daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tài liệu : Giáo trình chuyên đề: Giáo dục kĩ năng sống
Tác giả : Nguyễn Thanh Bình
Năm xuất bản :
Nhà Xuất bản : Đại học Sư phạm
Từ khóa : Giáo dục,Kỹ năng sống
Số trang : 199 tr.
Lí luận giáo dục với tư cách là một hợp phần trong lí luận giáo dục học theo quan
niệm trước đây bao gồm: giáo dục đạo đức, tư tưỏng chính trị, pháp luật, giáo dục thẩm
mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động - kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề,
Quan niệm này đâ trở nên quá chật hẹp so với yêu cầu chuẩn bị cho thế hệ trẻ đáp ứng
được những yêu cầu của cuộc sống xã hội hiện nay. Xã hội hiện đại nảy sinh nhiều vấn
đề mới chưa từng có trong quá khứ như đại dịch HIV/AIDS, môi trường... hay có những
vấn đề đâ có nhưng chưa trỏ thành thách thức như bây giờ.
Đổng thời cách tiếp cận một màt đối với quá trình đào tạo, giáo dục con người, coi đó
là quá trinh truyền thụ kiến thức cho người học và lấy mục tiêu trang bị kiến thức là chính
đã trở nên bất cập, đòi hỏi phải chuyển sang cách tiếp cận tổng hợp và trọng tâm là hình
thành nâng lực cho người học.
Vi vậy giáo trinh này muốn đề cập đến một cách tiếp cận mới đối với quá trình giáo
dục (theo nghĩa hẹp) nói riêng và quá trình sư phạm, quá trình đào tạo nói chung. Đó là
giáo dục kĩ năng sống, tiếp cận kĩ năng sống trong giáo dục. Cách tiếp cận này sẽ giúp
cho những người làm công tác giáo dục tiến hành quá trình đào tạo, giáo dục một cách
phức hợp, trong đó có sự kết hợp hài hòa kiến thức, thái độ, giá trị, hành vi để có năng lực
đáp ứng các thách thức trong xã hội hiện đại đấy những bất định một cách tích cực, hiệu
quá và mang tinh xây dựng.
Tài liệu được viết chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả trong hợp tác với
UNESCO Hà Nội về giáo dục kĩ năng sống ỏ Việt Nam và 2 chu kì đề tài cấp bộ về giáo
dục kĩ nàng sống cho học sinh THPT. Ngoài ra, trong tài liệu còn tham khảo các tư liệu
của UNESCO, Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF và hội thảo về giáo dục Kĩ năng sống ỏ các
nước trong khu vực. Tài liệu này có thể sử dụng cho đào tạo sinh viên, học viên sau đại
học và tự học, Tài liệu giúp người đọc đạt được:
- Về nhận thức:
+ Hiểu được đây là nội dung giáo dục mang ý nghĩa thực tế cao và rất quan trọng bổ
trợ cho chương trinh lí luận GDH nói chung và lí luận giáo dục nói riêng.+ Hiểu vé tẩm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho người học. Thay đổi
nhận thức về cách làm giáo dục.
+ Hiểu rõ kĩ năng sống là gì. Hiểu được có thể giáo dục kĩ năng sống cho người học
qua những con đường nào? Những kĩ nàng sống cần giáo dục cho người học và cách
thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho họ.
+ Nắm được mục tiêu chung của chưong trình giáo dục kĩ năng sống cho người học
nói chung, của từng chủ đề và từng hoạt động trong chủ để nól riêng.
- Về thái độ:
+ Thấy được trách nhiệm của người làm công tác giáo dục trong việc tiến hành giáo
dục kĩ năng sống cho người học,
- Về kĩ năng:
+ Có những kĩ năng sống cần thiết cho chính bản thân.
+ Biết khai thác tiềm năng giáo dục kĩ năng sống qua chuông trình giáo dục đổi mới
thông qua việc tiếp cận kĩ nâng sống đối với nội dung các môn hc)c, các hoạt động giáo dục.
+ Biết vận dụng cách tiếp cận kĩ năng sống theo 4 trụ cột "Học để biết, học để làm,
Học để tự khẳng định, Học để chung sống với mọi người" của giáo dục thế kỉ XXI đối với
các nội dung giáo dục.
+ Biết tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo các chủ để theo các cách
tiếp cận “hướng vào người học", “giáo dục dựa vào trải nghiệm", "cùng tham gia”...
