daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, họ không những có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu được thỏa mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng.
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “ công nghiệp không khói ”, mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quán triệt tinh thần đó thì ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Quảng Nam, một trong những tỉnh của đất nước, nói riêng đã có những bước phát triển khá nhanh trong những năm trở lại đây.
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hôi, chính trị…Trong đó, phát triển của thị trường khách cũng là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt là thị trường khách quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung cũng như Quảng Nam trong thời gần đây còn những hạn chế nhất định so với các nước trong khu vực. Trước tình hình đó, là một sinh viên khoa Văn hóa – Du lịch, nguồn nhân lực tương lai của đất nước và hơn hết là một người con của quê hương Quảng Nam, tui mong muốn có những đóng góp bé nhỏ của mình để góp một phần nào vào sự phát triển du lịch của tỉnh nhà. Vì vậy, tui đã chọn đề tài “Giải pháp thu hút khách du lich quốc tế đến Quảng Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu. tui cho rằng, đây là đề tài cấp thiết và có giá trị cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam, bài viết hướng đến việc đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Theo không gian : Xem xét thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Theo thời gian :
+ Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam trong giai đoạn 2010 – 2013
+ Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam trong giai đoạn 2013 đến 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: Phương pháp tổng hợp (dựa vào các dữ liệu thu thập được từ các sách, báo, tổng hợp và xây dựng bức tranh toàn cảnh của du lịch quốc tế đến Quảng Nam), phương pháp phân tích (sử dụng các nguồn tư liệu thu thập được để phân tích thực trạng của việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam), vận dụng các phương pháp mô tả, so sánh, thống kê, phân tích với các nguồn số liệu thu thập từ niên giám thống kê, các báo, nghị quyết của ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban ngành trong tỉnh và từ các nguồn khác.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch và thu hút khách du lịch quốc tế
Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2013
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2020




B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế – xã hội. Du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nói riêng và của kinh tế toàn cầu nói chung. Khái niệm du lịch đã xuất hiện từ khá lâu. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu và định nghĩa về du lịch không giống nhau.
Theo Gluman : “Du lịch là sự khắc phục về mặt không gian của con người hướng đến một điểm nhất định nhưng không phải là nơi ở thường xuyên của họ”.
Dưới con mắt của Azar : “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc ”.
Khái niệm cơ bản về du lịch được Liên hợp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức – IUOTO ( Internation Union of Official Travel Oragnizatinos ) đưa ra như sau : “ Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Theo giáo sư Khadginicolov – một trong những nhà tiền bối về du lịch của Bulgarie đưa ra định nghĩa về khách du lịch : “ Khách du lịch là người hành trình tự nguyện , với những mục đích hòa bình. Trong cuộc hành trình của mình họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hay nhiều lần nơi cư trú của mình”.
1.2. Khách du lịch quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách du lịch nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Như vậy, trong du lịch quốc tế, du khách phải đi du lịch vượt qua biên giới ít nhất hai quốc gia. Ví dụ: Một du khách người Trung Quốc đi du lịch sang Việt Nam, Thái Lan, Mỹ…
Khái niệm khách du lịch quốc tế
Theo định nghĩa của Hội nghị tại Rooma (Ý) do liên hợp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế ( năm 1963), khách viếng thăm quốc tế ( visitor) được hiểu là người đến một nước, khác nước cư trú thường xuyên của họ, bởi mọi nguyên nhân trừ nguyên nhân đến lao động để kiếm sống. Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24h (hay sử dụng ít nhất một tối trọ). Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân, tham gia hội nghị, khảo sát thị trường, công tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi…
Ở nước ta, theo điều 20 chương IV Pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau :
- Là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Trong đề tài này, tui chủ yếu tìm hiểu về đối tượng khách quốc tế ở nước ngoài vào Việt Nam mà cụ thể đến Quảng Nam.
