daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Văn hóa vùng & Phân vùng văn hóa ở Việt Nam
MỤC LỤC

Dẫn Luận 11
PHẦN THỨ NHẤT:
CÁC LÝ THUYẾT VÀ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Chương 1:Nghiên cứu văn hoá vùng, khuynh hướng và các vấn đề đặt ra Nghiªn cøu v¨n ho¸ vïng, khuynh híng vµ c¸c vÊn ®Ò ®Æt ra 26
Chương 2: Nghiên cứu các sắc thái văn hoá địa phương ở Việt Nam - từ những ý niệm đến các khái niệm Nghiªn cøu c¸c s¾c th¸i v¨n ho¸ ®Þa ph¬ng ë ViÖt Nam - tõ nh÷ng ý niÖm ®Õn c¸c kh¸i niÖm 61
PHẦN THỨ HAI:
PHÁC THẢO PHÂN VÙNG VÀ MỘT SỐ VÙNG
VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM
Chương 3: Phác thảo về phân vùng văn hoá ở nước ta Ph¸c th¶o vÒ ph©n vïng v¨n ho¸ ë níc ta 84
Chương 4: Vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ Vïng v¨n ho¸ ®ång b»ng B¾c Bé 114
Chương 5: Tiểu vùng văn hoá Xứ Lạng TiÓu vïng v¨n ho¸ Xø L¹ng 173
Chương 6: Vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi bắc Trung Bé 192
Chương 7: Tiểu vùng văn hoá Xứ Thanh TiÓu vïng v¨n ho¸ Xø Thanh 216
Chương 8: Tiểu vùng văn hoá Xứ Nghệ TiÓu vïng v¨n ho¸ Xø NghÖ 238
Chương 9: Tiểu vùng văn hoá Xứ Huế TiÓu vïng v¨n ho¸ Xø HuÕ 261
Chương 10: Tiểu vùng văn hoá Xứ Quảng TiÓu vïng v¨n ho¸ Xø Qu¶ng 282
Chương 11: Tiểu vùng văn hoá cực nam Trung Bé TiÓu vïng v¨n ho¸ cùc nam Trung Bé 306
Chương 12: Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên Vïng v¨n ho¸ Trêng S¬n - T©y Nguyªn 324
Chương 13: Vùng văn hoá Nam Bé Vïng v¨n ho¸ Nam Bé 348
PHẦN THỨ BA:
ĐẶC TRƯNG VÙNG TRONG MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG VĂN HOÁ
Chương 14: Về vùng "thể loại" văn hoá VÒ vïng "thÓ lo¹i" v¨n ho¸ 382
Chương 15: Sù phân bố địa lý và mối quan hệ giữa các loại hình nhà ở của các téc người Sù ph©n bè ®Þa lý vµ mèi quan hÖ gi÷a c¸c lo¹i h×nh nhµ ë cña c¸c téc ngêi 398
Chương 16:Loại hình bữa ăn truyền thống và sự phân bố của nó trong các téc người Lo¹i h×nh b÷a ¨n truyÒn thèng vµ sù ph©n bè cña nã trong c¸c téc ngêi 419
Chương 17: Các sắc thái địa phương và téc người của trang phục C¸c s¾c th¸i ®Þa ph¬ng vµ téc ngêi cña trang phôc 437
Chương 18: Loại quan tài thân cây khoét rỗng và không gian phân bố của nó 459
Chương 19: Thuyền bè truyền thống Việt Nam 477
Chương 20: Sử thi, hiện tượng tiêu biểu của vùng văn hoá Tây Nguyên 496
Kết Luận: Thống nhất - đa dạng văn hoá và sự phát triển xã hội Việt Nam 517

CONTENTS

Preface 11
Part I
THEORY AND TENDS OF RESEARCH
Chapter 1: Studying cultural areas, trends of research and arising matters Studying cultural areas, trends of research and arising matters 26
Chapter 2: Studying indentity of Vietnam local culture, From ideas to concepts Studying indentity of Vietnam local culture, From ideas to concepts 61
Part II
DRAFT OF DELIMITATION AND SOME
CULTURAL AREAS IN VIETNAM
Chapter 3:Draft of delimitating cultural areas in Vietnam Draft of delimitating cultural areas in Vietnam 84
Chapter 4:Cultural area of Tonkin Delta Cultural area of Tonkin Delta 114
Chapter 5:Cultural area of Xu Lang Cultural area of Xu Lang 173
Chapter 6:Cultural area of Tay Bac Cultural area of Tay Bac 192
Chapter 7:Cultural area of Xu Thanh Cultural area of Xu Thanh 216
Chapter 8:Cultural area of Xu Nghe Cultural area of Xu Nghe 238
Chapter 9:Cultural area of Xu Hue Cultural area of Xu Hue 261
Chapter 10:Cultural area of Xu Quang Cultural area of Xu Quang 282
Chapter 11:Cultural area of nam Trung Bo Cultural area of nam Trung Bo 306
Chapter 12:Cultural area of Truong Son - Tay Nguyen Cultural area of Truong Son - Tay Nguyen 324
Chapter 13:Cultural area of Nam Bo (South Vietnam) Cultural area of Nam Bo (South Vietnam) 348
Part III
REGIONALLY SPECIFIC CHARACTERISTICS IN SOME CULTURAL PHENOMENA
Chapter 14:On “typed” area culture On “typed” area culture 382
Chapter 15:The geographical distribution and interrelations of housing styles among ethnic groups The geographical distribution and interrelations of housing styles among ethnic groups 398
Chapter 16:Types of traditional meals and their distribution among ethnic groups Types of traditional meals and their distribution among ethnic groups 419