+ Biết vận dụng những hiểu biết về KNS để xác định những nội dung và biện pháp
giáo dục kĩ năng sống phù hợp vối đối tượng giáo dục của mình.
Cấu trúc của tài liệu bao gồm 2 phần lớn:
Phần A: trình bày những vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống.
Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày cả tình hình giáo dục kĩ năng sống ỏ Việt Nam và à
một sô' nước trong khu vực để giúp học viên có cái nhìn tổng quan và hiểu về kĩ năng
sống và giáo dục kĩ năng sống cụ thể hơn.
Phần B: đi vào nhữhg nội dung cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho người học. Trong
phần này gổm 9 chủ đề hướng dẫn cách tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành
các kĩ năng sống cốt lõi cho học sinh THPT. Trên cơ sở đó họ cố thể vận dụng vào giải
quyết có hiệu quả các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Sử dụng tài liệu này cẩn lưu ý:
- Phần A: nâng cao nhận thức cho người học vé kĩ năng sống, ý nghĩa của nó; sự
cán thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho người học và các con đường; cách tiếp cận và
phương pháp giáo dục kĩ năng sống để họ có thể quán triệt trong quá trinh tổ chức hoạt
động thực tiễn.
6- Phấn B: hướng dẫn học viên cách tổ chức các chủ đề giáo dục kĩ năng sống để xây
dựng hay thay đổi hành vi cho người học. Học viên cấn nắm được:
+ Cách tổ chức hoạt động nhằm thay đổi hành vi khác với cách truyền thụ tri thức
nhằm nâng cao nhận thức.
+ Người tổ chức hoạt động có thể là người dạy hay do chính người học.
+ Những hướng dẫn trong phấn này mang tính gợi ý, người tổ chức có thể thay đổ
phương pháp hay tình huống cho phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế.
Vì đây là lĩnh vực mới, chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý
của người sử dụng để chúng tui tiếp tục hoàn thiện.
Tác gi
Kiên định trước văn hoá phẩm độc hại
Tình huống 3:
Một người bạn thân lớn tuổi hơn đã rủ bạn về nhà và cho xem băng hình
đồi trụy. Bạn sẽ làm gi?
* Kiên dinh trước sự thuyết phục quan hệ tinh dục của người yêu
Tình huống 4:
M inh và Lan thích nhau. Một hôm Lan đến chơi nhà Minh, mọi người di
vắng cả, chỉ có 2 người. Lợi dụng tinh cảm của Lan đối với mình, M inh đã ép
Lan "làm chuyện của người lớn". Nếu là Lan, bạn sẽ làm gi?
Người tổ chức yêu cầu các nhóm trìn h bày cách xử lí tình huông của mình
dưới hình thức sắm vai/ hay trình bày ra giấy AO.
Người tổ chức yêu cầu mọi người tham gia bổ sung, hay đặt câu hỏi cho
từng nhóm.
Người tổ chức tổng hỢp ý kiến của các nhóm.
c. Kết luận
Trong trường hỢp nhận thấy những nguy cơ rủi ro hay cám dỗ, hay sức ép,
chúng ta đểu cần kiên quyết nói “Không” bằng cách thuyết phục, thương lượng...
V. TỔNG KẾT
* Đe người tham gia nêu lên:
- Những thông điệp được rú t ra từ chủ đề
- Những kĩ năng sống được sử dụng trong chủ đề
* Sau đó người tổ chức chốt lại:
- Những điêu cần ghi nhớ trong chủ đê' này:
+ Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận biết được những gì mình
muổn / hay không muốn, tại sao lại muốn / hay không muốn và khả năng tiến
hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn
cảnh cụ thể và luôn dung hoà được giữa quyền và nhu cầu của mình với quyền
và nhu cầu của người khác.
156+ Kĩ năng kiên định thể hiện sự tự tin, bản lĩnh vững vàng của con người
trước mọi sự cám dỗ, mọi sức ép,,..
+ Kiên định không phải là bảo thủ, cứng nhác.
- N hững k ĩ năng sông dược sử dụng trong chù de này
+ Kĩ năng giao tiếp khi thảo luận nhóm.
+ Kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo khi phân ticlh các tình huông.
+ Kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đê khi giải (Ịuyết các tình huống.
+ Kĩ năng kiên định khi lựa chọn cách giải quyêl các tình huôhg.
