Ermanno

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương I: Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp……….3
1. Cơ cấu trong sản sản xuất nông nghiệp. 3
1.1. Khái niệm cơ cấu trong nông nghiệp. 3
1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu. 3
1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. 5
1.1.3.Vai trò và vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 6
1.1.4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 8
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng 9
1.2.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên: 9
1.2.2. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội: 10
1.2.3. Nhóm nhân tố về tổ chức – kỹ thuật. 11
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá 12
1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: 12
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: 13
2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. 13
2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 13
2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội , đặc biệt là yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. 14
2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp với vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. 14
3. Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. 14
3.1. Kinh nghiệm trong nước. 14
3.2. Kinh nghiệm ngoài nước. 15
Chương II: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Huyện Kim Thành-Hải Dương 18
1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Kim Thành 18
1.1.Các điều kiện Tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 18
1.1.1.Vị trí địa lý,đặc điểm địa hình 18
1.1.2. Tài nguyên khí hậu,thủy văn. 19
1.1.3. Tài nguyên nước. 20
1.1.4. Tài nguyên du lịch 21
1.1.5. Tài nguyên thủy sản 22
1.1.6. Tài nguyên đất 22
1.1.7.Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng 22
1.2. Các điều kiện kinh tế- xã hội huyện Kim Thành. 23
1.2.1. Thực trạng tăng trưởng và cơ cấu kinh tế 23
1.2.2.Dân số - lao động và việc làm,mức sống dân cư 27
1.3. Mức sống dân cư 29
1.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng 29
2. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện 30
2.1 Tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp Huyện giai đoạn 2006-2011 30
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 31
2.1.1. Thực trạng chuyển dịch ngành trồng trọt 32
2.1.1. Thực trạng chuyển dịch ngành chăn nuôi. 37
2.1.1. Thực trạng chuyển dịch ngành thủy sản 39
3. Đánh giá chung 41
3.1. Những thành tựu 41
3.2. Những hạn chế 42
3.3 Nguyên nhân hạn chế 42
Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành 44
1.Phương hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện đến năm 2020 44
1.1. Phương hướng phát triển kinh tế nói chung 44
1.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 45
1.2.1. Quan điểm phát triển 45
1.2.2 Mục tiêu phát triển. 46
1.3 Mục tiêu phát triển từng ngành. 49
1.3.1 Ngành trồng trọt 49
1.3.2 Ngành chăn nuôi 53
1.3.3. Ngành thủy sản 55
3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành. 57
3.1 Nhóm giải pháp về chính sách 57
3.2. Nhóm giải pháp về thị trường 59
3.3. Nhóm giải pháp đầu tư và mở rộng việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và trong sản xuất nông nghiệp 59
3.4. Giải pháp cụ thể đối với từng ngành 60
Kết Luận 65
Tài liệu tham khảo 67

LỜI MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung,cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới,đặc biệt là đối với những nước đang phát triển.
Nước ta vốn là một nước sản xuất nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp.Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trong việc phát triển nông nghiệp và coi đó là một giải pháp cơ bản quan trọng để đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá.
Trong phát triển sản xuất nông nghiệp thì chuyển dịch cơ cấu là một nội dung quan trọng không thể thiếu.
Cùng với xu hướng phát triển chung đó, trong những năm qua huyện Kim Thành cũng đã có mức tăng trưởng đáng kể, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực,bước đầu đã manh nha hình thành nên sản xuất hàng hoá lớn, tạo tiền đề phát triển một nền nông nghiệp hiện đại
Xuất phát từ những thực tế đó em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Huyện Kim Thành – Hải Dương”.
2/ Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Kim Thành, rút ra những mặt đã đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Kim Thành trong những năm tiếp theo.
3/ Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự biến đổi của các nội dung này trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
4/ Phương pháp luận của luận văn:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, một số phương pháp được áp dụng như: Tổng hợp,thống kê toán những kết quả đã điều tra nghiên cứu, những vấn đề có liên quan đến chuyên đề ở các cơ quan trung ương và địa phương.
5/ Kết cấu luận văn:
Chương I: Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Chương II: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Huyện Kim Thành-Hải Dương
Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành






