daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:...........................................................................1
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:...................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................3
1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ........................................................3
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...........................................................................3
1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI:......................................4
1.8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI:.....................................................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ....................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................6
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN: ................................................................................6
2.1.1 Khái niệm Laptop: ..........................................................................................6
2.1.2 Hành vi người tiêu dùng: .................................................................................6
2.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:......................................................................17
2.2.1. Nghiên cứu của S. Pandisiva (2014)[22]: “Factors influencing on buyer
behavior towards Laptop in Dindigul district”. ........................................................17
2.2.2. Nghiên cứu của V. Aslıhan Nasir (2006)[21]: “Factors influencing
consumers’ Laptop purchases” .................................................................................18
2.2.3. Nghiên cứu của Reeta Arora và Asha Chawla(2014)[15] “Mapping of
consumer perceptions for Laptops: A case study” ...................................................19
2.2.4. Nghiên cứu của Shamsunnahar Tania(2012)[24]: “Factors Influencing
Teachers’ Laptop Purchases” ...................................................................................21
2.2.5. Nghiên cứu của Alexander Wollenberg và Truong Tang Thuong
(2014)[26]: “Consumer Behaviour in the Smartphone Market in Vietnam” ...........22
2.3. MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: ...................................23
2.3.1 Mô hình đề xuất và thang đo đề xuất (thang đo nháp 1): ................................24
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................27
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................................28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................29
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................29
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................................................30
3.2.1 Các bước trong nghiên cứu định tính và kết quả nghiên cứu định tính...........30
3.2.2 Các bước trong nghiên cứu định lượng chính thức .........................................321
3.3. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU TRONG PHÂN TÍCH
ĐỊNH LƯỢNG:.................................................................................................................31
3.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU:...........................................................................................32
3.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo.....................................................................33
3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................33
3.4.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA..................................................................34
3.4.4 Phân tích SEM .................................................................................................34
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................36
4.1. ĐÔI NÉT VỀ SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:............................36
4.2. THU THẬP THÔNG TIN THỰC TẾ VÀ LÀM SẠCH DỮ LIỆU: .......................37
4.3. MÔ TẢ DỮ LIỆU: ...................................................................................................37
4.4. MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT:............................................................................38
4.5. KẾT QUẢ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO:.........................................................40
4.6. PHÂN TÍCH EFA:....................................................................................................42
4.6.1. Kết Quả phân tích EFA lần 1:........................................................................42
4.6.2. Kết Quả phân tích EFA lần 2 (loại bỏ biến MoiTruong3) : ..........................43
4.6.3. Kết quả phân tích EFA lần 3(loại bỏ biến QuyetDinh5) . .............................43
4.7. PHÂN TÍCH CFA: ...................................................................................................46
4.8. PHÂN TÍCH SEM CHO MÔ HÌNH LÝ THUYẾT: ...............................................51
4.8.1. Mức độ phù hợp của mô hình lý thuyết:........................................................51
4.8.2. Kiểm định các giả thuyết: ..............................................................................52
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................................53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .........................................................................54
5.1. GIỚI THIỆU: .............................................................................................................54
5.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG:......................................54
5.2.1 Kết quả mô hình đo lường. ............................................................................54
5.2.2 Kết quả của mô hình lý thuyết........................................................................56
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: ..........................................................................................58
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ....................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................60
DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................63
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này thực hiện nhằm: (1) Xác định các yếu tố trong quá trình mua
laptop của sinh viên tại TP.HCM và phát triển những thang đo cho những yếu tố này.
(2) Kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc các yếu tố trong quá trình mua
laptop của sinh viên TP.HCM. Từ đó đánh giá tầm quan trong của các yếu tố này. (3)
Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng thuộc phân
khúc sinh viên cho các nhà kinh doanh laptop tại thị trường TP.HCM.
Nghiên cứu được bắt đầu bằng việc tham khảo cơ sở lý thuyết về hành vi người
tiêu dùng của Philip Kotler và các nghiên cứu về hành vi mua laptop trên thế giới và
trong nước. Từ đó tác giả đề xuất mô hình lý thuyết, mô hình đo lường(thang đo nháp
1) cho các yếu tố hình thành nên quá trình mua laptop gồm 6 yếu tố: Kích thích
Marketing, kích thích từ môi trường, nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, ý định
mua, quyết định mua.
Thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung tác giả đã điều chỉnh lại mô hình đo
lường và thiết kế nên thang đo nháp 2. Từ thang đo nháp 2 tác giả tiến hành thảo luận
thay đôi để điều chỉnh thành thang đo chính thức.
Tiếp theo tác giả thực hiện phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chính thức đối với 500
sinh viên thuộc 5 trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TP.HCM. Tác giả đánh giá
sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá(EFA).
Bước tiếp theo tác giả thực hiện phân tích nhân tố khẳng định(CFA), và kiểm định
mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đưa
ra một số kiến nghị cho những nhà kinh doanh laptop.
Quy trình thực hiện với sự hỗ trợ của 2 phần mềm thống kê SPSS 22.0 và AMOS
20.0.
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ tạo ra những sản
phẩm ngày càng mạnh hơn thông minh hơn, làm cho cuộc sống của con người ngày
càng tiện lợi hơn và giảm tải hơn trong việc ứng dụng công nghệ vào công việc và
cuộc sống. Trong đó laptop là một sản phẩm điển hình với sự mạnh mẽ cùng với tính
di động cao giúp cho việc học tập, làm việc một cách linh động ở bất kỳ mọi nơi. Điều
này cũng được các bạn sinh viên sử dụng để hỗ trợ cho việc học tập của mình. Tuy
nhiên tại thị trường Việt Nam chưa có một nghiên cứu cụ thể về hành vi tiêu dùng
laptop của phân khúc khách hàng này. Do đó đề tài này ra đời nhằm đưa ra giải pháp
hỗ trợ những nhà kinh doanh laptop hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng của các “thượng
đế” của mình.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin tạo nên
thị trường các dòng điện thoại thông minh phát triển mạnh mẽ, như một tất yếu kéo
theo xu hướng tiêu dùng gia tăng nhanh trong năm 2014 của những người dùng điện
thoại thông minh, dẫn tới sự giảm sụt[1] nhanh chóng trong thị trường PC và laptop.
Khi mà những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng với thiết kế nhỏ gọn,
đầy đủ chức năng như một chiếc laptop với nhiều phân khúc giá khác nhau, nó nhanh
chóng trở thành lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng[1].
Tuy nhiên, trong những nhu cầu như công việc, học tập, hay những công việc
mang tính chuyên môn cao thì nó không thực sự tối ưu cho người sử dụng. Để vực dậy
thị trường mà xu hướng tiêu dùng đang bị sút giảm các nhà quản trị cần những thấu
hiểu rõ ràng về hành vi người tiêu dùng laptop để từ đó có những tác động tích cực vào
những hành vi đó, nhằm gia tăng doanh số cũng như mang tới một kết quả kinh doanh
thuận lợi.
Hiện nay một phân khúc khách hàng được nhắm tới nhiều nhất là sinh viên, từ nhu
cầu tìm kiếm sự tiện lợi cho học tập nên lựa chọn mua 1 chiếc laptop cá nhân để sử
dụng là điều hết sức cần thiết, nắm bắt phân khúc thị trường rộng lớn này các nhà sản
xuất không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã tung ra những dòng sản phẩm phù hợp
nhất để làm hài lòng “thượng đế”. Và cũng chính vì lẽ đó các nhà sản xuất luôn mong
muốn nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, các yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định mua để sử
dụng của khách hàng, nhằm hoạch định chiến lược Marketing và bán hàng một cách
hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “HÀNH VI MUA LAPTOP CỦA SINH VIÊN TẠI
TP HỒ CHÍ MINH”. Tác giả mong muốn đóng góp một nghiên cứu kỹ lưỡng về hành
vi mua để tiêu dùng của khách hàng là đối tượng sinh viên, từ đó đề xuất những
chương trình phát triển thị trường phù hợp để gia tăng cơ hội bán hàng vào phân khúc
sinh viên tại thị trường Việt Nam.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Những chủ đề nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng nói chung và quyết định
mua laptop trên thế giới được các nhà nghiên cứu rất quan tâm cùng với sự phát triển
chóng mặt của khoa học và công nghệ làm cho các sản phẩm công nghệ ngày càng
mạnh hơn, nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn, chính những điều này làm cho laptop dường như
bị cạnh tranh khốc liệt bởi các sản phẩm công nghệ khác như máy tính bảng, điện
thoại thông minh. Từ đó để tăng doanh số cũng như lợi nhuận của các công ty sản xuất
laptop đòi hỏi phải nghiên cứu hành vi tiêu dùng một cách bài bản và nắm rõ về các
thượng đế của mình để có những chiến lược và kế hoạch một cách hợp lý.
Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về hành vi tiêu dùng các sản phẩm công nghệ:
+ Nghiên cứu của Alexander Wollenberg và Truong Tang Thuong[26]:
“Consumer Behaviour in the Smartphone Market in Vietnam”. Các tác giả nghiên cứu
ở phạm vi thành phố Hồ Chí Minh rồi mở rộng và đề xuất cho toàn thị trường Việt
Nam cũng như ở thị trường các nước mới nổi. Trong nghiên cứu này các tác giả không
tập trung vào một phân khúc nào cả.
+ Nghiên cứu của Nguyễn Thu Trang[10]: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua smartphone của người tiêu dùng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh”. Trong nghiên
cứu này tác giả nghiên cứu toàn bộ thị trường người tiêu dùng smartphone tại TP. Hồ
Chí Minh.
+ Nghiên cứu của Nguyễn Hải Minh Nhân[5], “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua máy tính bảng của khách hàng tại Việt Nam”.
Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở giai đoạn quyết định mua của người
tiêu dùng mà chưa chỉ ra được một quá trình tiêu dùng (vốn là một quá trình phức tạp
từ khi nhận thức vấn đề đến khi quyết định mua). Đề tài nghiên cứu của tác giả tiếp
cận ở góc độ quá trình ra quyết định mua laptop (Nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông
tin, Dự định, quyết định mua). Mặt khác tác giả tập trung vào phân khúc sinh viên
thông qua một nghiên cứu cụ thể của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Xác định những yếu tố hình thành nên quá trình mua laptop của sinh viên tại
thành phố Hồ Chí Minh.
- Đo lường các mối quan hệ của các yếu tố đó trong quá trình quyết định mua
laptop của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp cho các nhà sản xuất và bán lẻ laptop tại thành phố
Hồ Chí Minh có những chiến lược Marketing và bán hàng phù hợp với khách
hàng trong phân khúc này.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
- Những yếu tố nào thể hiện quá trình mua laptop của sinh viên tại thành phố Hồ
Chí Minh?
- Mối quan hệ giữa các yếu tố đó ra sao, cường độ các mối quan hệ giữa các yếu
tố đó thế nào?
- Giải pháp nào giúp các doanh nghiệp kinh doanh laptop thu hút được nhiều
khách hàng?
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố trong quá trình mua laptop của sinh viên tại
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên thuộc các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh đã từng mua và sử dụng laptop.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện trên bảng khảo sát nghiên cứu của sinh
viên thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2015.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Về nguồn dữ liệu nghiên cứu:
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Số liệu từ bảng phỏng vấn tay đôi, phỏng vấn nhóm và
bảng câu hỏi khảo sát.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, internet.
- Về phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu định tính: Kết hợp cơ sở lý thuyết, các mô hình nghiên cứu trước
đây cùng với kỹ thuật thảo luận nhóm (thảo luận nhóm với 3 nhóm sinh viên thuộc các
trường khác nhau), phỏng vấn tay đôi theo phương pháp bậc thang. Từ kết quả này rồi
xây dựng bảng câu hỏi chính thức.
+ Nghiên cứu định lượng chính thức: Tiến hành thực hiện phỏng vấn chính thức
500 sinh viên thuộc các trường đại học cao đẳng tại TP Hồ Chí Minh, xử lý dữ liệu thu
thập được và kiểm định mô hình nghiên cứu (Độ tin cậy của thang đo, EFA, CFA,
SEM). Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và AMOS.