Đê có kĩ năng giao tiếp kiên định cần có một tập hỌp những kĩ năng sau:
giao tiếp, thương lượng, tự nhận thức, tư duy phê phán, xác định giá trị, ra
quyết định, kiên định.
T ài liệu :
C âu c h u y ệ n v ề Sơn, N a m và L inh
Scfn, N am và Linh là ba người bạn cùng lớn lèn ớ một làng quê. Cũng như
bao người khác họ học dược nhiều điều mới lạ, làm quen với nhiều người và có
thêm những kinh nghiệm mới. Một hôm Sơn dến nhà Nam vá nói rằng cần sự
giúp dỡ của N am . Sơn giải thích rằng cậu muôn Nam cùng di sang làng bên
cạnh d ế giúp đánh con trai làng bèn, bởi vì khi khi Sơn di ngang qua dó đã bị
họ gây chuyện.
Khi N am nghe diều dó, cậu cảm giác hơi choáng và gicỉi thích rằng cậu
không m uốn đi. Sơn trở nên tức giận, quát Nam và còn mói rằng nếu cậu
k h ô n g d i r ù n g t h ì tin h hạn g iữ n họ sẽ chàm hêì. Nam vừa sợ lọi vừa bị tôn
thương vì những điều Sơn nói, nên cuối cùng Nam đã dồng ý đi.
Sau dó Sơn lại đến nhá Linh rủ cậu di cùng để có dội ngũ hùng m ạnh
hơn. Khi Sơn đến nhà Linh và yêu cầu cùng di thi Linh bìtth tĩnh giải thích
rang cậu cảm giác bất tiện nếu tham gia vào cuộc chiến đủ. Linh nói với Sơn
ràng: đánh nhau chỉ làm cho tinh thê trở nên tồi tệ hơn, sao không thay vi nói
chuyện với nhau đê giải quyết vấn đề. Sau dó Linh còn hói Sơn có hiếu vì sao
cậu dề nghị như vậy không?. Sơn nghĩ một lúc, nhưng vẫn không thay đoi ý
định đi đánh nhau với con trai láng hên.
Linh đành lòng phải nói với Sơn rằng: R á t liếc, dù không muôn làm mếch
lòng cậu, nhưng m ình buộc lòng phải tư chổi lờ i đề nghị của cậu.
157BÀI TẬP
Hãy xử lí các tinh huống sau:
1) Một người cùng trường mà anh/chị rấ t nể để nghị anh/chị nâng điểm cho
học sinh A đê em có thê đạt danh hiệu học sinh giỏi. Anh/chị vốn là người
công bằng. Anh / chị sẽ xử lí như th ế nào?
2) Trong lóp của anh/chị có học sinh B là cháu của một thầy hiệu trương. B
đã nhiều lần gây sự với bạn bè và vì là cháu của thầy hiệu trưởng nên
nhiều em phải chịu nhịn. Mấv hôm trước đây. B xui một thiếu niên ngoài
trường đánh một bạn trong lóp trọng thương. Bạn định đê nghị kỉ luật em
này, Nhưng thầy hiệu trưởng và cha mẹ B đến gặp anh/chị và đề nghị cho
qua. Anh/chị sẽ xử lí như thê nào?
158
- Bỏ đi khỏi nhà.
- Nhò thầy cô giúp đõ.
- Đập phá đồ đạc.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua dịch vụ tham vấn. tư vấn...
- Yêu cầu một sô’ học sinh đưa ra cách ứng phó đã chọn và giải thích tại
sao lại chọn như vậy,
- NTC đưa ra một vài tình huông khác và tiếp tục làm như trên.
Sau khi các nhóm hoàn thành, người hưóng dẫn tiếp tục hoạt động bằng
câu hỏi thảo luận chung cho cả lớp:
+ Liệu mọi người có cách ứng phó chung cho cùng một tình huống gây
căng thảng hay không? Tại sao?
+ Có phải mọi người luôn đưa ra được cách ứng phó tích cực?
- Yêu cầu một sô’ học sinh đưa ra ý kiến và thảo luận chung cả lốp
- NTC ghi lại tấ t cả các ý kiến của học sinh lên bảng và đưa ra kết luận:
c. Kết luận
- Trong một tình huông gây căng thẳng có thế có nhiều cách ứng phó
khác nhau. Việc lựa chọn cách ứng phó nào phụ thuộc vào nhận thức, kinh
nghiệm sống, nhân cách, điểu kiện của mỗi người
- Khi gặp tình huống căng thắng: có người không tìm được cách ứng phó
tích cực mà đưa ra cách giải quyết mang tính tiêu cực.
