daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giải Pháp Sử Dụng Các Dạng Năng Lượng Mới Trong Tương Lai

Giải Pháp Sử Dụng Các Dạng Năng Lượng Mới Trong Tương Lai
Nhu cầu năng lượng cho thế kỷ 21 đã tăng rất nhanh do sự gia tăng bùng nổ quy mô sản xuất trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập các nền kinh tế thế giới, cũng như do sự gia tăng dân số quá nhanh (hiện nay đã hơn 6,5 tỉ người, đến giữa thế kỷ ước tính tăng 40%, tức 9,1 tỷ), với mức sống nâng cao hơn nhiều so với thế kỷ trước. Theo đánh giá của cơ quan năng lượng thế giới (IEA), mức tiêu thụ năng lượng hằng năm sẽ tăng thêm hơn 1,7%. Điển hình như Trung Quốc những năm gần đây có mức tăng trưởng kinh tế mỗi năm gần 10%, mức tiêu thụ dầu mỏ tăng 15%.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG MỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích của đề tài
3. Mục tiêu của đề tài
4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu đề tài
5. Giới hạn của đề tài
6. Các bước thực hiện đề tài
Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1. Năng lượng mặt trời
Chương 2. Năng lượng gió
Chương 3. Năng lượng hạt nhân
Chương 4. Năng lượng sinh khối
Chương 5. Năng lượng địa nhiệt
Chương 6. Năng lượng thủy
triều
Chương 7. Năng lượng nhiệt đại dương
Chương 8. Năng lượng Hidro.
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
3. Những dự định trong tương lai.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiM i
ỤC LỤC
Lời cảm ơn
Nhận xét của giáo viên
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
a. Năng lượng và thực trạng sử dụng năng lượng
b. Lịch sử của vấn đề
2. Mục đích của đề tài
3. Mục tiêu của đề tài
4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu đề tài
5. Giới hạn của đề tài
6. Các bước thực hiện đề tài
Trang
Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1. NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1.1. Vài nét về Mặt Trời .......................................................................................1
1.1.1. Năng lượng mặt trời.........................................................................1
1.1.2. Bức xạ mặt trời
1.1.2.1. Bức xạ Mặt Trời ngoài khí quyển Trái Đất....................................1
1.1.2.2. Bức xạ Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất ...........................................2
1.1.2.3. Các góc tạo ra bởi chùm tia bức xạ với các mặt phẳng ..................3
1.1.2.4. Cường độ của bức xạ tới trên các mặt phẳng và hệ số chuyển đổi
bức xạ...................................................................................................................4
1.1.3. Số liệu bức xạ Mặt Trời tại Việt Nam ..............................................6
1.2. Nguyên tắc khai thác - sử dụng nguồn NLMT ...............................................7
1.2.1. Hiệu ứng nhà kính.............................................................................7
1.2.2. Hiệu ứng quang điện .........................................................................8
1.2.2.1. Hiệu ứng quang điện ......................................................................9
1.2.2.2. Hiệu suất của quá trình biến đổi quang điện ...................................10
1.3. Các ứng dụng NLMT trong thực tế................................................................11
1.4. Thực trạng sử dụng NLMT trên thế giới và tại Việt Nam...............................14
1.4.1. Thế giới
1.4.2. Việt Nam
1.5. Đánh giá tính khả thi khi sử dụng NLMT ở Việt Nam ...................................18
1.5.1. Ưu điểm
1.5.2. Khuyết điểmii
1.5.3. Đề xuất phương án phát triển NLMT ở Việt Nam ............................19
Chương 2. NĂNG LƯỢNG GIÓ
2.1. Khái niệm cơ bản về năng lượng gió............................................................24
2.2. Nguyên tắc khai thác - sử dụng NLG ...........................................................24
2.3. Các ứng dụng NLG trong thực tế.................................................................27
2.3.1. Động cơ gió phát điện
2.3.2. Động cơ gió bơm nước
2.4. Thực trạng sử dụng NLG trên thế giới và Việt Nam ....................................28
2.4.1. Thế giới
2.4.2. Tình hình Việt Nam
2.5. Đánh giá tình khả thi khi sử dụng NLG tại Việt Nam ..................................30
2.5.1. Những thuận lợi ........................................................................................30
2.5.2. Những bất lợi và khó khăn........................................................................31
2.5.3. Đề xuất phương án phát triển NLG ở Việt Nam ........................................32
Chương 3. NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN
3.1. Các khái niệm cơ bản về NLHN .................................................................. 35
3.2. Nguyên tắc hoạt động của nhà máy điện hạt nhân........................................ 36
3.3. Thực trạng sử dụng NLHN trên thế giới và VN ........................................... 37
