daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu
Chương 1. Văn bản Hán Nôm – các loại thể và biện pháp tu từ
Chương 2. Minh giải văn bản Bài giảng gồm hai chương, được trình bày theo thứ tự từ những vấn đề khái quát về lý thuyết đến thực hành về phân tích và minh giải văn bản với ý đồ truyền thụ, hợp với thời lượng cho phép của môn học. Những văn bản Hán Nôm Việt Nam được lựa chọn giới thiệu nói chung đều nằm trong chương trình phổ thông. Đối với văn bản Hán văn, mỗi văn bản đều được giới thiệu qua bốn phần: 1/ Nguyên tác chữ Hán; 2/ Phiên âm Hán Việt; 3/ Vài nét về tác giả và bài thơ; 4/ Chú giải từ ngữ và mở rộng vốn từ Hán Việt (riêng biền văn có thêm phần ngữ pháp); 5/ Dịch nghĩa. Riêng với các văn bản Nôm, mỗi văn bản được giới thiệu qua ba phần: 1/ Nguyên văn chữ Nôm; 2/ Phiên âm bài khóa ra chữ Quốc ngữ theo đúng nguyên văn; 3/ Chú giải các điển tích, điển cố, những từ khó (nếu có).
Mục lục Trang
Lời nói đầu…………………………………………………………………… .… 3
CHƯƠNG 1. VĂN BẢN HÁN NÔM – CÁC LOẠI THỂ
VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ............................................................................................ ... 4
1.1. Văn bản Hán Nôm – Các loại thể....................................................................... ... 4
1.2. Một số biện pháp tu từ chủ yếu........................................................................... ... 7
CHƯƠNG 2. MINH GIẢI VĂN BẢN ............................................................... ... 18
2.1. Cáo tật thị chúng................................................................................................. 18
2.2. Thuật hoài............................................................................................................ 28
2.3. Độc Tiểu Thanh kí............................................................................................... 31
2.4. Thơ chữ hán Hồ Chí Minh.................................................................................. 38
2.5. Bach Đằng giang phú......................................................................................... 41
2.6. Bình Ngô đại cáo................................................................................................ 49
2.7.Truyện Kiều (trích đoạn)....................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….. 58

Lời nói đầu
Văn bản Hán Nôm Việt Nam là bài giảng được biên soạn nhằm giới thiệu cho sinh viên một cách hệ thống những tri thức cơ bản về văn bản Hán Nôm Việt Nam, về chữ Nôm, rèn luyện phương pháp phân tích, minh giải văn bản Hán Nôm và mở rộng vốn từ Hán Việt.
Bài giảng gồm hai chương, được trình bày theo thứ tự từ những vấn đề khái quát về lý thuyết đến thực hành về phân tích và minh giải văn bản với ý đồ truyền thụ, hợp với thời lượng cho phép của môn học. Những văn bản Hán Nôm Việt Nam được lựa chọn giới thiệu nói chung đều nằm trong chương trình phổ thông. Đối với văn bản Hán văn, mỗi văn bản đều được giới thiệu qua bốn phần: 1/ Nguyên tác chữ Hán; 2/ Phiên âm Hán Việt; 3/ Vài nét về tác giả và bài thơ; 4/ Chú giải từ ngữ và mở rộng vốn từ Hán Việt (riêng biền văn có thêm phần ngữ pháp); 5/ Dịch nghĩa. Riêng với các văn bản Nôm, mỗi văn bản được giới thiệu qua ba phần: 1/ Nguyên văn chữ Nôm; 2/ Phiên âm bài khóa ra chữ Quốc ngữ theo đúng nguyên văn; 3/ Chú giải các điển tích, điển cố, những từ khó (nếu có).
Chúng tui hi vọng, bài giảng Văn bản Hán Nôm Việt Nam giúp người học nâng cao vốn hiểu biết về văn bản Hán Nôm, củng cố vững chắc hơn và mở rộng vốn từ Hán Việt qua việc tìm hiểu các thể loại văn bản Hán Nôm ở từng thời kỳ khác nhau.
Bài giảng được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi sai sót, rất mong sự góp ý kiến của các đồng nghiệp, anh chị em sinh viên để chúng tui có thể chỉnh sửa hoàn thiện hơn vào các lần in sau.

