 3.1. Mạng lưới thuỷ điện và nhiệt điện tại Quảng Ninh 55
Bảng 3.2. Danh sách các xã có nguy cơ xảy ra lũ quét tại Quảng Ninh 60
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng vị trí sạt lở, ngập lụt tại các địa phương trên địa bàn Quảng Ninh 63
Bảng 3.4. Tổng hợp các tác động của BĐKH và tình trạng dễ bị tổn thương ở Quảng Ninh 64
Bảng 3.5. Tổng hợp các tác động của BĐKH và mức độ rủi ro ở Quảng Ninh 68
Bảng 4.1. Danh mục các văn bản về ứng phó với biến đổi khí hậu của 75
Bảng 4.2. Danh mục các văn bản về ứng phó với biến đổi khí hậu của 75
Bảng 4.3. Tỷ lệ người dân hiểu biết, có kiến thức ứng phó, thích ứng, thích nghi, sống chung với BĐKH năm 2010 76
Bảng 4.4. Tỷ lệ người dân hiểu biết, có kiến thức ứng phó, thích ứng, thích nghi, sống chung với BĐKH năm 2015 76
Bảng 4.5. Tổng hợp chiều dài đê trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 78
Bảng 4.6. Các dự án trồng rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh đang được triển khai theo nguồn SP- RCC 79
Bảng 4.7. Các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở Quảng Ninh đến năm 2020 80
Bảng 5.1. Chấm điểm ưu tiên thực hiện nhiệm vụ, dự án ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015-2020 88
Bảng 5.2. Danh mục các nhiệm vụ, dự án ứng phó với BĐKH ưu tiên thực hiện giai đoạn 2015-2020 89
Bảng 6.1. Tổng hợp một số văn bản, quy hoạch, kế hoạch, đề án lống ghép yếu tố BĐKH 95


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1990-2015 tại Quảng Ninh 21
Hình 2.2. Sự biến đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1990 – 2015 tại Quảng Ninh 26
Hình 2.3. Phát thải/hấp thụ khí nhà kính theo lĩnh vực tại Việt Nam 38
Hình 2.4. Biểu đồ thay đổi nhiệt độ khu vực tỉnh Quảng Ninh theo Kịch bản phát thải trung bình (B2) so với thời kỳ 1980-1999 40
Hình 2.5. Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Quảng Ninh 42
Hình 6.1. Quy trình tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 95
MỞ ĐẦU

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), gây nên nhiều tác động gây hại cho cuộc sống của con người như: gia tăng nhiệt độ, hạn hán,lũ lụt; dâng cao mực nước biển, thay đổi chế độ mưa; gia tăng tần suất cháy rừng, dịch bệnh và giảm năng suất nông nghiệp… Ở tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu bởi biến đổi khí hậu, diễn biến của thời tiết có nhiều thay đổi, xu hướng nóng dần lên và đã xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài, mưa lớn và bất thường, gây lũ lụt nhiều nơi.
Để ứng phó với BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều hoạt động như xây dựng các chương trình, dự án thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH; đồng thời, xây dựng các thể chế, chính sách để huy động sự vào cuộc của các ngành, các cấp và kêu gọi sự hỗ trợ, tài trợ từ quốc tế trên nhiều lĩnh vực nhằm ứng phó với BĐKH.
Ngày 03/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, trong đó đề ra mục tiêu chiến lược là: “Đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất”. Triển khai, thực hiện Chương trình, tỉnh Quảng Ninh như các tỉnh, thành khác trong cả nước đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho địa phương.
