nabela328

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chƣơng 1: VIỆT NAM ĐẦU TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1883) .............................9
1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội Viêṭ Nam ....................................................................9
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực...............................................................................9
1.1.2. Bối cảnh trong nước..........................................................................................11
1.2. Khái quát về tiềm năng biển, hoạt động thƣơng mại biển của Việt Nam
trƣớc thế kỷ XIX ........................................................................................................21
1.3. Tình hình thƣơng mại trên biển dƣới các triều vua từ Gia Long đến
Thiệu Trị......................................................................................................................25
Chƣơng 2: HẢI THƢƠNG VIỆT NAM DƢỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC: CHÍNH
SÁCH VÀ THỰC TRẠNG (1848 - 1883) ...............................................................41
2.1. Chính sách hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đứ (1848 c - 1883)....................41
2.1.1 Hạn chế và nghiêm cấm giao lưu buôn bán trên biể (1848 n - 1874)............41
2.1.2 Từng bước nới lỏng tiến tới xóa bỏ lệnh cấm buôn bán trên biển (1874 -
1883)..............................................................................................................................53
2.2. Thực trạng hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đứ(1848 c - 1883)....................57
2.2.1. Thực trạng hải thương giai đoạn 1848 - 1874 ...............................................57
2.2.2. Thực trạng hải thương giai đoạn 1874 - 1883 ...............................................70
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH HẢI THƢƠNG VIỆT
NAM DƢỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC (1848 - 1883) ...............................................82
3.1. Các quan điểm đánh giá về hải thƣơng Việt Nam dƣới triều vua
Tự Đức .................................................................................................... 82
3. 2. Một số nhận xét..................................................................................................92
Kết Luận ....................................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................103
PHỤ LỤC ..................................................................................................................110
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc , các hoạt động kinh tế và
giao lƣu kinh tế luôn có vai trò quan trọng, là yếu tố hàng đầu quyết định đến
sự phát triển của một quốc gia. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, từ nhiều thập
kỷ qua, một số học giả trong nƣớc, quốc tế đã chuyên tâm khảo cứu về vấn đề
này, tuy nhiên so với những thành tựu nghiên cƣ́ u các lin ̃ h vƣc ̣ khác nhƣ quân
sƣ,̣ xã hội thì những công trình khảo cứu về hoạt động kinh tế nhất là hoạt
động ngoại thƣơng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ . Là quốc gia nằm ven bờ Thái Bình
Dƣơng, gần với Ấn Độ Dƣơng, lại có chung biên giới đất liền với một số
quốc gia trong khu vực, Viêṭ Nam có hoaṭ đôn ̣ g thƣơng maị biển tƣ̀ sớ m và
khá sôi nổi, nhất là khoảng thế kỷ XVII, XVIII.
Sang thế kỷ XIX , Viêṭ Nam nằm dƣớ i sƣ̣ điều hành của nhà Nguyên ̃ -
triều đaị cuối cùng trong lic̣ h sƣ̉ phong kiến Viêṭ Nam . Là chính quyền quản
lý một đất nƣớc thống nhất , đôc ̣ lâp ̣ , tƣ̣ chủ tƣ̀ năm 1802 đến năm 1884, nhà
Nguyên ̃ gắn liền với một thờ i kỳ lic̣ h sƣ̉ có nhiều biến cố lớn . Để hiểu rõ vai
trò của vƣơng triều này trong tiến trình lịch sử dân tộc, các mặt kinh tế, xã
hội, văn hóa cần đƣợc tiến hành đánh giá khách quan, khoa học.
Dƣớ i thờ i Nguyên ̃ đặc biệt dƣới triều vua Tự Đức nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng triều đình đã thi hành chính sách “bế quan tỏa càn g”, khƣớc từ mọi
quan hệ thông thƣơng với các quốc gia bên ngoài, khiến kinh tế trong nƣớc
ngày càng suy sụp, không đủ tiềm lực chống lại sự xâm lƣợc của đế quốc
phƣơng Tây. Liệu có phải tình hình ngoại thƣơng nói chung và hải thƣơng
Việt Nam nói riêng nửa cuối thế kỷ XIX nhƣ một bức tranh “tối màu” mà hậu
quả do triều Nguyễn và vua Tự Đức đã thực thi chính sách “ức thƣơng”, “bế
quan tỏa cảng”? Khi nhận thức lại vấn đề lịch sử triều Nguyễn nói chung và
triều vua Tự Đức nói riêng, chúng ta cần đánh giá khách quan câu hỏi đó.
