Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA 4
I- Phân phối hàng hóa và đặc điểm dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa 4
1. Quan niệm chung về phân phối và hệ thống phân phối hàng hóa 4
1.1. Quan niệm về phân phối hàng hóa 4
1.2 Quan niệm về hệ thống phân phối hàng hóa 4
2. Đặc điểm dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa 6
II- Các loại hình dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa (bán buôn, bán lẻ) 7
1. Sơ lược về logistics 7
2. Các loại hình dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa 10
III- Các yếu tố tác động đến sự phát triển của dịch vụ logistics trong phân phối hàng hóa 11
1. Yếu tố đặc thù 11
2. Nhóm những nhân tố chung 12
2.1. Yếu tố chính trị, pháp luật 12
2.2. Yếu tố công nghệ 13
2.3. Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên 13
2.4. Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ Logistics 14
2.5. Yếu tố khách hàng 14
2.6. Hệ thống thông tin 14
3. Kết luận 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTIC TRONG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 15
I- Hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta qua các thời kì phát triển 15
1. Hệ thống phân phối hàng hóa trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung (từ năm 1945 tới năm 1986) 15
2. Hệ thống phân phối hàng hóa trong cơ chế kinh tế thị trường (từ 1986 tới nay) 17
2.1. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế kinh tế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN – cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN 17
2.2. Những đặc trưng của hệ thống phân phối hàng hóa ngành thương mại trong thời kỳ cơ chế thị trường ở nước ta 19
II- Thực trạng dịch vụ Logistics trong phân phối bán buôn (bán lẻ) từ năm 2001 tới nay 20
1. Giai đoạn 2001-2005 20
2. Giai đoạn 2006-2010 21
2.1. Điểm mạnh 23
2.2. Điểm yếu 25
2.3. Cơ hội 27
2.4. Thách thức 28
III- Đánh giá chung về hệ thống phân phối hàng hóa và dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa 28
1. Đánh giá sơ bộ về hệ thống phân phối hàng hóa và dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa 28
2. Những hạn chế và nguyên nhân 30
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN BUÔN, BÁN LẺ Ở VIỆT NAM 32
I- Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nước tới năm 2020 và yêu cầu phát triển các dịch vụ Logistics 32
1. Định hướng, quan điểm 32
2. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường logistics tới năm 2020 32
2.1. Mục tiêu 32
2.2. Các chiến lược ưu tiên để phát triển thị trường logistics tới năm 2020 34
3. Các chương trình trọng tâm về logistics (2011-2020) 35
II- Giải pháp phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam 35
1. Phương hướng phát triển dịch vụ bán buôn bán lẻ trong thời gian tới 35
2. Sơ lược nhược điểm của thị trường bán buôn bán lẻ ở Việt Nam 38
3. Giải pháp cạnh tranh của thị trường bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam 39
III- Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa 44
1. Cam kết quốc tế của Việt Nam về phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa 44
2. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải làm nền tảng cho hoạt động logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa 45
3. Giải pháp về xây dựng hệ thống phối của nhà nước 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
I- Phân phối hàng hóa và đặc điểm dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa
1. Quan niệm chung về phân phối và hệ thống phân phối hàng hóa
Quan niệm về phân phối hàng hóa
Thuật ngữ phân phối, theo tiếng Anh được viết là distribution và tiếng Đức được viết là die Verteilung, và được hiểu là việc phân phối hàng hóa từ người sản xuất hay nhập khẩu tới người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối, thông thường là thông qua những người bán sỉ và những người bán lẻ.
