daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
4. Những đóng góp mới của luận văn .........................................................................2
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................2
CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM .....................3
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp bảo hiểm .................................................................3
1.1.1. Sự hình thành doanh nghiệp bảo hiểm..............................................................3
1.1.2. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.............................................................5
1.2. Bản chất hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.....................................10
1.2.1. Các quan điểm về đầu tư.................................................................................10
1.2.2. Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm.............................................10
1.3.1. Đặc điểm của hoạt động đầu tư.......................................................................26
1.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm........................27
1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư tại doanh nghiệp
bảo hiểm ....................................................................................................................33
1.3.4. Kinh nghiệm hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ở một số nước
và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại các DNBH..................37
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................41
2.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học ....................................................................41
2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................41
2.1.2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học ..........................................42
2.1.3 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học ..........................................................43
2.1.4. Phân loại phương pháp....................................................................................44
2.2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học của đề tài.............................................47
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................47
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................47
2.2.3. Phương pháp quy nạp và diễn giải..................................................................48
2.2.4. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc....................................................49
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................53
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƢ TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT ..........................................54
3.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Bảo Hiểm Bảo Việt ............54
3.1.1. Lịch sử ra đời hình thành và phát triển của Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt.......54
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của BHBV ........................56
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BHBV giai đoạn 2007 - 2011 ................59
3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư tại Bảo Hiểm Bảo Việt ........................................63
3.2.1. Công tác tổ chức hoạt động đầu tư tại BHBV ................................................63
3.2.2. Nguồn vốn đầu tư của BHBV .........................................................................71
3.2.3. Các lĩnh vực và hạn mức đầu tư......................................................................72
3.2.4. Kết quả hoạt động đầu tư của BHBV trong giai đoạn 2007 - 2011................73
3.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư của BHBV ..............................76
3.3.1. Những thành tựu đạt được...............................................................................76
3.3.2. Những hạn chế ................................................................................................80
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƢ CỦA BẢO HIỂM BẢO VIỆT ...............................................................85
4.1. Mục tiêu chiến lược phát triển của Bảo Việt và BH SBảo Việt đến năm 2015.85
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của Bảo Hiểm Bảo Việt ....88
4.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động đầu tư...................................................88
4.2.2. Xây dựng danh mục đầu tư hợp lý..................................................................88
4.2.3. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh, quản lý và đầu tư,
khai thác triệt để công nghệ quản lý hiện đại............................................................90
4.2.4. Có các chính sách ưu đãi thu hút nhân tài.......................................................90
4.2.5. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra và phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư .......91
4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước..........................................94
4.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan tới hoạt động bảo hiểm .................94
4.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách quản lý vĩ mô đối với các hoạt
động phụ trợ khác......................................................................................................95
KẾT LUẬN ..............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Theo quan niệm thông thường, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ
đơn thuần là việc ký kết và thực hiện các hợp đồng bảo hiểm với khách hàng nhằm
thu phí bảo hiểm. Tuy nhiên trên thực tế, do đặc điểm kinh doanh bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm luôn tạm thời “sở hữu” một lượng tiền nhàn rỗi khá lớn có thể
được sử dụng để đầu tư kiếm lời.
Đầu tư có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi là một trong những điều kiện cần
thiết giúp công ty tăng thu nhập, tạo khả năng giảm phí bảo hiểm, quyết định hiệu
quả hoạt động của công ty, tăng cường năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh,
nâng cao uy tín, vị thế của công ty trên thị trường để ngày càng phát triển, từ đó lại
tiếp tục mở rộng thị trường, tăng nguồn thu từ phí bảo hiểm, mở rộng quy mô nguồn
vốn có thể đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
Là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam, hoạt động đầu
tư tại Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt(BVI) đã đạt được những kết quả khả quan,
song vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là hiệu quả hoạt động đầu tư chưa cao
và chưa xứng tầm với quy mô của một công ty bảo hiểm lớn như BVI. Nhận thấy
tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp
bảo hiểm, hiện là một cán bộ đang công tác tại BVI, tui dành sự quan tâm đặc biệt
đến hiệu quả hoạt động đầu tư và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
đầu tư tại BVI. Hơn nữa, việc phát triển hoạt động đầu tư của công ty ngày một
chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, tăng cả về quy mô và chất lượng đầu tư là mục
tiêu mà Ban Lãnh đạo BVI đang hướng tới. Xuất phát từ thực tế trên, tui đã lựa
chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt cho bài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài trên, mục đích nghiên cứu của luận văn là:
+ Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư và hiệu quả
hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt động đầu tư và hiệu quả hoạt
động đầu tư tại Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt.