Ngoài ra còn có các định nghĩa khác về khách du lịch như định nghĩa của Hội nghị du lịch quốc tế về du lịch ở Hà Lan 1989 : “ Khách du lịch quốc tế là những người đi hay sẽ đi tham quan một nước khác, với các mục đích khác nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là ba tháng, phải được cấp giấy phép gia hạn. Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc phải rời khỏi đất nước đó để trở về hay đến nước khác”.
1.2.2. Ý nghĩa của việc thu hút khách quốc tế
1.2.2.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế
Tăng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) cho đất nước
Du lịch quốc tế phát triển sẽ góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khu vực dịch vụ, theo đó làm tăng GDP của nền kinh tế quốc dân. Ở đâu du lịch phát triển, đặc biệt là du lich quốc tế thì ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức sống của nhân dân được nâng cao. Hơn nữa, hoạt động du lịch quốc tế còn tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm cùng kiệt và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền trong và ngoài nước.
Mang lại ngoại tệ cho đất nước
Khách du lịch quốc tế mang theo tiền kiếm được từ quốc gia cư trú đến tiêu ở nước đến du lịch, trong chừng mực nào đó được coi là xuất khẩu của nước đến du lịch, do đó giúp cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Vì vậy, nếu du lịch quốc tế được duy trì một cách thường xuyên và phù hợp thì nó có thể được coi như một tác nhân giữ ổn định nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.
Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Hoạt động liên doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành. Yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành này là cơ sở cho các ngành như: giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, sản xuất đồ lưu niệm phát triển. Lượng khách du lịch quốc tế đến với quốc gia càng nhiều thì giao thông quốc tế và hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện truyền thông… càng được mở rộng và hoàn thiện. Lượng khách du lịch quốc tế càng nhiều còn mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa cho nền sản xuất xã hội.
Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Các nhà kinh doanh thường tìm đến các lĩnh vực kinh doanh thu được lợi nhuận cao trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Một ưu điểm lớn của hoạt động kinh doanh du lịch là vốn đầu tư ban đầu vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp nặng mà khả năng thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động. Hơn nữa du lịch quốc tế lại là một nguồn thu ngoại tệ đáng kể trong tổng doanh thu mà ngành du lịch mang lại, vậy nên việc thu hút khách du lịch quốc tế sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng và đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào ngành du lịch. Hơn nữa, hoạt động du lịch phát triển sẽ kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng miền và với quốc tế. Có thể nói, thông qua hoạt động du lịch quốc tế mà các giao dịch thương mại cũng như việc gặp gỡ trao đổi thông tin, công nghệ giữa các quốc gia được đẩy mạnh. Điều này góp phần xúc tiến hoạt động ngoại thương và đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia.
1.2.2.2. Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội
Giải quyết công ăn việc làm cho người dân
Du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Thu hút khách du lịch quốc tế thúc đẩy sự phát triển của du lịch cùng với các ngành công nghiệp khác, từ đó tạo ra một khối lượng công việc lớn, giải quyết được tình trạng thiếu việc làm cho người dân. Hiện nay, ngành du lịch thu hút khoảng 220 triệu lao động trực tiếp, chiếm 10,6% lực lượng lao động thế giới – cứ 9 người lao động có 1 người làm nghề du lịch (Trần Thị Thúy Lan 2005).
Tạo thu nhập cho người dân và bảo tồn được các làng nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc
Khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó. Khi địa phương phát triển các tiện nghi và cơ sở dịch vụ nhằm thu hút khách quốc thế thì điều này có lợi cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương hoạt động du lịch sẽ giúp cho người dân địa phương có nhiều cơ hội để tăng thu nhập từ các hoạt động du lịch. Mặt khác, khi đi du lịch, du khách thường rất thích mua quà lưu niệm, nhất là các sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn của địa phương, quốc gia nơi đến du lịch. Bên cạnh việc tham quan, tìm hiểu thì du khách thường mua sắm các sản phẩm của các làng nghề. Từ đó, các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc có điều kiện phục hồi và phát triển. Đồng thời qua đó làm tăng thu nhập cho người dân địa phương, tăng cường giao lưu văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh ở mỗi địa phương.