Chapter 17:Local and ethnical aspects of costume Local and ethnical aspects of costume 437
Chapter 18:Type of tree - trunk coffin (coffin which is made by piercing a hole in the tree - trunk) 459
Chapter 19:Types of traditional boats and rafts Types of traditional boats and rafts 477
Chapter 20:Epic, the typical phenomenon Tay Nguyen’s culture Epic, the typical phenomenon Tay Nguyen’s culture 496
Conclusion: CULTURAL UNITY - DIVERSITY AND SOCIAL DEVELOPMENT517 517

Dẫn luận

1. Hai phạm trù cơ bản của văn hoá
Cũng như bất cứ một hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào, các hiện tượng văn hoá cũng chịu sự tác động của hai nhân tố cơ bản, đó là thời gian và không gian. Thời gian cho ta thấy một hiện tượng hay một tổ hợp các hiện tượng văn hoá nảy sinh, tồn tại và biến đổi như thế nào dưới sự tác động của môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội, nó trả lời câu hỏi bao giê (When)? Còn không gian thì lại cho ta thấy một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hoá ra đời và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, nó trả lời câu hỏi ở đâu (Where)?. Nếu chúng ta đưa một hiện tượng văn hoá nào đó lên giữa hai trục đồ thị, trong đó trục tung biểu hiện nhân tố không gian, còn trục hoành biểu hiện nhân tố thời gian, thì chúng ta hoàn toàn xác định vị trí và thời gian của hiện tượng văn hoá đó.
Chóng ta hãy lấy một thí dụ cụ thể, chẳng hạn như hiện tượng múa rối nước của người Việt. Với những hiểu biết hiện nay, múa rối nước của người Việt ở Bắc Bộ ra đời chậm nhất cũng vào khoảng thế kỷ XI, nhờ vào tấm bia Chùa Đọi Sơn (Hà Nam) đã ghi nhận hiện tượng múa rối nước này. Còn nơi múa rối nước xuất hiện đầu tiên thì như mọi người đều biết là tại các làng chiêm trũng ở Bắc Bộ, gần đây mới phổ biến rộng ra nhiều địa phương trong toàn quốc.
Nhân tố không gian được biểu hiện thành phạm trù thống nhất và đa dạng của văn hoá, còn nhân tố thời gian được biểu hiện thành phạm trù truyền thống và biến đổi của văn hoá. Hai phạm trù này được M.J. Herskowitz hiểu như là hai nghịch lý của văn hoá. Theo ông, văn hoá vừa là cái phổ quát, thống nhất của toàn nhân loại, vừa là cái riêng, cái đặc thù, cái đa dạng của mỗi téc người, địa phương. Văn hoá vừa là cái bền vững, trường tồn, vừa là cái biến đổi liên tục. Cũng theo Ông, sự biến đổi được coi như là một phần của sự bền vững. Nói cách khác, chỉ có thể hiểu được tính bền vững khi xác định được tỷ lệ giữa cái biến đổi và cái bảo thủ (M.J. Herskowitz, 1967).
Đối với văn hoá, nhân tố thời gian không chỉ là thời gian tuyến tính, tức là thời gian biến đổi từ quá khứ đến hiện tại, mà nhiều khi quan trọng hơn là thời gian chu kỳ, tức thời gian khép kín của một chu trình biến đổi của văn hoá. Có nhiều loại thời gian chu kỳ, chúng tuỳ từng trường hợp vào bản thân sự vật và hiện tượng văn hoá. Thí dụ, chu kỳ của canh tác cây lúa nước gắn với điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa, mà bản thân chu trình này tạo nên sắc diện, nhịp độ và sự biến đổi văn hoá của các dân téc ở nước ta và các nước trong khu vực. Chu kỳ của bản thân đời sống con người, từ cái nôi tới nấm mồ, tạo nên các nghi lễ vòng đời người, một trong những lĩnh vực văn hoá mang đậm sắc thái địa phương và téc người.
2. "Không gian văn hoá”là gì?
Có thể hiểu “không gian văn hoá” theo hai ý nghĩa, cụ thể và trìu tượng. Theo ý nghĩa cụ thể, chúng ta coi không gian văn hoá như là một không gian địa lý xác định, mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hoá nảy sinh, tồn tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một hệ thống. Trong đời sống xã hội của con người, Ýt khi một hiện tượng văn hoá nảy sinh, tồn tại và biến đổi một cách độc lập, mà chúng thường liên kết với nhau thành những tổ hợp. Có thể hiểu tổ hợp văn hoá như một hệ thống lớn nhỏ khác nhau, bao gồm nhiều hiện tưọng liên kết với nhau như một thực thể hữu cơ. Văn hoá téc người cũng là một dạng của tổ hợp văn hoá. Với ý nghĩa như vậy, văn hoá tín ngưỡng tôn giáo, văn hoá vùng, văn hoá làng, văn hoá nghề nghiệp, văn hoá đô thị, văn hoá nông thôn... đều là những dạng khác nhau của tổ hợp văn hoá. Dưới đây là một số ví dụ nhằm làm rõ khái niệm “không gian văn hoá”.
