daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU
Trong khoảng 2 thập niên cuối của thế kỷ 20, ngành nông lâm nghiệp đã và đang
có những biến đổi lý thú và quan trọng, trong đó phải kể đến sự ra đời của môn Nông
Lâm kết hợp. Môn này được trình thành do có sự gia tăng quan tâm đến việc hiện diện
của con người ở vùng rừng núi cao mà sự hiện diện này không phải lúc nào cũng là
nguyên nhân của sự suy thoái tài nguyên tự nhiên. Ngành Lâm Nghiệp hiện nay đang
phát triển thêm Lâm nghiệp ra hội đây cộng đồng trong đó cộng đồng người dân vùng
cao là các trợ thủ đắc lực của chính sách nông lâm nghiệp của nhiều quốc gia ở Châu
Á trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, nhiều chính sách của nhà nước Việt Nam trong
đó có các chương trình 661, định canh định cư, giao đất khoán từng, và chương trình
327 đã hỗ trợ hàng vạn ha trồng rừng được tiến hành do sự hợp tác của dân cư và các
cơ quan nông lâm nghiệp nhà nước.
Trong hoàn cảnh hiện nay nhằm trang bị cho sinh viên những kiên thức mang
tính chất đa ngành để khi ra trường sinh viên có thểđáp ứng được các yêu cần thực tiễn
của sản xuất, chúng tui đã tiên hành biên soạn giáo trình Nông Lâm Kết Hợp. Giáo
trình này được đặt cơ sở trên sự phối hợp hài hòa của các chuyên môn chính của nhà
trường như lâm nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi để tạo ra một ngành học phát triển
vững bền và mang tính bảo vệ sinh thái ở vùng đồi núi cao. Đây cũng là kết quả của sự
hợp tác vềđào tạo giữa các trường Đại học trong nước gồm Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Đại Học Nông Lâm Thủ Đức, Đại Học Lâm Nghiệp Xuân Mai, Đại Học Nông
Lâm Huế và Đại Học Nông Lâm Tây Nguyên trong Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp
Xã hội (SFSP) và dự án mạng lưới đào tạo nông lâm kết hợp (SEANAFE).
Dưới sự chủ biên của PGS.TS. Đặng Kim Vui chúng tui đã xây dựng và cập nhật
thêm các tài liệu mới cho giáo trình này để nhằm giới thiệu một cách tổng thể về cơ sở
và kỹ thuật Nông Lâm kết hợp, trong đó giáo trình được chia ra làm 5 chương: chương
1 giới thiệu hình ảnh thực sự của vùng đồi núi cao hiện nay với sự tập trung vào hiện
tượng du canh phá từng làm lẫy và sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Chương hai nên về nguyên lý cơ bản của nông lâm kết hợp. Chương thứ ba giới thiệu
các hệ thống nông lâm kết hợp chính thường được áp dụng ở Việt Nam gồm các hệ
thống truyền thống và cải tiến. Chương thứ tư giới thiệu tổng quát các kỹ thuật nông
lâm kết hợp áp dụng cho các trang trại nhỏ gồm lâm nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi.
Và chương thứ năm tổng kết các cách tiếp cận để thiết kế, xây dựng và phát triển các
hệ thông Nông Lâm kết hợp nhằm đưa kỹ thuật này vào thực tế nông thôn.
Do thời gian biên soạn còn hạn chế nên chắc chắn giáo trình này vẫn còn những
phần thiếu sót, chưa đầy đủ về nội dung. Vậy chúng tui rất mong được các độc giả
đóng góp ý kiến để chúng tui có thể cập nhật và hoàn thiện cho lần xuất bản sao đầy
đủ hơn.