Phải nói thêm rằng , từ trong lịch sử , Viêṭ Nam giao lƣu buôn bán với
các nƣớc bên ngoài chủ yếu qua hai con đƣờng: Đƣờng bộ và đƣờng biển.
Buôn bán đƣờng bộ ít phổ biến hơn, chủ yếu qua các tỉnh biên giới. Tại đó đã
hình thành nên những “Bạc dịch trƣờng”. Dƣới thời trị vì của vua Tự Đức,
quan hệ thƣơng mại với bên ngoài chủ yếu qua đƣờng biển.
Trên thực tế, vua Tự Đức có thi hành chính sách ức thƣơng hay không?
Nguyên nhân sâu xa của các chính sách ức thƣơng dƣới triều vua Tự Đức là
gì? Hoạt động hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đức diễn ra nhƣ thế nào? Để trả
lời những câu hỏi đó, tui quyết định chọn đề tài “Hải thương Việt Nam dưới
triều vua Tự Đức (1848 - 1883)” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hải thƣơng là một nội dung quan trọng trong kinh tế dƣới triều Nguyễn
nói chung và vua Tự Đức nói riêng. Nghiên cứu về hải thƣơng Việt Nam dƣới
triều Nguyễn đã có nhiều tác phẩm, sách báo, bài nghiên cứu, tạp chí. Tuy
nhiên việc nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về tình hình hải thƣơng
dƣới triều vua Tự Đức chỉ đƣợc đề câp ̣ khá khiêm tốn trong môṭ số cuốn sác.h
Năm 1961, tác giả Thành Thế Vỹ cho xuất bản cuốn “Ngoại thương Việt
Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX” dài 252 trang nhƣng tác giả chỉ
dành một trang (tr 134) cho mục khai báo, lễ vật, thuế về giao thƣơng buôn bán
với các nƣớc bên ngoài trong nửa đầu thế kỷ XIX.
Mƣời năm sau, năm 1971, một công trình biên khảo xuất sắc mang tên
“Kinh tế - xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Thế
Anh dài 342 trang, đã dành trọn vẹn một chƣơng (chƣơng V) để mô tả về các
hoạt động thƣơng mại nhƣ các trung tâm buôn bán, chính sách thuế khóa. Về
chính sách ngoại thƣơng, tác giả chú ý đến vai trò của Nhà nƣớc trong việc
quản chế thƣơng mại quốc tế và thái độ của Nhà nƣớc đối với các nhà buôn
phƣơng Tây, trong đó nhấn mạnh đến địa vị của thƣơng nhân Hoa Kiều trong nền ngoại thƣơng Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động hải thƣơng cuối thế kỷ XIX
chỉ chiếm một dung lƣợng rất nhỏ trong cuốn sách.
Năm 1996, tác giả Đỗ Bang cho ra đời cuốn sách “Kinh tế thương
nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn”. Đây là cuốn sách nghiên cứu chi tiết, cụ
thể nhất về hoạt động thƣơng mại dƣới triều Nguyễn từ trƣớc đến giờ. Cuốn
sách đã có những nhận định khách quan hơn về chính sách ức thƣơng , bế
quan tỏa cảng của triều Nguyễn và sức sống mãnh liệt của nền kinh tế hàng
hóa trong bối cảnh chính trị không mấy thuận lợi ở nửa đầu thế kỷ XIX . Trên
cơ sở những bảng thống kê chi tiết về số lƣợng hàng hóa nhập, xuất, những
chuyến công cán của triều Nguyễn , tác giả đã phác họa lại bức tranh tƣơng
đối sống động , chân thực về hoạt động thƣơng nghiệp nửa đầu thế kỷ XIX .
Tuy nhiên, hoạt động hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đức, lại không đƣợc miêu
tả nhiều.
Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, năm 1961, tác giả Chu Thiên có bài
nghiên cứu “Vài nét về công thương nghiệp dưới triều Nguyễn”. Về hoạt động
thƣơng nghiệp, tác giả chỉ dành hơn 1 trang để miêu tả sự “sa sút của nền
thương nghiệp” dƣới triều Nguyễn.
Năm 1993, trong chuyên bài “Nhà Nguyễn trong lịch sử nửa đầu thế kỷ
XIX”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử giới thiệu bài viết “Vài nét về thương nghiệp
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Trƣơng Thị Yến. Tác giả nhấn
mạnh đến chính sách nghiêm cấm của Nhà nƣớc trong việc giao thƣơng với
phƣơng Tây nhƣng lại quá ƣu đãi với Hoa thƣơng làm nền thƣơng nghiệp
nƣớc ta phát triển không đồng đều và có phần sa sút so với thế kỷ trƣớc.