Không gian văn hoá téc người chính là không gian sinh tồn của téc người đó, nó gắn với vùng lãnh thổ mà cộng đồng dân cư của téc người đó sinh sống. Trong xã hội nguyên thuỷ hay một số trường hợp trong xã hội hiện nay, lãnh thổ téc người vẫn còn tồn tại, thì chính lãnh thổ téc người là không gian văn hoá của téc người đó. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển xã hội và sự di chuyển dân cư thì phần lớn các trường hợp lãnh thổ téc người bị phá vỡ, tạo nên tình trạng cư trú xen cài giữa các téc người trên cùng một lãnh thổ, do vậy, không gian văn hoá téc người không còn nguyên vẹn, tạo nên tình trạng đan xen. Đó cũng chính là một trong những xung lực tạo nên sự tiếp biến, hỗn dung văn hoá, một hiện tượng phổ biến trong bức tranh chung văn hoá nhân loại hiện nay.
Văn hoá vùng còng là một dạng thức của không gian văn hoá, mà ở đó, do quá trình giao lưu văn hoá lâu dài giữa các téc người, đã tạo nên các sắc diện văn hoá chung.
Chóng ta cũng có thể đi vào xem xét một số hiện tượng văn hoá cụ thể. Nhà mồ và văn hoá nhà mồ là một hiện tượng văn hoá độc đáo của các téc người ở Tây Nguyên. Thực ra, văn hoá nhà mồ không còn là một hiện tượng văn hoá đơn lẻ, mà đúng ra là một tổ hợp các hiện tượng văn hoá, thể hiện qua các phương diện, như: Tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội, tạo hình, diễn xướng, phong tục... Nó phổ biến tương đối đều khắp ở các téc người bản địa Tây Nguyên, tuy nhiên, sẽ là sai lầm, nếu coi đó là hiện tượng văn hoá mang tính đồng nhất, mà tuỳ theo mỗi téc người, mỗi vùng đều mang các sắc thái riêng.
Trong khái niệm “không gian văn hoá” còn mang ý nghĩa là vị trí địa lý của một hiện tượng văn hoá hay một tổ hợp các hiện tượng văn hóa chiếm giữ trong mối quan hệ với các hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng văn hoá khác. Thí dụ, chúng ta có thể nói về hiện tượng thờ Mẫu của người Việt, vai trò và vị trí của nó trong hệ thống thờ Mẫu của nhiều dân téc, như thờ Thánh Mẫu Pôn Inư Nưgar của người Chăm, thờ Mẹ Hoa của người Tày, Nùng, Chuang...
Đối với tổ hợp của một nền văn hoá, chúng ta có thể kể tới vị trí và vị thế của văn hoá Việt Nam trong hệ thống văn hoá khu vực. Đã có những tranh luận ở trong nước và quốc tế về vị trí văn hoá Việt Nam, nó thuộc về văn hoá Đông Nam Á hay Đông Á? Tất nhiên, công trình này không phải chỗ để bàn bạc về sự khác biệt các quan điểm trên, tuy nhiên, theo tôi, không thể đưa ra một lời bình giải dứt khoát văn hoá Việt Nam thuộc khu vực này hay kia, mà có lẽ về cơ tầng, văn hoá Việt Nam thuộc văn hoá Đông Nam Á, còn thượng tầng lại chịu nhiều ảnh hưởng văn hoá Đông Á. Do vậy, văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá duy nhất ở Đông Nam Á mang tính chuyển tiếp giữa Đông Nam Á và Đông Á.
Theo ý nghĩa trìu tượng, có thể hiểu “không gian văn hoá” như một “trường” (mượn khái niệm trường của vật lý), để chỉ một hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng (một nền văn hóa của téc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận và lan toả (ảnh hưởng), tạo cho nền văn hoá đó một không gian (trường) văn hoá rộng hay hẹp khác nhau.
Để hiểu khái niệm trên, chúng tui đưa ra ba thí dụ về ba nền văn hoá của ba téc người để so sánh, đó là văn hoá Việt, văn hoá Thái và văn hoá Mnông. Do tác động của hoàn cảnh môi trường, vị trí địa lý, môi trường xã hội, từ sớm nền văn hoá Việt có mối quan hệ giao lưu khá sống động, nên nền văn hoá đó có được khả năng tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng lớn và đã diễn ra quá trình tiếp biến và đổi mới văn hoá suốt hàng nghìn năm. Văn hoá Việt đã tiếp nhận những ảnh hưởng của các nền văn minh lớn trong khu vực, đó là văn hoá Trung Quốc và Ên Độ và sau đó cả văn minh Phương Tây nữa, như Pháp, Mỹ, Nga. Điều này đã tạo cho văn hoá Việt khả năng cởi mở, sẵn sàng tiếp thu mọi ảnh hưởng hay khả năng bản địa hoá các nền văn hoá khác, tạo cho con người Việt Nam khả năng thích ứng, cải biến và ham học hỏi.