Trong từ điển tiếng Việt, phân phối được định nghĩa là việc “(1). Phân chia cho nhiều người, nhiều đơn vị, thường theo những nguyên tắc nhất định nào đó; (2). Phân chia sản phẩm xã hội thành nhiều phần khác nhau theo những mục đích khác nhau, là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội…”
Hiện nay, trong các giáo trình chuyên ngành kinh tế, thuật ngữ phân phối vẫn còn có quan niệm khác nhau. Mặc dù vậy, nhưng tất cả đều có một số quan niệm chung là:
- Nhấn mạnh đến vai trò của phân phối hàng hóa, đều coi phân phối hàng hóa là nội dung quan trọng trong tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Coi phân phối là hình thức vận động hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng hay người sử dụng cuối cùng, là các hình thức liên kết lỏng lẻo của các công ty để cùng thực hiện một mục đích thương mại, là các hình thức bán buôn, bán lẻ, bán đại lý …
- Hoạt động phân phối cơ bản bao gồm việc khởi tạo tổ chức nguồn hàng, quản lý dự trữ, tổ chức và thiết kế kênh phân phối bán lẻ hay bán qua trung gian, vận chuyển hàng hóa, quan hệ với các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp.
Từ đó có thể hiểu: “Phân phối là hoạt động liên quan đến quá trình đưa sản phẩm từ người sản xuất (người nhập khẩu) đến người sử dụng (tiêu dùng) cuối cùng”.
1.2 Quan niệm về hệ thống phân phối hàng hóa
Theo lý thuyết Macxit về thương mại (phân phối và lưu thông) được trình bày trong nhiều tác phẩm, mà cơ sở lý luận của nó là lý luận về phân công lao động xã hội, lý luận giá trị và lý luận giá trị thặng dư. Trong những tác phẩm đó, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đặt thương mại (mà trực tiếp là hệ thống phân phối hàng hóa) là một khâu trong tổng thể 4 khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, là kết quả tất yếu của phân công lao động xã hội. Quá trình tái sản xuất xã hội theo Mác bao gồm các khâu: sản xuất- phân phối- trao đổi và tiêu dùng. Lý luận và thực tế cho thấy các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, mỗi khâu có một vị trí nhất định song giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, sản xuất là khâu xuất phát có vai trò quyết định đối với các khâu tiếp theo. Tiêu dùng là khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất xã hội. Tiêu dùng gắn với khách hàng, giữ vai trò là mục đích của sản xuất. Còn phân phối, trao đổi là khâu trung gian nối liền sản xuất với tiêu dùng. Vì vậy hàng hóa sau khi sản xuất ra muốn đến tay người tiêu dùng nhất thiết phải thông qua một hệ thống hàng hóa hữu hiệu thì mới thực hiện được giá trị của hàng hóa và mới có thể đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội được diễn ra liên tục.
Triết lý kinh doanh của nền kinh tế thị trường là sản phẩm sản xuất ra để bán nhằm thu lợi nhuận. Do đó, phân phối như thế nào, bằng hình thức nào sao cho hiệu quả nhất, chi phí ít nhất để có được lợi nhuận nhiều nhất là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Theo Philip Kotler thì “hệ thống phân phối hàng hóa là tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, hỗ trợ việc chuyển nhượng quyền sở hữu một hàng hóa hay dịch vụ nào đó, chuyển nó từ người sản xuất tới người tiêu dùng”.
Quan niệm của Stern & EL.Ansary: “hệ thống phân phối hàng hóa có thể xem xét như những tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau liên quan tới quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử dụng hay tiêu dùng”.
GS.TS Đặng Đình Đào và GS.TS Hoàng Đức Thân (đồng chủ biên) của giáo trình kinh tế thương mại -Trường Đại học kinh tế quốc dân -khi đề cập tới nội dung cơ bản của thương mại cũng có quan niệm về hệ thống phân phối hàng hóa là: “Quá trình tổ chức hợp lý các kênh phân phối và tổ chức chuyển giao hàng hóa, dịch vụ. Đây là quá trình liên quan tới việc điều hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến người sử dụng với những điều kiện hiệu quả tối đa. Quá trình này giải quyết các vấn đề: thay đổi quyền sở hữu tài sản, di chuyển hàng hóa qua các khâu vận chuyển, dự trữ, bảo quản, đóng gói, bốc dỡ, cung cấp thông tin thị trường nhà sản xuất”. [Giáo trình kinh tế thương mại- nhà xuất bản thống kê 2003].
