daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể cả về kinh tế, chính trị và xã hội, không những nâng cao được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn nâng cao được mức sống của người dân. Một trong những động lực của sự phát triển này là do Việt Nam, với tư cách là một thành viên chính thức của WTO, phải tham gia ký kết và cam kết thực hiện tất cả các hiệp định đa phương của tổ chức này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hiệp định, trong đó có “Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ” (gọi tắt là Hiệp định TRIPS). Mặc dù đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi năm 2009, song tại Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang là một vấn đề chưa được thực hiện triệt để, gây ra rào cản lớn đối với sự phát triển thương mại quốc tế cũng như thực hiện cam kết xây dựng hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ với WTO.
Chính vì lý do đó, nhóm 9 đã quyết định chọn đề tài “Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ” nhằm nghiên cứu tình hình thực hiện các cam kết trong Hiệp định TRIPS tại Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không còn là rào cản đối tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

PHẦN I : HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN TỚI
THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (HIỆP ĐỊNH TRIPS)
1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một vấn đề xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thế kỷ 19 đã có nhiều điều ước đa phương về SHTT như Công ước Paris (1983), Công ước Berne (1886), Công ước Rome (1961)… Tuy nhiên, chỉ từ những năm 1980 trở lại đây, SHTT mới trở thành mối quan tâm thường xuyên và là điều kiện để tham gia các thể chế thương mại quốc tế. Hệ thống bảo hộ SHTT của các quốc gia được xem xét, đánh giá lại và phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế thống nhất. Do đó, ngày 15/4/1994, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) ra đời nhằm đưa ra một tiêu chuẩn chung thống nhất cho tất cả các thành viên của WTO.
Trong hệ thống các Hiệp định của WTO, Hiệp định TRIPS nằm trong Phụ lục C, bao gồm 73 điều được chia thành 7 phần: Phần I: Các điều khoản chung và các nguyên tắc cơ bản; Phần II: Các tiêu chuẩn về việc xác lập, phạm vi và việc sử dụng các quyền SHTT; Phần III: Thực thi quyền SHTT; Phần IV: Thủ tục để hưởng và duy trì các quyền SHTT và thủ tục khác theo yêu cầu của các bên liên quan; Phần V: Ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp; Phần VI: Các quy định chuyển tiếp; Phần VII: Các thoả thuận về thể chế, điều khoản cuối cùng.
Hiệp định TRIPS được xây dựng trên cơ sở các công ước trước đó về các quyền SHTT, nhưng điểm khác biệt chủ yếu tạo nên ưu điểm của Hiệp định này là:
• Phạm vi các loại quyền SHTT được đề cập trong Hiệp định rộng hơn, bao quát hơn;
• Hiệp định chỉ tập trung vào các khía cạnh thương mại của quyền SHTT chứ không phải là tất cả các nội dung của các quyền này;
• Hiệp định chỉ quy định ngưỡng bảo hộ tối thiểu cho từng loại đối tượng quyền SHTT, các nước có thể quy định mức bảo hộ cao hơn, với điều kiện không trái các nguyên tắc của Hiệp định.


1.2. Mục tiêu cơ bản của Hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPS được thiết lập với mục tiêu được qui định ở Điều 7 là: “góp phần thúc đẩy phát minh công nghệ và chuyển giao và phổ biến công nghệ, phục vụ lợi ích của người sản xuất và người sử dụng tri thức công nghệ và theo hướng có lợi cho sự thịnh vượng kinh tế và xã hội, và cân đối giữa quyền lợi và nghĩa vụ.”
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS
Theo quy định của Hiệp định TRIPS, việc ban hành và thực thi các biện pháp bảo hộ về quyền SHTT phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đối xử tối huệ quốc (MFN)
Điều 4 của Hiệp định quy định thành viên WTO phải dành cho tất cả các thành viên khác sự bảo hộ đối với các quyền SHTT như nhau, nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các nước thành viên
b) Đối xử quốc gia (NT)
Điều 3 của Hiệp định quy định: “Mỗi Thành viên phải chấp nhận cho các công dân của các Thành viên khác sự đối xử không kém thiện chí hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đối với công dân của mình trong việc bảo hộ SHTT”
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt (được quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Hiệp định), các thành viên có thể được miễn trừ các nghĩa vụ tuân thủ Hiệp định TRIPS.
1.4. Các quy định cơ bản của hiệp định TRIPS
Các quy định cơ bản của Hiệp định có thể chia thành 5 nhóm sau:
- Nhóm 1 gồm các quy định liên quan đến việc thực hiện sự bảo hộ theo nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc, đặc biệt đối với việc cấp bằng độc quyền, xác lập, hưởng, phạm vi, duy trì và thực thi các quyền SHTT;
- Nhóm 2 gồm các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu về nội dung bảo hộ, các quyền kèm theo bằng và thời hạn bảo hộ tối thiểu của 7 loại quyền SHTT.
