Darcell

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU
Triết học Mác ra đời từ thế kỷ XIX đã chỉ ra rằng thế giới vật chất không chỉ tồn tại trong sự thống nhất đa dạng của các sự vật hiện tượng mà còn trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó.
Thế giới vật chất như một chỉnh thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau vừa có sự quan hệ qua lại thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết cách vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự liên hệ, tác động qua lại làm cho các sự vật vận động và phát triển không ngừng.
Phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Đây là nội dung quan trọng của quy luật sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại – một trong những vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật - triết học Mác.
Quá trình hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại trên bình diện toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng và trở thành xu hướng tất yếu của thế giới đương đại. Quá trình này mà đặc biệt hơn là quá trình hội nhập WTO chính là biểu hiện rõ nét trong việc vận dụng Quy luật “những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất” của Đảng và nhà nước ta trong thời gian qua.
Với những kiến thức nghiên cứu được, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giảng viên và nhà trường, trong bài viết này, tui xin tập trung nghiên cứu những vấn đề xung quanh Quy luật lượng đổi – chất đổi và sự vận dụng Quy luật này trong quá trình nước ta hội nhập WTO.
Đề tài có tên gọi: “HỘI NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUY LUẬT LƯỢNG ĐỔI- CHẤT ĐỔI”.
Đây là một đề tài có tính lý luận và thực tiễn cao, đòi hỏi khả năng nắm bắt sâu sắc về những quan điểm của triết học Mác - Lê Nin cũng như những kiến thức, tư liệu về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và quá trình hội nhập WTO nói riêng của nước ta. Vì thế, với khả năng có hạn cùng những hạn chế nhất định về quỹ thời gian và điều kiện học tập, đề tài không sao tránh khỏi những nhược điểm, thiếu sót. Người viết kính mong được sự chân thành góp ý, bổ sung từ phía người đọc.
Đề tài gồm 3 phần :
Phần thứ nhất :Những lý luận chung về quy luật lượng đổi–chất đổi
Phần thứ hai :Quá trình hội nhập WTO của nước ta nhìn từ quy luật lượng đổi–chất đổi
Phần thứ ba :Kết luận

Người viết một lần nữa xin Thank các thầy cô giảng viên bộ môn Triết Học – Khoa sau Đại Học - trường đại học Kinh Tế Luật TPHCM đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài này.


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2010
NGƯỜI THỰC HIỆN



ĐẶNG MINH SANG









PHẦN I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG ĐỔI-CHẤT ĐỔI
1. Quan niệm biện chứng về chất và lượng
1.1 Quan niệm về chất và lượng của các nhà triết học cổ
1.1.1. Arixtốt : Nhà triết học cổ đại Arixtốt là người đầu tiên đưa ra quan niệm chất và lượng với tư cách là các phạm trù triết học. Ông xem chất là tất cả những gì làm cho sự vật là nó. Là những cái gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành. Ông phân lượng của sự vật thành hai loại: số lượng và đại lượng.Ngoài ra, ông cũng là người đầu tiên tiến tới giải quyết vấn đề quan trọng đó là vấn đề tính nhiều chất của sự vật. Từ đó, ông phân biệt sự khác nhau về hình thức với chất căn bản của sự vật – cái sẽ xuất hiện hay mất đi cùng với sự xuất hiện hay mất đi của bản thân sự vật; ông cũng đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù độ, xem độ là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa chất và lượng.
1.1.2. Hêghen : Quan niệm về lượng và chất của sự vật, hiện tượng đã có bước tiến đáng kế trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Hêghen. Hêghen đã phân tích một cách tỉ mỉ sự thống nhất biện chứng, mối quan hệ qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa lượng và chất, xem xét chất và lượng nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Với quan điểm biện chứng, Hêghen đã xem xét từ chất thuần tuý đến chất được xác định ; chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng; lượng cũng không ngừng tiến hoá, số lượng là đỉnh cao nhất trong sự tiến hoá.
Trong việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất, Hêghen đặc biệt chú ý tới phạm trù bước nhảy. Chính dựa trên tư tưởng của Hêghen, Lênin đã rút ra một kết luận quan trọng là : Việc thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu chí cơ bản để xem đó là người theo quan điểm biện chứng hay siêu hình về sự phát triển.
Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy tâm, Hêghen đã xem các phạm trù chất, lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của tinh thần, của ‘‘ý niệm tuyệt đối’’chứ không phải là những nấc thang nhận thức của con người đối với thế giới bên ngoài.
1.2. Quan niệm biện chứng duy vật về chất và lượng
1.2.1 Quan niệm biện chứng duy vật về chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm ra nó và do đó nó khác với cái khác.
Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật trong mối quan hệ qua lại với sự vật khác. Ví dụ : Khi cho đường vào nước ta thấy đường có tính tan, khi nếm ta biết đường có vị ngọt. Vậy tính tan, vị ngọt .. là thuộc tính của đường. Tất cả những thuộc tính của đường là những cái vốn có của đường, nhưng chúng chỉ bộc lộ ra trong quan hệ của đường với nước hay trong quan hệ của đường với vị giác của con người.
Đặc trưng khách quan nói trên quy định cách nhận thức của con người đối với vật chất của sự vật, để nhận thức được những thuộc tính, chúng ta cần nhận thức nó trong mối quan hệ giữa các sự vật. Trong mối quan hệ cụ thể thường bộc lộ ra một thuộc tính (một khía cạnh về chất) của sự vật. Do vậy, để nhận thức được chất với tư cách là sự tổng hợp của tất cả các thuộc tính vốn có của sự vật đó, chúng ta phải nhân thức sự vật trong tổng hòa các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật lại có một tổng hợp những đặc trưng về chất của mình, nên khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa, mỗi sự vật có vô vàn chất. Cho nên khi diễn đạt tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó, Ăngghen đã viết : ‘‘những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng, mới tồn tại ’’1.
Với tư cách là những khía cạnh của chất được bộc lộ ra trong các mối quan hệ, các thuộc tính của sự vật cũng có vị trí khác nhau tạo thành những thuộc tính cơ bản và những thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi sự vật chỉ có một chất cơ bản, đó là tổng hợp những thuộc tính
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top