3.3.1. Thế giới
3.3.2. Việt Nam
3.4. Các tai nạn ở các các nhà máy điện hạt nhân................................................ 40
3.5. Đánh giá tính khả thi khi sử dụng NLHN ở VN ........................................... 41
3.5.1. Thuận lợi .................................................................................................. 41
3.5.2. Những bất lợi, khó khăn............................................................................ 42
3.5.3. Đề xuất phương án phát triển NLHN ở Việt Nam ..................................... 43
Chương 4. NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI
4.1. Khái niệm cơ bản về NLSK ......................................................................... 45
4.2. Nguyên tắc khai thác sử dụng NLSK ........................................................... 45
4.3. Các ứng dụng NLSK trong thực tế............................................................... 46
4.3.1. Sản xuất khí sinh học biogas ..................................................................... 46
4.3.2. Nhà máy điện sinh khối ............................................................................ 47
4.3. Tiềm năng sinh khối của Việt Nam.............................................................. 48
4.4. Thực trạng sử dụng NLSK trên thế giới và Việt Nam .................................. 49
4.4.1. Thế giới
4.4.2. Việt nam
4.5. Đánh giá tính khả thi khi sử dụng NLSK ở Việt Nam .................................. 51
4.5.1. Thuận lợi .................................................................................................. 51
4.5.2. Khó khăn, nhược điểm.............................................................................. 52
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiii
4.5.3. Đề xuất phương án phát triển NLSK ở Việt Nam...................................... 53
4.5.3.1. Biogas.................................................................................................... 53
4.5.3.2. Chế xăng nhiên liệu sinh học (bio-ethanol [C2H5OH]) ........................... 54
4.5.3.3. Sản xuất điện từ trấu, mùn cưa, rác... ..................................................... 56
Chương 5. NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
5.1. Khái niệm cơ bản về NLĐN ........................................................................ 58
5.2. Nguyên tắc khai thác - sử dụng.................................................................... 58
5.3. Các ứng dụng NLĐN trong thực tế .............................................................. 59
5.3.1. Phương pháp sử dụng trực tiếp.................................................................. 59
5.3.2. Phương pháp sản xuất điện năng từ NLĐN ............................................... 59
5.4. Tình hình sử dụng NLĐN trên thế giới và Việt Nam.................................... 60
5.4.1. Thế giới
5.4.2. Việt Nam
5.5. Đánh giá tính khả thi khi sử dụng NLĐN tại Việt Nam................................ 62
5.5.1. Thuận lợi .................................................................................................. 62
55.2. Hạn chế, khó khăn ..................................................................................... 63
5.5.3. Đề xuất phương án phát triển NLĐN ở Việt Nam ..................................... 63
5.5.3.1. Sưởi ấm địa nhiệt ................................................................................... 63
5.5.3.2. Nước nóng địa nhiệt............................................................................... 64
5.5.3.2. Nhà máy điện địa nhiệt .......................................................................... 64
Chương 6. NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU
6.1. Khái niệm cơ bản......................................................................................... 66
6.2. Nguyên tắc khai thác thủy triều.................................................................... 67
6.3. Nhà máy điện thủy triều.............................................................................. 67
6.3.1. Phát điện khi triều xuống .......................................................................... 68
6.3.2. Phát điện khi chiều lên.............................................................................. 68
6.3.3. Phát điện cả hai chiều ............................................................................... 68
6.4. Tình hình sử dụng năng lượng thủy triều ..................................................... 68
6.4.1. Thế giới
6.4.2. Việt Nam
6.5. Đánh giá tính khả thi khi sử dụng hệ thống điện thủy triều ở Việt Nam ....... 70
6.5.1. Ưu điểm.................................................................................................... 70
6.5.2. Nhược điểm .............................................................................................. 71