- Nhóm 3 gồm các quy định về quyền áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn chủ SHTT lạm dụng quyền của mình hay có hành động hạn chế thương mại hay chuyển giao công nghệ một cách bất hợp lý;
- Nhóm 4 gồm các quy định về bảo đảm việc thực thi sự bảo hộ bằng các quy định về cơ chế tổ chức, thủ tục và đền bù có liên quan đến những việc như chủ sở hữu có thể được hỗ trợ, trợ giúp tạm thời trong luật dân sự; không để hải quan cho qua hàng giả, hàng ăn cướp hay vi phạm quyền SHTT; trừng trị những kẻ làm hàng giả,...;
- Nhóm 5 gồm các quy định về thời hạn thực hiện việc điều chỉnh luật lệ quốc gia cho phù hợp với các quy định trên là 1 năm đối với các nước phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, và 11 năm đối với các nước kém phát triển nhất.
2. Cam kết của Việt Nam về thực hiện hiệp định TRIPS
2.1. Cam kết chung
Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định về các khía cạnh của quyền SHTT liên quan đến thương mại (TRIPs) ngay sau khi gia nhập. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng trong suốt những năm qua để những quy định và luật pháp của Việt Nam về SHTT phù hợp với Hiệp định TRIPS.
Về vấn đề áp dụng nguyên tắc NT và MFN đối với công dân nước ngoài, Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc NT theo quy định của Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp và áp dụng nguyên tắc MFN đối với công dân nước ngoài phù hợp với các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
2.2. Các cam kết cụ thể
Nhìn chung, các quy định của Việt Nam khá đầy đủ và phù hợp theo tinh thần chung của Hiệp định TRIPS, bao gồm:
Thứ nhất: Các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ, bao gồm cả thủ tục xác lập và duy trì quyền SHTT, gồm có:
• Bản quyền và các quyền liên quan (phim: 50 năm, ảnh: 25 năm, các loại khác: 50 năm hay suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm, những người trình diễn và sản xuất đĩa ca nhạc: 50 năm - Điều 14:5; phát thanh: 20 năm kể từ ngày cuối của năm phát thanh - Điều 14:5);
• Nhãn hiệu, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ (7 năm cho mỗi lần đăng ký hay đăng ký lại - Điều 18);
• Chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá (không cho phép đăng ký những nhãn hiệu thương mại gây hiểu lầm về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, ví dụ champagne được hiểu là rượu được sản xuất tại Pháp chứ không phải nơi khác - Điều 22 và 23);
• Kiểu dáng công nghiệp (ít nhất là 10 năm - Điều 26:3);
• Sáng chế (20 năm từ ngày nộp đơn xin cấp bằng - Điều 33);
• Bảo hộ giống cây trồng;
• Thiết kế - bố trí mạch tích hợp (10 năm từ ngày đăng ký hay sử dụng - Điều 38:2 và 38:3);
• Các yêu cầu đối với thông tin mật, bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm (được bảo hộ chống lại việc tiết lộ không được phép và việc sử dụng không công bằng vì mục đích thương mại - Điều 39).
Thứ hai: Các biện pháp kiểm soát hành vi lạm dụng quyền SHTT
Thứ ba: Cơ chế thực thi bảo hộ quyền SHTT, gồm có:
• Các thủ tục và chế tài dân sự;
• Các biện pháp tạm thời;
• Các thủ tục và chế tài hành chính;
• Các biện pháp kiểm soát biên giới đặc biệt;
• Các thủ tục hình sự.


PHẦN II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRIPS Ở VIỆT NAM
1. Những động thái từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng
1.1. Sự đổi mới và hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cho phù hợp với hiệp định TRIPS
Pháp luật của Việt Nam về quyền SHTT là một lĩnh vực mới được phát triển trong thời gian qua. Tuy nhiên, với việc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền SHTT tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên trong suốt quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT nhằm đảm bảo sự phù hợp với những điều ước quốc tế trong lĩnh vực này.
Hoạt động bảo hộ quyền SHTT ở nước ta đã được bắt đầu triển khai từ những năm 1980. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1995 khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO, có thể thấy rằng hệ thống SHTT của nước ta khi đó chưa phải là một hệ thống đầy đủ và có hiệu quả theo quy định trong Hiệp định TRIPS.
Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995, bao gồm 61 điều về SHTT được quy định trong phần thứ sáu “Quyền SHTT và chuyển giao công nghệ” với nội dung thừa nhận quyền dân sự (quyền tài sản và quyền nhân thân) đối với các thành quả sáng tạo trí tuệ được coi là bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng, đặt nền móng cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện về SHTT của Việt Nam. Những năm sau đó, hàng loạt Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành và các văn bản dưới luật đã lần lượt được ban hành trực tiếp điều chỉnh hay liên quan tới bảo hộ và thực thi quyền SHTT, tạo cơ sở cho việc thi hành các quy định về SHTT trong Bộ luật Dân sự 1995.
Tuy vậy, do vẫn chỉ là một phần trong Bộ luật Dân sự 1995 mà không có luật riêng về SHTT nên hệ thống pháp luật về SHTT bộc lộ những bất cập lớn. Hơn nữa, sự tồn tại quá nhiều những văn bản quy định chi tiết hay hướng dẫn thi hành như các Nghị định, Thông tư...cho thấy rằng cấu trúc quy phạm quá cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo, “gốc nhỏ hơn ngọn”, khiến cho hiệu lực của toàn bộ hệ thống bị suy giảm và dễ gây ấn tượng rằng các quy định về SHTT của Việt Nam không ổn định, dễ bị thay đổi.

• và những vấn đề cụ thể, riêng biệt cần được áp dụng trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính về SHTT một cách cụ thể hơn; xem xét lại quy trình thủ tục trong việc yêu cầu được bảo về quyền SHTT, quy định rõ ràng hơn, đơn giản hơn; đồng thời có chỉ dẫn rõ ràng, hướng dẫn thực hiện cụ thể từng bước, từng công đoạn, các loại chứng từ cần chuẩn bị, liên hệ cơ quan nào để được giải quyết. Phải làm được điều này thì các doanh nghiệp mới thực sự có động lực để thực hiện việc bảo vệ quyền SHTT của mình.
• Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền SHTT trong pháp luật hình sự: ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự có liên quan tới việc xét xử các vụ án hình sự về xâm phạm quyền SHTT.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về bảo hộ quyền SHTT: quy định rõ ràng và mạnh tay hơn các việc xử lý vi phạm.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của lĩnh vực SHTT, tranh chấp về SHTT cũng ngày càng nhiều, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều bối rối về cách giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm quyền. Để bảo hộ quyền SHTT, pháp luật Việt Nam qui định ba biện pháp để xử lý các hành vi xâm phạm là biện pháp dân sự, hành chính và hình sự tùy vào mức độ xâm phạm. Trong khi đó, ranh giới giữa biện pháp dân sự và biện pháp hành chính lại chưa thật sự rõ ràng, đặc biệt vấn đề những tranh chấp nào được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự và những tranh chấp nào được giải quyết theo thủ tục hành chính. Hệ quả là, nhiều tranh chấp về quyền SHTT lẽ ra phải được giải quyết theo thủ tụng tố tụng dân sự nhưng lại giải quyết theo thủ tục hành chính. Do đó cần quy định rõ ràng hơn về thẩm quyền giải quyết các xâm phạm quyền SHTT để tránh dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan hữu quan.
- Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về SHTT: tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền để doanh nghiệp và cộng đồng nhận thức được lợi ích của quyền SHTT; tổ chức thêm nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa; nâng cao khả năng nhận biết vi phạm quyền SHTT và kiến thức để xử lý các trường hợp vi phạm của các cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ quyền SHTT.
1.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về sở hữu trí tuệ và lợi ích của việc thực hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ
Để làm được điều này thì cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật về SHTT. Thực tế trong những năm qua, việc nâng cao nhận thức của công chúng, cộng đồng doanh nghiệp về SHTT đã được thực hiện thông qua một số dự án. Điển hình là Dự án tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT trên Đài Truyền hình Việt Nam - Chương trình “Chắp cánh thương hiệu” đã thu hút được số lượng lớn các doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, các cơ quan, đoàn thể và đông đảo tầng lớp trong xã hội tham gia. Bên cạnh đó, công tác triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010 được phê duyệt theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4.4.2005 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 68) cũng đã có tác dụng vô cùng to lớn.
Tuy nhiên, SHTT - từ pháp luật đến thực thi là cả một quá trình dài, nên việc nâng cao nhận thức của công chúng về SHTT cần có thời gian. Vì vậy, song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công chúng về việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền SHTT, khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chức năng để thi hành có hiệu quả quy định về quyền SHTT. Nhà nước cần có các chiến dịch truyền thông liên tục và thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về thực thi SHTT, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấn phẩm liên quan đến chống hàng giả, hàng nhái, tầm quan trọng của việc thực thi Luật SHTT...
