daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU




1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, với xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều yêu cầu mới. Trước sự đòi hỏi đó, hoạt động kiểm toán được ra đời ở Việt Nam. Hai mươi năm qua là một chặng đường không dài nhưng đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độc lập còn non trẻ của Việt Nam. Với số lượng gần 200 công ty kiểm toán đang hoạt động, quả thực chưa bao giờ hoạt động kiểm toán độc lập lại sôi
động như hiện nay. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành tăng lên nhanh
chóng cùng với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập là một nhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong đó, hoạt động kiểm toán BCTC giữ vai trò quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng. Nó giảm thiểu rủi ro thông tin, tăng độ tin cậy thông tin kế toán và góp phần lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế.
Khoản mục nợ phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng trên BCTC của doanh nghiệp, có liên quan chặt chẽ đến chu trình bán hàng, thu tiền cũng như các chỉ tiêu trọng yếu có trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng là một phần quan trọng trong kiểm toán BCTC.
Sau quá trình học tập, tìm hiểu về kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng, cùng với thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC), em đã được trực tiếp tiếp cận với khoản mục nợ phải thu khách hàng. Nhân thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục này trong kiểm toán BCTC, em đã lựa chọn thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện.” để nghiên cứu và làm bài chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là dựa trên những lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính và thực tế kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) để làm căn cứ đối chiếu giữa lý luận và thực tế. Nhờ đó đề xuất ý kiến và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: duy vật biện
chứng, phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê và phương pháp tổng hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung tìm hiểu và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam liên quan đến hoạt động kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC).
5. Kết cấu của bài chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề bao gồm ba phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC) thực hiện.

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH


CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Khái niệm và đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng
 Khái niệm
Khoản mục nợ phải thu khách hàng: Là các khoản phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thu tiền không trùng nhau. Các khoản phải thu của khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp nhưng bị người mua chiếm dụng, mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi.
Trên bảng CĐKT, khoản mục nợ phải thu khách hàng được trình bày tại phần Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, bao gồm khoản mục nợ phải thu khách hàng được ghi theo số phải thu gộp và khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được ghi âm. Do vậy, phần nợ phải thu khách hàng trừ đi phần dự phòng chính là nợ phải thu thuần.

 Đặc điểm
Khoản mục nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng trọng trên BCĐKT, vì có mối liên hệ mật thiết đến kết quả kinh doanh của đơn vị và việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào sự ước tính của nhà quản lý nên rất khó kiểm tra.
Người sử dụng BCTC thường dựa vào mối liên hệ giữa tài sản và công nợ để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó, đây là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng so với thực tế để làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nợ phải thu khách hàng có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh, do đó luôn có khả năng doanh nghiệp ghi tăng thêm để làm tăng lợi nhuận và doanh thu của đơn vị.
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi làm tăng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ lập dự phòng, do đó làm giảm lợi nhuận kỳ báo cáo.

Phương pháp hạch toán kế toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng
 Nguyên tắc hạch toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng
Các khoản phải thu khách hàng mặc dù được phân loại thành khoản phải thu ngăn hạn và khoản phải thu dài hạn nhưng các khoản phải thu này vẫn được theo dõi trên cùng một tài khoản, chi tiêt cho từng đối tượng phải thu. Đến cuối kỳ kế toán, kế toán viên căn cứ vào hợp đồng và các chứng từ có liên quan để phân chia thành các khoản phải thu khách hàng ngăn hạn và dài hạn. Do đó, khi hạch toán khoản phải thu khách hàng phải tuân thủ các nguyên tắc sau (theo Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính):
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư.
Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hay đã thu qua Ngân hàng).
Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hay có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hay có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo sự thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hay trả lại số hàng đã giao.
 Nội dung và kết cấu tài khoản phản ánh
Để hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua, kế toán sử dụng tài khoản 131­ Nợ phải thu khách hàng. Kết cấu tài khoản :
Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu của khách hàng mua chịu sản phẩm, hàng hoá, vật tư… của doanh nghiệp. Số tiền thừa trả lại cho khách hàng, số tiền do xóa

sổ khoản phải thu của khách hàng mà không thu hồi được và số tiền chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ.
Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng đã trả nợ,số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng. Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại, doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hay không có thuế GTGT), số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ:Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hay số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.
 Nguyên tắc hạch toán dự phòng phải thu khó đòi:
Để hạch toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng tài khoản 139­ Dự phòng phải thu khó đòi. Đây là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 131 nên có cách ghi ngược lại. Kết cấu tài khoản :
Bên Nợ: Phản ánh việc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi và xử lý các khoản phải thu khó đòi.
Bên Có: Phản ánh số dự phòng trích lập
Số dư bên Có: Số dự phòng phải thu trích lập hiện có.
Tại điều 6, Thông tư 228/2009/TT­ BTC quy định một số điểm như sau về lập dự phòng phải thu khó đòi:
Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng
Thời điểm lập và hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi là cuối kỳ kế toán năm. Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở thời điểm lâp BCTC giữa niên độ.
Đối tượng và điều kiện


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi y tế VT Y dược 0
D HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần Dược & Vật tư thú y HANVET Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top