Ritter

New Member

Download Đề tài Phương pháp giúp học sinh khá, giỏi lớp 4 + 5 nắm vững cách tìm số chữ số tận cùng giống nhau trong một tích các số tự nhiên miễn phí





Khi giải dạng toán tìm số chữ số tận cùng giống nhau trong một tích các số tự nhiên “ mà tích có chứa thừa số là 5 và có chứa thừa số là số chẵn ”, thì cần :
Bước 1 : + Viết các thừa chẵn và các thừa số có tận cùng bằng 5 về một phía, các thừa số lẻ còn lại về một phía.
Bước 2 :
+ Phân tích các thừa số có tận cùng bằng 5 thành các thừa số 5 và các thừa số lẻ khác.
+ Phân tích các thừa số chẵn thành các thừa số chẵn khác 0 nhỏ nhất ( bằng 2 ) và các thừa số khác.
Bước 3 :
+ Đếm số thừa số 2 và số thừa số 5 để kết luận tích có bao nhiêu chữ số tận cùng giống nhau và là chữ số 0. Số chữ số 0 tận cùng của tích rơi vào một trong 3 trường hợp sau :
* Trường hợp 1 : Nếu số lượng thừa số chẵn ( là 2 ) và số lượng thừa số 5( sau khi phân tích ) bằng nhau thì số chữ số 0 tận cùng của tích chính bằng số thừa số chẵn ( hay chính bằng số thừa số 5 ) tham gia trong tích .
* Trường hợp 2 : Nếu thừa số chẵn ( là 2 ) tham gia trong tích ( sau khi phân tích ) ít hơn số thừa số 5 thì số chữ số 0 tận cùng của tích chính bằng số thừa số chẵn ( là 2 ) tham gia trong tích ( sau khi phân tích).
* Trường hợp 3 : Nếu thừa số 5 tham gia trong tích ( sau khi phân tích ) ít hơn số thừa số chẵn ( là 2 ) thì số chữ số 0 tận cùng của tích chính bằng số thừa số 5 tham gia trong tích ( sau khi phân tích).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ân trong công tác bồi dưỡng, nhưng việc cung cấp kiến thức cho học sinh cũng mới chỉ nghiên cứu trên phương diện tư liệu có sẵn, chứ chưa chịu đào sâu kiến thức của từng dạng bài cụ thể, những nội dung ở sách giáo khoa và sách tham khảo không đề cập tới.
3, Về tài liệu tham khảo :
Trên thực tế, bản thân chúng tui làm công tác quản lí và nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng. Với lòng say mê nghiên cứu và tìm hiểu nhiều tư liệu tham khảo nhằm nâng cao trình độ và thuận lợi cho việc chỉ đạo dạy - học thì chúng tui nhận thấy rằng :
Tài liệu tham khảo là một tư liệu cơ bản không thể thiếu trong quá trình dạy học của người giáo viên, đặc biệt là các đồng chí giáo viên tham gia làm công tác nâng cao chất lượng mũi nhọn trong các nhà trường. Về cơ bản, các tư liệu có tính ưu việt hết sức cao. Song bên cạnh đó, trong nhiều tài liệu còn có một số hạn chế nhất định và chưa đáp ứng hết được lòng đam mê khám phá toán học của nhiều giáo viên và học sinh. Nhiều dạng toán ở tài liệu tham khảo đưa ra hướng giải quyết chưa có tính thuyết phục cao, vì kiến thức mỗi người có hạn, lĩnh vực toán học thì rất rộng lớn.
Dạng toán : Tìm số chữ số tận cùng giống nhau trong một tích các số tự nhiên “ mà tích có chứa thừa số là 5 và có chứa thừa số là số chẵn” cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, trong cách trình bày còn có rất nhiều hạn chế, cách viết còn phiến diện, chung chung, không cụ thể. Các bài tập đưa ra phương pháp giải chưa gãy gọn, mới xét đến trường hợp số thừa số là 5 ít hơn số thừa số chẵn có trong tích để tìm số chữ số tận cùng giống nhau, chứ chưa chú trọng hết tất cả các trường hợp có thể xảy ra trong dạng toán này liên quan đến kết quả của tích.( Chẳng hạn : Nhiều bài tập cụ thể ở dạng toán này thì không chỉ căn cứ vào số thừa số 5 trong tích để xét số chữ số tận cùng giống nhau là được như tài liệu đề cập, mà phải xét đến số thừa số chẵn tham gia trong tích khi trường hợp số thừa số chẵn ít hơn số thừa số là 5 . Đây cũng chính là nội dung sáng kiến hướng dẫn học sinh giải loại toán này. Điểm mới so với các tài liệu tham khảo ).
Để kiểm chứng tính thuyết phục và triết lí đưa ra của sáng kiến, trước khi triển khai thực nghiệm, chúng tui đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh ở một số trường về dạng toán này.
* Kết quả kiểm tra học sinh đầu năm :
TT
Đơn vị, lớp
Số lượng hs
Kết quả
G
K
TB
Y
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
TH QHồng, Lớp thực nghiệm 5A
25
0
0
7
28
18
72
0
0
2
TH QTân B, Lớp Tnghiệm 5A + 4A
50
0
0
8
16
40
80
2
4
3
TH QTân A, Lớp đối chứng 4A
25
0
0
3
12
18
72
4
16