Chương I: Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp

1. Cơ cấu trong sản sản xuất nông nghiệp.
1.1. Khái niệm cơ cấu trong nông nghiệp.
1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu.
1.1.1.1 Khái niệm
Nông nghiệp là tổ hợp các ngành kinh tế sinh học cụ thể trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể các quan hệ kinh tế, đó là các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng, chất lượng và các quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp, các vùng sản xuất nông nghiệp và các thành phần kinh tế nông nghiệp.
1.1.1.2 Phận loại
Cơ cấu ngành: Cơ cấu ngành diễn ra sớm nhất, nó gắn liền với sự phát triển của phân công lao động, phân công lao động theo ngành là cơ sở để hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng tỉ mỉ thì sự phân chia ngành càng đa dạng càng sâu sắc.
Cơ cấu ngành của nền kinh tế nông nghiệp bao gồm 4 nhóm:
- Trồng trọt
- Chăn nuôi.
- Lâm nghiệp
- Nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Trong từng nhóm lại được phân chia nhỏ hơn, chẳng hạn trong nội bộ ngành trồng trọt được chia ra thành ngành trồng cây lương thực, cây ăn quả và hoa, cây công nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp biểu hiện sự thay đổi các mối quan hệ tỷ lệ giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, giữa cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả… Trong trồng trọt, do vậy cần phân biệt sự khác nhau trong nội bộ ngành nông nghiệp và phải phân biệt theo đặc trưng kỹ thuật và kinh tế của chúng để tạo ra hệ thống phân công lao động cho phù hợp giữa các tiểu thủ ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu vùng lãnh thổ:
Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ, đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau. Sự phân công theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên vùng lãnh thổ nhất định, nghĩa là cơ cấu vùng lãnh thổ là nơi bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế vốn có.
Xu thế chuyển dịch của cơ cấu vùng lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên môn hóa sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn và hiệu suất cao.
Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần bố trí các ngành trên vùng lãnh thổ hợp lý, để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng. Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hóa dựa trên những lợi thế so sánh của vùng, đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, đường giao thông lớn và các công nghiệp đô thị.
So với cơ cấu ngành thì cơ cấu vùng lãnh thổ có tính trí tuệ hơn, có sự ỳ hơn, chậm chuyển dịch hơn vì thế khi bố trí các ngành chuyên môn hóa cần được xem xét cụ thể, thận trọng nếu phạm sai lầm khó khắc phục, tổn thất nặng nề.
Cơ cấu thành phần kinh tế:
Trong suốt một thời gian dài của thời kỳ bao cấp ở nước ta cơ cấu thành phần kinh tế chậm chuyển biến với sự tồn tại thuần nhất của hai loại hình kinh tế: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các thành phần kinh tế phát triển đa dạng nhiều thành phần.
Trong khu vực kinh tế nông nghiệp điều đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nói lên các xu hướng sau:
Sự phát triển đa dạng của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế hộ nổi lên trở thành kinh tế hộ độc lập, tự chủ, đây là thành phần kinh tế năng động nhất, tạo ra sản phẩm hàng hóa phong phú, đa dạng cho xã hội. Trong quá trình phát triển, kinh tế hộ chuyển từ quá trình tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa nhỏ tiến tới hình thành các trang trại, nông trại (tức sản xuất hàng hoá lớn).
Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh, Nhà nước đang có biện pháp sắp xếp, rà soát lại, hay chuyển dịch sang các chức năng khác cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
Thành phần kinh tế tập thể (hay kinh tế hợp tác) cùng chuyển đổi các chức năng của mình sang các hợp tác xã kiểu mới làm chức năng hướng dấn sản xuất và công tác dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của các hộ nông dân mà trước đây chức năng chủ yếu của hợp tác xã là trực tiếp điều hành sản xuất.
1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
Có sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại.
Nền sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc:
+ Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.
+ Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cấp tự túc (mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ).
+ Còn phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ của nước ta.
Nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa,áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại:
+ Mục đích sản xuất quan trọng là tạo ra nhiều lợi nhuận.
+ Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới (trước thu hoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
b, Định hướng
Tập trung phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa theo hướng an toàn (theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…), chú trọng phát triển vùng lúa năng suất cao, chất lượng cao; vùng sản xuất rau màu tập trung, vùng rau an toàn. Đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 sẽ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trang trại ứng dụng công nghệ cao như: mô hình sản xuất nhà lưới, nhà kính sản xuất rau quả, hoa chất lượng cao.
Sản xuất lương thực
 Sản xuất lúa:
Trong bối cảnh diện tích canh tác của xã ngày càng bị thu hẹp để giành đất cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong khi đó dân số tiếp tục tăng và yêu cầu lương thực của thị trường có xu hướng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Do vậy, định hướng phát triển sản xuất lương thực của huyện đến năm 2020 là cần đảm bảo sự tăng trưởng không chỉ về lượng mà còn cả về chất trên cơ sở khai thác hợp lí và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng tăng vụ, tăng năng suất và tăng cơ cấu sản xuất gạo chất lượng cao. Dự kiến đến năm 2015, diện tích gieo trồng lúa là 8460 ha giảm 652,0 ha; đến 2020 là 8.190 ha.
Tăng cường đưa các giống lúa có năng suất cao, chất lượng cao vào sản xuất như các giống lúa lai hai dòng, 3 dòng, nếp hoa vàng, nếp quýt, nếp xoắn, BC15, Bắc Thơm 7, phấn đấu đến 2015 diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao đạt 60% diện tích lúa.
Dự kiến quy hoạch vùng lúa chất lượng cao khoảng 600 -700 ha. Phân bổ tại các xã Cộng Hòa, Cổ Dũng, Thượng Vũ, Tuấn Hưng, Kim Xuyên, Phúc Thành…
 Cây ngô:
Dự kiến diện tích đến năm 2015 là 360ha, đến năm 2020 là 365 ha. Khuyến khích đưa các giống ngô lai mới vào sản xuất để tăng nhanh năng suất và sản lượng ngô. Quy hoạch vùng sản xuất ngô nếp tập trung khoảng 200 ha với các giống ngô nếp MX10, King 80, HN 88…