Các tác giả
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO Tổ chức Lương Nông thuộc Liên Hợp Quốc
IIRR Viện Nghiên cứu Lúa Quốc Tế
GDP Thu nhập bình quân đầu người một năm
WB Ngân Hàng Thế Giới
IDRC Trung Tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế
CGIAR Nhóm Tư Vấn về Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc tế
ICRAF Trung Tâm Nghiên cứu về Nông Lâm Kết Hợp
VAC Hệ thống Vườn-Ao-Chuồng
RVAC Hệ thống Rừng-vườn-Ao-Chuồng
SALT1 Kỹ thuật canh tác nông nghiiệp trên đất dốc
SALT2 Kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất dốc
SALT3 Kỹ thuật canh tác nông nghiệp và chăn thảđơn giản
SALT4 Kỹ thuật canh tác vườn hộ trên đất dốc
PCARD Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Lâm nghiệp Phillipin
ASF Cấu trúc mô phỏng theo rừng tự nhiên
IPhần mềm Quản lý sâu bệnh tổng hơpPTD Phát triển kỹ thuật có sự tham gia
PMOE Giám sát, đánh giá có sự tham gia
Phần mềm Giám sát có sự tham Jia PE Đánh giá có sự tham gia
C, D&D Mô tả, Chẩn đoán và Thiết kế
SD Phát triển bền vững
SA Nông nghiệp bền vững
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương I MỞ ĐẦU
1. CÁC VẤN ĐỀ THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.1. CÁC VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI
Ở các quốc gia Đông Nam Á, khu vực đất nông thôn và miền núi chiếm phần lớn
diện tích lãnh thổ và là nơi sinh sống của một bộ phận lớn dân cư của quốc gia. Ở Việt
Nam, đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích và là vùng sinh sống của hơn 1/3 dân số
cả nước (Jamieson và cộng sự, 1998; Chu Hữu Quý, 1995; Rambo, 1995).
1.1.1. Tính chất mong manh và dễ bị tổn thương của đất và rừng nhiệt đới
Rừng và đất là hai nguồn tài nguyên cơ bản của vùng nhiệt đới ẩm. Khi không bị
tác động, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới vốn ổn định nhờ vào sựđa dạng cao độ của các
loài cây và con, được gắn kết với nhau thông qua các chu trình dinh dưỡng gần như
khép kín (Wamer, 1991). Theo Richard (1977) (trích dẫn bởi Wamer, 1991), sựổn định
của hệ sinh thái vùng nhiệt đới chính là sự thể hiện khả năng chống đỡ các biến đổi thất
thường của khí hậu và các yếu tố khác của môi trường tự nhiên. Trong đó, các loài thực
vật thân gỗđóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định cấu trúc, chức năng và tính bền
vững của hệ sinh thái rừng.
Tuy nhiên sựổn định này chỉ có thể tồn tại trong khuôn khổ quá trình diễn thế tự
nhiên. Dưới tác động của con người, rừng và đất nhiệt đới trở nên rất dễ bị tan vỡ.
Chính các nhân tốđa dạng, phức tạp và chu trình dinh dưỡng khép kín vốn có khả năng
duy trì hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong bối cảnh không bị tác động đã tạo nên các đặc
tính dễ bị tan vỡ khi tiếp xúc với con người (Wamer, 1991). Ở rừng mưa nhiệt đới, do
tính chất chuyên biệt cao độ của từng loài thực vật đã dẫn đến khả năng phục hồi thấp
khi có tác động trên qui mô lớn của con người (Goudic, 1984 - trích dẫn bởi Wamer,
1991). Do phần lớn chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái được dự trữ trong sinh khối, nên
một khi rừng bị chặt phá đi thì xẩy ra hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng để duy trì tăng
trưởng mới của các loài cây. Thêm vào đó do lượng mưa lớn, trong điếu kiến không có
cây che phủ, các quá trình rửa trôi và xói mòn diễn ra mạnh mẽ làm đất đai bị thoái hóa
nhanh chóng. Như vậy sự bền vững của đất rừng nhiệt đới hoàn toàn phụ thuộc vào
lớp che phủ thực vật có cấu trúc phức tạp, đa dạng mà trong đó các loài cây thân
gỗđóng vai trò chủ đạo. Hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng trong đất cũng như vai trò
quyết định của thảm thực vật rừng đến sự bền vững về sức sản xuất của đất cho thấy về
cơ bản thì đất nhiệt đới không phù hợp với các cách sản xuất nông nghiệp độc
canh.1.1.2. Tính đa dạng về sinh thái - nhân văn của khu vực nông thôn và miền núi
• Đa dạng về địa hình -đất đai - tiểu khí hậu: Sự biến đổi mạnh về địa hình dẫn
đến biến động lớn về đất đai và tiểu khí hậu cả trên những phạm vi nhỏ.