Từ những thực trạng và nguyên nhân cơ bản đó đã làm cho nhiều giáo viên lúng túng trong cách dạy, nhiều học sinh lúng túng trong cách giải. Với trách nhiệm là những người làm công tác quản lí và chỉ đạo chuyên môn, cũng là những người trực tiếp làm công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu ( khá, giỏi ), chúng tui phải suy nghĩ, tìm tòi, chắt lọc và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, với mục đích khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy – học của giáo viên và học sinh; nhằm hoàn thiện về dạng toán này một cách cụ thể và chi tiết hơn.
III, Biên pháp khắc phục :
Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi và trao đổi với một số đồng nghiệp để tìm ra cách giải tốt dạng bài toán mà sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra, chúng tui đã lựa chọn và đưa ra hướng giải quyết các tồn tại của dạng bài toán trên bằng những biện pháp cụ thể như sau :
1, Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về phép nhân có liên quan đến dạng toán :
+ Tích một số chẵn với một số có tận cùng là 5 thì kết quả của tích có tận cùng là chữ số 0.
+ Tích các thừa số trong đó có ít nhất một thừa số có tận cùng bằng 0 thì tích đó có tận cùng bên phải bằng 0.
+ Một số tự nhiên có tận cùng bằng 5 thì số đó chia hết cho 5.
+ Một số tự nhiên có tận cùng bằng 0 thì số tự nhiên đó chia hết cho 2 và 5.
+ Trong một tích có chứa thừa số là 2 và có chứa thừa số là 5, thì cứ một cặp thừa số ( 2 x 5 ) cho ta một chữ số 0 tận cùng .
2, Hình thành và xác lập rõ các thành tố có liên quan đến dạng bài tập tìm số chữ số tận cùng giống nhau trong một tích các số tự nhiên “ mà tích có chứa thừa số là 5 và có chứa thừa số là số chẵn ”.
ở nội dung này chúng tui đã hình thành cho học sinh về việc xác định và nắm vững các thừa số tham gia trong tích, nó thường xảy ra ở những dạng nào ?
Kiến thức cần xác định :
+ Tích chứa các thừa số đều là số lẻ trong đó có chứa thừa số là 5 (Dạng toán này không thuộc phạm vi đề cập của đề tài nên chúng tui không đưa vào phân tích)
+ Tích có các thừa số trong đó có chứa thừa số là chẵn và chứa thừa số là 5
( hay khi khai triển có chứa thừa số là 5 ) .
3, Xây dựng kĩ năng giải toán trong dạng bài toán này:
Chuyên đề 1 : Xét các trường hợp số thừa số chẵn ( là 2 ) và số thừa số là 5( sau khi phân tích) tham gia trong tích để tìm số chữ số tận cùng giống nhau trong tích đó.
* Các ví dụ minh họa
Ví dụ 1 : Cho tích : A = 1 x 16 x 3 x 5 x 10 x 15 x 25 x 27 x 29 x 31 x 33 x37.
Hỏi tích trên có bao nhiêu chữ số tận cùng giống nhau và là chữ số nào ?
Phân tích và hướng dẫn học sinh :
-Trong tích A có bao nhiêu thừa số chẵn ? ( 2 thừa số là 16 và 10 ).
-Trong tích A có bao nhiêu thừa số có tận cùng bằng 5 ? ( 3 thừa số là 5; 15; 25 ).
-Tìm cách phân tích các thừa số chẵn thành tích các thừa số chẵn khác 0 nhỏ nhất ( bằng 2 ) và các thừa số khác; phân tích các thừa số có tận cùng bằng 5 thành tích các thừa số 5 và các thừa số lẻ khác.
-Đếm các thừa số là 2 và các thừa số là 5 để tìm số chữ số tận cùng giống nhau và là chữ số nào.
Giải :
Ta thấy tích trên có thể viết :
A = 1 x 16 x 3 x 5 x 10 x 15 x 25 x 27 x 29 x 31 x 33 x37
A = 16 x 5 x 10 x 15 x 25 x (1 x3 x 27 x 29 x 31 x 33 x37 )
A = 2 x2 x2 x 2 x 5 x 2 x5 x 3 x5 x 5 x 5 x (1 x 3 x 27 x 29 x 31 x 33 x 37 ).
Như vậy căn cứ vào số thừa số là số chẵn ( là 2 ) và số thừa số là 5 ( có 5 thừa số là số chẵn ( là 2 ) và 5 thừa số là 5 ). Vậy tích trên có 5 chữ số tận cùng giống nhau và đều là chữ số 0 ( mỗi thừa số 2 nhân với mỗi thừa số 5 cho ta tận cùng một chữ số 0 ).
Ví dụ 2 : Cho tích B = ( 4 x 6 x8 x 12 ) x ( 5 x 15 x 25 x 35 x 45 x 55 x 65 ).
Hỏi tích trên có bao nhiêu chữ số tận cùng giống nhau và là chữ số nào ?
Phân tích và hướng dẫn học sinh :
-Trong tích B có bao nhiêu thừa số chẵn ? ( 4 thừa số là 4; 6; 8 và 12 ).
-Trong tích B có bao nhiêu thừa số có tận cùng bằng 5 ? ( 7 thừa số là 5; 15; 25; 35; 45; 55; 65 ).
-Tìm cách phân tích các thừa số chẵn thành tích các thừa số chẵn khác 0 nhỏ nhất ( bằng 2 ) và các thừa số khác; phân tích các thừa số có tận cùng bằng 5 thành tích các thừa số 5 và các thừa số lẻ khác.
-Đếm các thừa số là 2 và các thừa số là 5 để tìm số chữ số tận cùng giống nhau và là chữ số nào.
Giải :
Ta thấy tích B có thể viết :
B = ( 4 x 6 x8 x 12 ) x ( 5 x 15 x 25 x 35 x 45 x 55 x 65 )
B = ( 2 x 2 x 2 x 3 x 2 x 2 x2 x2 x3 x2 ) x ( 5 x 3 x 5 x 5 x 5 x 7 x 5 x 9 x 5 x 11 x 5 x 13 x 5 ). Như vậy căn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top