Ngày 03/4/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến 2020 tại Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 03/4/2012. Tuy nhiên, tại thời điểm thực hiện lập Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa ban hành Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012, nên các nội dung đánh giá và giải pháp trong Kế hoạch của Quảng Ninh chưa được thực hiện và bám sát theo Kịch bản mới này. Do hạn chế về thời gian thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh (1 năm) và kinh phí (khoảng 1 tỷ đồng) nên các nội dung đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đến các ngành, lĩnh vực, địa phương và đề xuất các giải pháp, kế hoạch thực hiện mới chỉ mang tính tạo tiền đề và xác định khung hướng hoạt động, chưa phân tích sâu để làm cơ sở xác định các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm và thực tế. Trong quá trình triển khai, cũng đã lộ ra nhiều hạn chế khác của Kế hoạch hành động, đặc biệt về các cơ chế chính sách thu hút nguồn đầu tư, cơ chế phối hợp các ngành. Trong Kế hoạch cũng chưa xác định cụ thể được các giải pháp tổ chức thực hiện để triển khai hiệu quả và đưa các Dự án đề xuất trở thành khả thi.
Ngày 30/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 – 2015 tại Quyết định số 1183/QĐ – TTg, trong đó xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm: “Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của từng địa phương”.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

BĐKH đã và đang tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương trên địa bàn tỉnh QuảngNinh. Việc ứng phó với những tác động của BĐKH là cần thiết và cấp bách trong xu thế hiện nay. Sự hiểu biết và nhận thức của cán bộ quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn Tỉnh là hết sức quan trọng để triển khai hiệu quả các hành động ứng phó với BĐKH.
Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 đã chỉ ra được xu hướng thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa tại khu vực tỉnh Quảng Ninh, làm cơ sở đánh giá ảnh hưởng của BĐKH chi tiết cho các ngành, ĩnh vực, địa phương của Tỉnh. Từ đó, xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH cho từng ngành, lĩnh vực; các nhiệm vụ, dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.
Trong khoảng 30 năm qua, nhiệt độ trung bình năm và tổng mưa năm tại Quảng Ninh có xu hướng tăng theo thời gian. Nhiệt độ thấp nhất đã xuống tới 5,3oC, nhiệt độ cao nhất đã lên tới 36,7oC, lượng mưa ngày lớn nhất đo được là 386,5mm. Mức nước biển tại khu vực Quảng Ninh dâng trung bình mỗi năm dâng khoảng 2 mm.
Dự báo theo Kịch bản phát thải trung bình (B2), tại Quảng Ninh, nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 2,50C, trung bình mỗi năm tăng 0,02oC; lượng mưa năm tăng khoảng 6,7% ; mực nước biển dâng có thể tăng khoảng 0,64m so với thời kỳ 1980 – 1999.
Trước ảnh hưởng của BĐKH, các vùng, địa phương trong Tỉnh dễ bị tổn thương chủ yếu là các khu vực ven biển: Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Hoành Bồ, Hạ Long, Móng Cái. Biến đổi khí hậu tác động đến các ngành, lĩnh vực của Tỉnh, đặc biệt là ngành nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu ở Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Móng Cái...); ngành nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa ở huyện Đông Triều, Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà...); lâm nghiệp (huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hoành Bồ...); tài nguyên nước, công nghiệp, xây dựng- đô thị, năng lượng…
Các tác động của BĐKH xảy ra trong tương lai nặng hay nhẹ đều phụ thuộc vào hành động của con người. Tuy nhiên, hiện nay để đánh giá vấn đề tác động của BĐKH đến tất cả các ngành, lĩnh vực, đến mọi mặt đời sống - xã hội trong tương lai đều phải dựa vào kịch bản BĐKH. Bên cạnh đó, nguồn số liệu thu thập được từ các Sở, ngành, địa phương còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ nên sự đánh giá tác động này còn có độ khó và độ chính xác chưa cao.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ chỉ đạo sát sao, phê duyệt và phân bổ vốn cho việc thực hiện kế hoạch hành động để có thể ứng phó đối với BĐKH tỉnh một cách hiệu quả nhất.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch sẽ có những điều chỉnh, bổ sung, cập nhật kịp thời và phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Sở Tài nguyên môi trường sẽ là đơn vị trực tiếp có những điều chỉnh, bổ sung, cập nhật kịp thời và phù hợp Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

KIẾN NGHỊ

Trong giai đoạn tới các Sở, ngành, địa phương của tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng cơ chế, chính sách để tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của Tỉnh, để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong hệ thống các giải pháp ứng phó với BĐKH của tỉnh, những giải pháp về thích ứng với BĐKH liên quan đến phòng tránh thiên tai và bảo vệ môi trường đối với từng ngành,lĩnh vực sẽ cần được ưu tiên hơn cả. Bên cạnh đó, những giải pháp về giảm nhẹ BĐKH, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng cần có sự quan tâm lớn liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.