- Về phương pháp xử lý: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định mô
hình mạng SEM với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích thống kê SPSS và phần
mềm cấu trúc tuyến tính AMOS.
1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI:
- Kết quả nghiên cứu này bổ sung vào cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng
laptop của phân khúc sinh viên Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu này mang lại ý nghĩa thực tiễn cho các nhà quản trị của các
công ty sản xuất cũng như phân phối laptop hiểu rõ hơn hành vi tiêu dùng của
sinh viên ở thị trường Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
có những chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp với phân khúc sinh viên.
1.8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI:
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này trình bày khái quát về đề tài như là: Lý do chọn đề tài, tình
hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước từ đó tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đó. Chương này cũng
trình bày về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu là kết hợp
giữa định tính và định lượng. Từ đó đưa ra ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Tác giả cũng trình bày bố cục đề tài gồm 5 chương.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN:
2.1.1 Khái niệm laptop:
- 2 8 TTheo Techterms[25]: Laptop là máy tính xách tay mà bạn có thể mang theo và
sử dụng trong các môi trường khác nhau. Chúng bao gồm một màn hình, bàn phím, và
chuột cảm ứng. Máy tính xách tay được sử dụng trên đường đi, chúng có một pin cho
phép họ hoạt động mà không cần cắm vào ổ cắm điện.2 8 T 2 8 TMáy tính xách tay cũng bao
gồm một bộ chuyển đổi điện năng cho phép chúng sử dụng nguồn điện từ ổ cắm và sạc
pin.
- 2 8 TNhư vậy, laptop còn được gọi là máy tính xách tay có đầy đủ các thành phần cơ
bản của một máy tính cá nhân thông thường nhỏ gọn được sử dụng bằng pin hay
nguồn điện, dễ dàng mang theo.
2.1.2 Hành vi người tiêu dùng:
 Khái niệm hành vi người tiêu dùng:
- 2 8 TTheo rohan.sdsu.edu[23]: Hành vi người tiêu dùng là các hành động của người
dùng trong việc mua để sử dụng sản phẩm và dịch vụ, bao gồm các quá trình nhận
thức và xã hội trước, trong, và sau những hành động đó. Các khoa học hành vi người
tiêu dùng giúp trả lời các câu hỏi như:
• 2 8 TTại sao người tiêu dùng chọn sản phẩm hay thương hiệu khác nhau?
• 2 8 TLàm thế nào họ thực hiện những lựa chọn này?
• 2 8 TLàm thế nào các công ty sử dụng kiến thức này để cung cấp giá trị cho người
tiêu dùng?
- 2 8 TTheo Wayne D. Hoyer, Deborah J.Macinnis, 2008[10,tr.7]: Hành vi người tiêu
dùng được hiểu là một loạt các quyết định về việc mua cái gì, tại sao, khi nào, như thế
nào, nơi nào, bao nhiêu, bao lâu một lần, như vậy mỗi cá nhân, nhóm người tiêu dùng
phải có quyết định qua thời gian về việc chọn dùng sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc
các hoạt động.
Phụ lục 3: Thang đo chính thức
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Phỏng vấn vào ngày … tháng … năm 2015
Xin chào các bạn!
tui tên Võ Thị Thu Hằng học viên của trường Đại Học Tài Chính – Marketing.
Hiện nay, tui đang thực hiện đề tài nghiên cứu là : “Các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình mua Laptop của sinh viên tại Thành Phố Hồ Chí Minh ”. Rất mong các bạn
dành chút thời gian trả lời bảng khảo sát dưới đây. tui xin hứa mọi thông tin mà các
bạn cung cấp hoàn toàn chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành Thank sự giúp đỡ của các bạn. Nếu anh chị nào có bất kỳ câu hỏi
hay đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ theo địa chỉ email: [email protected]
PHẦN 1: NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI
Mong các bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với mỗi phát biểu
dưới đây. các bạn khoanh tròn vào một trong các con số từ 1 đến 5 như sau:
1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: Trung hòa;
4: Đồng Ý; 5: Hoàn toàn đồng ý

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top