cherub1707

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT 2
1.1. Cơ sở lý luận về lao động. 2
1.2. Cơ sở lý luận về việc làm. 6
1.3. Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 13
1.3.1. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do quá trình CNH – HĐH. 13
1.3.2. Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 14
1.4. Kinh nghiệm tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở một số địa phương. 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 21
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn hà Nội. 21
2.1.1. Vị trí địa lí kinh tế. 21
2.1.2. Khí hậu. 22
2.1.3. Địa hình 22
2.1.4. Tài nguyên đất. 22
2.1.5. Tài nguyên du lịch. 24
2.2. Thực trạng lực lượng lao động trên địa bàn Hà Nội. 25
2.2.1. Lực lượng lao động 25
2.2.2. Cơ cấu lao động. 26
2.3. Thực trạng lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 28
2.3.1. Số lượng lao động bị thu hồi đất. 28
2.3.2. Cơ cấu lao động 29
2.3.3. Chất lượng lao động bị thu hồi đất 34
2.4. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 36
2.4.1. Thực trạng việc làm của lao động bị thu hồi đất. 36

2.4.2. Chính sách tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất. 38
2.5. Đánh giá chung về việc giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 42
2.5.1. Kết quả đạt được 42
2.5.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại. 44
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 47
3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất 47
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2020. 47
3.1.2. Dự báo nhu cầu việc làm của người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 47
3.2. Các quan điểm, mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 49
3.2.1. Quan điểm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 49
3.2.2. Mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. 49
3.3. Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. 51
3.3.1. Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất. 51
3.3.2. Tạo sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, xã hội . 55
3.3.3. Chú trọng đến đào tạo nghề cho người lao động. 59
3.3.4. Tăng cường hoạt động hệ thống thông tin thị trường lao động. 62
3.3.5. Hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động bị thu hồi đất. 62
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thực trạng sử đụng dất thành phố Hà Nội. 23
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về lao động. 26
Bảng 2.3. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất theo tuổi. 30
Bảng 2.4. Kết quả giải quyết việc làm 5 năm 2006 -2010. 36
Biểu đồ 2.1.Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế. 32
Biểu đồ 2.2.Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. 33
Biểu 3.1. Dự báo cơ cấu sử dụng lao động bị thu hồi đất. 48


LỜI MỞ ĐẦU

Việc làm cho người lao động là một vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, hướng tới tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp như hiện nay, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp cao, nhu cầu về việc làm cho người lao động ngày càng trở thành một sức ép không nhỏ trong nền kinh tế.
Đặc biệt, tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, không thể thiếu việc quy hoạch lại thành phố cho phù hợp, nhằm tăng nhanh sự phát triển. Do đó, sau khi thu hồi đất để thực hiện các dự án, nhiều người lao động bị rơi vào tình trạng mất việc làm, tạo sự trì hoãn cho việc phát triển cũng như chuyển dịch nền kinh tế. Chính vì vậy, tạo việc làm cho người lao động, nhất là lao động bị thu hồi đất trở thành chủ trương lớn của thành phố Hà Nội nói riêng và là một vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, nhằm đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước mà còn góp phần nâng cao được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chính vì vậy, tui xin chọn đề tài: “Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.” mong muốn góp một phần nhỏ bé cho việc giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Kết cấu bài viết bao gồm 3 chương:
Chương 1: Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
Chương 2: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội.
Qua đây, tui xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và tập thể các bác, các cô chú tại sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình thực tập để tui có thể hoàn thành tốt được bản báo cáo chuyên đề này.


CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT

1.1. Cơ sở lý luận về lao động.
a. Khái niệm chung về lao động.
Lao động là một trong những hình thức hoạt động của con người vào thực tiễn nhằm biến đổi và tạo ra các của cải vật chất nhằm phục vụ cho lợi ích đời sống của con người. Hoạt động lao động giúp con người tồn tại, hình thành và phát triển nhân cách thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân, từ đó, thể hiện được giá trị của mình trong xã hội. Lao động là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của loài người, là cơ sở tiền đề tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vai trò của con người vô cùng quan trọng, nên chúng ta cần tìm cách khai thác được tối đa sức lao động của con người, nâng cao tri thức và khả năng sáng tạo của con người, nhằm tạo sự phát triển cho nền kinh tế của đất.
Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
Nguồn lao động là bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đến hết 55 tuổi).
Lực lượng lao động của một quốc gia hay một địa phương là bộ phận dân số trong tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động, có mong muốn lao động, đang có việc làm hay đang tìm việc làm. Lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm (gọi là người thất nghiệp).
a. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
Chính quyền địa phương cần chú trọng đến việc mở rộng cơ cấu các ngành nghề, phát triển dịch vụ kinh doanh vừa và nhỏ, mô hình kinh tế hộ gia đinh. Việc khuyến khích người lao động bị thu hồi đất tham gia hoạt động kinh tế chủ yếu để người dân lao động tại chỗ, khai thác và huy động nguồn nhân lực một cách tối đa, tránh tình trạng người lao động sau khi bị thu hồi đất không có việc làm, phải di cư qua các vùng khác để sinh sống, gây mất cân bằng cung – cầu giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Tuy nhiên, ngoài việc khuyến khích người lao động kinh doanh, sản xuất ngay tại địa phương, chính quyền cũng cần có sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, nhằm tránh tình trạng vi phạm pháp luật, cạnh tranh không công bằng giữa các cơ sở sản xuất, dễ tạo sự rối loạn trong việc quản lý và sản xuất kinh tế.
Nhất là đối với nhóm dân cư làm nghề thủ công truyền thống, cần giúp họ thấy được ý nghĩa của việc nâng cao kiến thức, tay nghề, khả năng sáng tạo trong công việc. Từ đó, họ có thể có mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ ra nhiều nơi từ đó tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.
Triển khai và phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao ở các làng nghề truyền thống như Gốm sứ Bát Tràng, may Cổ Nhuế, chế biến thực phẩm Xuân Đỉnh, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà – Liên Hà, dệt ở Triểu Khúc, dệt lụa Vạn Phúc, lụa Cổ Đô (Ba Vì), nghề dệt xô màn ở Hòa Xá, nghề dệt kim La Phù (Hoài Đức), các làng nghề chế biến nông sản. Cần phát triển các làng nghề này theo hướng kết hợp với du lịch.
b. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm.
Sau khi bị thu hồi đất, người lao động thường gặp khó khăn trong công việc tìm kiếm việc làm. Do đặc thù của thành phố Hà Nội, sau khi bị thu hồi đất, các hộ gia đình thường được bố trí ở các khu chung cư cao tầng. Tuy nhiên, phần lớn hộ dân trước khi bị di dời thường ở mặt đường, bám mặt đường làm nơi kinh doanh làm ăn buôn bán. Vì vậy, khi bị di dời họ hầu như không có khả năng có công việc làm và thu nhập như cũ được, trừ một số ít hộ có điều kiện quay về nơi cũ thuê lại cửa hàng hay mặt bằng tầng trệt của những hộ gia đình mới chuyển ra mặt đường do quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, độ tuổi của những lao động dưới hình thức này thường không còn trẻ nên việc đào tạo, bố trí công việc mới trở nên rất khó khăn. Do đó, chính quyền địa phương cần kết hợp với các chủ đầu tư và doanh nghiệp khuyến khích sử dụng lao động địa phương thông qua những hình thức ứu đãi về mặt bằng sản xuất, cơ chế quản lý,…
Đề ra các giải pháp giúp sử dụng được chính nguồn lực lao động đông đảo có sẵn ở mỗi địa phương, tránh tình trạng lao động đổ dồn về một số nơi khiến xảy ra tình trạng mất công bằng cung – cầu. Đồng thời giải pháp giúp địa phương thu hút được nguồn lao động có tay nghề và trình độ tri thức cao, đáp ứng được yêu cầu của các chủ lao động.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
Y Máy tạo oxy y tế - giải pháp oxy tinh khiết mang lại nguồn sống cho bệnh nhân Thị trường, Mua bán 0
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần dệt may huế Luận văn Kinh tế 0
D vận dụng một số phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho Luận văn Sư phạm 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
D Một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại ủy ban nhân dân thà Công nghệ thông tin 0
A Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Đ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top