daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự thành công ấy. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp đó là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Do vậy, ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp là phải phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào cho chế biến.
Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay nhiều Công ty mía đường đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất. Để giải quyết vấn đề đó nhiều Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu của mình bằng cách tăng mức vốn đầu tư cho nông dân trồng mía. Mỗi công ty có các mức đầu tư khác nhau, nhưng họ có một mục tiêu chung là hiệu quả đầu tư.
Xuất phát từ thực tế vô cùng cấp thiết đó, tui tiến hành lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” để làm đề tài luận văn cao học của mình.
Trong chương 1, tác giả đi tìm hiểu, phân tích, đánh giá một cách tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
Qua quá trình tìm hiểu về vấn đề tạo nguồn nguyên liệu mía tại các Công ty mía đường ở Việt Nam. Đã có rất nhiều các biện pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề này. Ví dụ như giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm góp phần ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía cho Công ty mía đường Sơn La, quản trị cung ứng nguyên liệu mía tại Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía tại Công ty cổ phần mía đường Đắk Nông.. Những giải pháp này chỉ khắc phục được phần nào về tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu mía đáp ứng tốt cho công suất chế biến của các nhà máy đường.
Chính vi vậy, qua quá trình nghiên cứu các giải pháp trên, cộng với quá trình tìm hiểu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực trạng vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tác giả đã hệ thống lại các kiến thức, lý luận về công tác tạo nguồn nguyên liệu mía của các công ty mía đường Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn nói riêng. Áp dụng vào thực tiễn vùng nguyên liệu, tác giả đã đưa ra các biện pháp hữu ích nhất để giải quyết triệt để tình trạng thiếu hụt nguyên liệu mía cũng như phát triển vùng nguyên liệu bền vững hơn.
Ở thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về vấn đề Công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Như vậy, đề tài nghiên cứu của tui không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố, do đó cần thực hiện luận văn này với mục đích nghiên cứu riêng công tác tạo nguồn nguyên liệu mía nhằm vận dụng vào thực tiễn để tìm và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác taọ nguồn nguyên liệu mía tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
Sang đến chương hai, tác giả đưa ra những lý luận cơ bản về công tác tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty mía đường Việt Nam. Trong đó, tác giả đi vào ba vấn đề chính: những đặc điểm cơ bản về nguyên liệu mía cho các công ty mía đường, tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty mía đường.
Về vấn đề thứ nhất: Tác giả đã tìm hiểu về đặc điểm, đặc tính cơ bản của cây mía. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tạo nguồn và bảo đảm nguyên liệu mía cho các nhà máy đường, là cơ sở lý luận cho các vấn đề cần nghiên cứu về sau.
Về vấn đề thứ hai: Tác giả đưa ra được sự cần thiết phải tạo nguồn nguyên liêu mía cho các công ty mía đường. Sau đó, tác giả trình bày chi tiết công tác tạo nguồn nguyên liệu mía cho các công ty mía đường, thông qua các tiêu chí như lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía; triển khai, thực hiên kế hoạch vùng nguyên liệu mía; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Chương 3 là chương tác giả trình bày, đánh giá thực trạng công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Trong chương này, tác giả trình bày các vấn đề chính sau: Giới thiệu chung, cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, thực trạng quy mô vùng nguyên liệu mía của Công ty, công tác tạo nguồn nguyên liệu mía của Công ty, đánh giá công tác tạo nguồn nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
Về vấn đề thứ nhất: Có thể nói Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là đơn vị có lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển vẻ vang trong nghành mía đường Việt Nam. Với chủ trương và biền pháp đúng đắn bắt đầu từ việc xác định phải dựa vào dân, giúp nông dân xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, nhà máy có đứng vững thì thì phải dựa vào sức dân, dân có giàu thì nhà máy mới phát triển và nhà máy có phát triển thì dân mới thực lực đi lên làm giàu. Công ty đã xây dựng và giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích kinh tế với nông dân, gắn công nghiệp với nông nghiệp, thực hiện liên minh công nông được nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và khẳng định.
Về vấn đề thứ hai: Tác giả đi vào phân tích cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cùng với những thành tựu mà công ty đã đạt được trong nhiều lĩnh vực.
Về vấn đề thứ ba: Dựa vào các cơ sở lý luận, tác giả áp dụng vào thực tế các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tạo nguồn và đảm bảo nguyên liệu mía của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Qua đó, tác giả đi sâu phân tích tới các nhân tố như: quy mô vùng nguyên liệu mía, điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật..
Về vấn đề thứ 4: Tác giả đi sâu phân tích thực trạng công tác tạo nguồn tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Thông qua các hình thức liên kết sản xuất mía nguyên liệu, các hợp đồng kinh tế, chính sách của nhà máy đường đối với người trồng mía.
Về vấn đề thứ năm: Trình bày tổng hợp kết quả thực hiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía của công ty trong năm 2012. Từ đó làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện công tác tạo nguồn. Chỉ ra các thành tự đã đạt được trong quá trình triển khai tại công ty cũng như chỉ ra những điểm hạn chế và tìm ra được nguyên nhân gây ra sự hạn chế đó. Từ đó, nêu ra những vấn đề cần thực hiện, cải tiến nhằm hoạt động công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại công ty.
Tiếp theo là chương 4, đây là chương mà tác giả đưa ra các giải pháp tạo nguồn nguyên liệu mía cho công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Tại chương này, tác giả tập trung đi vào hai vấn đề chính: định hướng phát triển và giải pháp tạo nguồn nguyên liệu mía của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
Vấn đề thứ nhất: Tác giả trình bày định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, quy hoạch vùng nguyên liệu của công ty cũng như kế hoạch thực hiện hoạt động này tới năm 2015.
Vấn đề thứ hai: Tác giả căn cứ vào tình hình triển khai công tác tạo nguồn nguyên liệu mía thực tế từ năm 2008 – 2012, chiến lược phát triển tới năm 2015 của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, cũng như tham khảo các kinh nghiệm đã áp dụng của các nhà máy đường khác, đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn:
- Giải pháp đối với Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
- Một số kiến nghị đối với các đơn vị liên kết.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top