Download miễn phí Đề tài Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Vpbank
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ
tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank

A. Mở đầu
Gần hai thập kỷ đổi mới đã đem lại cho đất nước ta những đổi thay to lớn về mọi mặt đặc biệt về kinh tế. Bước vào thế kỷ 21, mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu như WTO, AFTA.., thích nghi với xu thế cạnh tranh và hợp tác đã đặt ra cho chúng ta những thời cơ mới, thách thức mới và nhiệm vụ mới. Ngành ngân hàng, với vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hơn nữa, các ngân hàng thương mại còn phải tìm cho mình con đường đúng đắn để tồn tại, chiến thắng trong cạnh tranh đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) được thành lập tháng 8 năm 1993, trong quá trình hoạt động hơn 10 năm qua, VPBank đã phải đối mặt với không ít khó khăn song cũng chính từ đó, VPBank đã tìm cho mình hướng đi phù hợp, đó là tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hướng tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng. Những kết quả hoạt động kinh doanh những năm vừa qua của VPBank đã chứng tỏ hướng đi đó là hoàn toàn đúng đắn. Thực tế cho thấy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự cải thiện không ngừng thu nhập của dân cư, đặc biệt là sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong khu vực ngân hàng tài chính, hoạt động ngân hàng bán lẻ đã và đang trở thành xu thế ngày càng phổ biến trong hoạt động ngân hàng hiện đại. Riêng ở Việt Nam, tuy còn nhiều hạn chế về vốn cũng như công nghệ ngân hàng, song các ngân hàng thương mại cổ phần có tiềm lực như ACB, Techcombank, Sacombank.. hay một số ngân hàng quốc doanh đặc biệt là Vietcombank đang nỗ lực theo đuổi việc xây dựng một chiến lược nhằm khai thác và đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể về hoạt động ngân hàng bán lẻ, kết hợp lý luận với thực tiễn hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VPBank, cùng mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu đưa VPBank trở thành "ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam" , em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp:
" Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam"
Nội dung chuyên đề tốt nghiệp được kết cấu gồm 3 phần :
Phần một
Khái quát chung về hoạt động của một NHTM, đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Ngân hàng bán lẻ của NHTM và những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới hoạt động này.
Phần hai
Phân tích thực tiễn kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hoạt động NHBL tại VPBank, nêu ra những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó.
Phần ba
Đưa ra bức tranh tổng thể về thị trường NHBL tại Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động NHBL tại VPBank trong thời gian tới.
Sau đây là nội dung chi tiết của đề tài.





Chương một
Lý luận chung về hoạt động Ngân hàng bán lẻ
(Retail banking) của Ngân hàng thương mại

1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một định chế tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế mỗi quốc gia. Ngân hàng cung cấp những khoản tín dụng đáp ứng các nhu cầu rất đa dạng, từ nhu cầu vốn để kinh doanh, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp đến nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm cao cấp như mua ô tô mới, mua nhà sang trọng của dân cư.. Ngoài ra, ngân hàng còn là một địa chỉ tin cậy để các hộ gia đình, cá nhân gửi tiền nhàn rỗi của mình, vừa sinh lời lại an toàn cao. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đứng ra làm trung gian thanh toán cho nền kinh tế, giúp giảm thời gian và chi phí giao dịch, giúp các hoạt động kinh tế hiệu quả hơn. Có thể nói, quan niệm về NHTM ở các nước tuy có một số điểm khác nhau song tựu trung lại, tất cả đều coi Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, là trung gian tài chính đóng vai trò cầu nối, dẫn vốn từ nhà tiết kiệm đến nhà đầu tư hay tiêu dùng qua đó cung cấp vốn cho nền kinh tế một cách nhịp nhàng và hiệu quả. ở Việt Nam, khái niệm NHTM được định nghĩa trong Pháp lệnh Ngân hàng về Ngân hàng thương mại, hợp tác xã, tổ chức tín dụng và công ty tài chính ban hành 5/1990 như sau: "Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. " Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, có thể hiểu khái niệm NHTM một cách đầy đủ hơn Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi dưới các hình thức khác nhau và đảm bảo sự an toàn của số tiền gửi này với trách nhiệm hoàn trả. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được và nguồn vốn chủ sở hữu, ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, đầu tư.. đồng thời thực hiện các nghĩa vụ ngân hàng như thanh toán, môi giới, tư vấn.
1.1.2 Chức năng
1.1.2.1 Là trung gian tín dụng (trung gian tài chính)
Chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, phản ánh rõ nét bản chất của một NHTM. Cụ thể, NHTM có chức năng làm cầu nối dẫn vốn từ nơi có vốn đến nơi cần vốn, chuyển các khoản tiết kiệm thành các khoản tín dụng cho các tổ chức và các thành phần kinh tế.
Vốn nhàn rỗi của dân cư và các thành phần kinh tế