CHƯƠNG 1. VĂN BẢN HÁN NÔM – CÁC LOẠI THỂ
VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ
1.1. Văn bản Hán Nôm – các loại thể
Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, chữ Hán và chữ Nôm đã trở thành công cụ sáng tác văn chương của bao thế hệ nhà văn, nhà thơ. Và họ đã để lại trong kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng đồ sộ những tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm có giá trị cao về mặt lịch sử và văn học. Về mặt hình thức kết cấu, cách thể hiện, kho tàng văn bản Hán Nôm được chia thành ba loại: tản văn (văn xuôi), vận văn (văn vần) và biền văn (văn biền ngẫu). Có thể nói, sự phân chia trên chỉ mang tính chất tương đối mà thôi, sự khu biệt giữa các thể loại hẳn đã rạch ròi vì có sự pha lẫn xen kẽ. Ví dụ như tác phẩm Long thành cầm giả ca của Nguyễn Du là văn vần nhưng có phần tiểu dẫn viết bằng văn xuôi. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là văn xuôi nhưng có nhiều đoạn câu chữ đối nhau theo kiều biền ngẫu, lại có nhiều đoạn viết bằng văn vần.
Để nhận thức một cách đầy đủ giá trị của văn bản Hán Nôm, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm từng loại thể. Trong kho tàng văn bản bản Hán Nôm, do sự ảnh hưởng quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa nên có nhiều văn bản Hán văn Việt Nam đã mô phỏng các loại thể vốn có trong văn chương cổ điển Trung Quốc (thơ cổ phong, phú cổ thể, văn biền ngẫu..) và ông cha ta cũng đã dùng chữ Nôm để sáng tác nhiều tác phẩm thuộc nhiều loại thể của văn học Trung Quốc (Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn trãi...). Mặt khác, có những tác phẩm có giá trị cao về cả nội dung lẫn hình thức được sáng tác bằng những thể mang đậm đà sắc thái dân tộc, như thơ lục bát, khúc ngâm, truyện thơ…( Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều…)
Chính vì vậy, để tiếp nhận các văn bản Hán Nôm thuộc nhiều thể loại khác nhau một cách thuận lợi, chúng ta đi sâu tìm hiểu các thể loại văn học cổ Trung Quốc.
I. Vận văn (Văn vần)
Một tác phẩm được sáng tác theo thể văn vần có thể toàn bộ tác phẩm từ đầu đến cuối đều có vần, hay chỉ một phần có vần, hay một số đoạn có vần xen kẽ giữa một số đoạn không vần, nhưng nhìn chung thì phần văn vần đóng vai trò chủ chốt. Loại này bao gồm:
1. 詩 歌 - 詞 賦 Thi ca và từ phú: thể loại này có vần từ đầu đến cuối; sau này người ta còn đưa ra yêu câu là "câu chữ đăng đối". Người xưa cho hai loại này là cùng một dòng. Nội dung có thể là tự sự, trữ tình, vịnh vật…
2. 頌 讚 Tụng tán: từ đầu đến cuối đều có vần hay phần có vần chiếm vị trí chủ đạo. Đúng như tên gọi của thể loại, tụng tán chủ yếu nhằm ca ngợi tán dương công đức sự nghiệp của danh nhân, chí sĩ. Chính vì vậy, câu chữ của tụng tán thường trang trọng, điển nhã, ngắn gọn, lời hay ý đẹp những cần xác thực, không tô vẽ khoa trương, bay bổng. Đối với thể tán còn có thể là phần tóm tắt, kết luận ngắn gọn của một phần văn phẩm bàn về một sự việc, một nhân vật hay về một vấn đề nhất định nào đó, gồm những câu có vần hay không vần, thường là bốn chữ một câu.
3. 箴 銘 Châm minh: châm là một thể văn dùng để khuyên răn. Minh là bài văn khắc vào gỗ hay bia đá, cũng dùng để khuyên răn. Về sau ý nghĩa của châm minh được mở rộng ra, chuyên chỉ một văn thể được ghi tạc lại nhằm khuyên răn, khích lệ (thường là tự khuyên răn khích lệ) hay ca tụng tuyên dương công đức người khác để nêu gương sáng. Châm minh viết bằng văn vần, hay chủ yếu là văn vần. Thể thức ngắn gọn, câu chữ trau chuốt, ý tứ sâu sắc. Về sau, nhiều bài minh được viết theo lối biền văn.