• Đa dạng sinh học: Hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Thực vật bao gồm
rất nhiều loài và dạng sống khác nhau.
• Đa dạng về dân tộc và văn hóa: Miền núi Việt Nam là địa bàn sinh sống của
hơn 1/3 dân số cả nước thuộc 54 dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc có các đặc điểm văn
hoá đặc thù (Jamieson và cộng sự, 1998).
• Đa dạng về các hệ thống canh tác truyền thống: Sựđa dạng vềđiều kiện tự nhiên
(điều kiện lập địa và sinh cảnh) và xã hội đã tạo nên sựđa dạng về hệ thống canh tác
truyền thống ở nông thôn miền núi. Các kiến thức kỹ thuật và quản lý truyền thống
trong sử dụng đất và canh tác của người dân ở nông thôn miền núi rất đa dạng, đã được
thử nghiệm, chọn lọc và phát triển qua nhiều thế kỷ.
• Nông thôn miền núi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế xã hội rất phức
tạp: Bên cạnh các đặc điểm phức tạp về tự nhiên như địa hình, tiểu khí hậu, đất đai và
sinh học, trong những thập kỷ gần đây khu vực nông thôn miền núi đang gánh chịu sự
tác động của nhiều nhân tố kinh tế xã hội như áp lực về dân số, sự biến động về chính
sách và kinh tế thị trường, sự du nhập các yếu tố văn hóa, xã hội từ bên ngoài, v.v. đã
dẫn đến động thái/diễn biến tài nguyên sinh thái/nhân văn rất phức tạp, tạo ra những trở
ngại và thách thức lớn cho quản lý/sử dụng bền vững và có hiệu quả nguồn tài nguyên.
Tính đa dạng về sinh thái nhân văn của khu vực nông thôn miền núi là một trong
những cơ sở để đa dạng hóa các hệ thống sử dụng đất, cũng như phát triển các hệ thống
sử dụng tài nguyên tổng hợp. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn cho các nhà quản
lý, nhà lập chính sách do yêu cầu phải hình thành và phát triển từng hệ thống quản lý
sử dụng đất, các hệ thống canh tác phù hợp cho từng điều kiện sinh thái nhân văn đặc
thù.
1.2. CÁC THAY ĐỔI MANG TÍNH THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI
• Sự gia tăng áp lực dân số gây ra các vấn đề bức xúc về đất canh tác và an toàn
lương thực, và sức ép lên tài nguyên thiên nhiên miền núi.
Ở các khu vực nông thôn miền núi, mật độ dân cư không cao như các khu vực đô
thịở vùng đồng bằng nhưng lại có tốc độ tăng dân số rất nhanh. Theo Đỗ Đình Sâm
(1995), tốc độ tăng dân sốở miền núi Việt Nam biến động trong khoảng 2,5 - 3,5%
trong khi tốc độ bình quân của cả nước ở dưới mức này nhiều. Tình trạng này một phần
chủ yếu do phong trào di dân tự do từ các khu vực đồng bằng quá đông đúc lên các
vùng đồi núi, đặc biệt là các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đán Lan, Gia Lai, Kon Tum).
Dân số tăng trong điều kiện khan hiếm đất có tiềm năng nông nghiệp ở miền núi đã dẫn
đến bình quân đất canh tác đầu người giảm. Tuy miền núi Việt Nam được xem là khu
vực dân cư thưa thớt với mật độ bình quân 75 người/km
2
nhưng bình quân diện tích đất
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phicanh tác đầu người rất thấp (vào khoảng 1200 - 1500 m
2
/người) (FAO và IIRR, 1995),
trong khi đó mức đất canh tác để đáp ứng nhu cầu lương thực tối thiểu là
2000m2/người. Ở khu vực miền núi của 11 tỉnh phía Nam, diện tích canh tác bình quân
đầu người ở dưới 1000m
2
/người, còn thấp hơn cảở miền núi ở các tỉnh phía bắc miền
Trung như Nghệ An và Thanh Hóa (Jamieson và cộng sự, 1998). Trong lúc đó khả
năng tăng diện tích lúa nước - là hệ thống sản xuất ngũ cốc có năng suất cao và ổn định
nhất Việt Nam -ở khu vực miền núi rất hạn chế, chỉ diễn ra ở các khu vực phân tán nhỏ
hẹp có thể tưới tiêu được Vì vậy có thể nói rằng mật độ dân sốđang tiến gần đến hoặc
thậm chí đã vượt quá khả năng chịu đựng của đất đai ở phần lớn khu vực miền núi
(Jamieson và cộng sự, 1998).Sự gia tăng dân sốđã tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên miền núi là rừng,
đất và nguồn nước, làm các nguồn tài nguyên quí giá này suy giảm nhanh chóng.