Trong Hôị thảo khoa hoc ̣ về Nghiên cứ u và giảng day ̣ lic ̣ h sử thờ i
Nguyên ̃ ở Đaị hoc ̣ , cao đẳng sư pham ̣ và phổ t hông, đƣơc ̣ tổ chƣ́ c năm 2002,
hàng loạt vấn đề về triều Nguyễn đã đƣợc đề cập đến . Có một số ý kiến mới
trong lin ̃ h vƣc ̣ ngoaị thƣơng và ngoaị giao . Ví dụ, tác giả Đỗ Bang cho rằng trong lin ̃ h vƣc ̣ ngoaị thƣơng , thì phê phán t riều Nguyên ̃ “ bế quan tỏa cảng ”,
là không đúng; Nguyên ̃ Văn Tân ̣ nhấn man ̣ h tính chất 2 măṭ trong chính sách
ngoại thƣơng [10, 50].
Năm 2004, tác giả Trƣơng Thị Yến cho ra đời luận án Chính sách
thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Trong luận án của mình,
tác giả đã dành toàn bộ dung lƣợng nghiên cứu về thực trạng chính sách
thƣơng nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, đánh giá ảnh hƣởng và
vai trò của chính sách này đối với hoạt động thƣơng nghiệp nói riêng và toàn
bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung trong giai đoạn này. Mặc dù tác giả không
đề cập nhiều đến hoạt động thƣơng mại nửa sau thế kỷ XIX, nhƣng đã tạo tiền
đề cho công tác nghiên cứu hoạt động thƣơng mại ở Viêṭ Nam trong nửa cuối
thế kỷ XIX.
Năm 2008, Hôị thảo Khoa hoc ̣ về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn
trong lic ̣ h sử Viêṭ Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX đƣơc ̣ tổ chƣ́ c taị Thanh
Hóa, đã đánh giá môṭ cách khách quan về “công” và “tôị ” của nhà Nguyên ̃
trong lic̣ h sƣ̉ dân tôc ̣ . Trong số 91 bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
trong nƣớc và quốc tế , có bài viết của Văn Tao ̣ “ Nhân ̣ thứ c mớ i về nhà
Nguyên ̃ trong lic ̣ h sử dân tôc ̣ ”, Lƣơng Chí Minh “ Sự phuc ̣ hồi kinh tế và sự
phát triển của quan hệ thương mại giữa hai nướ c Trung Viêṭ và o những năm
đầu nhà Nguyên ̃ (1802 - 1858)”, Phan Thuân ̣ An “ Từ sự thà nh lâp ̣ vương
triều Nguyên ̃ đến đảo lôn ̣ nhân ̣ thứ c về triều đaị nà y trong giai đoan ̣ vừ a
qua” đã đƣa ra quan điểm khách quan về ngoaị thƣơng dƣớ i triều Nguyên ̃ nói
chung và vua Tƣ̣ Đƣ́ c nói riêng.
Về nguồn tài liệu nước ngoài: Năm 2004, nhà nghiên cứu ngƣời Pháp
Kham Vorapheth đã cho xuất bản cuốn sách Commerce et colonisation en
Indochine 1860 - 1945 (Nền thương mại và công cuộc thực dân hóa ở Đông
Dương 1860 - 1945). Cuốn sách đã tái hiên ̣ laị hoàn cảnh lic̣ h sƣ̉ và hoaṭ đôn ̣ g thƣơng maị của 3 nƣớ c Đông Dƣơng dƣớ i chế đô ̣thuôc ̣ điạ của Pháp trong thờ i
kỳ từ 1860 đến 1945. Tác giả dành khoảng20 trang (từ trang 7 đến trang 37) để
nói về các mặt chính trị, hoàn cảnh lịch sử, hoạt động buôn bán, giao lƣu buôn
bán của 3 nƣớ c Viêṭ Nam, Lào, Campuchia tƣ̀ năm 1860 đến năm 1883.