Ngoài ra, do ít được đào tạo về SHTT nên việc nhận diện các vi phạm pháp luật về SHTT là một khó khăn lớn đối với đa số các công chức, bao gồm cả thẩm phán, điều tra viên. Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ thực hiện việc bảo hộ quyền SHTT chưa được tổ chức một cách khoa học. Do đó không chỉ cần nâng nhận thức của doanh nghiệp và người dân về SHTT và lợi ích của việc thực hiện pháp luật về SHTT mà còn phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ công chức cốt cán để hoàn thành tốt việc thực thi luật bảo hộ SHTT.
1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp
2.1. Cần chủ động nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ
Việc nâng cao nhận thức về SHTT bao gồm nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về pháp luật SHTT, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.
Mặc dù trong điều kiện hiện nay việc tuân thủ hoàn toàn theo quy định của pháp luật SHTT sẽ mang lại cho doanh nghiệp thêm nhiều chi phí, nhưng xét một cách toàn diện thì thực hiện tốt quyền SHTT sẽ mang lại cho doanh nghiệp giá trị vô cùng lớn, không chỉ bảo vệ được quyền SHTT của doanh nghiệp về thương hiệu, nhãn hiệu, bản quyền - những giá trị vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp - mà hơn nữa còn đem lại giá trị cho xã hội, cho người tiêu dùng.
Việc thực hiện bảo về quyền SHTT và tuân thủ pháp luật về SHTT có thể sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu tuy nhiên doanh nghiệp cần nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng nền tảng tốt cho tương lai.
2.2. Nâng cao tinh thần chủ động tuân thủ luật pháp về sở hữu trí tuệ
Trước hết các doanh nghiệp phải kiên quyết đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm SHTT. Điều này góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, giữ hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chủ động đăng kí quyền SHTT đối với những tài sản trí tuệ của mình không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn cả ở các khu vực nước ngoài. Thực tế cho thấy việc thiếu chủ động tìm hiểu và đăng kí quyền sỡ hữu trí tuệ sớm tại một số thị trường tiềm năng tại nước ngoài mà một số thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam đã vướng phải những vụ tranh chấp về SHTT khi phát triển kinh doanh tại thị trường thế giới.
Doanh nghiệp cần xác lập quyền SHTT về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, thực hiện quy chế ghi nhãn; sử dụng các biện pháp chống hàng giả (tem chống hàng giả hay các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm) và tuyên truyền đến người tiêu dùng; lập đường dây nóng để người tiêu dùng phản ánh nếu phát hiện hàng giả; đăng ký bảo vệ SHTT tại biên giới với cơ quan hải quan Việt Nam; nắm vững luật pháp về SHTT, và quyền xử lý của các cơ quan Nhà nước để khởi kiện hay tố cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy là bên cạnh những kết quả đáng khích lệ mà Việt Nam đã đạt được về việc thực hiện Hiệp định TRIPS trong thời gian qua, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, cả từ phía Chính phủ cũng như từ phía doanh nghiệp và người dân, gây cản trở đến sự phát triển và hội nhập kinh tế. Hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ và chưa được phổ biến rộng rãi nên chưa thật sự phát huy hiệu quả, đồng thời khó nhận được phản hồi từ phía doanh nghiệp cũng như cộng đồng đẻ có thể điều chỉnh phù hợp. Bản thân các doanh nghiệp và người dân cũng chưa chủ động tìm hiểu và thực hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, cũng như chủ động tố giác các hành vi vi phạm cho các cơ quan chức năng khiến công tác điều tra và xử lý gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần củng cố hệ thống pháp luật, đồng thời tổ chức bộ máy quản lý về vấn đề sở hữu trí tuệ một cách khoa học và đồng bộ, từ cấp lập pháp đến cấp thi hành. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhằm khuyến khích các tầng lớp xã hội chủ động hơn nữa trong việc tuân thủ triệt để pháp luật về sở hữu trí tuệ, từ đó thúc đẩy thương mại phát triển, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của WTO, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia sâu rộng hơn nữa vào các hoạt động kinh tế - xã hội quốc tế.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0
K Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn Luận văn Kinh tế 0
D Bộ câu hỏi về hiệp định SPS Kinh tế quốc tế 0
D CÂU HỎI về Hiệp định TBT Luận văn Kinh tế 0
T Hiệp định TRIPS/WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay Kinh tế quốc tế 0
K Việt Nam gia nhập hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc năm 1995 thách thức và giải pháp : Luậ Luận văn Luật 0
W Về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định Trips trong tương quan so sánh với pháp lu Luận văn Luật 0
N Pháp luật hải quan Việt Nam về hàng hoá xuất nhập khẩu trong tiến trình thực thi hiệp định thương mạ Luận văn Luật 0
T [Free] TỔNG QUAN VỀ TIẾN TRÌNH KÝ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ ASEAN – VIỆT NAM Tài liệu chưa phân loại 0
P Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của WTO và những vấn đề đặt Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top