- Rèn luyện kĩ năng nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự
giúp đỡ là rấ t cần thiết để giúp các bạn vượt qua những khủng hoảng, căng
thẳng trong cuộc sống.
H oat độn g 4; P h òn g ngừ a tin h huống căn g th ắ n g
a. Mục tiêu
Học sinh có khả năng xây dựng một cuộc sống lành mạnh, hạn chê’ những
yếu tô' nguy cơ tạo nên căng thẳng.
b. Cách tiến hành
- Có thể làm việc chung cả lớp (Nếu không đủ thòi gian), hay chia học
sinh thành nhóm 4 người thảo luận câu hỏi: LAm th ế nào chúng ta có thè hạn
chê tinh huống căng thẳng trong cuộc sông?
- Các nhóm viết kết quả thảo luận ra giấy khô lớn và lên trình bàv.
164c. Kết luận
Tình huống gây căng thẳng ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sông,
đê phòng tránh chúng ta cần thực hiện:
- N hận thức rõ tình huống gây căng thẳng để hạn chê mức độ của nó,
trán h những sự kiện gây căng thẳng không đáng có (m âu thuẫn, đố kị).
- Thực hiện chê độ làm việc, học tập, hỢp lí: biết lập kê hoạch, lựa chọn
mục tiêu phù hỢp khả năng.
- Có lối sông lành mạnh, tránh xa nhùng thói hư. tật xấu như nghiện
rưỢu, lô đề, ma tuý, quan hệ tình dục sớm...
- Thường xuvên rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi, giải trí hỢp lí. Thân thiện,
cởi mỏ với mọi người xung quanh.
V. TỔNG KẾT
* Đề người tham gia nêu lên:
- Những thông điệp nào được rú t ra từ chủ đề nàv
- Những kĩ năng sống nào được sử dụng trong chủ đê' này
* Sau đó người tô chức chốt lại:
- N hững điều cần ghi nhd trong chủ đê này:
+ Trong cuộc sốhg hàng ngày, chúng ta có thể gặp những tình huống
thường gây căng thắng như: sắp đến kì thi, giận dỗi vói bạn bè, bị khiến trách
oan, bị th ấ t bại trong học tập hay công việc, bị lôi kéo, bị ép buộc làm những
việc mà mình không thích...
+ Tinh huong cang thảng luồn tòn tại trong cuộc sông và co nhiéu ánh
hưỏng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất và tinh th ần con người. N hận biết được
các dấu hiệu căng thẳng, cách ứng phó và phòng ngừa nó là điều cần th iết đề
làm giảm mức độ tác động hay trán h rơi vào tình huống căng thẳng.
- Những kĩ năng sống được sử dụng trong chủ đề này:
+ Kĩ năng suy nghĩ tích cực.
+ Kĩ nâng giao tiếp khi làm việc nhóm và làm việc chung toàn lớp.
+ Kĩ năng tự nhận thức cảm xúc của bản thân.
+ Kĩ năng ứng phó với cảm xúc.
165
l i i
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giáo trình chuyên đề vật lý nano phương pháp trường tự hợp hartree fock áp dụng cho hệ nhiều điện tử Khoa học kỹ thuật 0
R PDF Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa GS.TS. Vũ Triệu Mân Khoa học Tự nhiên 1
D Giáo trình Cấp cứu ban đầu - dùng trong các trường học chuyên nghiệp Y dược 0
T Giáo trình Hóa học đại cương : dành cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Hóa Ôn thi Đại học - Cao đẳng 1
W Đề xuất giáo trình tiếng Pháp chuyên ngành Vật lý ứng dụng theo đường hướng giao tiếp dành cho sinh Ngoại ngữ 0
R Nghiên cứu về thay đổi của giáo viên dưới tác động của chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ h Ngoại ngữ 0
M Đánh giá giáo trình "reward" dành cho sinh viên năm thứ nhất không chuyên của trường Đại học Dân lập Ngoại ngữ 0
N Đánh giá giáo trình "Lifelines" dành cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòn Ngoại ngữ 0
G Đánh giá giáo trình "Tiếng Anh chuyên ngành chế biến món ăn" cho học sinh năm thứ nhất ngành Chế biế Ngoại ngữ 2
T Đánh giá giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành cho sinh viên năm thứ hai Khoa Máy Tàu Biển - Trường Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top