4. 碑 記 碑 誌 Bi chí, bi kí: gọi nôm na là văn bia; phạm vi bao quát khá rộng, có thể chia làm hai loại: bi minh, bi kí - văn bia nói chung, bao gồm các loại văn bia ghi công trạng, ghi sự tích, thề bồi, nguyện ước, phong thần…, bia ghi thắng cảnh, bia ghi việc xây dựng hay trùng tu đền chùa, miếu mạo, chợ búa, cầu quán, dinh dự, học đường … và mộ chí minh, tức là bia mộ (kể cả bia thần đạo).
Bi minh thường có lời mở đầu, phần tự, viết bằng văn xuôi và phần minh viết bằng văn vần. Mộ chí minh thường có phần thuật lại những nét chủ yếu của người quá cố, viết bằng văn xuôi và một phần kết thúc ngắn gọn viết bằng văn vần. Lưu Hiệp coi trọng tính chất sử liệu và khả năng lưu truyền lâu dài của văn bia, cho nên ông khuyên người viết loại văn này nên thận trọng trong việc ghi sự việc, chọn câu chữ …
5. 哀 祭 Ai tế: bao gồm các loại văn điếu phúng người chết như: ai từ, điếu văn, lỗi văn, tế văn (văn tế), nội dung thường bao gồm hai phần: phần thuật sự nghiệp bình sinh, ngôn hành, đức hạnh của người qua cố và phần diễn tả nỗi xót thương của thân thích bạn bè. Riêng tế văn (văn tế) là loại văn chuyên dùng trong các cuộc tế lễ, lễ truy điệu … Văn tế thường được viết băng văn vần, xét về mặt thể thức ngôn từ thì rất gần với phú (về sau này, văn tế thường được viết bằng phú Đường luật). Tuy vậy, cũng có thể viết bằng văn xuôi, hay chủ yếu bằng văn xuôi có xen kẽ một số câu văn vần. Theo Lưu Hiệp, loại văn vần này cần đạt tới chỗ lời lẽ hòa quyện với ý tình, tránh tình trạng thể thức thì văn hoa trang trọng, nhưng nội dung thì nông cạn sáo mòn.
II- Tản văn (văn xuôi) và biền văn
散 文 Tản văn (văn xuôi) nòi ở đây có loại rất gần vơi khẩu ngữ (luận thuyết, sử truyện, tạp văn …), có loại được uốn nắn tỉa tót, gò ép vào những thể thức nhất định, tuy là tản văn nhưng thực tế là không là loại trừ vần và đói có nghĩa là đã nhít lại gần biền văn, hoặn tản văn pha biền văn (tặng tự, tự bạt, kí …). Biền văn có đặc điểm câu chữ được kết cấu theo một thể thức chặt chẽ đăng đối, vồn là một thể văn đặc thù.
1. 論 說 Luận thuyết hay luận biện, là một thể văn thương được dùng để trình bày, thuyết minh, luận bàn, biện bác … Các vấn đề triết học chính trị xã hội, sử học, văn học … Có thể chỉ là một văn phẩm ngắn gọn ghi trọn vẹn một văn bản đơn nhất, cũng có thể một tập hợp nhiều văn bản có hữu cơ với nhau, tạo thành tác phẩm chuyên luận lớn, chủ yếu được viết bằng văn xuôi, nhưng cá biệt cũng có khi được diễn đạt bằng văn vần, như Đạo đức kinh - tác phẩm triết học của Lão Tử (khoảng thế kỷ VIII - V TCN), hay bằng biền văn như Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp ( thế kỷ VI ).
2. 序 跋 Tự bạt: lời giới thiệu, lời bình tác phẩm, nói chung được viết bằng văn xuôi. Tự (tự ngôn: lời tựa) được đặt ở đầu sách; bạt (hậu tự) đặt ở cuối sách. Thời xưa, tự cũng như bạt đều đặt ở cuối sách, về sau riêng tư được đưa lên đầu sách. tự bạt có khi viết bằng văn vần hay biền văn.