Một nền văn hoá có khả năng tiếp nhận thì đồng thời nó cũng có khả năng lan toả và ảnh hưởng đối với nền văn hoá khác. Đó là trường hợp văn hoá Ên Độ, văn hoá Trung Hoa và cả văn hoá Việt. Văn hoá Ên Độ sau thời kỳ Aryan hoá, đã trở thành nền văn minh lớn và có độ lan toả cao, tạo nên các “tiểu Ên Độ” bên ngoài lãnh thổ Ên Độ, mà Đông Nam Á là một điển hình. Cũng tương tự như vậy, văn minh Trung Hoa từ nhân lõi văn hoá của các bộ lạc Hoa Hạ ở trung lưu Hoàng Hà, đã diễn ra quá trình tích hợp, thâu hoá các nền văn hoá Bắc Địch ở phương bắc, Khương Nhung ở phía tây, Bách Việt ở phương nam và Đông Di ở phía đông, để tạo nên nền văn minh hùng mạnh, có độ lan toả lớn, tạo nên cả một loạt nền văn hoá ngoại vi của trung tâm văn minh Trung Hoa (Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên...).
Với văn hoá Việt, do khả năng thâu nhận cao, nên nó cũng có độ lan toả và ảnh hưởng đối với các văn hoá téc người khác trong phạm vi quốc gia Việt Nam. Như vậy, chúng ta có thể nói văn hoá Ên Độ, văn hoá Trung Hoa (ở tầm khu vực) và văn hoá Việt (ở tầm quốc gia) là các nền văn hoá có không gian (hay trường) rộng, chủ yếu thể hiện ở khả năng thâu nhận và lan toả của nền văn hoá đó.
Thái là một téc người có dân số đông trong số các téc thiểu số ở Việt Nam. Trình độ phát triển kinh tế xã hội khá cao, đạt tới trình độ phát triền tiền giai cấp và tiền nhà nước (Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng, 1999). Tuy nhiên, do sống trong vùng Tây Bắc và vùng núi bắc Trung Bộ khá biệt lập, nên môi trường tiếp nhận và giao lưu văn hoá với các nền văn hoá khác bị hạn chế, cấu trúc văn hoá cổ truyền cho tới đầu thế kỷ XX vẫn còn tương đối nguyên vẹn, khác với văn hoá của người Tày cùng nguồn gốc, nhưng giao lưu văn hoá sống động hơn, cơ cấu văn hoá cổ truyền bị pha vì. Tuy nhiên, do điều kiện dân số đông và trình độ phát triển xã hội cao hơn các téc thiểu số khác trong vùng, nên đã và đang diễn ra quá trình Thái hoá các téc nhỏ láng giềng. Độ lan toả và ảnh hưởng văn hoá Thái đối với các téc người chủ yếu chỉ hạn hẹp trong phạm vi Tây Bắc và miền núi bắc Trung Bộ mà thôi. Gần với người Thái, ta có thể kể tới téc người Mường, Tày, Chăm, Khơ me... Đó là các nền văn hoá có không gian (trường) văn hoá trung bình.
Trường hợp téc người Mnông và hầu hết các téc thiểu số sinh sống ở vùng núi và cao nguyên đều thuộc loại các nền văn hoá có không gian (trường) hẹp, khả năng thâu nhận và lan toả (ảnh hưởng) của các nền văn hoá đó đều bị hạn chế. Với téc người Mnông, một téc người thiểu số cư trú ở miền trung Tây Nguyên, có dân số thuộc loại trung bình, trình độ phát triển xã hội còn tương đối thấp, văn hoá còn lưu giữ nhiều các yếu tố cổ truyền. Trong nền văn hoá độc đáo của họ ta Ýt thấy sự tiếp nhận những ảnh hưởng từ các nền văn hoá khác, khả năng lan toả của nền văn hoá này do vậy cũng bị hạn chế.
Như trên chúng tui đã nói, khả năng thâu nhận và lan toả của một nền văn hoá có mối quan hệ hữu cơ. Trong đa phần các trường hợp, một dân téc trên cái nền truyền thống vững chắc, có khả năng thâu nhận những giao lưu ảnh hưởng, thì thường đó là các nền văn hoá có độ lan toả, ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác với các téc người bị đồng hoá, tức không có cái nền tảng nội sinh để bản địa hoá những ảnh hưởng mạnh của nền văn hoá láng giềng, do vậy, nền văn hoá đó không những không có khả năng lan toả, mà còn bị đồng hoá về văn hoá. Đó là trường hợp các téc Môn - Khơ me ở Tây Bắc nước ta, trong đó téc người Xinh Mun là điển hình (Trần Bình, 2001).
Khi đưa ra khái niệm không gian văn hoá mang ý nghĩa trừu tượng, tui có tham khảo khái niệm “không gian xã hội” của G. Condominas trong công trình Không gian xã hội vùng Đông Nam Á. Và trên phương diện nào đó, tui nhận thấy có mối quan hệ nào đó giữa hai khái niệm này, nhất là sự phân chia không gian xã hội và không gian (trường) văn hoá thành các loại rộng hẹp khác nhau, mặc dù chúng không hề trùng lặp nhau (G. Condominas, 2000).