6.5.3. Đề xuất phương án phát triển năng lượng thủy triều ở Việt Nam .............. 71
Chương 7. NĂNG LƯỢNG NHIỆT ĐẠI DƯƠNG
7.1. Khái niệm cơ bản về năng lượng nhiệt đại dương ........................................ 73
7.2. Nhà máy nhiệt điện đại dương ..................................................................... 73iv
7.2.1. Nhà máy nhiệt điện đại dương hoạt động theo chu trình kín (OTEC)
7.2.2. Nhà máy nhiệt điện đại dương hoạt động theo chu trình mở (open OTEC)
7.3. Tình hình sử dụng năng lượng nhiệt đại dương ............................................ 74
7.4. Đánh giá tính khả thi khi sử dụng nguồn năng lượng nhiệt đại dương ở Việt
Nam ................................................................................................................... 75
7.4.1. Thuận lợi .................................................................................................. 75
7.4.2. Khó khăn, bất lợi ...................................................................................... 75
7.4.3. Đề xuất phương án phát triển năng lượng nhiệt đại dương ở Việt Nam..... 76
Chương 8. NĂNG LƯỢNG HYDRO
8.1. Khái niệm cơ bản về Hydrogen và năng lượng Hydrogen ............................ 77
8.2. Nguyên lý sử dụng....................................................................................... 77
8.2.1. Các phương pháp tách điều chế Hydro...................................................... 78
8.2.1.1. Hóa nhiệt khí thiên nhiên với hơi nước (Natural gas steam reforming)... 78
8.2.1.2. Khí hóa hydrocarbon nặng (Gasification heavy hydrocarbon) ................ 78
8.2.1.3. Khí hóa sinh khối và nhiệt phân (biomass gasification and pyrolysis).... 78
8.2.1.4. Điện phân nước...................................................................................... 78
8.2.1.5. Phương pháp sinh học............................................................................ 79
8.3. Ứng dụng nguồn năng lượng từ Hydrogen ................................................... 80
8.3.1. Hydrogen sử dụng làm nhiên liệu động cơ ................................................ 80
8.3.2. Hydrogen sử dụng trong pin nhiên liệu ..................................................... 80
8.4. Tình hình sử dụng năng lượng Hydrogen..................................................... 82
8.4.1. Thế giới .................................................................................................... 82
8.4.2. Việt Nam .................................................................................................. 84
8.5. Đánh giá tính khả thi khi sử dụng năng lượng Hydrogen ở Việt Nam .......... 84
8.5.1. Ưu điểm.................................................................................................... 84
8.5.2. Khuyết điểm ............................................................................................. 85
8.5.3. Đề xuất phương án phát triển năng lượng Hidro ở Việt Nam .................... 85
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
3. Những dự định trong tương lai
Trích dẫn
Tài liệu tham khảo
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. EU (European Union)- Liên minh châu Âu.
2. IAEA (International Atomic Energy Agency)- Cơ quan năng lượng nguyên tử
quốc tế.
3. IEA (International Energy Agency)- Cơ quan năng lượng quốc tế.
4. ODA - Tổ chức viện trợ phát triển châu Á.
5. OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries)- Tổ chức các nước
xuất khẩu dầu mỏ.
6. WB (World Bank) - Ngân hàng thế giới.
7. WTO (World Trade Organization)- Tổ chức thương mại thế giới.
8. IRENA(International Renewable Energy Agency)- Cơ quan Năng lượng Tái
tạo Quốc tế.
9. UNEP- Chương trình Môi trường Liên hợp quốc.
10. PV OIL- Tổng Công ty Dầu Việt Nam.
11. NLMT - Năng lượng mặt trời.
12. NLG – Năng lượng gió.
13. NLHN – Năng lượng hạt nhân.
14. NMĐHN- Nhà máy điện hạt nhân.
15. NLSK – Năng lượng sinh khối.
16. NLĐN – Năng lượng địa nhiệt.
17. EVN - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
18. PV Power - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
19. Bộ NN&PTNT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
20. UBND - Ủy ban nhân dân.
21. TOE - đơn vị chức năng lượng qui đổi tương đương với 01 tấn dầuPhần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
a. Năng lượng và thực trạng sử dụng năng lượng
Nhu cầu năng lượng cho thế kỷ 21 đã tăng rất nhanh do sự gia tăng bùng nổ
quy mô sản xuất trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập các nền kinh tế thế giới,
cũng như do sự gia tăng dân số quá nhanh (hiện nay đã hơn 6,5 tỉ người, đến giữa
thế kỷ ước tính tăng 40%, tức 9,1 tỷ), với mức sống nâng cao hơn nhiều so với thế
kỷ trước. Theo đánh giá của cơ quan năng lượng thế giới (IEA), mức tiêu thụ năng
lượng hằng năm sẽ tăng thêm hơn 1,7%. Điển hình như Trung Quốc những năm gần
đây có mức tăng trưởng kinh tế mỗi năm gần 10%, mức tiêu thụ dầu mỏ tăng 15%.
