kumpie_xjkue

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Luận giải cơ sở lý luận của các quy định về cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật về trọng tài vụ việc; đánh giá thực trạng sử dụng cách trọng tài vụ việc trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại tại Việt Nam từ đó chỉ ra các khó khăn, vướng mắc đang và sẽ gặp phải và các nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc áp dụng và điều chỉnh pháp luật cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng nhằm lựa chọn những kinh nghiệp hay, phù hợp cho việc áp dụng vào Việt Nam. Đưa ra những giải pháp nhằm thực tiễn hóa một cách hiệu quả các quy định của pháp luật nhằm khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng cách trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng khi cần giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRONG THƢƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ TRỌNG TÀI
VỤ VIỆC
6
1.1. Tranh chấp trong thương mại và các hình thức giải quyết
tranh chấp
6
1.1.1. Khái niệm tranh chấp trong thương mại 6
1.1.2. Các hình thức giải quyết tranh chấp 8
1.1.3. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 10
1.2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc 17
1.2.1. Trọng tài vụ việc (Trọng tài ad-hoc) là gì? 17
1.2.2. Đặc điểm của trọng tài vụ việc 19
1.2.3. Trọng tài vụ việc - ưu điểm và nhược điểm 20
1.2.4. Khi nào nên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc 22
1.3. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của một số nước 23
1.3.1. Trọng tài là một loại cơ quan tài phán tư 23
1.3.2. Thẩm quyền của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ hoạt động thương mại
24
1.3.3. Về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài 25 1.3.4. Về sự giám sát của tòa án đối với trọng tài trong quá trình giải
quyết vụ việc
25
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRONG THƢƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC TẠI
VIỆT NAM
30
2.1. Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trong thương
mại bằng trọng tài
30
2.1.1. Lịch sử phát triển và hình thành pháp luật về trọng tài
thương mại
30
2.1.2. Pháp luật hiện hành về Trọng tài thương mại và trọng tài
vụ việc
36
2.1.3. Những điểm mới của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 44
2.1.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại và trọng tài vụ việc
46
2.1.5. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 54
2.1.6. Thủ tục tố tụng trọng tài vụ việc 61
2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
vụ việc
64
2.2.1. Hoạt động của trọng tài vụ việc 64
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động trọng tài
vụ việc
65
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG HÌNH THỨC TRỌNG TÀI VỤ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRONG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
70
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức trọng
tài vụ việc nhằm giải quyết tranh chấp trong thương mại tại
Việt Nam
70
3.1.1. Xuất phát từ thực tiễn sử dụng trọng tài vụ việc trong giải
quyết các tranh chấp thương mại tại Việt Nam
70 3.1.2. Xuất phát từ vị trí, vai trò của trọng tài vụ việc 71
3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng
hình thức trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại
tại Việt Nam
72
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức
trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp trong thương mại tại
Việt Nam
77
3.3.1. Giải pháp về mặt cơ chế, chính sách và pháp luật 77
3.3.2. Giải pháp về phía các trọng tài viên 79
3.3.3. Các giải pháp về phía tòa án và cơ quan thi hành án 80
3.3.4. Giải pháp về phía các doanh nghiệp 82
3.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Có thể nói đặc trưng quan trọng, cơ bản, nổi bật nhất của kinh tế thế
giới hiện nay là xu hướng toàn cầu hóa, trong đó quan hệ hợp tác kinh tế quốc
tế luôn được củng cố và phát triển. Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra
mạnh mẽ đó thì cũng phát sinh ngày càng nhiều những tranh chấp thương mại
không chỉ dừng lại ở sự gia tăng về số lượng mà độ phức tạp của các tranh
chấp cũng ngày một nâng cao. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trong kinh
doanh thương mại… tranh chấp phát sinh luôn là hiện tượng đương nhiên,
giải quyết tranh chấp là việc làm tất yếu và đang là một vấn đề được bàn đến
nhiều của nền kinh tế thế giới hiện nay. Điều đó cũng giúp định hướng tư duy
của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ kinh tế có phát sinh tranh chấp
các cách giải quyết tranh chấp tối ưu trong đó có trọng tài. Theo đánh
giá của Tổng thư ký Tòa án trọng tài quốc tế thì trọng tài được coi là lựa chọn
có nhiều ưu thế nổi bật là tính liên tục, mềm dẻo, bí mật và phán quyết trọng
tài có giá trị chung thẩm…Với chức năng ưu việt của mình mà cách
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được coi là lựa chọn được ưa chuộng của
các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, thực trạng Việt Nam lại cho thấy
các doanh nghiệp chưa thực sự "mặn mà" với việc đem tranh chấp của mình
ra giải quyết tại trọng tài, theo thống kê có hơn 95% tranh chấp thương mại
trong nước được đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Sở dĩ có tình trạng trên thì bên cạnh
nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp còn có nguyên nhân xuất
phát từ hệ thống pháp luật về trọng tài của Việt Nam, đó là hệ thống chưa
thực sự tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả để doanh nghiệp trong
và ngoài nước tự tin khi lựa chọn trọng tài.
Sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài thương mại (TTTM) năm 2003 đã
đánh dấu một bước tiến mới trong việc hình thành và hoàn thiện pháp luật về trọng tài tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lựa chọn cách giải quyết
tranh chấp của cộng đồng doanh nghiệp. Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh trong
hơn 6 năm qua, tuy được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ cùng với sự xuất
hiện của nhiều nhân tố mới như việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), việc ban hành Luật Thương mại năm 2005, Luật Đầu tư
năm 2005… nhưng một số quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ sự bất cập như
thẩm quyền của trọng tài còn nhiều hạn chế, đội ngũ trọng tài viên trong nước
chưa phát triển, cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài chưa hiệu quả…
Xuất phát từ thực tế trên đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực
thi các cam kết khi gia nhập WTO thì việc ban hành Luật TTTM là một tất
yếu khách quan. Sự ra đời của Luật TTTM với nhiều quy định mới về cơ bản
phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế góp phần tạo niềm tin cho các cá
nhân, tổ chức khi lựa chọn cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Một trong những điểm mới đáng ghi nhận là Luật TTTM chính thức quy định
hai hình thức hoạt động trọng tài là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc và
có các quy định nhằm hỗ trợ cho cả hai hình thức trọng tài có cơ hội phát triển
ngang bằng nhau và khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng cả hai hình
thức này. Tuy nhiên để các quy định này không chỉ có hiệu lực trên giấy thì
cần có sự đánh giá khách quan, chính xác những cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc ban hành các quy định về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài vụ việc để thực tiễn hóa các quy định này vào đời sống kinh tế của các cá
nhân, tổ chức. Với mong muốn được luận bàn chuyên sâu, góp phần hoàn
thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam, tác giả chọn đề tài: "Giải quyết tranh
chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thực tiễn và trong khoa học pháp lý đã có một số bài viết và
một số công trình nghiên cứu ở cấp độ khác nhau về cách giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài, có thể nêu một số công trình như: "Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế",
Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Đình Thơ, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2007; "Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài", Luận văn
thạc sĩ luật học của Phạm Thị Phương Thủy, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2004; "Những vấn đề pháp lý về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn áp dụng ở
Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Thị Kim Liên, Trường Đại học
Luật Hà Nội, 2006; "Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới",
của Dương Văn Hậu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1999; và một số bài
viết trên các tạp chí chuyên ngành… Tuy nhiên các công trình trên chỉ đề cập
một cách khái quát về cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói
chung mà chưa có công trình nào đề cập một cách chuyên sâu về cách
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc. Từ đó có thể khẳng định đây là
công trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu chuyên biệt
về vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Luận văn tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức
trọng tài vụ việc vào giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam, đề xuất
hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về cách giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nghiên cứu:
- Luận giải cơ sở lý luận của các quy định về cách giải quyết
tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc.
- Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật về trọng tài vụ việc;
đánh giá thực trạng sử dụng cách trọng tài vụ việc trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại tại Việt Nam từ đó chỉ ra các khó khăn,
vướng mắc đang và sẽ gặp phải và các nguyên nhân liên quan đến việc sử
dụng trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc áp
dụng và điều chỉnh pháp luật cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng nhằm lựa chọn những kinh nghiệp
hay, phù hợp cho việc áp dụng vào Việt Nam.
- Đưa ra những giải pháp nhằm thực tiễn hóa một cách hiệu quả các
quy định của pháp luật nhằm khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng
cách trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng khi cần giải
quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm những quy định pháp luật về
các cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, kinh nghiệm
quốc tế và đi sâu nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, luận văn
còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp bình
luận, diễn giải, so sánh, tổng hợp, phân tích…
6. Những kết quả nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về cách giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc, luận văn có những đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất: Luận văn giải quyết những vấn đề lý luận về tranh chấp
trong hoạt động thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp, nghiên

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật : 60 38 50

Chào Admin, đầu năm chúc Ad có một năm nhiều may mắn và thành công. Có thể cho mình xin link bản đầy đủ của tài liệu này được không, Thank Ad
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top