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư tại Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hiệu quả hoạt động đầu tư tại
TCT Bảo Hiểm Bảo Việt.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hoạt động đầu tư tại Tổng công ty
Bảo hiểm Bảo Việt.
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu giai đoạn 2007- 2011.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư và hiệu quả hoạt
động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm, làm rõ các đặc trưng về nguồn vốn, về
hạn mức và lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như các yếu tố ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng
công ty bảo hiểm Bảo Việt: các kết quả đã đạt được, các hạn chế và nguyên nhân.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt
động đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt trong
những năm tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về hoạt động đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư
trong doanh nghiệp bảo hiểm.
Chƣong 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng công ty
bảo hiểm Bảo Việt.
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng công ty
bảo hiểm Bảo Việt.
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƢ TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp bảo hiểm
1.1.1. Sự hình thành doanh nghiệp bảo hiểm
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, con người luôn phải đối mặt với các biến
cố không mong muốn nhưng vẫn thường xảy ra như thiên tai, địch hoạ hay tai nạn,
bệnh tật... Các rủi ro đó sẽ có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của mỗi gia đình,
cộng đồng. Để ứng phó với các rủi ro đó, mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức thấy rằng
tự thực hiện bằng việc hình thành các quỹ dự phòng, các khoản tiết kiệm để sử dụng
trong những trường hợp gặp phải rủi ro. Tuy nhiên, dần dần người ta nhận thấy việc
thiết lập một quỹ dự trữ chung hay theo từng cộng đồng sẽ đưa lại hiệu quả cao
hơn so với việc tự lập dự phòng bởi khi xảy ra một tổn thất lớn mang tính thảm hoạ
hay nhiều tổn thất xảy ra liên tiếp thì hậu quả đưa lại có thể ngoài khả năng chống
đỡ của từng cá nhân, tổ chức đó. Như vậy, bảo hiểm xuất hiện do sự tồn tại khách
quan của các rủi ro và từ mong muốn được bảo đảm an toàn về mặt tài chính của
con người. Đó là một hình thức phân tán rủi ro áp dụng theo nguyên lý cộng đồng.
Bảo hiểm thực chất là việc những người tham gia bảo hiểm đóng góp hình thành
nên một quỹ chung để từ đó thực hiện chi trả cho những trường hợp xảy ra rủi ro,
bất trắc đối với các thành viên tham gia.
Ban đầu Bảo hiểm ra đời một cách tự phát, một Nhóm người đứng ra thu phí
và nhận trách nhiệm thanh toán bồi thường cho những người tham gia bảo hiểm
trong trường hợp rủi ro, quy mô bảo hiểm nhỏ và cũng chỉ ở một số lĩnh vực hạn
hẹp. Cùng với quá trình phát triển, để đáp ứng các yêu cầu bảo hiểm ngày càng đa
dạng, với mức độ phức tạp ngày càng cao, đòi hỏi sự ra đời của các doanh nghiệp
bảo hiểm hoạt động chuyên nghiệp, trước hết dưới dạng các công ty cổ phần. Từ
chỗ là các tổ chức bảo hiểm nhỏ lẻ với sự tham gia của một số ít người nhận bảo
hiểm với hình thức cam kết thanh toán bồi thường, các nhà kinh doanh bảo hiểm
tiến tới kêu gọi mọi người góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi đó, nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp bảo hiểm lớn, khả năng đáp ứng
nhu cầu chi trả sẽ cao hơn, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có điều kiện thực hiện các
hoạt động bảo hiểm một cách chuyên nghiệp hơn như thuê các chuyên gia để lựa
chọn các loại rủi ro có thể được bảo hiểm, thực hiện thống kê rủi ro và thiết lập biểu
phí bảo hiểm phù hợp.