 Cây chất bột có củ
Khoai lang: dự kiến diện tích ổn định 80 ha vào năm 2015, đến năm 2020 là 75ha. Năng suất bình quân đạt 102 – 104 tạ/ha. Ngoài ra còn có các cây có bột khác dự kiến diện tích khoảng 25 ha năm 2015, đến 2020 khoảng 30 ha.
 Cây rau màu
Chú trọng phát triển các cây có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định, hình thành các vùng rau chuyên canh hàng hóa đồng thời chú trọng đến sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm phục vụ cho người dân địa phương, khu công nghiệp – đô thị, cung cấp cho thị trường thành phố Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội và xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2015 diện tích rau ổn định 4.200 ha, đến năm 2020 là 4.300 ha. Năng suất đạt từ 262 – 266 tạ/ha
Dự kiến quy hoạch vùng rau mầm tập trung 980 ha (Kim Đính 60 ha, Bình Dân 95ha, Đồng Gia 280 ha, Cẩm La 75 ha, Kim Tân 275 ha, Liên Hòa 20 ha, Đại Đức 55 ha, Tam Kì 120 ha).
Quy hoạch vùng chuyên canh hành tỏi với diện tích 130 ha (Cộng Hòa 20 ha, Thượng Vũ 20 ha, Tuấn Hưng 40 ha)
Quy hoạch vùng trồng củ đậu tập trung với diện tích 350 ha (Đồng Gia 115ha; Bình Dân 15 ha, Cẩm La 110 ha, Kim Tân 60 ha, Tam Kì 50 ha)
Quy hoạch vùng trồng dưa hấu, dưa lê tập trung với tổng diện tích 700 ha ( Kim Đính 50 ha, Bình Dân 130 ha, Đồng Gia 170 ha, Cẩm La 60 ha, Kim Tân 160 ha, Liên Hòa 10 ha, Đại Đức 40 ha)
 Cây đậu tương
Dự kiến đến năm 2015 diện tích ổn định ở 120 ha, đến năm 2020 là 125 ha. Sử dụng các giống mới có năng suất cao đã được công nhận giống quốc gia và thực hiện đồng bộ các giải pháp kĩ thuật để đạt năng suất từ 28-30 tạ/ha.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang M Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top