• Sự suy thoái về tài nguyên thiên nhiên và môi trường Văn hóa và xã hội
-Sự suy giảm nhanh chóng tài nguyên
rừng: Độ che phủ rừng cả nước giảm từ từ
40,7% vào 1940 xuống chỉ còn 27,7% vào
1993 (Đỗ Đình Sâm, 1994). Cách đây 50
năm, rừng tự nhiên bao phủ phần lớn khu
vực đồi núi nhưng trong những năm gần
đây đã giảm xuống dưới 20% ở phần lớn
khu vực đồi núi phía Bắc, thậm chí có nơi
giảm còn 10% nhưở khu vực miền núi
vùng Tây Bắc. Các diện tích rừng còn lại
phần lớn là rừng cùng kiệt kiệt, trữ lượng gỗ
thấp và hiếm có loài cây có giá trị kinh tế.
Sự suy thoái của đất đai là điều dễ thấy ở khắp miền núi Việt Nam. Do thiếu rừng
che phủ, xói mòn đất và rửa trôi chất dinh dưỡng diễn ra mạnh làm giảm độ màu mỡ
của đất. Canh tác nương rẫy vốn là cách canh tác truyền thống của các dân tộc
miền núi, tỏ ra khá phù hợp trong điều kiện mật độ dân cư thấp và tài nguyên rừng còn
phong phú Trong những thập kỷ gần đây, do áp lực dân số và sự suy giảm diện tích
rừng, giai đoạn canh tác kéo dài hơn và giai đoạn bỏ hóa bị rút ngắn lại, dẫn đến sự suy
giảm liên tục của độ phì đất và cỏ dại phát triển mạnh. Kết quả dẫn đến giảm năng suất
cây trồng một cách nhanh chóng.
Sự suy giảm về đa dạng sinh học. Nhiều loài động thực vật đã bị biến mất hoặc
trở nên khan hiếm. Nạn phá rừng, việc phát triển trồng rừng thuần loài và nông nghiệp
độc canh đã làm suy giảm đa dạng sinh học, trong đó chủ yếu bao gồm đa dạng di
truyền, đa dạng chủng loài và đa dạng về hệ sinh thái.
2.5.2.2. Hệ thống hành lang ở Zaiir
Mục đích để trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy với chu kỳ 20 năm trở lại.
Hệ thống xây dựng dọc theo một con đường chính, tết nhất là theo hướng đông tây Các
hộ gia đình dược định cư dọc theo đường cách nhau 100m. Mảnh đất rừng sau nhà
được chia làm 20 vô kích thước 40 x 100m với tổng diện tích là 8 ha. Lô đất sát sau
nhà sẽ được giao cho nông dân lập vườn, 19 lô còn lại được lần lượt luân canh cây hoa
màu theo thứ tự: lúa rẫy, bắp, khoai mì giữa hai hàng cây lâm nghiệp, tuy nhiên người
làm rẫy không được là do canh tác hoa màu theo ý riêng của mình mà phải canh tác
theo qui định về loài hoa màu và thời điểm họp đồng. Cứ sau 19 năm vòng canh tác sẽ
quay lại lô cũ. Giai đoạn ngắn 19 năm trên mỗi ô chỉ cho phép kinh doanh loài cây mọc
nhanh làm giấy sợi, kinh doanh gỗ chất đốt, gỗ nhỏ, cột. Phương án này có mục tiêu
chủ yếu là sản xuất lương thực kết hợp với sản xuất lâm nghiệp.
Lợi điểm :
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top