Vì vậy, Trung Quốc và các nước đang phát triển như Việt Nam đang rất cần năng
lượng (nhất là dầu mỏ) để phát triển đất nước. Trong khi đó, các cường quốc kinh tế
như Mỹ, Nhật, Nga và các nước châu Âu cũng rất cần năng lượng để củng cố vị trí
ảnh hưởng kinh tế, chính trị trên thế giới. Hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm
1973 và 1979 đã đẩy giá dầu tăng nhanh với tốc độ chóng mặt từ 50USD/thùng lên
100USD/thùng. Đến tháng 4 năm 2011 giá xăng dầu đã lên mức 120 đến
125USD/thùng. Các cuộc khủng hoảng dầu mỏ là nguyên nhân của các vụ xung đột
giữa các nước Trung Đông, và hậu quả là sản xuất của các nước bị ngưng trệ, các
nước OPEC thực hiện cấm vận không cung cấp dầu cho Mỹ, tranh chấp giữa các
nước Israel với Syrie và Ai Cập.
Theo báo cáo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc năm 2004, tổng dự trữ năng
lượng hóa thạch trên thế giới là 778 Gtoe, trong đó dầu mỏ 143 Gtoe, khí thiên
nhiên 138 Gtoe, than 566 Gtoe. Nếu mức sử dụng trung bình mỗi năm là dầu mỏ
3,51 Gtoe, khí thiên nhiên 2,16 Gtoe, than 2,26 Gtoe thì lượng tài nguyên hóa thạch
dầu mỏ chỉ còn dùng được khoảng 41 năm nữa (tức năm 2045), 64 năm với khí
thiên nhiên và 251 năm đối với than. Viễn cảnh không còn dầu, khí trong thế kỷ này
là một sự khó khăn lớn đối với nhân loại vì chúng ta đã quá lệ thuộc vào dầu khí.
b. Lịch sử của vấn đề
Khi nền văn minh, khoa học kỹ thuật của nhân loại một ngày một cao, dẫn
đến kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, điều đó giúp đời sống con người được nâng
cao, chất lượng hơn; do đó, nhu cầu sử dụng năng lượng cho sản xuất và giải trí của
con người tăng rất nhanh. Tuy nhiên, dần dần chúng ta nhận ra rằng các nguồn năng
lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ… mà chúng ta đang sử dụng ngày càng
khan hiếm và đặc biệt là hậu quả của việc sử dụng chúng. Vấn đề ô nhiễm môi
trường, chất thải độc hại trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các dạng năng lượng
truyền thống như than, dầu mỏ… dẫn đến lủng tầng ozon, nhiệt Trái Đất tăng, ô
nhiễm môi trường sinh thái… càng ngày càng được toàn thế giới quan tâm. Hàng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phinăm các tổ chức quốc tế về năng lượng, môi trường như Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế (IAEA), Greenpeace Organization - tổ chức hòa bình xanh,…
luôn tổ chức các hội nghị cấp cao để tìm ra các giải pháp năng lượng mới hiệu quả
an toàn cho Trái Đất nhằm bảo vệ sự sống còn của con người trong tương lai. Các
nguồn năng lượng mới này vừa đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia, lại
vừa mang lại cho loài người chất lượng cao và một môi trường sống sạch đẹp.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá tính khả thi của từng dạng năng lượng mới. Từ đó đề xuất giải pháp
cho việc sử dụng hiệu quả các dạng năng lượng mới trong tương lai ở Việt Nam.
3. Mục tiêu của đề tài
Bài luận đề ra ba mục tiêu chính như sau:
o Xây dựng cơ sở lý thuyết vật lý để người đọc có thể tiếp cận dễ dàng
khi tiếp cận với các dạng năng lượng mới.
o Tìm hiểu các dạng năng lượng mới đang được sử dụng rộng rãi trên thế
giới; từ đó so sánh, phân tích các ưu - nhược điểm của chúng đối với các
điều kiện Việt Nam.
o Đưa ra giải pháp cho việc sử dụng các dạng năng lượng mới.