3. Các dạng thức không gian văn hoá
Không gian văn hoá biểu hiện không thuần nhất, cái đó tuỳ từng trường hợp vào chính các loại hình văn hoá. Chúng tui đã có lần phân chia văn hoá thành bốn dạng thức (loại), đó là: 1) Văn hoá cá nhân, 2) Văn hoá cộng đồng, 3) Văn hoá lãnh thổ và 4) Văn hoá sinh thái.
Gần đây người ta nói nhiều tới văn hoá cá nhân, vậy văn hoá cá nhân là gì? Về bản chất văn hoá là của cộng đồng, vậy thì sao lại có thể gọi là “văn hoá cá nhân”? Theo tôi, có thể nói tới cái gọi là văn hoá cá nhân với ý nghĩa rằng cá nhân, trên cơ sở năng lực thể chất và môi trường xã hội thì mỗi cá nhân có được khả năng thâu nhận và thể hiện văn hoá của cộng đồng mà họ là thành viên. Thí dụ, là thành viên của cộng đồng người Việt, mỗi cá nhân chúng ta tiếp thu văn hoá của thế hệ trước và biểu hiện nó ra theo khả năng và cách thức riêng. Cụ Hồ, như nhiều người nói là người Việt Nam nhất trong số những người Việt Nam, bởi vì ở Cụ đã thấm nhuần truyền thống văn hoá dân téc và biểu hiện nó ra một cách tinh tế và đặc trưng. Điều đó có nghĩa là khả năng thâu nhận và biểu hiện văn hoá téc người của mỗi cá nhân không hoàn toàn như nhau, mà nó rất đa dạng trong tính thống nhất của văn hoá téc người. Nếu hiểu như vậy thì văn hoá cá nhân là một thực thể mà chúng ta cần quan tâm nghiên cứu.
Văn hoá cộng đồng là một khái niệm chung, mang tính trừu tượng, còn thực tế thì nó lại phụ thuộc vào từng loại cộng đồng người khác nhau. Có thể kể ra đây các cộng đồng người khác nhau và tương ứng với nó là các dạng văn hoá cộng đồng:
- Cộng đồng téc người - văn hoá téc người (văn hoá Việt, Thái, Tày...)
- Cộng đồng quốc gia - văn hoá quốc gia (Văn hoá Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Nga...)
- Cộng đồng làng, dòng họ, gia téc - Văn hoá làng, dòng họ
- Cộng đồng tôn giáo - Văn hoá tôn giáo tín ngưỡng
- Cộng đồng nghề nghiệp - Văn hoá nghề nghiệp (văn hoá nông nghiệp, văn hoá ngư nghiệp, văn hoá thương nghiệp...) (Ngô Đức Thịnh, 1998).
Văn hoá lãnh thổ hay văn hoá vùng là mét dạng thức văn hoá, mà ở đó trong một không gian địa lý xác định, các cộng đồng người do cùng sống trong một môi trường tự nhiên nhất định, trong những điều kiện phát triển xã hội tương đồng, và nhất là các mối quan hệ giao lưu văn hoá sống động, nên trong quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành những đặc trưng văn hoá chung. Nói cách khác văn hoá vùng là một dạng thức liên văn hoá. Nếu như văn hoá cộng đồng, văn hoá sinh thái không nhất thiết đòi hỏi chúng tồn tại trong một không gian địa lý liên tục, thì văn hoá lãnh thổ hay văn hoá vùng đòi hỏi phải phân bố trên một không gian địa lý lãnh thổ nhất định. Về vấn đề này, chúng tui đã trình bày trong một chuyên khảo riêng.
Văn hoá sinh thái là một dạng thức văn hoá tương ứng với một vùng sinh thái nhất định, như văn hoá biển, văn hoá thảo nguyên, văn hoá cao nguyên, văn hoá thung lũng... Thường các dạng sinh thái không chỉ và chủ yếu chỉ phân bố theo lãnh thổ, mà chúng còn phân bố theo độ cao của các dạng địa hình. Cách đây nhiều năm, chúng tui đã nêu ra các dạng văn hoá sinh thái của miền núi phía bắc, đó là văn hoá thung lũng, văn hoá rẻo cao và văn hoá rẻo giữa. Đặc biệt, các dạng sinh thái này lại tương ứng với sự phân bố các téc người nhất định, hình thành nên một dạng sinh thái téc người. Đó là sinh thái thung lũng đặc trưng cho các téc người Thái, Tày, Mường; sinh thái rẻo cao tương ứng với téc người Hmông, một số nhóm thuộc dân téc Dao (Dao Đỏ) và Tạng - Miến; còn sinh thái rẻo giữa đặc trưng cho các téc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me (Ngô Đức Thịnh, 1995).
4. Không gian văn hoá, các vấn đề lý thuyết và phương pháp.
Nhận thức về không gian văn hoá, mà thực chất đó là sự tương đồng và khác biệt, đã được con người quan tâm tới từ lâu, ngay trong xã hội nguyên thuỷ, tuy nhiên đó mới là những quan niệm ý niệm, còn lý giải nó một cách khoa học, trên cơ sở các khái niệm khoa học thì cũng mới bắt đầu từ thế kỷ XIX, đặc biệt từ giữa và cuối thế kỷ XIX mà thôi.
