daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đang hoạt động trong một nền kinh tế thị trường hết sức sôi động với nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng không ít những nguy cơ. Một trong những nguy cơ đó là các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt cùng những biến hoá khôn lường và các mối quan hệ vô cùng phức tạp của nó. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải tập trung vào các hoạt động Marketing hơn nữa. Đặc biệt là hoạt động Marketing của hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp.
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động phân phối như là một biến số Marketing tạo lợi thế dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Quả thật như vậy, vì nếu kênh phân phối của công ty hoạt động thông suốt sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí phân phối, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường
Do tầm quan trọng của kênh phân phối sản phẩm và xuất phát từ thực tế trên chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại An Phát”
Hiện nay Công ty sản xuất và thương mại An Phát sử dụng 2 kênh phân phối chủ yếu gồm Kênh thứ nhất là kênh bán hàng qua đại lý 1 cấp: Chính là kênh có một trung gian như một người bán lẻ hợp đồng mua sản phẩm của công ty và cung cấp cho người tiêu dung cuối cùng, kênh một cấp còn được gọi là kênh rút gọn, kênh một mức, và Kênh thứ hai gọi là kênh 2 cấp: Có 2 cấp trung gian là các nhà bán buôn và bán lẻ, hay các đại lý cấp I và đại lý cấp II. Tại kênh, sản phẩm vận động từ người sản xuất tới người tiêu dùng thông qua các trung gian (đại lý cấp I, đại lý cấp II) chính vì vậy mà phạm vi hoạt động, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, tạo điều kiện mua sắm của khách hàng được thuận lợi nhất.
Trong các kênh phân phối thì trong công ty đã có sự chênh lệch trong việc phân phối sản phẩm giữa kênh một cấp và kênh hai cấp. Trong đó, khối lượng tiêu thụ qua kênh thứ nhất ở các năm đều chiếm tỷ lệ lớn trong tổng khối lượng tiêu thụ của Công ty.
Việc xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối có mối quan hệ chặt chẽ với tình hình sản xuất của nhà máy, vì tình hình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô thị trường cũng như tiến độ cung ứng hàng hoá của nhà máy. Tại công ty sản xuất thức ăn gia súc An Phát việc quản trị hệ thống kênh phân phối được tiến hành theo các công đoạn bao gồm: Tuyển chọn thành viên kênh, khuyến khích các thành viên kênh và đánh giá hoạt động của các kênh.
Với sự nỗ lực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đầu tư đúng hướng của công ty nên trong những năm qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ, điều này đã phần nào chứng tỏ được tầm quan trọng của 2 kênh phân phối mà công ty đang sử dụng.
Trong quá trình hoạt động, hệ thống kênh phân phối của công ty đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ của mình, doanh số bán của các đại lý của nhà máy liên tục tăng trong các năm vừa qua, điều này cho thấy hoạt động của các đại lý là có hiệu quả và có sự tiến bộ trong quá trình hoạt động. Tiến độ thanh toán của các đại lý cũng được cải thiện dần qua các năm, tình trạng nợ đọng của các đại lý đã giảm đáng kể, việc này đã làm cho vòng quay của vốn nhanh hơn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuy còn một số yếu điểm như vậy nhưng nhìn chung với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động thì việc có thể tạo ra được một hệ thống kênh phân phối như vậy là tương đối tốt.
Các kiến nghị đưa ra đối với Nhà nước để nâng cao kết quả hoạt động sản xuât của công ty là (i) Nhà nước cần có chính sách thuế hợp lý cho ngành sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, hiện nay trong lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu nhà nước áp dụng mức thuế là 10% đây là mức thuế hơi cao, sản phẩm của ngành này chủ yếu phục vụ nông dân vì vậy giá thành là một vấn đề đối với các doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp cũng phải nhập khẩu khá nhiều nguên liệu từ bên ngoài vì thế với mức thuế như hiện nay sẽ đẩy giá thành lên cao, giảm hiệu quả kinh doanh, (ii) Nhà nước nên lập ra một tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng, để có thể hỗ trợ họ trong việc xuất khẩu hàng hóa cũng như tìm các nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu rẻ, mua được những dây truyền công nghệ với giá rẻ và chất lượng bảo đảm, (iii) Nhà nươc nên khuyến khích hơn nữa mô hình kinh tế trang trại, việc thực hiện thành công mô hình này không chỉ mang lại lợi ích cho các trang trại và các doanh nghiệp sản xuât thức ăn công nghiệp mà còn mang lại một nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, (iv) Nhà nước cần chú trọng hơn nữa tới công tác quản lý thị trường, quản lý chặt trẽ việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu sản phẩm, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, làm lành mạnh hơn môi trường kinh doanh.