Trên cơ sở thống kê rủi ro tổn thất đã xảy ra trong quá khứ cũng như trị giá
thiệt hại của chúng trong một thời gian dài và trên diện rộng, dựa trên quy luật số
lớn, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xác định được tần suất của tổn thất và chi phí
trung bình trên một tổn thất, đoán những gì có tính quy luật có thể áp dụng trong
tương lai, từ đó xác định một biểu phí bảo hiểm hợp lý. Phí bảo hiểm phải đảm bảo
sự công bằng và phải phản ánh được mức độ nguy cơ rủi ro mà người được bảo
hiểm mang đến cho quỹ chung.
Một biểu phí bảo hiểm hợp lý và khả năng thanh toán bồi thường cao là điều
kiện quan trọng giúp các doanh nghiệp bảo hiểm thu hút thêm nhiều khách hàng
tham gia, và từ đó lại có tác động thúc đẩy trở lại làm tăng thêm quỹ bảo hiểm, mở
rộng phạm vi và lĩnh vực bảo hiểm, tạo khả năng giảm phí, tăng khả năng chi trả
cho khách hàng khi xảy ra rủi ro.
Trong lĩnh vực hàng hải, từ cuối thế kỷ 15 đã xuất hiện rất nhiều đội tàu
chuyên chở hàng hóa qua lại giữa châu Âu và châu á, châu Mỹ. Trong quá trình
hoạt động, các đội tàu này phải đối phó với rất nhiều rủi ro có thể làm cho một số
tàu không hoàn thành được chuyến đi. Để bảo vệ mình trong những tình huống xấu
có thể xảy ra, chủ tàu hay chủ hàng sẽ đồng ý chi trả một số tiền cho những người
khác nếu họ đồng ý sẽ bồi thường cho chủ tàu hay chủ hàng trong trường hợp tàu
gặp bất trắc như bị chìm hay bị mất tích. Số tiền chủ tàu, chủ hàng chi ra sẽ làm
hình thành nên một quỹ chung để từ đó thực hiện thanh toán cho chủ tàu, chủ hàng
khi xảy ra tổn thất. Số tiền mỗi người đóng góp vào quỹ không lớn song vì có nhiều
người tham gia nên sẽ hình thành nên một quỹ chung rất lớn, số người tham gia
càng nhiều thì quy mô của quỹ sẽ càng lớn và từ đó khả năng chi trả của quỹ sẽ
càng tăng.
Dần dần, bảo hiểm đã được mở rộng với nhiều loại hình khác nhau như bảo
hiểm hoả hoạn, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người...
1.1.2. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm là pháp nhân được thành lập theo những điều kiện
và trình tự theo luật định, chuyên hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích
tạo ra thu nhập và lợi nhuận. Một doanh nghiệp bảo hiểm chuyên nghiệp thực hiện
các hoạt động chủ yếu sau:
1.1.2.1. Thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm
a) Ký các hợp đồng bảo hiểm với các chủ thể tham gia bảo hiểm
Là một quá trình từ khâu thiết kế, tính phí, tổ chức mạng lưới bán hàng, ký
kết hợp đồng, giám định tổn thất, giải quyết bồi thường.
Đây là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp bảo hiểm. Công ty bảo
hiểm sẽ tiến hành ký các hợp đồng bảo hiểm với khách doanh nghiệp hàng để thu
phí bảo hiểm, đổi lại cam kết sẽ thanh toán bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho khách
hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo các quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó người được bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí đầy đủ, đúng hạn, cung
cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, thực hiện các
biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất và thông báo kịp thời cho doanh nghiệp bảo
hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm như trong hợp đồng.