Trong phạm vi mà chúng tui biết được, có thể kể tới các lý thuyết liên quan tới việc nhận thức không gian văn hoá, đó là:
- Tiến hoá luận, mà thay mặt tiêu biểu là L. Morgan và E. Taylor đề cập tới sự tương đồng và khác biệt văn hoá (L. Morgan, 1934; E. Taylor, 1939).
- Thuyết khuyếch tán (truyền bá) văn hoá của trường phái Tây Âu (A.L. Perxisk, 1972.)
- Thuyết loại hình và so sánh loại hình văn hoá.
- Thuyết loại hình kinh tế - văn hoá của các học giả Xô Viết (M. Lêvin, N.N. Trêbốxarốp, 1955).
- Lý thuyết vùng văn hoá của trường phái Mỹ và Xô Viết (C.L. Wisler, 1922).
Các lý thuyết và trường phái kể trên vừa phản ánh những bước phát triển của nhận thức con người về không gian văn hoá hay nói cách khác về sự tương đồng và khác biệt văn hoá. Thí dụ, như lý thuyết về vùng văn hoá đã có mầm mèng từ trong quan niệm của các nhà truyền bá luận, thậm chí cả ở các nhà tiến hoá luận, tuy nhiên phải tới lúc hình thành các lý thuyết về loại hình văn hoá và vùng văn hoá của trường phái nhân học Mỹ, đặc biệt là với lý thuyết vùng văn hoá - lịch sử của trường phái Xô Viết nửa đầu thế kỷ XX thì lý thuyết vùng văn hoá mới thật định hình và hoàn chỉnh. Ngoài ra, các lý thuyết khuyếch tán của trường phái truyền bá luận lại đi sâu vào khía cạnh giao lưu, ảnh hưởng văn hoá, nhất là từ trung tâm khuyếch tán đi các nơi, tạo nên động lực của phát triển văn hoá. Cũng như vậy, lý thuyết loại hình kinh tế - văn hoá lại đi vào lý giải các hiện tượng đồng quy văn hoá... (Ngô Đức Thịnh, 1982).
Cùng với các vấn đề lý thuyết thì các phương pháp nghiên cứu, cách thức tiếp cận cũng như các thao tác cụ thể trong nghiên cứu không gian văn hoá luôn được đặt ra. Các phương pháp so sánh đồng đại các hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng văn hoá luôn được sử dụng như một trong những phương tiện chủ yếu. Phương pháp loại hình và so sánh loại hình văn hoá còng đã được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng, nhất là với các hiện tượng văn hoá hữu thể (14). Phương pháp lập bản đồ và chồng xếp các bản đồ văn hoá được coi như một thao tác nghiên cứu rất có hiệu quả, đặc biệt với việc xây dựng các tập Atlát văn hoá ở các nước Châu Âu nửa cuối thế kỷ qua (Ngô Đức Thịnh, 1991). Việc thành lập các bộ sưu tập các hiện tượng văn hoá vật chất kết hợp với công tác bảo tàng cũng được các nhà nghiên cứu ứng dụng...
5. Nghiên cứu văn hoá vùng, một lĩnh vực trọng yếu của không gian văn hóa
Trong nghiên cứu không gian văn hoá Việt Nam, chúng tui chọn vấn đề văn hoá vùng như là bước đột phá bởi hai lẽ, 1) Cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn, vấn đề này được giới học giả quốc tế và trong nước
Việc di dân người Việt vào Xứ Quảng diễn ra nhiều đợt, bắt đầu từ thời Trần và kéo dài tới tận ngày nay. Nguyễn Xuân Hồng đã phân chia các đợt di dân của người Việt vào Quảng Nam thành các đợt : 1) Di dân theo Huyền Trân công chóa, 2) Di dân theo cuộc viễn chinh của Lê Thánh Tông, 3) Di dân cùng Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận, Quảng, 4) Di dân từ Quy Nhơn và miền Nam ra dưới thời Nguyễn Huệ và đầu Vương triều Nguyễn, 5) Di dân từ Miền Bắc vào thời kỳ 1954-1955, 6) Di dân từ Huế vào thời kỳ sau giải phóng Miền Nam 1975 (Nguyễn Xuân Hồng, 2001).
So với những người di dân vào Nam Bộ, cách di dân của người Việt vào Miền Trung, trong đó có Xứ Quảng, có nhiều nét đặc thù. Thứ nhất, như trên đã nói, phần lớn cư dân này có gốc từ vùng Thanh Nghệ; thứ hai, họ thường di dân theo cộng đồng làng xã và dòng họ, do vậy, khi vào vùng đất mới ở Trung Bé, trong quá trình khai hoang, lập Êp, họ vẫn duy trì được ở mức nào đó cộng đồng cũ nơi quê hương xứ sở, khác với những người di dân vào Nam Bộ thường theo quy mô gia đình nhỏ hay cá nhân. Do vậy, khi đặt tên thôn làng nơi đất mới, không Ýt trường hợp họ vẫn giữ tên làng cũ, vẫn thờ các vị thần và phong tục nghi lễ nơi chôn nhau cắt rốn.