3. 贈 序 Tặng tự: thường chỉ gọi tắt là "tự" - một thể văn đặc biệt xuất hiện vào khoảng đầu đời Đường liên quan đến một tập tục cổ xưa vốn có ý nghĩa rất cao quý là tặng nhau những lời hay ý đẹp (tặng ngôn), thường viết bằng văn xuoi, tuy nhiên cũng có loại trừ hiện tượng có bài xen lẫn phần văn vần và có kết cấu câu chữ đăng đối nhau (biền văn).
4. 書 簡 Thư giản: thư từ nói chung, phạm vi bao quát khá rộng, nội dung cũng phong phú đa dạng, có thể chỉ là thông tin thông báo tin tức, thăm hỏi nhau có tín chất riêng tư, nhưng có thê là biện bác, tranh luận…công khai xung quanh một vấn đề gì đó, cho nên có người xếp thể văn này dưới các mục như thuyết, thư thuyết, từ mệnh, từ lệnh. …Thư giản nói chung đều viết bằng văn xuôi, cũng có khi được viết bằng biền văn hay văn xuôi pha văn vần.
5. 史 傳 Sử truyện: ghi chép lịch sử, sự tích…nếu là tiểu sử cá nhân thì gọi là hành trạng, hành lược, hành thuật hay đơn giản chỉ là truyện. Sử sác ngoài cái tên thông dụng là sử ký, sử hay ký, chí còn có nhiều tên gọi khác cổ xưa như ngữ, thư, xuân thu… truyện cũng được dùng chỉ các tiểu thuyết lịch sử. tiểu thuyết truyền kỳ. Trong truyện thường có văn vần thơ ca, từ khúc hay biền văn.
6. 雜 記 Tạp ký: văn phẩm ngắn mang tính chất tự sự (nhưng không bao gồm những văn phẩm ghi chép cuộc đời cá nhân, đã nằm trong thể sử truyện, bi ký) hay viết trên giấy tờ hay tạo trên đá. Chủ yếu được viết bằng văn xuôi xen lẫn câu văn vần, thể thức đăng đối, âm điệu hài hòa nhịp nhàng.
7. 奏 凱 - 誼 對 - 章 表 Tấu khải, nghị đối, đối sách, chương biểu: ghi lời trình bày, kiến nghị, luận bàn,… của bề tui gửi lên nhà vua. Theo lưu Hiệp: chương để tạ ơn; biểu để trần tình; tấu khải là đánh nhạc hát mừng; nghị là luận bàn. Đối sách có nội dung chủ yếu là những kiến giải về chiến sự trình bày theo yêu cầu của nhà vua.
Chiếu, chế, sắc, hịch, cáo ghi mệnh lệnh, ý chỉ hiểu dụ của nhà vua về các công việc triều đình, khen thưởng, chinh phạt đánh dẹp…
Trong kho tàng Hán văn cổ của Việt Nam, chúng ta thấy có đủ ba loại văn thể chủ chốt: vận văn (văn vần), biền văn (văn đối) và tản văn (văn xuôi).
Vận văn chủ yếu bao gồm thơ, phú, từ khúc. Ở ta, thơ chiếm ưu thế về mặt số luợng, sau đó phải kể đến phú, còn từ khúc nói chung không được các nhà nho ta chuộng lắm. Tuy vậy chúng ta đã có những khúc ngâm nổi tiếng bằng Hán văn, pha trộn một cách tài tình từ nhiều loại từ khúc khác nhau như bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (thế kỷ XVIII) và một số bài ca từ khá hay điểm xuyết cho các tập truyện, như các bài ca trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ …
Văn xuôi chữ Hán ở Việt Nam có nét khác biệt với văn xuôi Trung Quốc. Trước hết, nó ghi chép các sự việc ở nước ta, thể hiện đời sống, hiện thực và tâm hồn Việt Nam do vậy mang dấu ấn dân tộc đậm nét về hình thức và cách hành văn. Sự khác biệt này có thể nhận thấy ở ba điểm sau:
1. Cách lựa chọn từ: có thể sử dụng những từ ít thấy trong văn bản trung quốc như chúa thượng, chúa công, ông…
2. Cách sử dụng hư từ: chỉ dùng rất ít hư từ trong số các hư từ được sử dụng nhiều ở văn xuôi Trung Quốc.
3. Cách sử dụng mô hình cú pháp đơn giản, nếu so sánh câu văn của tản văn Việt Nam với câu văn của tản văn Trung Quốc.
Do thời lượng cho phép của môn học, chúng ta đi vào tìm hiểu một số văn bản (và chủ yếu là trích đoạn).