Người được bảo hiểm có các quyền lợi tương ứng là được quyền yêu cầu
doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hay bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm theo đúng quy định trong hợp đồng, quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm
cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng cũng như được quyền yêu cầu sửa
đổi, chấm dứt hợp đồng khi điều kiện bảo hiểm thay đổi.
Về phía mình, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi
thường hay trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm theo đúng mức trách nhiệm và thời hạn quy định. Doanh nghiệp bảo hiểm
cũng có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo
hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo như thoả
thuận trong hợp đồng, quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề
phòng hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật, yêu cầu bên mua bảo hiểm
cung cấp trung thực, đầy đủ các thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm không cung cấp thông
tin đầy đủ, trung thực, hay đóng phí không đúng hạn, không thực hiện nghiêm túc
các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất theo quy định. Doanh nghiệp bảo hiểm
cũng có quyền thay mặt người được bảo hiểm yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền
bảo hiểm mà doanh nghiệp đã bồi thường cho người được bảo hiểm do lỗi của
người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự.
Như vậy, qua hoạt động ký kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ thu được một khoản phí bảo hiểm, là nguồn thu quan trọng nhất đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, tạo nên quỹ bảo hiểm ngày càng lớn. Phí bảo hiểm thu được càng
lớn chứng tỏ doanh nghiệp bảo hiểm càng có uy tín, các hợp đồng bảo hiểm đa
dạng, chất lượng phục vụ tốt, thu hút được nhiều khách hàng tham gia.
Các hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm ký kết với khách hàng rất đa
dạng, thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau. Để phục vụ yêu cầu quản lý người ta
thường tiến hành phân chia các nghiệp vụ bảo hiểm theo từng tiêu thức khác nhau.
Theo đặc điểm nghiệp vụ, các hợp đồng bảo hiểm thể được chia thành bảo
hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ.
Trong đó, bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo
hiểm phải chi trả một khoản tiền bảo hiểm nhất định khi xảy ra sự kiện bảo
hiểmnhư xảy ra tai nạn về sinh mạng hay trường hợp chất của con người , hay khi
đóa hạn hợp đồng (đối với các hợp đồng bảo hiểm tiết kiệm). Bảo hiểm nhân thọ
thường có thời hạn dài (lớn hơn một năm) và mang cả tính chất tiết kiệm cũng như
tính chất phòng ngõa rủi ro. Bảo hiểm nhân thọ có mức độ rủi ro thay đổi lớn trong
thời hạn hợp đồng, phí bảo hiểm có thể nộp một lần toàn bộ nhưng thông thường là
nộp thành nhiều kỳ với mức phí trung bình cố định. Bảo hiểm nhân thọ gắn với
trách nhiệm hoàn trả khi hết thời hạn bảo hiểm hay khi xảy ra một sự kiện đã được
quy định trong hợp đồng.
Để quản lý nghiệp vụ này người ta áp dụng kỹ thuật tồn tích. Theo đó cho
phép người bảo hiểm thu phí định kỳ với mức phí cố định. Kỹ thuật này đòi hỏi
phải trích lập quỹ dự phòng toán học với mục đích bảo tồn, tích lũy các khoản phí
tiết kiệm đã thu trước từ các hợp đồng bảo hiểm.
Còn bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm do rủi ro gây ra. Thời
hạn bảo hiểm ngắn (thường là một năm) và khi hết thời hạn hợp đồng nếu không có
tổn thất xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hết nghĩa vụ đối với bên mua bảo
hiểm. Như vậy, bảo hiểm phi nhân thọ chỉ thuần tuý mang tính chất phòng ngõa rủi
ro, không có tính chất tiết kiệm. Loại hình bảo hiểm này có mức độ rủi ro tương đối
ổn định. Phí bảo hiểm phi nhân thọ cũng có thể được đóng làm nhiều kỳ nhưng
thông thường được đóng một lần.