Hệ quả của việc di dân của người Việt vào Xứ Quảng nói riêng và trung Trung Bộ nói chung là rất to lớn, sâu sắc và diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Trước nhất, cùng với quá trình nam tiến của người Việt, Vương quốc Chăm Pa ngày một thu hẹp dần về phía nam và tới thế kỷ XVI thì vương triều cuối cùng ở vùng Ninh Bình Thuận ngày nay cũng bị tan rã, chấm dứt 14 thế kỷ hình thành và tồn tại của các Vương quốc Chăm. Tuy nhiên, vương quốc Chăm mất, nhưng dân téc Chăm vẫn còn, mà con cháu của họ hiện vẫn còn sinh sống ở cực nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài bộ phận hơn một triệu nguời Chăm đang sinh sống với tư cách một téc người trong cộng đồng các dân téc Việt Nam, thì không Ýt người Chăm đã hoà huyết với người Việt hay bị người Việt đồng hoá về văn hoá, góp phần không nhỏ về dòng máu và văn hoá để hình thành nên cộng đồng cư dân Việt ở miền trung Trung Bộ hiện thời. Vấn đề hỗn chủng và đồng hoá văn hoá giữa người Việt và người Chăm ở trung Trung Bộ là đề tài nghiên cứu lý thó, nhưng rất tiếc lại chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức.
Di sản văn hóa của người Chăm để lại cả về phương diện vật thể và phi vật thể trên đất Xứ Quảng nói riêng và Trung Bộ nói riêng thật là to lớn và phong phú. Các hiện vật như đền tháp, thành quách, bia ký, các phế tích khác trên mặt đất hay còn nằm trong lòng đất đã đủ chứng tỏ một nền văn minh rực rỡ của người Chăm suốt gần 1500 năm, mà người Pháp trước kia cũng như chúng ta ngày nay đang ra sức bảo tồn, khôi phục. Ngoài ra, các hiện tượng văn hóa phi vật thể, như tín ngưỡng, phong tục, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, tri thức dân gian... vẫn tàng Èn trong tâm thức, trí nhớ của người dân, góp phần không nhỏ trong việc tạo nên các sắc thái văn hoá độc đáo của người Việt ở Xứ Quảng.
Như vậy là miền trung Trung Bộ nói chung và Xứ Quảng nói riêng trải qua quá trình lịch sử lâu đời hàng mấy nghìn năm, còng giống như vùng châu thổ Bắc Bộ và Nam Bộ bước vào thế giới văn minh, hình thành nhà nước, hình thành téc người và tạo nên các truyền thống văn hóa rực rỡ. Nơi đây, đã diễn ra quá trình gặp gỡ và hoà đồng chủng téc, hoà đồng văn hoá vô cùng sống động, trong đó văn hóa của người Sa Huỳnh - tiền Chăm là tảng nền, sau đó được làm phong phú hơn bởi những giao lưu, ảnh hưởng văn hoá Ên Độ, Việt, Trung Hoa. Tất cả những gì gọi là bản sắc, sắc thái văn hoá độc đáo của vùng này đều xuất phát từ tính đa văn hoá, đa chủng téc nói trên.
3. Tính pha tạp và xen cài của các hệ sinh thái ở Xứ Quảng là nhân tố quyết định những thế ứng xử trong việc khai thác đa dạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên : Canh tác nương rẫy trồng lúa khô, các loại hoa màu và khai thác nguồn lâm sản ở rừng núi, trồng trọt cây lương thực và cây công nghiệp trên đất đồi ở trung du; trồng lúa nước ở rẻo đồng bằng hẹp ven sông, trồng các loại cây củ, đặc biệt là khoai trên các dải đất cát chạy dọc bờ biển; thu nhặt và nuôi trồng hải sản ven biển và đầm phá, đánh bắt cá trong lộng, ngoài khơi, khái thác các nguồn tài nguyên biển... Đặc điểm này của Xứ Quảng đã hình thành nên truyền thống từ rất lâu đời, Ýt nhất cũng thể hiện khá rõ qua văn hoá khảo cổ thời đá mới, trong đó sự kết hợp nông nghiệp với ngư nghiệp được coi là định hướng chính trong khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khác với cư dân đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, do đặc điểm môi trường "xa rừng nhạt biển", nên tính thuần nông trong đời sống kinh tế thể hiện khá điển hình, thì ở Xứ Quảng, đồng bằng vừa nhỏ hẹp, điều kiện lấn biển "ngọt hoá" đất bồi để canh tác lúa khó khăn, hơn thế nữa, do địa hình biển nhiều đầm phá, nên từ lâu đã hình thành truyền thống thu nhặt, nuôi trồng thuỷ sản ven bê. Nếu như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã và đang diễn ra các quá trình trái ngược trong việc khai thác tài nguyên ven biển : Ngọt hoá đất để canh tác lúa trong quá trình lấn biển thì mấy thập kỷ gần đây lại "lợ hoá" để khai thác thuỷ sản, thì miền Trung nói chung và Xứ Quảng nói riêng từ trước tới nay chỉ khai thác tài nguyên biển là chính, như thu nhặt, nuôi trồng thuỷ hải sản, làm muối...