1.2. Một số biện pháp tu từ chủ yếu
Về mặt hình thức, các văn bản hán văn cổ được thể hiện thành sự ngắn gọn nhưng trọn vẹn trong tổng thể, sự súc tích trong ý nghĩa, sự hài hoà trong âm thanh và sự cân đối trong câu chữ.
Tác giả các văn bản cổ đã sử dụng hệ thống những biện pháp tu từ đa dạng và vô cùng tinh tế như biện pháp tu từ về vần điệu, đối ngẫu và điển cố.
Trong kho tàng văn bản hán văn cổ Việt Nam, thơ là loại văn vần được sử dụng nhiều nhất. Vần điệu là sự hài hoà nhịp nhàng âm thanh ngữ điệu, đặc biệt là trong thơ và phú, kể cả thể chiếu. Chiếu là một thể văn không có vần. Nhưng do chỗ các thanh trầm thanh bổng được sắp xếp xen kẽ vào các vị trí thích đáng đã tạo nên sự liên kết giữa các câu. Ví dụ trong bài chiếu này, sự nhịp nhàng về vần điệu là liên kết bài chiếu này một cách chặt chẽ.
遷 都 詔
昔 商 家 至 盤 庚 五 遷 周 室 逮 成 王 三 徙 豈 三 代 之 數 君 俱 徇 己 私 妄 自 遷 徙 以 其 宅 中 圖 代 為 萬 忻 世 子 孫 之 計上 謹 天 命 下 因 民 願 苟 便 輒 改 故 國 祚 延 長 風 俗 富 阜 而 丁 黎 二 氏 乃 徇 己 私 忽 天 命 罔 蹈 商 周 之 跡 常 安 厥 邑 于 玆 致 世 代 弗 長 算 數 短 促 百 姓 耗 損 萬 物 失 宜 朕 甚 痛 之 不 得 不 徙 況 高 王 故 都 大 羅 城 宅 天 地 區 域 之 中 得 龍 蟠 虎 踞 之 世 正 東 西 南 北 之 位 便 江 山 向 背 之 宜 其 地 廣 而 坦 平 厥 土 高 而 爽 塏 民 居 蔑 昏 墊 之 困 萬 物 極 蕃 阜 之 丰 遍 覽 越 邦 斯 為 勝 地 誠 四 方 輻 輳 之 要 會 為 萬 世 帝 王 之 上 都 朕 欲 因 此 地 利 以 定 厥 居 卿 等 知 何?
李 公 蘊
1. Phiên âm Hán Việt
Thiên đô chiếu
Tích Thương gia chí bàn thiên ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ? Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu triếp cải, cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. nhi Đinh Lê nhị thị nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán sổ đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạc thiên địa khu vực chi trung, Đắc long bàn hổ cứ chi thế, chính nam bắc đông tây chi vị, tiện giang sơn hướng bội chi nghi; kỳ địa quảng nhi thản bình,quyết thổ cao nhi sảng khải, dân cư miệt hôn điếm chi khốn, vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. thành tứ phương bức thấu chi yếu hội, vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng dĩ vi hà như?
Các tác phẩm thơ ca Hán văn Việt Nam thường có vần chân, tức là vần gieo ở cuối câu. Ví dụ:
“Quải hãn mạn chi phong phàm, thập hạo đăng chi hải nguyệt.
Triêu dát huyền hề ngyên tương; mộ u thám hề vũ huyệt
Cửu giang, ngũ hồ; tam ngô, bách việt, nhân tích sở chí; mị bất kinh duyệt.
Hung thôn vân mộng giả sổ bách
Nhi tứ phương tráng chí do khuyết như dã.
Nãi cử tiếp hồ trung lưu, túng tử trường chi viễn du.
Thiệp đại than khẩu, tố đông triều đầu
Để bạch đằng giang, thị phiếm thị phù
Tiếp kìng ba ư vô tế, trám diêu vĩ chi tương mâu.
Thuỷ thiên nhất sắc, phong cảnh tam thu.
Chử địch ngạn lô, sắt sắt sưu sưu.
Chiết kích trầm giang, khô cốt doanh khâu.
Thảm nhiên bất lạc, trữ lập ngưng mâu.