4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu đề tài
a. Phương pháp thực hiện đề tài
 Đọc, tìm ra các nguồn năng lượng mới đang được thế giới sử dụng và
chọn ra tám nguồn năng lượng có triển vọng nhất đối với Việt Nam để
nghiên cứu.
 Nghiên cứu lý thuyết về từng dạng năng lượng mới và các nguyên tắc
khai thác - sử dụng các nguồn năng lượng này trong thực tế và trong
tương lai được các nước tiên tiến quan tâm.
 Phân tích các ứng dụng của từng dạng năng lượng mới trên thế giới và
Việt Nam.
 Tìm hiểu tình hình sử dụng các dạng năng lượng mới trên thế giới. Đặc
biệt, tìm hiểu thực trạng sử dụng và tiềm năng các nguồn năng lượng
mới này ở Việt Nam.
 Rút ra dạng năng lượng mới và một trong các ứng công cụ thể của dạng
năng lượng đó có thể phát triển ở nước ta.
b. Phương tiện thực hiện đề tài
 Các tài liệu tham khảo gồm có: các giáo trình chuyên ngành vật lý,
điện- điện tử, vật lý môi trường.
 Các công trình nghiên cứu khoa học về các dạng năng lượng mới – tái
tạo, các báo cáo khoa học, số liệu thực tế của các tổ chức năng lượng.
 Các trang web khoa học, bài phát minh mới về tiết kiệm và sử dụng
năng lượng hiệu quả, các dự án năng lượng tái tạo bảo vệ môi trường.5. Giới hạn của đề tài
Đề tài đã đề ra được một số giải pháp phát triển ngành năng lượng ở Việt
Nam, giúp mọi người nhận thức tốt hơn về trách nhiệm sử dụng năng lượng sao cho
tiết kiệm - hiệu quả. Tuy nhiên, đề tài chưa thực sự đạt được hiệu quả cao, mặc dù
bản thân đã cố gắng học hỏi, sưu tầm nhiều thông tin từ thầy cô, sách vở, các trang
web khoa học, nhưng do đây là một đề tài tương đối mới với nước ta do đó các
nghiên cứu, ứng dụng thực tế trong nước còn khá mới mẻ, khiêm tốn, chủ yếu ở
dạng tiềm năng. Do đó việc tìm hiểu thực tế trong nước là rất khó khăn.
6. Các bước thực hiện đề tài
Bước 1: Nhận đề tài
Bước 2. Tìm kiếm tài liệu, thông tin trên mạng có liên quan tới đề tài.
Bước 3. Đọc và phân tích các thông tin, từ đó viết đề cương.
Bước 4. Tiến hành viết đề tài theo đề cương và trao đổi với GVHD.
Bước 5. Viết bài luận, chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết.
Bước 6. Viết báo cáo.
Bước 7. Bảo vệ luận văn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương 1. Năng lượng Mặt Trời 1
Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai
Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1. NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1.1. Khái niệm cơ bản về NLMT
1.1.1. Năng lượng mặt trời
NLMT là một nguồn năng lượng sạch, vô tận và nó cũng chính là yếu tố tạo ra
các nguồn năng lượng khác trên trái đất. Vì vậy, NLMT đóng vai trò quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất.
Nguồn NLMT được cung cấp từ các phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hạt nhân
hydro. Thông thường thì phản ứng kết hợp rất khó xảy ra vì các hạt nhân hydro tích
điện dương và đẩy nhau. Nhưng trong lòng Mặt Trời tồn tại nhiệt độ rất cao, cho
phép các phản ứng này xảy ra vì ở nhiệt độ đủ cao khoảng 50 - 100 triệu độ thì các
hạt nhân hydro có động năng đủ lớn để thắng lực đẩy Culomb và tiến lại gần nhau
đến mức mà lực hạt nhân tác dụng và kết hợp chúng lại.
1 4 o o 0 

4H
1  He2  2o  o  21e  Q
Sự kết hợp giữa bốn nguyên tử hydro có bốn proton, tạo thành một nguyên tử
hêli có số proton ít hơn. Vì thế, khi tạo thành một nguyên tử He xảy ra hiện tượng
hụt khối
Einstein
m và giải phóng năng lượng theo định luật bảo toàn năng lượng của
E  mc 2 . Năng lượng này tạo ra nhiệt độ rất cao, ở trung tâm khoảng từ
8.106K đến 40.106K và ở bề mặt Mặt Trời khoảng 6000K. Sau đó NLMT được bức
xạ ra ngoài không gian vũ trụ dưới dạng sóng điện từ.