PHỤ LỤC
Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020

TT Tên dự án,
nhiệm vụ Mục tiêu Nội dung chính Cơ quan chủ trì Kinh phí
(tỷ đồng) Nguồn kinh phí
1. Hỗ trợ phát triển cách sinh kế nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với BĐKH tại Tiên Yên (dự án vùng) (1) Xác định được các đối tượng nuôi, mô hình nuôi, công nghệ nuôi thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, thích ứng được với diễn biến bất lợi của thời tiết, khí hậu và xâm nhập mặn.
(2) Nâng cao năng lực cho cộng đồng ngư dân ven biển kiến thức ứng phó với BĐKH.
(3) Tạo tiền đề để nhân rộng vào sản xuất và đời sống. (1) Điều tra đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản dễ bị tổng thương bởi BĐKH.
(2) Nghiên cứu đặc điểm sinh học, và các công nghệ nuôi thích hợp với các đối tượng nuôi.
(3)Lựa chọn địa điểm nuôi và xây dựng các mô hình.
(5) Báo cáo tổng kết đánh giá.
(6) Tập huấn, hội thảo, chuyển giao và nhân rộng mô hình.
Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thông 6 Vốn Sự nghiệp kinh tế của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh; Chương trình SP-RCC và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
2. Xây dựng mô hình thủy văn- thủy lực tỉnh Quảng Ninh. Xây dựng mô hình liên kết thủy văn-thủy lực, làm cơ sở đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị, để cải thiện cơ sở hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch đô thị và xây dựng các hành động thích ứng với BĐKH và NBD. (1) Xây dựng mô hình thủy văn- thủy lực và mô phỏng sự phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh.
(2) Xây dựng bản đồ ngập lụt đô thị của Tỉnh.
(3) Đề xuất các hành động thích ứng BĐKH và NBD.
(4) Nâng cao năng lực, nhận thức của cán bộ quản lý các cấp trong việc sử dụng Mô hình trong lập, điều chỉnh và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển đô thị của Tỉnh. Sở Xây dựng 15 Vốn Sự nghiệp kinh tế của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
3. Xây dựng hệ thống giám sát và thông báo sớm thiên tai tỉnh Quảng Ninh. Nhằm thông báo sớm lũ quét, sạt lở cho các khu vực nhạy cảm, để có phương án ứng phó, di dân kịp thời, hạn chế thiệt hại về người và tài sản. (1) Xây dựng và lắp đặt 04 trạm thông báo tại 4 sông chính trên địa bàn Tỉnh: sông Đá Bạc, Tiên Yên, Ba Chẽ và Ka Long.
(2) Đầu tư 04 trạm thông báo di động, phục vụ thông báo sớm tại các vị trí nhạy cảm của Tỉnh. Sở Tài nguyên & Môi trường 18 Vốn Sự nghiệp môi trường của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
4. Lắp đặt hệ thống cảnh bão lũ và camera giám sát mực nước trên kênh chính của các hồ chứa vừa và lớn tỉnh Quảng Ninh. (1) Đảm bảo an toàn cho các hồ chứa vừa và lớn trước thiên tai như bão, mưa lớn.
(2) Thu thập số liệu thủy văn, địa chất phục vụ cho công tác quản lý hồ.
(3) Theo dõi được các diễn biến ảnh hưởng bất lợi đến công trình nhằm có giải pháp sớm đảm bảo an toàn cho các hồ chứa. (1) Lắp đặt các trạm đo mưa, gió tự động, thông báo lũ về.