Niệm hào kiệt chi dĩ vãng, thán tùn tích chi không lưu”.
(Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu)
Vần là những âm thanh hòa với nhau trong hai hay một câu thơ trong bài thơ Đường luật tạo nên sự tương thích về âm thanh. Thơ Đường thường gieo vần bằng. Đối là cách đặt hai câu thơ đi sóng đôi với nhau sao cho ý và chữ của hai câu thơ đối nhau (đối ý, đối chữ, đối về từ loại). Niêm 粘 là sự liên lạc về âm vận, phân phối thanh theo chiều dọc để kết nối câu thơ trong bài thơ Đường luật. Nguyên tắc kết dính bắt đầu từ chữ thứ nhì của các cặp câu thơ. Theo yêu cầu của luật thi thì vần bằng niêm với vần bằng, vần trắc niêm với vần trắc. Trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, câu thơ 1 niêm với câu thơ 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm câu 7 tạo thành một kết cấu vòng tròn liên kết chặt chẽ. Luật thơ là cách sắp xếp thanh bằng và thanh trắc trong các câu thơ của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Nếu như niêm là sự kết dính theo chiều dọc các liên thơ, còn luật là sự điều tiết âm thanh theo chiều ngang của một dòng thơ. Luật thơ được tính từ chữ thứ hai của câu thứ nhất.
Phép đối là một đặc tính của văn chương xưa (chữ nho là đối ngẫu, đối: sóng nhau; ngẫu: chẵn . đôi): không những là văn vần (như thơ, phú) theo phép ấy, mà các biền văn (câu đối, từ lục, kinh nghĩa) và đến cả văn xuôi nhiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau, hay hai đoạn trong một câu đối nhau.
Thế nào là đối?- Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Vậy trong phép đối, vừa phải đối ý vừa phải đối chữ.
A) đối ý là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
B) Đối chữ thì phải xét về hai phương diện: thanh của chữ và loại chữ.
1) Về thanh thì bằng đối với trắc, trắc đối với bằng. tùy thể văn, có khi cả các chữ trong câu đều phải đối thanh (như thể thơ), có khi chỉ một vài chữ theo lệ đã định phải đối thanh (như thể phú).
Về loại thì hai chữ phải cùng một loại mới đối nhau được. Ngày xưa các cụ chia các chữ ra làm thực tự hay chữ nặng như: trời, đất, cây, cỏ và hư tự hay chữ nhẹ như: thế, mà, vậy, ru. Khi đối thì thực tự phải đối với thực tự, hư tự phải đối với hư tự. Cho nên, Đối ngẫu phải cân xứng theo loại (sống đôi và cân xứng về hình thức và ý nghĩa) nhằm tăng thêm hiệu quả biểu đạt.Biện pháp tu từ này được sử dụng rộng rãi trong các loại thể văn thơ Hán văn và đối từng loại đều có những thể thức riêng. Ví dụ trong bài thơ Tahng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan”
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Ngõ cữ lâu đài bóng tịch dương”
“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn chau mặt với tang thương”
Các biện pháp tu từ về vần điệu và đối ngẫu nếu được vận dụng thích đáng sẽ tạo nên vẻ đẹp hài hoà trong âm thanh, cân đối trong câu chữ cho các laoij văn bản cổ. Nhưng để đạt tới độ ngắn gọn súc tích, các tác giả xưa còn sử dụng điển cố văn học: có thể dùng nguyên điển cố hoặc một phần điển cố.
Dùng nguyên điển cố là cách sử dụng nguyên vẹn từ nguồn gốc, câu nói, những địa danh, tên gọi trong lịch sử và văn học cổ - trung đại Trung Quốc tạo nên sự trang trọng, hàm súc, mang tính chất tầm chương tích cú. Đó là những địa danh, nhân vật, câu chữ mẫu mực được trích dẫn được dùng nguyên ý nghĩa vốn có. Đặc biệt, nhà thơ Lê Thánh Tông vận dụng nhiều điển cố về địa danh, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong sáng tác thơ chữ Hán. Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông gắn liền với chính trị nên việc dùng điển cố liên quan đến sử liệu tạo tính minh họa cụ thể cho tư tưởng nhà thơ. Mục đích của việc dùng nguyên điển cố văn học trong thơ chữ Hán Lê Thánh Tông nhằm khẳng định lý tưởng xã hội thời Nghiêu Thuấn và phẩm chất kẻ sĩ. Tác giả lấy các sự kiện lịch sử và tấm gương người xưa để khuyên răn bản thân và kẻ sĩ.