Các quá trình phản ứng nhiệt hạch diễn ra liên tục, làm cho Mặt Trời luôn
phát ra một năng lượng lớn và một phần năng lượng này được truyền tới trái
đất. Các nhà khoa học tính toán được mỗi ngày Mặt Trời sản xuất một nguồn năng
lượng từ phản ứng nhiệt hạch lên đến 9.1024kWh, tức là chưa đầy một phần triệu
giây Mặt Trời đã giải phóng ra một năng lượng tương đương với tổng số điện năng
sản xuất trên thế giới. Và năng lượng bức xạ của Mặt Trời lên Trái Đất trong vòng
20 giây tương đương với lượng năng lượng cần thiết cho toàn nhân loại trong vòng
một ngày (tính theo số liệu tiêu thụ năng lượng năm 1986).
1.1.2. Bức xạ Mặt Trời
Bức xạ Mặt Trời có thể hiểu là một dạng năng lượng Mặt Trời được truyền
đi dưới dạng sóng điện từ, nó là quá trình truyền các dao động điện từ trong không
gian. Trong chân không vận tốc truyền của sóng điện từ gần đúng bằng vận tốc ánh
sáng. Bức xạ Mặt Trời truyền tới Trái Đất và biến đổi thành các dạng nhiệt năng. Vì
Trái Đất được bao bọc bởi tầng khí quyển chứa các thành phần vật chất cản trở bức
xạ Mặt Trời, do đó chúng ta phân ra hai loại bức xạ để xét bức xạ Mặt Trời ngoài
khí quyển Trái Đất và trên bề mặt Trái Đất.
1.1.2.1. Bức xạ Mặt Trời ngoài khí quyển Trái ĐấtChương 1. Năng lượng Mặt Trời 2
Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai
 
Vì khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất là rất lớn so với kích thước Mặt
Trời, nên chúng ta có thể coi các tia Mặt Trời tới Trái Đất gần như song song, mật
độ dòng năng lượng ở phía ngoài khí quyển xem như không đổi. Để đặc trưng cho
điều này, người ta gọi Isc là hằng số Mặt Trời - là cường độ bức xạ đo được trên một
đơn vị diện tích bề mặt đặt vuông góc với tia bức xạ, có giá trị gần bằng 1353W/m2.
Tuy nhiên do Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo elip nên trong một chu kì
quay 365 ngày của nó làm khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời thay đổi dẫn đến hằng
số này thay đổi chút ít. Vì vậy người ta tính giá trị cường độ bức xạ Mặt Trời ở một
ngày bất kỳ theo công thức:
Isc  I sc 1 0,033cos 360 n (1.1)
365
Trong đó n là số ngày trong năm tính từ đầu năm, n = 1 là ngày 01 tháng 01.
Hình 1.1. Phân bố năng lượng trong phổ bức xạ Mặt Trời ngoài khí quyển.
Theo hình 1.1 ta thấy mối quan hệ phụ thuộc của cường độ bức xạ vào bước
sóng của nó. Phần phổ có bước sóng từ 0,2 đến 4 m chiếm 99% toàn bộ năng
lượng bức xạ mặt trời, đạt cực đại ở bức xạ có bước sóng 0,48 m ứng với mật độ
năng lượng 2074W/m2. m . Phần ánh sáng khả kiến chiếm khoảng phổ hẹp từ 0,4 -
0,75 m , nhưng chiếm tới 44% năng lượng bức xạ, các tia hồng ngoại chiếm gần
48% và 7% là năng lượng của bức xạ cực tím, còn lại các tia khác chỉ chiếm 1%.
1.1.2.2. Bức xạ Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất
Bức xạ Mặt Trời muốn chiếu xuống bề mặt Trái Đất phải đi qua tầng khí
quyển Trái Đất, có bề dày khoảng 7991km, trong khí quyển chứa gồm có các phân
tử khí, hơi nước, các hạt bụi, các hạt chất lỏng, chất rắn và các đám mây. Chính các
thành phần này cản trở bức xạ điện từ của Mặt Trời, làm suy giảm đáng kể năng
lượng bức xạ của chúng. Các hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình các tia Mặt
Trời gặp các thành phần trong khí quyển gồm có tán xạ, phản xạ và hấp thụ.