Với tư cách là người đi vay, NH huy động tiền gửi từ dân chúng, từ các tổ chức kinh tế... để hình thành quỹ cho vay tập trung, để trên cơ sở nguồn vốn này, NH thực hiện việc cấp các khoản tín dụng cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp dân cư. Chức năng trung gian tài chính của NHTM giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiết kiệm trong toàn bộ nền kinh tế bởi các khoản tiền nhàn rỗi được ngân hàng huy động và tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, nhờ đó tốc độ luân chuyển hàng hoá tiền tệ tăng nhanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Là một trung gian tài chính chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các NHTM không chỉ gom góp được tất cả các khoản tiết kiệm dù là nhỏ nhất để tạo thành nguồn vốn đủ lớn để có thể đáp ứng những nhu cầu vốn khác nhau của người cần vay mà bên cạnh đó, các NHTM còn có đội ngũ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong việc sàng lọc thông tin nhằm tránh tình trạng thông tin bất cân xứng, đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, có khả năng hoàn trả và sinh lời. Vì vậy, có thể nói, chức năng trung gian tài chính giúp các ngân hàng giảm chi phí giao dịch và giảm phí tổn tín dụng trên cơ sở đó tạo thu nhập cho cả người tiết kiệm và người đi vay đồng thời cũng tạo ra thu nhập cho chính mình.
1.1.2.2 Là trung gian thanh toán
Nhờ có hệ thống NHTM, quá trình thanh toán giữa các chủ thể trong nền kinh tế đã có những thay đổi to lớn, đặc biệt sự ra đời và phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động thanh toán giữa các chủ thể kinh tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung. Như ta đã biết, trong khi thực hiện chức năng trung gian tài chính, các NHTM đã thu hút được lượng tiền khá lớn từ các doanh nghiệp, cá nhân thông qua hệ thống tài khoản tại ngân hàng. Trên cơ sở đó, khi giao dịch diễn ra, mọi hoạt động thu, chi theo lệnh của khách hàng sẽ được NHTM thực hiện bằng cách trích lập từ tài khoản của người mua để nhập vào tài khoản của người bán. Từ đó, ngân hàng đã trở thành người thủ quỹ nắm giữ tiền của các chủ thể trong nền kinh tế. Có thể nói, chức năng thanh toán có tác dụng kích thích lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ, giải quyết được những mâu thuẫn về độ tin cậy của đối tác, điều này càng đặc biệt quan trọng trong thời kỳ hội nhập kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Chẳng hạn, nếu hoạt động buôn bán diễn ra trong nước, giữa hai đối tác làm ăn lâu năm, có uy tín thì người bán có thể chấp nhận việc người mua ký phát séc chuyển khoản để thanh toán, ngược lại nếu người mua không phải là khách hàng thường xuyên lâu năm, chưa biết rõ mức độ uy tín thì người bán yêu cầu người mua nếu thanh toán bằng séc thì phải là séc bảo chi, nghĩa là đã được Ngân hàng đóng dấu "bảo chi" cam kết rằng tờ séc này sẽ được thanh toán bởi Ngân hàng. Đặc biệt, khi hoạt động mua bán giao dịch diễn ra giữa các đối tác ở hai khu vực địa lý cách xa nhau, mức độ rủi ro lớn thì vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, chẳng hạn nếu giao dịch diễn ra giữa hai đối tác chưa có điều kiện hiểu rõ về nhau thì hai bên sẽ sử dụng cách thanh toán theo thư tín dụng L/C, theo đó ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu cam kết sẽ chi trả cho người xuất khẩu ngay khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ do người xuất khẩu cung cấp và đối chiếu với những điều khoản qui định trong L/C, hay trong một thời hạn cụ thể ghi trong L/C. Có rất nhiều cách thanh toán quốc tế khác nhau như thư tín dụng L/C, nhờ thu, chuyển tiền..v..v, tuỳ từng trường hợp vào mối quan hệ giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu.
Ngoài ra nhờ chức năng trung gian thanh toán, các NHTM đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí vận chuyển, in ấn, kiểm đếm.. tiền tệ, tiết kiệm cho ngân hàng và cho nền kinh tế.
1.1.2.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán cho nền kinh tế
Tiền- vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại. Các ngân hàng thợ vàng đã tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận Nợ với khách hàng. Giấy nhận Nợ do ngân hàng phát hành với những ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán được nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giũ. Cùng với nhiều ưu thế khác, dần dần giấy nợ của Ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; đó chính là tiền giấy. Có thể nói việc in tiền đem lại lợi nhuận rất lớn, cùng với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến kết quả việc phát hành tiền giấy độc quyền thuộc về Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính hay Ngân hàng Trung ương. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua Ngân hàng ngày càng phát triển, các khách hàng có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán có thể yêu cầu Ngân hàng chi trả thay vì phải thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ gồm tiền giấy trong lưu thông (Mo), tiền gửi giao dịch của khách hàng tại ngân hàng (M1), tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn..v..v. Ngoài ra, khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách cũng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hoá, dịch vụ. Do đó có thể nói, toàn bộ hệ thống ngân hàng đã tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả sẽ tạo nên khoản thu cho một khách hàng khác, làm tăng số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng này. Qúa trình này diễn ra liên tục, với điều kiện các ngân hàng sử dụng hết dự trữ dư thừa, hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi- phương tiện thanh toán- lớn gấp bội thông qua hoạt động cho vay. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mức cung tiền cho nền kinh tế phụ thuộc vào lượng tiền cơ bản ban đầu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng, tỉ lệ tiền gửi không phải là tiền gửi thanh toán.
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại
Để có thể hình dung các hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại, chúng ta xét Bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng thương mại