莊 公 忘 孝 慕
母 作 穎 城 人
Trang Công vong hiếu mộ
Mẫu tác Dĩnh thành nhân
“Vua Trang Công đã quên lòng hiếu thảo,
Nên bà mẹ trở thành người thành Lâm Dĩnh”
Bình Ngô đại cáo
Đại thiên hành hoá, hoàng thượng nhược viết:
Nhân nghĩa chi cử vụ tại an dân;
Điếu phạt chi sư tất tiên khử bạo;
Tuy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù, nam bắc chi phong tục diệc dị.
Việt Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thời hay bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.
Cố Lưu Cung tham công nhi thủ bại.
Triệu Tiết hiếu đại nhi thủ vong.
Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan.
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.
Kê chư vãng cổ quyết hữu minh trưng.
Khoảng nhân Hồ chính chi phiền hà.
Trí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh từ khích, nhân dĩ độc ngã dân.
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mại ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm, hãm xích tử ư hoạ khanh,
Khi thiên võng dân, quỉ kế cái thiên vạn trạng.
Liên binh kết hấn, nhẫm ác cái nhị thập niên…
2.6.3.Tác giả tác phẩm
Về tác giả
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 ở Thăng Long, tại gia đình của nhà mẹ ông là dinh quan Tư đồ Trần Nguyên Đán(1325 – 1390), mất ngày 19 – 9 – 1442. Tổ tiên Nguyễn Trãi vốn quê ở xã Chi Ngại, huyện Phương Sơn (tức Phượng Nhãn nay là huyện Chí Linh, tinht hải hưng), sau dời về làng Ngọc ổi (sau đổi thành làng Nhị Khê) huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông (nay huyện Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Ứng Long sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh.
Năm 1440, Nguyễn Trãi đậu thái học sinh rồi ra làm quan với nhà Hồ. Sau ông giúp Lê Lợi ở khởi nghĩa Lam Sơn, ông bày mưu tính kế cho Lê Lợi, chỉ rõ chiến lược đánh thắng quân Minh, đó là “đánh vào lòng người”…, góp phần đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, giành lại độc lập cho tổ quốc. Tính ông cứng rắn nên bị bọn quyền thần ghen ghét. Ông bèn xin lui về ở ẩn ở Côn Sơn (Hải Hưng). Năm 1434, Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, Thái Tông mất, triều đình kết ông tội giết vua và khép vào án tru di tam tộc. Đến năm, 1464, Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, khẳng định sự đóng góp của ông:
“Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”
Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều loại hình văn học, thành công cả trong sáng tác bằng chữ Hán và cả chữ nôm.
Về văn xuôi, nổi bật nhất là văn chính luận như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo; thể loại bi ký: Dư Địa chí, Vĩnh Lăng bi ký. Về thơ ca, Nguyễn Trãi đã để lại hơn trăm bài thơ viết bằng chữ Hán trong Ức Trai thi tập, 254 bài thơ chữ Nôm trong Quốc âm thi tập…
- Tác phẩm
Tháng 12 năm Đinh tỵ (1427), những tên giặc Ngô cuối cùng đã rút khỏi nước ta, đánh dấu thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cuối tháng 12 năm ấy, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi viết bài “Bình Ngô đại cáo” để công bố cho toàn dân biết thắng lợi rực rỡ của sự nghiệp cứu nước, mở ra một thời kỳ tự do, đọc lập cho đất nước.
2.6.4. Chữ nghĩa văn bản
平Bình: (tính từ) bằng phẳng, dẹp yên, phá tan (động từ). 平地Bình địa: đất bằng.平定bình định: dẹp bằng, làm cho yên ổn
吳Ngô: chỉ quân Minh nói riêng và bọn giặc phương bắc xâm lược nói chung.
告Cáo: báo cho mà biết, cấp trên báo cho kẻ dưới biết. “Cáo” còn được xem là một thể văn chính luận trong văn học cổ.
吊điếu: thương cảm, thăm hỏi nhà có tang. Đồng âm: 釣điếu (câu cá)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top