daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3
A. Mở đầu – Tổng quan nghiên cứu đề tài 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu 5
3. Mục tiêu nghiên cứu 7
4. Phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 8
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 8
5.1.2. Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp 9
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 9
5.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp 9
5.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp 10
6. Kết cấu đề tài 10
B. Nội dung 11
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác xây dựng KHBH của DN thương mại 11
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến công tác xây dựng KHBH của DN 11
1.1.1. Khái niệm về BH và quản trị BH 11
1.1.2. Khái niệm về KHBH và xây dựng KHBH 12
1.2.1. KHBHcủa DN 14
1.2.2. Dự báo BH của DN 17
1.2.3. Xây dựng mục tiêu BH của DN 20
1.2.4. Xây dựng các hoạt động và chương trình BH 22
1.2.5. Xây dựng ngân sách BH 23
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng KHBH trong DN thương mại 25
1.2.1. Các nhân tố bên ngoài DN 25
1.2.2. Các nhân tố bên trong DN 26
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng KHBH của công ty cổ phẩn sữa Việt Nam - Vinamilk 28
2.1. Khái quát về công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 30
2.1.3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 31
2.1.4. Cơ cấu tổ chức công ty 32
2.1.5. Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty 33
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm 2009-2011 35
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng KHBH của công ty sữa Vinamilk 37
2.2.1. Thực trạng về KHBHcủa công ty 37
2.2.2. Thực trạng về công tác dự báo BH của công ty 38
2.2.3. Thực trạng về công tác xây dựng mục tiêu BH của công ty 40
2.2.4. Thực trạng về công tác xác định hoạt động và chương trình BH của công ty………………………………………………………………………………..42
2.2.5. Thực trạng về công tác xây dựng ngân sách BH của công ty 44
2.3. Các kết luận về thực trạng công tác xây dựng KHBH tại công ty sữa Vinamilk 45
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân 45
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 47
Chương 3. Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xây dựng KHBH của công ty sữa Vinamilk 48
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 48
3.2. Quan điểm hoàn thiện công tác xây dựng KHBHtrong công ty 49
3.3. Các đề xuất, giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xây dựng KHBH của công ty sữa Vinamilk 49
3.3.1. Hoàn thiện các căn cứ xây dựng KHBHcủa công ty 49
3.3.2. Hoàn thiện công tác dự báo BH của công ty 52
3.3.3. Hoàn thiện công tác xây dựng mục tiêu BH của công ty. 55
3.3.4. Hoàn thiện công tác xác định hoạt động và chương trình BH công ty 56
3.3.5. Hoàn thiện công tác xây dựng ngân sách BH của công ty 57
3.3.6. Các giải pháp khác 58
3.3.7. Các kiến nghị với nhà nước 58
C. Kết luận 60

















LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian cùng nhau thực hiện đề tài này, với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Trịnh Thị Nhuần - giáo viên hướng dẫn trực tiếp, chúng em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Ngoài việc các thành viên trong nhóm được bổ sung thêm kiến thức về môn quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, có thêm kiến thức và hiểu sâu về cách thức xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả trong doanh nghiệp thương mại mà nhóm còn được rèn luyện khả năng giao tiếp, biết cách thu thập số liệu, cách thức tổng hợp, đánh giá thông tin thu thập được, rèn luyện khả năng tư duy và phân tích chuyên sâu. Đặc biệt, chúng em có cơ hội rèn luyện cách hoat động nhóm, điều mà ở các bậc học trước đây chúng em chưa có cơ hội tiếp cận.
Trong một thời gian dài cùng với việc các kĩ năng của nhóm chưa được hoàn thiện và lượng kiến thức có hạn nên kết quả nghiên cứu của đề tài còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Nhóm nhận thấy: Vấn đề nghiên cứu trong đề tài là một vấn đề phức tạp của quản trị; xét trong điều kiện thực tế thì vấn đề còn chịu tác động rất lớn của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác nhau khiến cho việc nhận định, nhận thức, tìm hiểu vấn đề của nhóm tương đối phức tạp và chưa thực sự cặn kẽ, sâu sắc. Bên cạnh đó, vì nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau mà nhóm gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình điều tra thông tin thực tế; thu thập, tổng kết và xử lí số liệu cũng như khái quát, đánh giá tình hình.