Ví dụ như khi các bức xạ Mặt Trời đi qua tầng ozon (O3) thì xảy ra hiện
tượng hấp thụ, các bước sóng trong vùng tử ngoại có bước sóng trong khoảng 0,2 -
0,3 m bị giữ lại; xuống phía dưới các phân tử hơi nước H2O và khí cacbonic hấp
thụ các bức xạ hồng ngoại, hơi nước hấp thụ các bức xạ hồng ngoại trong khoảng 1
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương 1. Năng lượng Mặt Trời 3
Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai
- 8 m và 12 m , trong khi đó cacbonic hấp thụ bức xạ hồng ngoại có bước sóng
gần 4 m và bước sóng lớn hơn 13 m . Trong các ngày có nhiều mây mù, sự suy
giảm bức xạ Mặt Trời xảy ra mạnh hơn; năng lượng bức xạ Mặt Trời sẽ bị mất đi
đáng kể do bức xạ Mặt Trời bị phản xạ trở lại vũ trụ khi gặp các đám mây, một
phần bức xạ khác bị hấp thụ vào mây và phần còn lại truyền tiếp tới bề mặt Trái Đất
gọi là bức xạ nhiễu xạ.
Tổng các bức xạ bị phản xạ hay bị tán xạ khi xâm nhập vào tầng khí quyển
được gọi là Albedo của hệ khí quyển Trái Đất, có giá trị vào khoảng 30%.
Vậy tổng bức xạ Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất chỉ còn 70% bức xạ ban đầu,
các bức xạ này gồm có bức xạ trực xạ và bức xạ nhiễu xạ (hay bức xạ khuyết tán).
Bức xạ trực xạ là các tia sáng Mặt Trời đi thẳng từ Mặt Trời đến mặt đất, không bị
thay đổi hướng khi qua lớp khí quyển. Bức xạ nhiễu xạ là bức xạ đến từ nhiều
hướng đối với điểm quan sát, bức xạ này bị thay đổi hướng ban đầu do các hiện
tượng tán xạ, phản xạ tạo ra.
1.1.2.3. Các góc tạo ra bởi chùm tia bức xạ với các mặt phẳng
Dưới đây, chúng ta xét đến mối quan hệ hình học giữa bức xạ Mặt Trời tới
trên các mặt phẳng được bố trí bất kỳ trên mặt đất, tức là chúng ta xét các góc đặc
trưng cho vị trí của Mặt Trời so với mặt phẳng đó (hình 1.2). Trong đó:
 Góc thiên đỉnh
z là góc hợp bởi tia bức xạ và pháp tuyến của mặt phẳng nằm
ngang.
 Góc  là góc tới, hợp bởi tia bức xạ và pháp tuyến của mặt phẳng nằm nghiêng.
 Góc cao Mặt Trời là góc giữa phương nằm ngang và tia bức xạ truyền tới, là
góc phụ của góc thiên đỉnh.
 Góc nghiêng  là góc giữa mặt phẳng của bề mặt tính toán và phương nằm
ngang, 0   180.
 Góc phương vị mặt phẳng nghiêng  là góc lệch của hình chiếu pháp tuyến mặt
phẳng nghiêng trên mặt phẳng nằm ngang so với đường kinh tuyến. Góc = 0 nếu
bề mặt quay về hướng chính nam (N),  lấy dấu (+) nếu bề mặt quay về phía tây (T)
và lấy dấu (-) nếu bề mặt quay về phía đông (Đ), 180   180 .
 Góc phương vị Mặt Trời s là góc lệch giữa hình chiếu tia tới trên mặt phẳng
nằm ngang và phương chính nam. Góc này lấy dấu dương nếu hình chiếu lệch về
phía đông, lấy dấu âm nếu hình chiếu lệch về phía tây.
 Góc lệch  : vị trí góc của Mặt Trời tương ứng với giờ Mặt Trời là 12 giờ (tức
là khi Mặt Trời đi qua kinh tuyến địa phương) so với mặt phẳng của xích đạo trái
đất, với hướng phía Bắc là hướng dương,
tính toán theo phương trình của Cooper:
23,45    23,45
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới phân phối điện sử dụng các thiết bị D-FACTS Khoa học kỹ thuật 0
D nghiên cứu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện ân thi, tỉnh hưng yên Nông Lâm Thủy sản 0
N Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho việc phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần may Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
W Vốn lưu động và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cavico Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cho vay ở ngân hàng phục vụ người ngh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top