Trong bảo hiểm phi nhân thọ lại chia thành các nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể sau:
+ Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là các loại tài sản
của công ty, gia đình, tổ chức.
+ Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển: là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là
các loại hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
+ Bảo hiểm nông nghiệp: thực hiện bảo hiểm cho những tổn thất do thiên tai,
tai nạn bất nhờ gây ra mất mùa, thiệt hại mùa màng hay súc vật chết.
+ Bảo hiểm trách nhiệm: bảo hiểm trách nhiệm bồi thường dân sự của người
được bảo hiểm như trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô, xe gắn máy, chủ tàu, trách
nhiệm của người sử dụng lao động, ...
+ Bảo hiểm tai nạn con người: thực hiện bảo hiểm cho tính mạng và thân thể
con người trong những trường hợp gặp tai nạn bất ngờ.
+ Bảo hiểm bệnh tật, sức khoẻ: là loại hình bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm
khi người được bảo hiểm đi khám bệnh, nằm viện, phẫu thuật, tiền bảo hiểm thường
được tính theo chi phí thực tế hay theo tỷ lệ phẫu thuật.
Trong mỗi loại hình nghiệp vụ bảo hiểm trên, các doanh nghiệp bảo hiểm có
thể nghiên cứu, xây dựng nên những sản phẩm bảo hiểm khác nhau phục vụ nhu
cầu của khách hàng, từ đó tăng nguồn thu từ phí bảo hiểm cho doanh nghiệp.
b) Ký các hợp đồng tái bảo hiểm
Khi khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo
nguyên tắc phân tán, phân chia rủi ro. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm cần bảo
hiểm cho nhiều loại rủi ro đa dạng, nhiều đối tượng khác nhau và trên phạm vi rộng
lớn để phân tán rủi ro. Số người tham gia bảo hiểm càng nhiều, mức độ tổn thất
được phân tán càng rộng. Đồng thời để giảm bớt trách nhiệm bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm cần sử dụng các kỹ thuật tái bảo hiểm để phân chia rủi ro giữa
nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, tránh tập trung rủi ro quá mức. Nếu không
khi xảy ra tổn thất lớn ngoài khả năng tài chính của mình, có thể dẫn tới tình trạng
không thể thực hiện được trách nhiệm bồi thường, gây thiệt hại cho quyền lợi của
người tham gia bảo hiểm, đồng thời đe doạ sự an toàn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Mặt khác, tái bảo hiểm cũng làm tăng năng lực chấp nhận dịch vụ của doanh
nghiệp bảo hiểm. Tái bảo hiểm cũng là một phương pháp giúp doanh nghiệp bảo
hiểm tránh được sự biến động quá lớn trong các khoản chi bồi thường qua các năm,
đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được ổn định.
Tái bảo hiểm bao gồm các hoạt động:
+ Nhượng tái bảo hiểm: là việc chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo
hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác.
+ Nhận tái bảo hiểm là việc nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách
nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.
Quan hệ giữa công ty bảo hiểm gốc và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dựa
trên nguyên tắc tín nhiệm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận
mọi sự giải quyết của doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
Trong hoạt động tái bảo hiểm, doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm sẽ được
nhận một khoản hoa hồng quản lý từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (thường được
tính theo tỷ lệ phần trăm của phí tái bảo hiểm) cũng như được quyền nhận tiền bồi
thường tái bảo hiểm từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn
thất, từ đó làm giảm chi bồi thường của doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp nhận tái
bảo hiểm sẽ được nhận phí tái bảo hiểm theo tỷ lệ đã nhận tái bảo hiểm và có nghĩa
vụ phải chi trả bồi thường theo tỷ lệ đó khi xảy ra tổn thất hay sự kiện bảo hiểm
cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm.