Ngoài ra, các cuốn Documents pour servir a l’ histoire de Saigon 1859
- 1865 (Tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử Sài Gòn từ 1859 - 1865) của Jean
Bouchot; Report on a preliminary study on the Social and Economic history
of Vietnam during the Nguyen, period 1802 - 1881 (Báo cáo về việc nghiên
cƣ́ u bƣớ c đầu lic̣ h sƣ̉ kinh tế và xã hôị Viêṭ Nam dƣớ i triều Nguyên ̃ , giai đoan ̣
1802 - 1883) của Hantrakool… đều đề cập một phần tới tình hình kinh tế Việt
Nam dƣới triều vua Tự Đức, trong đó có vấn đề hải thƣơng.
3. Tƣ liệu nghiên cứu
Những bộ chính sử đƣợc biên soạn công phu dƣới triều Nguyễn là
nguồn tƣ liệu quan trọng phục vụ trực tiếp cho luận văn, tiêu biểu nhƣ : Bộ
Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội
điển sử lệ.
Bộ Đại Nam thực lục là bộ sử lớn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên
soạn trong một thời gian dài từ năm 1821 đến 1909. Bộ sách này gồm hai
phần Tiền biên và Chính biên, trong đó, phần Tiền biên ghi chép toàn bộ
những sự kiện về thời các chúa Nguyễn (từ 1558 đến 1777); phần Chính biên
ghi chép toàn bộ lịch sử từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi chúa ở Gia Định đến đời
Đồng Khánh (1887). Bộ sách này đã đƣợc dịch ra chữ Quốc ngữ và xuất bản
lần đầu tiên năm 1962 đến 1978 (dài 38 tập). Đây đƣợc coi là nguồn tài liệu
gốc quan trọng nhất phục vụ cho luận văn. Bộ sách ghi chép đầy đủ những
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, lời dụ của các vị vua triều Nguyễn. Qua đó
chúng ta có thể hình dung đƣợc các chính sách đối với hoạt động thƣơng mại
dƣới triều vua Tự Đức, những đoàn thuyền buôn các nƣớc tới buôn bán… Bộ Quốc triều chính biên toát yếu do Cao Xuân Dục biên soạn, là nguồn
tài liệu gốc mà luận văn sử dụng. Bộ Quốc triều chính biên toát yếu là một bộ
sử trích các phần quan yếu của bộ Quốc triều chánh biên hay Đại Nam thực lục
của Quốc sử quán triều Nguyễn. Sử chép bằng chữ Hán theo lối biên niên từ
đời vua Gia Long trở về sau. Quốc triều chính biên toát yếu đƣợc Bộ Học vâng
chỉ dụ vua Khải Định thực hiện và dịch ra chữ quốc ngữ, để ấn hành ban cấp
cho các trƣờng học với nhan đề Sử Quốc triều chính biên toát yếu.
Bộ Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ là một công trình đồ sộ, gồm
262 quyển nhỏ do Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể Hội điển cũng là
môṭ nguồn tƣ liêu ̣ mà luân ̣ văn sƣ̉ dun ̣ g . Hiện nay các nhà nghiên cứu đã biên
tập bộ sách này thành nhiều tập lớn để tiện theo dõi. Bộ sử ghi tất cả các điều
lệ, hiến chƣơng, điển chế của Nhà nƣớc đề ra và thi hành dƣới thời Nguyễn từ
năm Gia Long thứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Đây là bộ sách
chứa đựng một khối lƣợng đồ sộ những kiến thức, sử liệu phong phú.
Bên cạnh những bộ chính sử đƣợc biên soạn dƣới triều Nguyễn, tác giả
còn sử dụng các cuốn thông sƣ̉ và giáo trình đƣợc biên soạn trong những giai
đoạn sau nhƣ: Viêṭ Nam sử lươc ̣ của Trần Trọng Kim , Lịch sử Việt Nam của
Đào Duy Anh, Lịch sử chế độ phong kiến Viêṭ Nam của Phan Huy Lê và một
số tác giả , Lịch sử cận đại Việt Nam tập 1 của Trần Văn Giàu , Đinh Xuân
Lâm, Tiến Trình Lic ̣ h sử Viêṭ Nam do Nguyên ̃ Quang Ngoc ̣ chủ biên.