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đang hoạt động trong một nền kinh tế thị trường hết sức sôi động với nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng không ít những nguy cơ. Một trong những nguy cơ đó là các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt cùng những biến hoá khôn lường và các mối quan hệ vô cùng phức tạp của nó. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải tập trung vào các hoạt động Marketing hơn nữa. Đặc biệt là hoạt động Marketing của hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp. Đây là một bộ phận quan trọng của chiến lược Marketing - Mix. Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ được đưa như thế nào đến tay người tiêu dùng. Các quyết định về phân phối thường phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các biến số Marketing khác. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động phân phối như là một biến số Marketing tạo lợi thế dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Quả thật như vậy, vì nếu kênh phân phối của công ty hoạt động thông suốt sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí phân phối, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Do tầm quan trọng của kênh phân phối sản phẩm và xuất phát từ thực tế trên chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại An Phát”





1.2 Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
An Phát là một doanh nghiệp tư nhân cổ phần hoá hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh: Cung cấp thức ăn cho các loại gia súc và gia cầm. Công ty có mạng lưới phân phối tương đối rộng khắp. Tuy nhiên, với môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công ty cũng gặp không ít những khó khăn, hiệu quả hoạt động của công ty bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có những bất cập do hoạt động phân phối của công ty gây ra. Trong đề tài này chúng tui xin trình bày một số vấn đề có liên quan đến thực trạng hoạt động của kênh phân phối cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhằm chỉ ra những ưu nhược điểm trong hoạt động phân phối của công ty. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty sản xuất và thương mại An Phát trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về hệ thống kênh phân phối sản phẩm nói chung và phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi nói riêng.
+ Đánh giá đúng thực trạng hoạt động của kênh phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
+ Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Là việc tổ chức và hoạt động của kênh phân phối tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại An Phát, tìm ra các mặt mạnh mặt yếu của từng loại kênh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
1.3.2.1: Phạm vi về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại An Phát.
1.3.2.2: Phạm vi về thời gian: Từ 23/12/2009 – 26/5/2010.