c) Làm đại lý cho bên thứ ba
Trong hoạt động này, doanh nghiệp bảo hiểm nhận sự uỷ quyền của cá nhân, tổ
chức khác thực hiện các dịch vụ giám định, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người
thứ ba bồi hoàn,...hộ cho các cá nhân, tổ chức đó. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nhận được
một khoản phí đại lý, cũng là một khoản làm tăng thu nhập của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Hoạt động đầu tư
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là loại hình kinh doanh có
điều kiện, Nhà nước quy định vốn pháp định tương đối lớn (theo TT 156/TT-BTC
ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn vốn pháp định đối với doanh nghiệp
bảo hiểm Phi nhân thọ để hoạt động kinh doanh đầy đủ các loại hình bảo hiểm là
300 tỷ đồng), do vậy nguồn vốn đầu tư này rất quan trọng.
Qua việc thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm, đại lý, doanh
nghiệp bảo hiểm có được các khoản thu từ phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm,
hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và phí đại lý.
Đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là quy trình ngược tức là phí bảo
hiểm thu trước còn trách nhiệm giao kết hợp đồng được thực hiện sau, do vậy doanh
nghiệp bảo hiểm có một nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi khá lớn có thể sử dụng để đầu
tư trong một khoảng thời gian nhất định từ lúc thu phí bảo hiểm đến lúc thực hiện
nghĩa vụ thanh toán với khách hàng. Đấy chính là điều kiện tiền đề cho doanh
nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động đầu tư.
Một doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực đa dạng
như trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư bất động sản, cho vay, góp vốn liên doanh... theo
quy định của pháp luật.
Giữa các hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Kinh doanh bảo hiểm gốc phát triển là cơ sở cho hoạt động kinh doanh tái bảo
hiểm. Ngược lại tái bảo hiểm sẽ đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động kinh
doanh bảo hiểm gốc qua việc chuyển nhượng bớt một phần trách nhiệm đã nhận bảo
hiểm cho doanh nghiệp khác, đồng thời làm tăng năng lực chấp nhận dịch vụ bảo
hiểm gốc của doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, đại lý sẽ tạo các nguồn thu
quan trọng làm hình thành nên nguồn vốn nhàn rỗi để doanh nghiệp bảo hiểm đem
đi đầu tư. Đến lượt mình, hoạt động đầu tư sẽ lại có vai trò thúc đẩy ngược trở lại
đối với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm thông qua sự tác động đến
hiệu quả kinh doanh, tạo khả năng giảm phí bảo hiểm, thu hút thêm khách hàng
cũng như nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
1.2. Bản chất hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.1. Các quan điểm về đầu tư
Theo nghĩa rộng, đầu tư được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại
để tiến hành những hoạt động nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn
hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ... Những kết quả đạt được có thể là sự tăng
thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất hay nguồn nhân lực với trình độ cao.
Dưới giác độ của nền kinh tế, đầu tư là việc hình thành nên các loại tài sản
thực - chẳng hạn các tài sản sản xuất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu và các yếu tố của sản xuất. Đây chính là hoạt động đầu tư tài sản vật chất.
Dưới giác độ của nhà tài chính, đầu tư là việc mua sắm các tài sản tài
chính. Đây chính là hoạt động đầu tư tài sản tài chính hay đầu tư tài chính.
Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm hiện tại bao gồm cả hoạt
động đầu tư tài sản vật chất và hoạt động đầu tư tài sản tài chính:
Đầu tư tài sản vật chất là hình thức đầu tư mua sắm các tài sản vật chất,
chẳng hạn như đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, bất động sản (như đất đai,
nhà ở, bệnh viện, trường học) với mục đích thu được những khoản lợi nhuận trong
tương lai.
Đầu tư tài sản tài chính hay đầu tư tài chính là hình thức đầu tư dựa vào việc
mua sắm các tài sản tài chính nhằm mục đích sinh lời. Đầu tư tài chính bao gồm các
khoản tiền gửi ngân hàng, mua các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái
phiếu Chính phủ, các chứng chỉ quỹ do các tổ chức phát hành trên thị trường.
Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay là hoạt
động đầu tư tài chính vì hoạt động đầu tư này đang được triển khai có hiệu quả và
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.2. Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.2.1. Bản chất của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm
Bảo hiểm là một hoạt động tương trợ, tương hỗ, được hợp bởi sự tiết kiệm
Các mục tiêu chủ yếu của ALCO có liên quan tới đầu tư:
+ Đảm bảo tài sản và hoạt động đầu tư là phù hợp với khả năng thanh khoản
và dữ liệu nợ và rủi ro của công ty.
+ Đảm bảo tài sản được cơ cấu sao cho công ty có đủ nguồn tài sản có tính
thanh khoản để trả nợ khi đến hạn.
+ Rà soát và phê duyệt các hệ thống và chương trình kiểm soát được sử dụng để
quan lý các rủi ro trong bảng cân đối kế toán mà công ty gặp phải (bao gồm rủi ro trong
bảo hiểm, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản).
Thành viên của ALCO sẽ bao gồm
* Chủ tịch HĐTV (Tổng Giám đốc)
* Bộ phận Tài chính
* Bộ phận Actuary (cần thành lập mới)
* Bộ phận Đầu tư (cần thành lập mới, tách riêng khỏi bộ phận tài chính kế toán
* Bộ phận Quản lý rủi ro
* Giám đốc các phòng ban kinh doanh
- ALCO tập đoàn
ALCO tập đoàn sẽ có vai trò kép, kết hợp nhiệm vụ quản lý bảng cân đối kế
toán của TSC Tập đoàn với việc kiểm soát bảng cân đối kế toán và rủi ro trong toàn
tập đoàn.
ALCO Tập đoàn phải có tầm nhìn bao quát mọi hoạt động và danh mục đầu
tư của tập đoàn. Giám đốc các công ty con (bao gồm cả Công ty QL Quỹ BV và
công ty CKBV) phải là thay mặt và chịu trách nhiệm chất vấn trước ALCO tập đoàn
và ALCO của các công ty con là BVNT và BHBV phải báo cáo lên ủy ban này.
Ưu tiên hàng đầu của ALCO tập đoàn là đưa ra hướng dẫn chiến lược cần
thiết cho các hoạt động đầu tư và rủi ro gặp phải trong toàn tập đoàn, rà soát tổng
thể chiến lược khai thác nguồn vốn dư thừa của tập đoàn và thực hiện rà soát toàn
diện các khoản mục đầu tư hiện có để quyết định những khoản mục đầu tư đó có
phù hợp với chiến lược hay không.
4.2.5.2. Ủy ban Đầu tư
- Đề xuất thành lập ủy ban đầu tư ở BHBV: ủy ban Đầu tư này sẽ do Tổng
Giám đốc BHBV chủ trì và có sự tham gia của lãnh đạo cao cấp thuộc các
ban/phòng: Tài chính; Actuary; Đầu tư; Quản lý rủi ro. ủy ban này sẽ chịu trách
nhiệm rà soát kết quả đầu tư và quản lý cũng như giám sát tổng thể các rủi ro đầu
tư, các ủy ban này sẽ báo cáo lên Hội đồng thành viên của công ty mình.
Ủy ban đầu tư chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các quỹ trong và ngoài bảng
cân đối kế toán được quản lý một cách hợp lý để tuân thủ các giới hạn và phương
pháp quản lý rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản và để đạt được những mục tiêu
của cổ đông và người tham gia bảo hiểm, trong khi đó vẫn đảm bảo luôn tôn trọng
các quy định bắt buộc và các hạn mức và chính sách nội bộ.
Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
Thiết lập các chính sách đầu tư cho các quỹ độc lập và quỹ cổ đông và đưa
ra các đề xuất cho ALCO và HĐTV.
+ Đảm bảo đưa ra ít nhất một bản rà soát chính sách đầu tư thường niên bao
gồm việc phân tích mối quan hệ tài sản/nợ, khả năng chịu rủi ro, yêu cầu về lợi
nhuận bù đắp cho việc chịu rủi ro trong dài hạn, yêu cầu về tính thanh khoản và khả
năng trả nợ.