Những hạn chế kể trên đặt ra cho nhóm yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu cả về chiều rộng, chiều sâu của vấn đề và khắc phục những hạn chế về kiến thức cũng như kĩ năng của mình.


MỞ ĐẦU - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“DN chỉ thu được kết quả khi nó được hướng dẫn bởi một chương trình hoạt động, một kế hoạch nhất định” – Henry Fayol.
Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập, nền kinh tế có nhiều chuyển biến phức tạp. Trên thị trường, hàng hóa của nhiều nước có thể cùng xuất hiện tại một vùng địa lý, giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn nhưng đối với các DN tham gia kinh doanh đó lại là một thách thức. Vì thế, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi các DN phải thu hút ngày càng nhiều khách hàng, đồng thời không ngừng mở rộng thị trường, để tăng doanh số hàng hóa, dịch vụ. Con đường duy nhất chỉ có thể là đẩy mạnh hoạt động BH nhằm gia tăng lợi nhuận. Nếu hoạt động BH được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch cụ thể, hàng hóa sẽ được nhiều khách hàng chấp nhận, uy tín của DN được khẳng định trên thị trường. Việc lên KHBH giúp DN sẽ có những chuẩn bị nhất định trước những biến cố bất ngờ trên thị trường, đem lại khả năng phục vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt nhất.
KHBH không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng luôn mang tính thời sự, cấp bách, đó là mối quan tâm hàng đầu của DN. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều DN ở Việt Nam, công tác xây dựng KHBHvẫn chưa được đầu tư đúng mức nên chưa đem lại hiệu quả cao. Trong khi đó, ở những nước có nền kinh tế phát triển, xây dựng KHBH được coi là công việc cần thiết, tiên quyết đối với sự thành công của mỗi DN. Thực tế đã chứng minh, DN nào có hệ thống BH hợp lý, khoa học sẽ giảm CF đến mức thấp nhất, góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, làm vòng quay của vốn tăng nhanh.
Tính theo doanh số và sản lượng, Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Việt Nam và cũng được xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài như: Úc, Campuchia, Mỹ… Tuy nhiên hiện nay, với sự ra đời của hàng loạt các công ty sữa như: TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì… làm cho thị trường về mặt hàng này ngày càng đa dạng, phong phú và mang tính cạnh tranh cao. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa sạch, giàu dinh dưỡng trong những năm gần đây ngày càng tăng cao khiến cho hoạt động kinh doanh của các công ty sữa nói chung cũng như Vinamilk nói riêng gặp không ít khó khăn. Hơn nữa công tác xây dựng KHBH của công ty sữa Vinamilk còn nhiều hạn chế và cần được quan tâm nhiều hơn nữa nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời gian sắp tới.
Do đó, việc nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện công tác xây dựng KHBH của công ty sữa Vinamilk là công việc hết sức quan trọng và mang tính cấp bách trước mắt làm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xây dựng KHBH. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
a. Công trình thứ nhất: “Hoàn thiện công tác xây dựng KHBH(bán tour) tại công ty TNHH tư vấn và đầu tư thương mại và du lịch Sơn Việt” (Tác giả: Nguyễn Thị Loan, Luận văn năm 2011)
Đề tài đã hệ thống hóa nhưng vấn đề lý luận cơ bản và đưa ra được những nhóm giải pháp để hoàn thiện công tác xây dựng KHBH của công ty Sơn Việt. Tuy nhiên phần thực trạng mà đề tài đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể, xác thực.
b. Công trình thứ hai: “Hoàn thiện công tác xây dựng KHBH của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Dũng Linh” ( Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà, Luận văn năm 2011)
Đề tài đã trình bày và hệ thống những vấn đề lý luận đầy đủ và khoa học, việc nghiên cứu thực trạng tại công ty TNHH Dũng Linh khá rõ ràng, đưa ra được các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác xây dựng KHBH. Bên cạnh đó vẫn có những tồn tại như chưa đánh giá cụ thể những ưu nhược điểm về công tác xây dựng KHBH, hay những giải pháp vẫn dừng lại ở mức độ khái quát, thiếu tính thực tế.