C. Kết luận
Thế kỷ 20 ghi nhận sự biến động phức tạp và phát triển mạnh mẽ của khu vực ngân hàng- tài chính. Là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội thể hiện ở sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cũng như sự cải thiện đáng kể trong mức sống của dân cư, cùng tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tài chính, hoạt động Ngân hàng bán lẻ đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của các định chế tài chính trong nền
kinh tế, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại. ở Việt Nam, có thể nói hoạt động Ngân hàng bán lẻ đã hình thành rõ nét khi hệ thống các NHTM ngoài Quốc doanh ra đời và phát triển. Cho đến nay, hoạt động NHBL đã trở nên phổ biến và đẩy mạnh hoạt động NHBL đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của hầu hết các NHTM kể cả những NHTMQD.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại VPBank, chuyên đề tốt nghiệp đã hoàn thành được một số nội dung sau:
- Chuyên đề đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động NHBL, nội dung hoạt động NHBL, các nhân tố ảnh hưởng hoạt động NHBL.
- Trên cơ sở phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chuyên đề đã đánh giá thực trạng hoạt động NHBL tại VPBank từ đó nêu ra những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Căn cứ vào lý luận và xuất phát từ thực tiễn, chuyên đề đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động NHBL tại VPBank.
Tuy nhiên, theo em để những giải pháp này thực sự đem lại hiệu quả, chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về chiến lược phát triển hoạt động NHBL của những ngân hàng lớn, có truyền thống về hoạt động NHBL để rút ra những bài học phù hợp với thực tế không chỉ cho VPBank mà còn cho những NHTM muốn đẩy mạnh mảng hoạt động này. Vấn đề đó nếu có điều kiện xin được đề cập tới trong những nghiên cứu tiếp theo. Em kính mong nhận được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn, của VPBank và những người quan tâm để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

MụC LụC
trang

A. Mở đầu
b. Nội dung
Chương một
Lý luận chung về hoạt động Ngân hàng bán lẻ (Retail banking) của Ngân hàng thương mại
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Chức năng 4
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại 7
1.2 Hoạt động Ngân hàng bán lẻ (NHBL) của Ngân hàng thương mại 14
1.2.1 Phát triển hoạt động NHBL là xu thế phù hợp đối với các NHTM trong quá trình hội nhập. 14
1.2.2 Khái niệm hoạt động NHBL 15
1.2.3 Nội dung hoạt động NHBL 16
1.2.4 Đặc điểm hoạt động NHBL 25
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng sự phát triển hoạt động NHBL 29
1.2.6 Cách thức quản lý và vận hành một khối NHBL điển hình 31
Chương hai
Thực trạng hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
2.1. Tổng quan về NHTMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 34
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank 34
Tổ chức quản lý và mạng lưới chi nhánh 36
2.1.2 Các hoạt động chính của VPBank 37
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động NHBL tại VPBank trong thời gian vừa qua 46
2.2.1 Đánh giá chung về quản lý hoạt động NHBL tại VPBank trong những năm vừa qua 46
2.2.2 Thực trạng hoạt động NHBL tại VPBank 47
2.3.2 Những mặt còn hạn chế đối với hoạt động NHBL 57
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên 58
Chương ba
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động NHBL tại NHTMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam
3.1 Nhìn nhận về thị trường NHBL hiện tại ở Việt Nam 64
3.2 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động NHBL tại VPBank 66
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các loại hình sản phẩm- dịch vụ NHBL 66
3.2.2 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ NHBL 68
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý nhóm khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ 73
3.3 Kiến nghị đối với cơ quan cấp trên 74
3.3.1 Kiến nghị với Ban lãnh đạo VPBank 74
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 75
C.Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
D Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình Nông Lâm Thủy sản 1
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top