+ Giám sát kết quả làm việc của các cán bộ quản lý quỹ theo các mục tiêu
của quỹ và theo các chuẩn mùc cũng như dựa trên lợi nhuận mục tiêu dài hạn đặt ra
cho mỗi quỹ
+ Rà soát và phê duyệt Hạn mức rủi ro thị trường và Hạn mức rủi ro Tín
dụng đầu tư của với các quy trình kiểm tra hiện có và rà soát các rủi ro gặp phải và
các giới hạn rủi ro tương ứng.
+ Đảm bảo tuân thủ tất cả các hạn mức, hướng dẫn và hạn chế đầu tư. Bất cứ
lý do vi phạm nào cũng sẽ được đánh giá và thực hiện các hành động để khắc phục
hậu quả nhằm đảm bảo không tái phạm;
+ Đánh giá các cơ hội/chiến lược đầu tư của các cán bộ quản lý quỹ đề xuất.
+ Rà soát và phê duyệt tất cả các sản phẩm đầu tư ngoài hạn mức rủi ro cho phép.
+ Đánh giá và phê duyệt việc lựa chọn các cán bộ quản lý quỹ.
- Ủy ban Đầu tư đã được thành lập ở Tập đoàn nên thực hiện những nhiệm
vụ tương tự cho Tập đoàn Bảo Việt.
4.2.5.3. Đề xuất cho Tập đoàn BV
Ban Đầu tư Tập đoàn BV quản lý ba danh mục đầu tư của Tập đoàn BV,
BVNT và BHBV với giá trị ghi sổ là hơn 300 triệu đô la Mỹ, không tính phần nắm
giữ ở các công ty con và công ty liên kết của tập đoàn và khoản đầu tư từ quỹ
BVF1, tuy nhiên Ban cần được củng cố ở các mảng sau:
- Định hướng chiến lược
- Cơ cấu giám sát kết quả đầu tư chính
- Quản lý rủi ro, đặc biệt là việc đánh giá và kiểm tra rủi ro tiềm ẩn trong
danh mục đầu tư
Nhằm đạt được mục tiêu này, cần:
+ Củng cố Phạm vi hoạt động của ủy ban Đầu tư hiện có, như đề cập ở trên.
+ ALCO tập đoàn kiểm tra bảng cân đối kế toán của Tập đoàn BV.
ALCO tập đoàn chịu trách nhiệm đặt ra chiến lược đầu tư tổng thể cho Tập
đoàn BV trong khi ủy ban đầu tư Tập đoàn sẽ thiết lập hạn mức rủi ro thị trường
cho danh mục đầu tư của Tập đoàn BV.
4.2.5.4. Đề xuất cho công ty QL Quỹ BV
Những văn bản ủy quyền ký giữa công ty QL Quỹ BV và BHBV cần chi tiết
hơn về các hạn mức rủi ro thị trường. Những hạn mức riêng biệt, trên cơ sở quỹ của
các quỹ, sẽ phải được xây dựng cho mỗi quỹ của người tham gia bảo hiểm thuộc
BHBV và cho các quỹ tài sản riêng biệt do công ty QL Quỹ BV lập ra.
Các hợp đồng quản lý quỹ giữa công ty QL Quỹ BV và BHBV phải được
định giá dựa trên phương pháp cộng thêm chi phí thống nhất, được thỏa thuận một
cách bình đẳng.
Trong tương lai, công ty QL Quỹ BV sẽ phải cung cấp chính xác và kịp thời
hơn thông tin về giá trị thị trường hàng tháng cho BHBV.
4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc
4.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan tới hoạt động bảo hiểm
Hiện nay, lĩnh vực bảo hiểm ngày càng dành được nhiều quan tâm của nhà
nước. Việc ban hành pháp luật kinh doanh bảo hiểm cùng nhiều văn bản hướng dẫn,
định hướng đã cho thấy điều đó.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top