c. Công trình thứ ba: “Hoàn thiện công tác xây dựng KHBHcủa công ty TNHH thương mại và sản xuất NK” (Tác giả: Nguyễn Thị Biên, Luận văn năm 2011)
Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và đưa ra được hai nhóm giải pháp để hoàn thiện công tác xây dựng KHBH tại công ty… Nhóm giải pháp chung: xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp. Nhóm giải pháp cụ thể: tăng cường công tác dự báo BH, mục tiêu BH, xây dựng phù hợp, linh hoạt hơn nữa các hoạt động, chương trình BH và xây dựng ngân sách BH. Cuối cùng là một số kiến nghị với Nhà nước
d. Công trình thứ tư: “Hoàn thiện công tác xây dựng KHBH tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại G.C.T” (Tác giả: Bùi Thị Phượng, Luận văn năm 2011)
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản phân tích, đánh giá thực trạng về công tác hoạch định BH, đi sâu vào việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định BH cho công ty…Thứ nhất là hoàn thiện các căn cứ xây dựng KHBH, các căn cứ chủ yếu công ty có thể sử dụng là: nhu cầu thị trường, môi trường khoa học, công nghệ quốc tế, nguồn lực của công ty, đối thủ cạnh tranh. Thứ hai là hoàn thiện nội dung và phương pháp xây dựng KHBH, trong đó tập trung chủ yếu vào hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường và dự báo BH.
e. Công trình thứ năm: “Hoàn thiện công tác xây dựng KHBH của công ty trác nhiệm hữu hạn dược phẩm 3A” (Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt, Luận văn năm 2010)
Từ lý luận và thực tiễn, người viết đã rút ra được những thành công cũng như những tồn tại trong công tác xây dựng KHBH tại công ty…., từ đó là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện về nội dung KHBH và kiến nghị với Nhà nước, Sở kế hoạch đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng KHBH. Song những giải pháp này còn chưa cụ thể, chưa sát thực tế.
Hiện tại chưa có đề tài nào về xây dựng KHBH được thực hiện tại công ty cổ phần sữa Việt Nam –Vinamilk, do đó đây là đề tài hoàn toàn mới, nhóm chúng tui mong muốn thực hiện đề tài này sẽ khắc phục được những hạn chế của đề tài trước, nghiên cứu thực trạng tại công ty một cách rõ ràng, từ đó có những giải pháp mang tính thực thi cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
 Hệ thống hóa một số lý thuyết cơ bản về xây dựng KHBH trong DN làm cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng KHBH.
 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng KHBH tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác xây dựng KHBH tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong thời gian từ năm 2013 - 2015
4. Phạm vi nghiên cứu

 Về chính sách giá: Giá cả là một trong những yếu tố hết sức quan trọng và nhạy cảm đối với sản phẩm, đặc biệt trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu. Hơn nữa, công ty áp dụng một giá bán thống nhất cho mọi vùng miền, địa lý, vì vậy cần xem xét mức giá hợp lý, đi kèm các chính sách chiết khấu, tặng kèm sản phẩm để thu hút người tiêu dùng , tạo hiệu quả BH. Ví dụ, với các sản phẩm sữa tươi, Vinamilk luôn tặng kèm các đồ chơi, ảnh với hình thức đa dạng, bắt mắt nhằm hướng đến đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm là trẻ em, nhờ đó, tạo kết quả BH luôn được đảm bảo.
 Về các hoạt động xúc tiến, quảng cáo: Do đặc thù kinh doanh, ngành hàng tiêu dùng luôn phải duy trì quảng cáo thường xuyên để người tiêu dùng luôn nhận biết đến thương hiệu của mình. Vinamilk trong những năm qua cũng đã chi mạnh cho công tác BH. Tuy nhiên, cách thức chi cho hoạt động này cần sự thay đổi. Đó là: cần giảm tỷ lệ CF quảng cáo trên doanh thu thuần, và tăng mạnh các CF BH khác như: tăng khuyến mãi, chi hoa hồng và hỗ trợ cho nhà phân phối (đặc biệt là những nhà phân phối yếu, kém).
