daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí tiểu luận cho anh em ketnooi

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an ninh, hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. Là ngành cần được quan tâm lớn nếu như một đất nước muốn phát triển mạnh trong tương lai. Trong thời gian qua, ngành hàng không trên thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do liên tục bị thua lỗ nặng trong thời gian qua khi chi phí nhiên liệu, dưới tác động của giá xăng dầu đứng ở mức cao, ngày càng tăng. Ngoài ra cạnh tranh gay gắt giữa các hãng hàng không và tai nạn máy bay liên tiếp xảy ra cũng làm cho tình hình tồi tệ hơn. Tuy nhiên ,hãng hàng không Singapore Airlines (SIA) và Emirates (thuộc tiểu vương quốc Đubai của Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất - UAE)được đánh giá là những hãng quản lý tốt nhất trong ngành hàng không. Chính vì vậy mà họ cũng là những hãng hàng không ít bị ảnh hưởng nhất trên thế giới do "cơn bão" khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 tác động Nhằm phân tích và đánh giá các chính sách quản lý và các thành tựu của hãng hàng không Singapore chúng em chọn đề tài: “ vận dụng mô hình kim cương của Michael Porter vào việc tổ chức hoạt động của hãng hàng không Singapore(SIA)” với hy vọng có thể phân tích cho thầy giáo và các bạn thấy được các chính sách hợp lý của hãng hàng không SIA và của chính phủ Singapore.
Do vốn hiểu biết còn hạn hẹp nên nội dung còn nhiều sai xót rất mong được các thầy cô giáo giúp đỡ để chúng em có thể hoàn thiện bài hơn trong các bài tiểu luận sau.

Phần 1: VÀI NÉT VỀ MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia được Micheal Porter đưa ra vào những năm 1990. Mục đích của lý thuyết này là giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói cách khác tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm. Lý thuyết này được xây dựng dưa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Điều này được khái quát cho một thực thể lớn hơn: một quốc gia. Lý thuyết của M.Porter đã kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái niệm khá quan trọng là lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố:
Nhóm 1: Điều kiện các yếu tố sản xuất
Nhóm 2: Điều kiện về cầu
Nhóm 3: Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
Nhóm 4: môi trường cạnh tranh của ngành
Mối liên kết của 4 yếu tố này tạo nên mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố này tác động qua lại và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của quốc gia. Ngoài ra còn có yếu tố khác rất quan trọng là chính sách của Chính phủ. Đây là yếu tố có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.



1. Điều kiện các yếu tố sản xuất
Các yếu tố sản xuất chính là đầu vào của một quá trình sản xuất. Tầm quan trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày càng giảm, ngược lại các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan trọng nhất giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trình độ cao. Tuy nhiên những đầu vào cao cấp của một quốc gia lại được xây dựng từ các nhân tố đầu vào cơ bản. Như vậy, một quốc gia có thể duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên đầu vào khi quốc gia có các đầu vào cần thiết cho cạnh tranh trong ngành cụ thể nào đó là các đầu vào cao cấp và chuyên ngành. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào được xây dựng từ 5 nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Mỗi nhóm yếu tố đầu vào lại bao gồm những yếu tố cụ thể hơn.

2. Điều kiện cầu trong nước
Ba khía cạnh của cầu trong nước có ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp là: bản chất cầu, dung lượng và mô hình tăng trưởng cầu, và cơ chế lan truyền cầu trong nước ra thị trường quốc tế. Cả ba khía cạnh trên có tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ kích thích doah nghiệp áp dụng công nghệ mới nhanh hơn vì làm giảm lo ngại rằng các kỹ thuật mới sẽ làm cho đầu tư hiện tại bỏ dư thừa. Mặt khác nhu cầu bão hòa nhanh chóng cũng có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới và cải tiến, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, loại bỏ những doanh nghiệp yếu nhất và số doanh nghiệp còn lại sẽ ít hơn nhưng là những doanh nghiệp mạnh hơn và tiên tiến hơn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổn Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Vận dụng dãy số thời gian để phân tích lượng thép bán ra của công ty thép SIMCO trong giai đo Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Vận dụng lí luận về địa tô của Mac trong luật đất đai thuế nông nghiệp và việc thuê đất ở Việ Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Sự vận dụng lí thuyết kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Sự vận dụng lý luận của lênin về CNTB nhà nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Vận dụng Marketing trong kinh doanh tại công ty du lịch Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lenin để phân tích quá trình chuyển đổi kinh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top