(2) Lắp các camera theo dõi mực nước trong kênh chính và độ mở cửa cống.
(3) Lắp đặt hệ thống quan sát thấm qua thân đập và quan sát lún trên thân đập.
(4) Thiết lập hệ thống máy chủ tại các trạm quản lý hồ để theo dõi diễn biến và lưu dữ liệu. Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thông 7 Vốn Đầu tư- Phát triển của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh; vốn hỗ trợ của Bộ NN&PTNT và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
5. Hỗ trợ kỹ thuật- đào tạo nguồn nhân lực trong ứng phó BĐKH và nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng trong ứng phó BĐKH. (1) Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác về ứng phó với BĐKH và tăng cường khả năng lồng ghép, tích hợp yếu tố BĐKH trong các quy hoạch, kế hoạch ngành.
(2) Nâng cao nhận thức của cộng đồng, phấn đấu đạt chỉ tiêu đến năm 2020, 100% dân cư của Tỉnh có hiểu biết, nhận thức về BĐKH. (1) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn.
(2) Thực hiện các hoạt động truyền thông dưới nhiều hình thức về BĐKH trên địa bàn Tỉnh.
(3) Phát triển lối sống mới cho nhân dân tỉnh Quảng Ninh, theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải CO2. Sở Tài nguyên & Môi trường 4 Vốn Sự nghiệp môi trường của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
6. Kiểm định an toàn đập cho các hồ chứa vừa và lớn tỉnh Quảng Ninh. Phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn để khắc phục và sửa chữa, đảm bảo an toàn cho các hồ chứa.
(1) Đánh giá kết quả công tác quản lý đập.
(2) Kiểm tra, phân tích đánh giá tài liệu đo đạc, quan trắc đập (tổ mối, bồi lắng lòng hồ ...)
(3) Tính toán lũ và khả năng xả lũ của hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành và tài liệu khí tượng thủy văn đã được cập nhật.
(4) Đánh giá công tác phòng chống bão lụt tại hồ, tình hình an toàn đập và đề xuất khắc phục.
Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thông 6 Vốn Sự nghiệp kinh tế của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
7. Tăng cường trồng rừng ngập mặn, bảo vệ đê biển khu vực đảo Hà Nam. Hình thành đai rừng phòng hộ ven biển bảo vệ tuyến đê biển khu vực trọng yếu, góp phần bảo vệ cho đời sống của gần 50.000 dân trong đê. Cải tạo thể nền, trồng mới 50 ha rừng ngập mặn ven đê trong năm 2016; chăm sóc và bảo vệ đến khi thành rừng vào năm 2020. Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thông 20 Vốn Đầu tư- Phát triển của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh; Chương trình SP-RCC và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
8. Kiểm kê khí nhà kính và hệ thống đo lường, báo cáo và thẩm định (MRV) tại Quảng Ninh Lập bản kiểm kê khí nhà kính nhằm xác định lượng phát thải khí nhà kính và hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ tại tỉnh Quảng Ninh (1) Tăng cường năng lực cho cơ quan thực hiện, thông qua việc lập các hướng dẫn về kiểm
kê khí nhà kính và MRV.
(2) Xác định những đơn vị tiêu thụ năng lượng trọng điểm đã xác định trong Nghị định số 21/2001/NĐ-CP.
(3) Tổ chức hội thảo giữa các cơ quan thuộc chính quyền địa phương và các đơn vị tiêu thụ năng lượng lớn trên địa bàn Tỉnh.