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và vai trò của kênh phân phối
2..1.1.1 Định nghĩa kênh phân phối:
Theo quan điềm tổng quát kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nói cách khác đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hay người sử dụng công nghiệp, để họ có thể mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá hay thông qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là các trung gian.
Có nhiều loại trung gian tham gia vào kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau. Dưới đây la một số loại trung gian chủ yếu:
- Nhà bán buôn: Là những trung gian bán hàng hoá và dịch vụ cho các trung gian khác, cho nhà bán lẻ hay cho những nhà sử dụng công nghiệp.
- Nhà bán lẻ: Là những người trung gian hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Đại lý và môi giới: Là những nhà trung gian có quyền hành động hợp pháp thay mặt nhà sản xuất.
- Nhà phân phối: Dùng để chỉ những trung gian thực hiện phân phối trên thị trường công nghiệp. Đôi khi người ta cũng dùng để chỉ nhà bán buôn.
- Một số trung gian mua hàng hoá thực sự từ người bán, dự trữ chúng và bán lại cho người mua. Những trung gian khác như đại lý và người môi giới thay mặt cho người bán nhưng không sở hữu sản phẩm, vai trò của họ là đưa người mua và người bán lại với nhau. Nói tóm lại kênh phân phối là một hệ thống được thiết lập từ người sản xuất chảy qua các trung gian hay trực tiếp đến với người tiêu dùng cuối cùng.
2.1.1.2 Chức năng của các kênh phân phối:
- Chức năng nghiên cứu thị trường: Các kênh phân phối có chức năng thu thập những thông tin thị trường cần thiết để lập chiến lược phân phối.
- Chức năng xúc tiến khuyếch trương: Các kênh phân phối có chức năng xúc tiến khuyếch trương cho các sản phẩm họ bán. Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá.
- Chức năng thương lượng: Các kênh phân phối có chức năng thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh. Thỏa thuận với nhau về giá cả và các điều kiện phân phối khác.
- Chức năng phân phối vật chất: Vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hoá.
- Chức năng thiết lập mối quan hệ: Kênh phân phối có chức năng tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những người mua tiềm năng.
- Chức năng hoàn thiện hàng hoá: Chức năng này của kênh phân phối làm cho hàng hoá đáp ứng những nhu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản xuất.
- Tài trợ: Tạo cơ chế tài chính giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán.
- Chức năng san sẻ rủi ro liên quan đến quá trình phân phối giữa các thành viên trong kênh.
Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này giữa các thành viên của kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng là chuyên môn hoá và phân công lao động. Nếu nhà sản xuất thực hiện các chức năng này thì chi phí sẽ tăng và giá cả sẽ cao hơn. Khi một số chức năng được chuyển cho người trung gian thì chi phí hoạt động của người trung gian sẽ tăng lên. Vấn đề ai thực hiện các công việc của kênh sẽ làm cho năng xuất và hiệu quả cao hơn.
2.1.1.3 Vai trò và chức năng của các trung gian:
Các nhà sản xuất sử dụng các trung gian trong kênh phân phối bởi họ nhận thấy các trung gian bán hàng hoá và dịch vụ hiệu quả hơn nhờ tối thiểu hoá số lần tiếp xúc bán cần thiết để thỏa mãn thị trường mục tiêu Nhờ quan hệ tiếp xúc kinh nghiệm việc chuyên môn hoá và quy mô hoạt động, những người trung gian sẽ đem lại cho công ty lợi ích nhiều hơn so với công ty tự làm lấy. Vai trò của các trung gian là làm cho cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả. Trong một số trường hợp nhà sản xuất có thể phân phối trực tiếp, nhưng phần lớn sản phẩm cần phân phối qua nhiều trung gian theo nguyên tắc chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội. Các trung gian khác nhau thực hiện các chức năng marketing khác nhau và với mức độ khác nhau. Ở đây các chức năng marketing này là hoàn toàn khách quan, cần có người thực hiện dù là nhà sản xuất hay trung gian. Nói cách khác, câu hỏi về quản lý ở đây không phải là có thực hiện các chức năng này hay không mà là ai sẽ thực hiện chúng và thực hiện với mức độ nào.

Để hoàn thành bài viết này tui đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo nhà máy và đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Th.S Lương Xuân Chính khoa kinh tế & PTNT tui xin chân thành Thank những giúp đỡ quý báu đó.
5.2 Kiến nghị:
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các nỗ lực của các doanh nghiệp sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn nếu như có được sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Công ty cổ phần sản xuât và thương mại An Phát là một doanh nghiệp trong ngành chế biến thức ăn gia súc, đây là một ngành đang phát triển tại Việt Nam. Nông nghiệp là một thế mạnh lớn của nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc phát triển chính là làm tăng thêm lợi thế cho mình. Vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn nuôi là một việc rất đáng để làm. Để tạo điều kiện cho nghành này phát triển nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ như:
- Chính sách thuế: Nhà nước cần có chính sách thuế hợp lý cho ngành sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, hiện nay trong lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu nhà nước áp dụng mức thuế là 10% đây là mức thuế hơi cao, sản phẩm của ngành này chủ yếu phục vụ nông dân vì vậy giá thành là một vấn đề đối với các doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp cũng phải nhập khẩu khá nhiều nguên liệu từ bên ngoài vì thế với mức thuế như hiện nay sẽ đẩy giá thành lên cao, giảm hiệu quả kinh doanh.
- Nhà nươc nên lập ra một tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng, để có thể hỗ trợ họ trong việc xuất khẩu hàng hóa cũng như tìm các nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu rẻ, mua được những dây truyền công nghệ với giá rẻ và chất lượng bảo đảm.
- Nhà nước nên khuyến khích hơn nữa mô hình kinh tế trang trại, việc thực hiện thành công mô hình này không chỉ mang lại lợi ích cho các trang trại và các doanh nghiệp sản xuât thức ăn công nghiệp mà còn mang lại một nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước.
- Nhà nước cần chú trọng hơn nữa tới công tác quản lý thị trường, quản lý chặt trẽ việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu sản phẩm, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, làm lành mạnh hơn môi trường kinh doanh

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top