3.3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng ngân sách BH của công ty
Để xây dựng ngân sách BH hợp lý, công ty cần thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường, nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thông suốt, không xảy ra tình trạng thiếu vốn hay kinh phí, công ty cần tính toán, dự trù các khoản mục CF chi tiết, đầy đủ và dự tính ngân sách cao hơn thực tế. Để làm được như vậy, cần thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm, tính toán chính xác các CF cho việc mua bán hàng hóa, nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng BH nói riêng và KHBHnói chung.
 Giải pháp 1: Hoàn thiện nội dung ngân sách CF BH
 Các chỉ tiêu ngân sách phải được xác định rõ ràng
 Bổ sung thêm một số loại CF: giảm giá cho trung gian BH, hoa hồng cho lực lượng BH …
 Để xác định ngân sách BH, công ty nên dựa vào phương pháp “dựa trên các chỉ tiêu CF và kết quả kỳ trước” và kết hợp với phương pháp “khả chi”. Khi thị trường ngày càng có nhiều biến động thì phương pháp “dựa trên các chỉ tiêu CF và kết quả kỳ trước mà công ty đang áp dụng cần chú ý điều chỉnh sao cho phù hợp, do tỷ lệ lạm phát năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là 18,6%. Do tỷ lệ lạm phát cao, giá các sản phẩm đầu vào tăng nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến CF BH nói chung và CF cho toàn bộ hoạt động kinh doanh nói riêng, nên việc xác định ngân sách BH dựa vào chỉ tiêu CF kỳ trước cần được xem xét cẩn thận. Việc kết hợp cùng phương pháp khả chi làm cho kế hoạch có mức ngân sách chi tiết và xác thực hơn.
 Giải pháp 2: Xây dựng ngân sách kết quả BH
 Các chỉ tiêu ngân sách cũng cần được xác định rõ ràng, cụ thể.
 Đề ra các chỉ tiêu kết quả kinh doanh cho từng sản phẩm, từng thời kì bán như trong một tháng, một năm. Từ kết quả kinh doanh cần đạt được, công ty sẽ xác định rõ ngân sách bán hàng cụ thể. Giải pháp này có thể áp dụng phương pháp hạn ngạch: doanh nghiệp lên phương án về thu, chi, lợi nhuận rồi giao cho các đơn vị tự triển khai lập ngân sách trong giới hạn hạn ngạch được giao. Chẳng hạn như công ty đã dự báo doanh số bán hàng trong năm 2012 có thể tăng 20% so với doanh số thực của năm 2011, chính vì vậy mà công ty đã xây dựng ngân sách kết quả bán hàng sao cho hợp lý, đảm bảo đi đúng phương hướng, đạt đúng mục tiêu đã đề ra.
3.3.2. Các giải pháp khác
 Tuyển dụng, bổ sung thêm nhân sự cho phòng kinh doanh cần chú ý đến kỹ năng nghiệp vụ và trình độ tin học, ngoại ngữ. Bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao, phản ứng nhanh với những biến động trong kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
 Không ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ cho nhân viên, cán bộ hiện tại. Cần trang bị các kiến thức về kinh doanh thông các khóa học do công ty tổ chức, mới chuyên gia về kỹ năng BH về giảng dạy. Thường xuyên tổ chức khóa huấn luyện kỹ năng BH cho đội ngũ nhân viên trong công ty, bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ, tin học.
 Chính sách động viên, khích lệ nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động cho nhân viên thị trường. Các hình thức tạo động lực cho nhân viên BH như tiền lương tiền thưởng, cơ hội thăng tiến, vạch rõ lộ trình công danh cho nhân viên, tổ chức đi chơi, nghỉ mát, có nhiều chính sách phúc lợi tốt.