(4) Thu thập dữ liệu, tính toán và kiểm kê lượng phát thải khí nhà kính. Sở Tài nguyên & Môi trường 5 Vốn Sự nghiệp môi trường của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh; Chương trình SP-RCC và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
9. Rà soát, kiên cố hóa đoạn xung yếu hệ thống đê sông, đê biển khu vực Hà Nam, thị xã Quảng Yên. Chắn sóng, triều cường và nước biển dâng, bảo vệ đời sống nhân dân của 8 xã phường khu vực đảo Hà Nam (50.000 dân). Rà soát, kiên cố, tu bổ các đoạn xung yếu với tổng chiều dài khoảng 8km đê. Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thông 20 Vốn Đầu tư- Phát triển của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh; vốn hỗ trợ của Bộ NN&PTNT và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
10. Đánh giá tác động của BĐKH đến đời sống dân cư ven biển tỉnh Quảng Ninh. Đánh giá tác động nguy hại của BĐKH và NBD đến dân cư ven biển, nhằm xác định các giải pháp phòng ngừa và ứng phó. (1) Đánh giá tác động nguy hại của BĐKH và NBD đến cơ sở hạ tầng và đời sống dân cư ven biển theo các kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo ngập lụt.
(2) Dự báo các thiệt hại do BĐKH và NBD có thể gây ra cho cư sở hạ tầng ven biển.
(3) Giải pháp và nhiệm vụ ưu tiên Sở Xây dựng 3 Vốn Sự nghiệp kinh tế của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
11. Xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước khu vực đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên. (1) Đảm bảo tiêu thoát nước mưa, nước thải cho khu vực Đảo (8 xã, phường; 50.000 dân) hiện có địa hình thấp hơn mực nước biển từ 1,5-2m.
(2) Chống ngập úng và hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. (1) Kiểm tra, rà soát hiện trạng tiêu thoát nước và ngập úng, vệ sinh môi trường do ngập úng tại Đảo.
(2) Xây dựng các hồ lắng nước, hệ thống thu gom, trạm bơm cưỡng bức, tiêu thoát nước mưa và nước thải. UBND TX
Quảng Yên 30 Vốn Đầu tư- Phát triển của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh; vốn ODA và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
12. Lập kế hoạch ứng phó với nước biển dâng cho các di sản văn hóa, danh thắng, khu du lịch biển đảo quan trọng của tỉnh Quảng Ninh. Xác định các kế hoạch, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm ứng phó với nước biển dâng cho các khu vực di sản văn hóa, danh thắng, khu du lịch biển đảo quan trọng của tỉnh và quốc gia tại các địa phương: Móng Cái, thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn, thị xã Quảng Yên, thành phố Cẩm Phả. (1) Đánh giá các tác động của nước biển dâng đến các di sản văn hóa và các khu du lịch biển đảo.
(2) Xác định các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm; Lồng ghép, tích hợp các nhiệm vụ vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển ngành văn hóa, du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch 4 Vốn Sự nghiệp kinh tế của Tỉnh; CTMT ứng phó với BĐKH & tăng trưởng xanh và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác
Tổng kinh phí
(tỷ đồng) 138



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở NGÀNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI D Nông Lâm Thủy sản 0
F Khắc phục các rào cản khi áp dụng ISO 9001:2008 vào quản lí hành chính nhà nước về Dân số – Kế hoạch Kinh tế quốc tế 0
H FLC,FLCER.. ĐHCĐ FLC: Đặt kế hoạch lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng và Hành trình tăng vốn siêu khủng ! Tài chính, Chứng khoán 9
K Kế hoạch hành động - Từ ý tưởng đến kết quả thực tế Tài liệu chưa phân loại 0
C Bài giảng Mẫu strategy - Sắp đặt kế hoạch hành động với mẫu chiến lược Tài liệu chưa phân loại 0
C Tăng cường Truyền thông –Giáo dục, Chuyển đổi hành vi về Dân số – Sức khoẻ sinh sản – Kế hoạch hoá g Văn hóa, Xã hội 0
H [Free] Chuyên đề Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi hành chính sự nghiệp tại phòng Kế hoạch- Tài chín Tài liệu chưa phân loại 2
T Hoàn thiện lập kế hoạch năm cho kinh doanh dịch vụ bảo hành tại Trung Tâm bảo hành Viettel Tài liệu chưa phân loại 0
M Lập kế hoạch chiêu thị cho sản phẩm Hành chính nhân sự chuyên nghiệp tại công ty BCC Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top