rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc là một xã hội đầy hỗn loạn và có
nhiều biến động. Nhà Tây Chu có nhiều biến động lớn lao, toàn diện và kéo dài. Lực lượng
sản xuất đã có bước phát triển rõ nét. Kết quả của sự biến động về kinh tế dẫn đến sự đa
dạng trong kết cấu giai tầng xã hội. Nhiều giai tầng mới xuất hiện, mới cũ đan xen và mâu
thuẫn ngày càng gay gắt. Nổi lên trong xã hội là các mâu thuẫn: giữa tầng lớp tư hữu tài
sản (hiển tộc) không được tham gia chính quyền với giai cấp quý tộc thị tộc của nhà Chu;
mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấp quý tộc thị
tộc nhà Chu; mâu thuẫn trong bản thân giai cấp quý tộc thị tộc nhà Chu; mâu thuẫn giữa
tầng lớp tiểu quý tộc thị tộc với tầng lớp đại quý tộc thị tộc; giữa nông dân công xã với
tầng lớp mới lên. Đồng thời, xã hội chuyển mình dữ dội, đặc biệt là sự ra đời của các
thành thị tự do phồn vinh và những thành quả đạt được trên lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Trong giai đoạn này, cùng với việc tranh quyền, đoạt lợi là các cuộc chiến tranh
diễn ra liên miên, bất chấp đạo lý. Đây là thời kỳ mà các mối quan hệ giữa người với người
cũng như các nguyên tắc luân lý, đạo đức tốt đẹp của thời nhà Chu đã bị đảo lộn.. Trong
nước cũng đã xuất hiện những trung tâm, như Tắc Hạ của nước Tề, những tụ điểm như
những mạnh thường quân mà ở đó có những "kẻ xử sỹ bàn ngang" hay "bàn việc nước".
Lịch sử gọi thời kỳ này là "Bách gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách gia tranh minh"
(trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình đó đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng vĩ đại, hình

thành nên hệ thống triết học, mở đầu cho lịch sử tư tưởng Trung Quốc có ngôn ngữ và ý
nghĩa chặt chẽ.
Một trong những nhà triết học đó là Khổng Tử (551 - 479 TCN). Thời đại của
Khổng Tử là thời kỳ "Vương đạo suy vi", "Bá đạo trị vì", như ông đã từng than rằng "vua
không phải đạo vua, tui không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo
con". Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc Chu, ông chủ
trương lập lại kỷ cương của nhà Chu với nội dung mới cho phù hợp. Khổng Tử lập ra học
thuyết, mở trường dạy học, đi chu du khắp nơi, tranh luận với các phái khác để tuyên
truyền lý tưởng của mình. Ông xây dựng học thuyết chính trị xã hội. Từ đó, Nho giáo đã ra


2

2

đời mang đậm tính chính trị, đạo đức. Với khát vọng đưa xã hội trở lại thời kỳ thanh bình
và thịnh trị của thời đại Nghiêu, Thuấn; Nho giáo chứng tỏ xu hướng biện luận về xã hội,
đạo đức. Một trong những vấn đề cốt lõi của triết học Nho giaó mà khởi đầu từ Khổng Tử
là học thuyết về luân lý và đạo đức. Đây là vấn đề bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của con
người và các vấn đề chính trị, văn hoá, xã hội.
Học thuyết luân lý và đạo đức của Khổng Tử nhằm mục đích để đổi loạn thành
trị, vì vậy thông qua ba phạm trù chủ yếu: "Nhân", "Lễ", "Chính danh", Nho giáo muốn cải
tạo con người, trong đó tập trung lấy lấy "tu thân" làm gốc. Bởi lẽ, "tu thân" nhằm thực
hiện đạo làm người. Chỉ có thực hiện đạo làm người mới có thể khắc phục được thực
trạng: bề tui giết vua, con giết cha, em giết anh, bạn bè lấn át nhau đang diễn ra như cơm
bữa trong xã hội.
Luân lý đạo đức theo tư tưởng Nho giáo được thể hiện trước hết thông qua
thuyết "Chính danh". "Chính danh là làm cho mọi việc ngay thẳng", "Chính danh" thì
người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, trên dưới, vua tôi, cha con trật tự
phân minh thông qua chủ trương thực hiện theo ngũ luân, ngũ thường. Chúng ta có thể
thấy rõ điều đó qua cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và Tử Lộ: Tử Lộ hỏi: "Vua nước Vệ có
ý mong đợi thầy đến làm chính sự, thầy sẽ làm gì trước hết". Khổng Tử đáp: trước hết phải
chính danh cái đã. Tử Lộ hỏi: lại thế ư! Thầy thật viển vông, chính làm gì?. Khổng Tử nói:
"Do kia thật quê kệch! Người quân tử đối với những điều mình không biết, hãy để trống
đấy. Danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc không thành, việc
không thành thì mọi điều lễ nhạc không gây lại được, không gây lại được lễ nhạc thì hình
phạt sẽ sai trật tự cả, hình phạt không đúng thì dân sẽ bị bó buộc tay chân. Cho nên người
quân tử có danh rồi tất phải nói, nói rồi tất phải làm". Như vậy, đối với Nho giáo, chính
danh là điểm then chốt để gây dựng lại luân lý đạo đức nhằm đưa xã hội trở lại trật tự, nề
nếp.

Để thực hiện luân lý đạo đức theo "Chính danh', Nho giáo chủ trương thực hiện
"tu thân" theo ngũ luân, ngũ thường.
Ngũ luân là năm mối quan hệ phổ biến trong xã hội: Quân - Thần, Phụ - Tử, Phu
- Phụ, Huynh - Đệ, Bằng - Hữu, trong đó có ba mối quan hệ rường cột (Quân - Thần, Phụ Tử, Phu - Phụ) gọi là tam cương.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top