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Cấu trúc đề tài 2
B. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch 3
1.2. Khách du lịch quốc tế 3
1.2.1. Khái niệm 3
1.2.2. Ý nghĩa của việc thu hút khách quốc tế 4
1.2.2.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế 4
1.2.2.2. Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội 6
1.2.2.3. Ý nghĩa về mặt văn hóa – chính trị 7
1.3. Các yếu tố tác động đến thu hút khách quốc tế 8
1.3.1. Tài nguyên du lịch 8
1.3.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 9
1.3.3. Đội ngũ lao động 10
1.3.4. Chính sách phát triển 10
1.3.4.1. Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của quốc gia đến với khách du lịch quốc tế 11
1.3.4.2. Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, gìn giữ và tôn tạo tài nguyên du lịch 11
1.3.4.3. Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 12
1.3.4.4. Cải thiện môi trường du lịch 12
1.3.4.5. Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch 12
1.3.4.6. Phát triển nguồn nhân lực 12
1.3.4.7. Tuyền truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch 13
1.4. Môi trường du lịch 13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI QUẢNG NAM 14
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Nam 14
2.2. Thực trạng khai thác khách tại tỉnh Quảng Nam 16
2.2.1. Tình hình khách đến tỉnh Quảng Nam 16
2.2.2. Tình hình khách du lịch quốc tế đến tỉnh Quảng Nam 17
2.2.3. Tình hình doanh thu từ khách du lịch quốc tế tại tỉnh Quảng Nam 20
2.3. Đánh giá chung về thực trạng khai thác khách du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Nam 21
2.3.1. Tài nguyên du lịch 21
2.3.2. Cơ sở hạ tầng 22
2.3.3. Nguồn nhân lưc du lịch Quảng Nam 22
2.3.4. Hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn viên du lịch quốc tế 23
2.3.5. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam 23
2.3.6. Môi trường du lịch của tỉnh Quảng Nam 24
2.3.7. Đánh giá chung thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2013 25
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH QUẢNG NAM 27
3.1. Các giải pháp ngắn hạn 27
3.1.1. Giải pháp liên quan đến Maketting, quảng bá hình ảnh của Quảng Nam ra thế giới 27
3.1.2. Giải pháp giảm giá và tổ chức các hoạt động thu hút khách 28
3.1.3. Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch 29
3.1.4. Giải pháp liên quan đến văn hóa du lịch 29
3.2. Các giải pháp dài hạn 30
3.2.1. Giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam 30
3.2.2. Giải pháp trợ giúp khách trong quá trình du lịch 31
3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước và các bộ nghành liên quan nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với Quảng Nam 32
C. KẾT LUẬN 34
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
E. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 36

Quảng Nam có hai vùng khí hậu khá rõ rệt là khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm là 25°C, chia thành hai mùa: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4 là khí hậu nóng và khô, từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa. Lượng mưa trung bình năm ở Quảng Nam khoảng 2.000mm.
Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên con đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích văn hóa Sa Huỳnh, sau đó được người Chămpa kế thừa và sáng tạo ra nền văn hóa Chămpa. Vương quốc Chămpa đã có hai thời kỳ cực thịnh với những cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng từ thế kỷ I đến thế kỷ IX. Năm 1306, vùng đất Quảng Nam trở thành đất của Đại Việt. Đây là đất sính lễ của vua Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu vương quốc Chămpa. Năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông, Quảng Nam là thừa tuyên thứ 13 của Đại Việt.
Năm 1570 – 1606 Nguyễn Hoàng (một chúa Nguyễn sau này) khi làm lãnh trấn Quảng Nam đã coi Đà Nẵng là cửa ngõ yết hầu miền Thuận Quảng, biến nó thành đất dung nạp những người từ phía Bắc vào khai canh, với bên ngoài…Năm 1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam dinh. Tỉnh Quảng Nam đã được lập từ năm 1831, là một tỉnh nông nghiệp. Hai dòng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa tô điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông thuận tiện.
Phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam Á, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Cùng với Hội An, quần thể đền tháp ở Mỹ Sơn là hai di sản của Quảng Nam được UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc) công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Về văn hóa – lễ hội, Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Cùng với Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, Quảng Nam được mệnh danh là vùng “đất học”, “vùng văn hóa” đất sản sinh của nhân tài, các vị khoa bảng, những nhà hoạt động chính trị, những chiến sĩ ái quốc, các văn nhân nghệ sĩ, các nhà khoa học công kỹ nghệ nổi tiếng. Đây là vùng đất còn giữ được bản sắc trong các loại hình nghệ thuật cổ truyền: hát tuồng, hát hò khoan, đối đáp, hát bả trạo, hát lý, bài chòi…thấm sâu truyền thống xứ Quảng. Ngoài ra còn có các lễ hội của các dân tộc ít người như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội ăn trâu, dàn nước Xơ Đăng.
Đến Quảng Nam du khách sẽ được đắm mình vào thế giới xưa với các đền tháp, tháp ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ; những công trình rêu phong ở Hội An…được xây dựng trong nhiều thế kỷ cho thấy sự sáng tạo đạt tới đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc của các thế hệ ngày xưa ở địa phương. Mặt khác, giúp ta hiểu thêm về âm nhạc, vũ điệu, phong tục, lễ hội truyền thống của vùng đất Quảng…
Vùng đất Quảng Nam còn ghi dấu lại nhiều dấu tích của những năm tháng chiến đấu trường kỳ. Đó là các di tích chiến thắng Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh, đường mòn Hồ Chí Minh, căn cứ Chu Lai, chiến khu Trà My, chiến khu Hòn Tàu…
Quảng Nam là còn là nơi có nhiều lễ hội dân gian như lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội Long Chu, lễ vía Bà Thiên Hậu, lễ tế cá Ông…Mỗi dịp lễ hội, hàng ngàn người tham gia vừa tỏ lòng tôn kính tổ tiên, vừa là dịp tham gia các sinh hoạt văn hóa dân gian.
Với hơn 125km đường bờ biển, Quảng Nam nổi tiếng với các bãi biển đẹp như biển Cửa Đại, biển Tam Thanh, biển Rạng, biển Bàn Than. Bên cạnh đó, Quảng Nam là nơi hội tụ những danh thắng như Cù Lao Chàm, hồ Phú Ninh, Hòn Kẽm Đá Dừng, suối Tiên, hố Giang Thơm…
2.2. Thực trạng khai thác khách tại tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tình hình khách đến tỉnh Quảng Nam
Trong những năm qua, du lịch Quảng Nam có những bước phát triển. Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Quảng Nam trong thời gian qua là đã xây dựng và phát triển được uy tín thương hiệu Hội An – một điểm đến an toàn, thân thiện. Mỗi năm, Quảng Nam đã đón trên 1 triệu lượt khách, với hơn ba nghìn buồng phòng sẵn sàng phục vụ trên năm nghìn khách/ngày. Mạng lưới kinh tế du lịch phát triển nhanh với 150 doanh nghiệp và hơn 3.500 hộ kinh doanh với gần 11 nghìn người trực tiếp lao động trong nghành du lịch.Tuy nhiên, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh chưa đều; nhận thức về phát triển du lịch ở các cấp, các ngành du lịch còn hạn chế, nhiều địa phương chưa có định hướng phát triển, chưa đa dạng hóa các loại

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thu hút khách hàng của ngân hàng Agribank huyện Gio Linh - Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 2
B Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao quy trình phục vụ của bộ phận buồng tại khách sạn Thu Bồn Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập trung quản lý thu NSNN qua KBNN huyện Phong thổ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top