 Có các chính sách tạo động lực cho đại lý, nhà phân phối như: chiết khấu mạnh, hỗ trợ cho các đại lý yếu kém, vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm thu hút thêm nhiều đại lý trong thời gian tới
3.3.3. Các kiến nghị với nhà nước
Để có thể đảm bảo thực hiện tốt nhóm giải pháp đã nêu trên, nhóm chúng tui xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước cụ thể như sau:
 Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các DN phát triển hiệu quả.
 Nhà nước khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện hỗ trợ về việc vay vốn cho các DN vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
 Nhà nước cần tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của hệ thống phân phối thông qua xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phân phối, lưu thông hàng hóa của toàn nền kinh tế nói chung và của công ty nói riêng. Đó là đầu tư xây dựng hệ thống thông tin viễn thông, hạ tầng giao thông, đường xá…
 Nhà nước cung cấp các thông tin về thị trường, nhu cầu và xu hướng mới, đặc biệt là việc đưa ra kết quả phân tích tình hình thị trường về ngành sữa.
 Do đây là nguồn hàng cung cấp cho các tỉnh chính vì thế mà cần sự quan tâm của đảng về sự phát triển của nền kinh tế vùng nói chung và sự phát triển của các DN nói riêng. Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, DN phat triển. song vẫn còn những chính sách không thuận lợi về hệ thống pháp luật chưa thật chặt chẽ, vẫn có những khe hở cho hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng tràn lan trên thị trường dẫn tới giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
Để tạo điều kiện hơn nữa cho các DN thì nhà nước cần cân nhắc giải quyết các kiến nghị sau:
• Phát triển đồng bộ các yếu tố
Môi trường kinh doanh và hoàn thành cơ chế tự do kinh doanh theo khuôn khổ luật định cho các công ty kinh doanh. Các DN thuộc mọi lĩnh vực phải có đăng ký kinh doanh, phát triển các hoạt động kinh doanh theo đúng giấy phép kinh doanh đăng ký, tuân thủ pháp luật hiện hành. Nhà nước cần quản lý một số hữu hạn các chỉ tiêu tài chính của Công ty, cần đảm bảo quyền cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các DN.
• Hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý đối với sản xuất kinh doanh thương mại – dịch vụ ở các tỉnh và thành phố.
Nhà nước cần có một hệ thống chính sách quản lý đồng bộ, hữu hiệu với một số giải pháp chủ yếu như sau: Sớm củng cố và tăng trưởng công tác và quản lý thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ về mặt tài chính cho các tổ chức kinh tế. Hoàn chỉnh các chính sách thuế nhằm kích thích phát triển kinh doanh. Phát triển hệ thống ngân hàng với các loaij hình thích hợp tạo điều kiện huy động cho vay vốn. Hoàn thiện chế độ tiền lương, bảo hiểm cho người lao động. Giảm thiểu các thủ tục hành chính phúc tạp, rườm rà trong đăng ký kinh doanh.

KẾT LUẬN
Công tác xây dựng kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng và ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các DN thương mại. Một bản KHBH hoàn chỉnh không chỉ đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho DN mà còn đáp ứng nhu cầu luôn biến động của thị trường, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho DN. Trong quá trình nghiên cứu đề tài khoa học trên, nhóm chúng tui đã tổng hợp những cơ sở lý luận cần thiết để áp dụng phân tích thực trạng công tác xây dựng KHBH tại công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk. Dù công ty đã quan tâm đến công tác xây dựng KHBH nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, các hoạt động thiếu đồng bộ, không khoa học. Vì vậy, nhóm đã đưa ra bốn nhóm giải pháp để hoàn thiện, các nhóm giải pháp cụ thể tương ứng với các nội dung: dự báo BH, xây dựng mục tiêu BH, xây dựng hoạt động và chương trình BH, xây dựng ngân sách BH. Mong rằng khi thực hiện đồng bộ, kịp thời các nhóm giải pháp trên, công tác xây dựng KHBH của công ty Vinamilk sẽ không ngừng hoàn thiện, đạt hiệu quả cao trong BH cũng như hoạt động kinh doanh của công ty.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top