Nhƣ̃ng công trình nghiên cƣ́ u của các tác giả trong nƣớc về kinh tế
công thƣơng nghiêp ̣ đặc biệt là thƣơng mại trong lic̣ h sƣ̉ Viêṭ Nam xuất bản
tƣ̀ năm 1954 đến nay đã đƣợc tác giả sử dụng nhƣ những tài liệu tham khảo
cần th iết trong quá trình viết luận văn. Đặc biêṭ , sách viết về thƣơng
nghiêp ̣ dƣớ i triều Nguyên ̃ của các tác giả nhƣ Thành Thế Vỹ , Nguyên ̃ Thế
Anh, Đỗ Bang và các tạp chí Nghiên cƣ́ u lic̣ h sƣ̉ , nghiên cƣ́ u kinh tế , Xƣa
và nay… cũng cung cấp nhiều tài liệu tham khảo quý gi á cho chúng tui . Mỗi loại tài liệu có những đặc trƣng nhất định, giúp cho việc thể hiện nội
dung của luận văn thêm sâu sắc, đa dạng.
Luân ̣ văn còn tham khảo môṭ số tƣ liêu ̣ tiếng nƣớ c ngoài , đăc ̣ biêṭ là
các tƣ liệu tiếng Pháp về nền thƣơn g maị Đông Dƣơng nói chung và Viêṭ
Nam nói riêng , tiêu biểu nhƣ cuốn Commerce et colonisation en Indochine
1860 - 1945 (Nền thƣơng mại và công cuộc thực dân hóa ở Đông Dƣơng
1860 - 1945) của Kham Vorapheth; Documents pour servir a l’ histoire de
Saigon 1859 - 1865 (Tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử Sài Gòn từ 1859 -
1865) của Jean Bouchot ; Report on a preliminary study on the Social and
Economic history of Vietnam during the Nguyen, period 1802 - 1881 (Báo cáo
về viêc ̣ nghiên cƣ́ u b ƣớc đầu lịch sử kinh tế và xã hội Việt Nam dƣới triều
Nguyên ̃ , giai đoan ̣ 1802 - 1883) của Hantrakool; Les premières anneés de la
Cochinchine - colonie francaise (Những năm đầu tiên tại Nam Kỳ - thuộc địa
Pháp) của Paulin Vial.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài phƣơng pháp lịch sử, logic, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp
thống kê giúp tác giả đƣa ra tƣơng đối đầy đủ những lần vua Tự Đức cử các
phái đoàn ra nƣớc ngoài buôn bán, những lần tàu thuyền nƣớc ngoài đến buôn
bán, các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu…
Phƣơng pháp phân tích tài liệu giúp tác giả đƣa ra nh ững nhận định
của mình làm cơ sở phác thảo về hoạt động hải thƣơng Việt Nam dƣới triều
vua Tự Đức.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những chính sách về hải thƣơng,
các hoạt động trao đổi buôn bán với các nƣớc phƣơng Tây và các nƣớc châu
Á qua đƣờng biển dƣới triều vua Tự Đức.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong khoảng thời gian từ năm 1848
đến năm 1883, tƣ́ c là toàn bô ̣thờ i gian tồn taị của triều Tƣ̣ Đƣ́ c. 6. Đóng góp của luận văn
Bằng viêc ̣ trình bày một cách có hệ thống về hoạt động thƣơng mại
biển Việt Nam dƣới triều vua Tự Đức, luận văn trả lờ i cho câu hỏi liệu thực sự
vua Tự Đức có thực hiện chính sách ức thƣơng hay không? Dƣới triều vua Tự
Đức hoạt động buôn bán, giao thƣơng trên biển diễn ra nhƣ thế nào?
Tuy nhiên, do nguồn tài liệu và thời gian nghiên cƣ́ u có han ̣ , luận văn
chƣa thể mở rộng, đi sâu nghiên cứu, so sánh hoạt động hải thƣơng dƣới triều
vua Tự Đức với các nƣớc trong khu vực. Hy vọng những hạn chế và thiếu sót
này đƣơc ̣ khắc phục trong những công trình sau của tác giả.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kết luận , tài liệu tham khảo , mục lục , phụ lục ,
luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Việt Nam đầu triều Nguyễn (1802 - 1883)
Chƣơng 2: Hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đức: Chính sách và thực trạng
(1848 - 1883)
Chƣơng 3: Một vài đánh giá và nhận xét về tình hình hải thƣơng Việt
Nam dƣới triều vua Tự Đức (1848 - 1883)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hàn Việt Hải Luận văn Kinh tế 0
S Công trình: Trụ sở giao dịch ngân hàng công thương Việt Nam thành phố Hải Dương Kiến trúc, xây dựng 0
D Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh MSB Ngô Quyền Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Sở Giao Dịch ngõn hàng thương mại Hàng Hải Việt Nam, số 44 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
P Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0
C Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
C Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải P Luận văn Kinh tế 0
C Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải D Luận văn Kinh tế 2
M Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam chi nhánh Thá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top