Trong quá trình Quản trị phân phối (kênh Marketting) của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, TS. Trương Đình Chiến cũng cho rằng: “Hệ thống phân phối hàng hóa là tập hợp các quan hệ với các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp để tổ chức và quản lý các hoạt động tiêu thụ hàng hóa nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường. Tham gia vào hệ thống hàng hóa thường có nhà sản xuất (nhà nhập khẩu), trung gian bán buôn, trung gian bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng và họ được gọi là các thành viên của hệ thống” [Quản trị kênh phân phối – nhà xuất bản thống kê 2004].
Có thể nói trong nền kinh tế thị trường, các quan niệm trên thường nhấn mạnh và đề cao vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Với cách đặt vấn đề như vậy, tui quan niệm:
Hệ thống phân phối là một tập hợp các tổ chức, cá nhân, cơ sở vật chất kỹ thuật tham gia vào quá trình đưa hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất (nhập khẩu) đến người tiêu dùng; là quá trình tạo nguồn hàng, quản lý dự trữ, vận chuyển hàng hóa, giao nhận và bán hàng hóa với chi phí thấp và tối đa hóa lợi nhuận.
2. Đặc điểm dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa
Về bản chất, dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa có những nét rất khác biệt, khiến các nhà phân phối không thể bỏ qua. Những dặc điểm đó là:
- Là sản phẩm vô hình, chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều tác động như người bán, người mua và cả thời điểm mua bán dịch vụ ấy. Có những sản phẩm là một quá trình thực hiện đồng thời rất nhiều khâu rất nhiều công việc. Ví dụ như : logistics và dịch vụ logistics tron ghệ thống phân phối. Logistics là một quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho tới tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng lọat các hoạt động kinh tế.
- Là sản phẩm vô hình, dịch vụ có sự khác biệt về chi phí so với các sản phẩm vật chất. Nó là sản phẩm không thể cầm nắm được, không thể định mức được NVL như đối với sản phẩm vật chất cho nên chi phí của nó cũng rất khác so với sản phẩm vật chất thông thường.
- Dịch vụ không thể cất trữ trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác ... Do đặc điểm sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm dịch vụ phải diễn ra đồng thời, tức sản xuất được sản phẩm dịch vụ nào sẽ tiêu thụ hết ngay nên đã nảy sinh thêm đặc điểm dịch vụ không thể cất trữ.
- Dịch vụ logistics là một hệ thống các hoạt động nhằm tối ưu hoá mọi công việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng , sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm chứ không phải chỉ là "kho" và "vận", "giao" và "nhận" như một số người lầm tưởng. Đây là một chuỗi các dịch vụ chứ không phải là một dịch vụ đơn thuần.
- Dịch vụ logistics hỗ trợ hoạt động phân phối của các doanh nghiệp: dịch vụ logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động phân phối của doanh nghiệp từ cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất cho tới phân phối các sản phẩm đầu ra, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp cung ứng có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của các dịch vụ logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
- Dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics.
Cùng với quá trình phát triển của mình, các dịch vụ logistics trong phân phối đã làm đa dạng hóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như nhận hàng, bao gói, bảo quản, vận chuyển hàng hoá...cho đến cung cấp dịch vụ trọn gói. Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người uỷ thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, người giao nhận vận tải trở thành người cung ứng dịch vụ thực hiện một loạt các nghiệp vụ, quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi kiểm tra...
Các dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa là một chuỗi công việc có tính chất liên hoàn, số lượng công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài.
II- Các loại hình dịch vụ logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa (bán buôn, bán lẻ)
1. Sơ lược về logistics
Thuật ngữ logistics đã có từ khá lâu trong lịch sử.Lần đầu tiên logistics được phát minh và ứng dụng không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự.Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng các vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến.Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuhuyen98

New Member
Re: [Free] Đề án Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta

cho mình xin link tải với ạ :))))
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top