Một hình thức khai thác tài nguyên biển khá điển hình của Xứ Quảng là thu nhặt yến sào, tức tổ con chim yến sống và làm tổ trên các vách đá ngoài đảo, đặc biệt là yến sào ở đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam).Đây là loại thực phẩm vừa ngon lại vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao, do vậy, từ xưa người ta dùng yến sào như một vị thuốc để chữa bệnh. Loại yến sào này ở Quảng Nam thường gắn với tên làng Thanh Châu nổi tiếng, chuyên sản xuất yến sào, mà theo Lê Quý Đôn, nghề của làng này ra đời từ thế kỷ XVII. Người dân ở đây còn dựng đền thờ thần yến ở đảo Cù Lao Chàm với bức hoành phi ghi năm 1843 và bia cầu may niên đại 1848 (Nguyễn Văn Bổn, 2001). Còn "bia miệng" dân gian thì không rõ từ bao giê vẫn truyền tụng câu ca "Rủ nhau cơm gói ra Hòn, muốn ăn tổ yến phải lòn hang Khô".
Như trên chúng tui đã nói, trong các vùng biển ở nước ta thì biển Miền Trung, nhất là biển Xứ Quảng, nơi mà nghề đánh bắt cá trên biển, đầm phá nước lợ và trên sông rất phát triển. Đặc biệt nơi đây ra đời loại ghe bầu, mét sản phẩm đặc sắc của nghề biển Việt Nam, được từ điển hàng hải thế giới ghi nhận. Đây là loại thuyền mà mòi và lái đều nhọn, bụng bầu, độ ngấn nước sâu, nên thuyền có khả năng ra khơi xa. Bánh lái (kiểu lái cối, lái ống, lái âm dương...) đều có cấu tạo là sỏ lái xuyên trực tiếp vào bánh lái. Thuyền dùng loại buồm hình tứ gíac hay cánh dơi. Mắt thuyền khắc hình dài, trước tròn, đuôi mắt dài nhọn... Chính nhờ loại ghe bầu này mà người dân Xứ Quảng có thể vươn ra khơi xa để đánh bắt cá, đặc biệt là việc tổ chức đội lính Hoàng Xa có thể dùng thuyền ra chiếm cứ và canh phòng đảo cách xa đất liền gần 300 km. Xứ Quảng cũng là nơi có nhiều nguyên liệu để đóng thuyền, như các loại gỗ trên rừng: Kiền kiền, sao, chò, lim, giẻ..., mà ngay từ thế kỷ XVIII Lê Quý Đôn đã ghi lại trong sách Phủ Biên tạp lục của mình. Ngoài ra, nơi đây còn có các sản vật cần dùng cho nghề đóng thuyền là dầu rái, lá buồng, vỏ tràm, mây song... Theo chúng tôi, việc chế tạo và sử dụng ghe bầu không chỉ của người Việt ở Xứ Quảng, mà xưa hơn nữa là người Chăm. Có thể tên gọi ghe bầu là biến âm của tên gốc Chăm là Prau, mét loại thuyền mà người Mã Lai thường dùng đi lại giữa các đảo ở vùng Đông Nam Á hải đảo (Nguyễn Bội Liên, 1981).
Những hoạt động của con người liên quan tới biển của Xứ Quảng còn thể hiện trên lĩnh vực thương mại trên biển. Nếu căn cứ vào những sự kiện thương mại biển từ thế kỷ XVIII đến gần đây thì dường như các hoạt động thương mại biển có phần suy giảm, tính chất nông nghiệp trong hoạt động kinh tế của cư dân vùng này có phần nổi trội. Tuy nhiên, nếu lùi về quá khứ xa xưa hơn, thì vùng đất Xứ Quảng đã từng chứng kiến những hoạt động thương mại trên biển mang tính quốc tế khá nhén nhịp. Bằng chứng là sự tồn tại của các cảng thị khá nổi tiếng, như Chiêm cảng của Vương Quốc Chăm, cảng thị Hội An thời Đại Việt và cảng thị Đà Nẵng thời cận hiện đại.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, ngay từ đầu công nguyên, các hoạt động thương mại quốc tế ở Biển Đông khá nhén nhịp. Người cầm trịch cho các hoạt động này là cư dân nói ngôn ngữ Nam Đảo, mà một trong những hậu duệ của họ là người Chăm hiện nay. Di tích còn để lại cho những hoạt động biển này là cảng Đại Chiêm, mà Cù Lao Chàm là trấn sơn của hải cảng này. Có lẽ tổ tiên của người Chăm - người Sa Huỳnh đã từng sử dụng hải cảng này, tuy nhiên, với sự thành lập và hưng thịnh của vương quốc Chăm Pa, thì cảng thị này mới hoạt động sầm uất, đặc biệt là thời kỳ từ thế kỷ VII-X, là thời kỳ cực thịnh của cảng thị này. Đây là một mắt xích của con đường thông thương, đặc biệt là thông thương tơ lụa với Trung Quốc ở phía bắc, với Ên Độ, Ba Tư, Ả Rập, Địa Trung Hải ở phía tây. Sau này, cùng với sự suy tàn của Chăm Pa thì cảng thị mang tính thông thương quốc tế này cũng mất đi vị trí của mình và trở nên suy tàn (Hoàng Anh Tuấn, 2001).
Khi Xứ Quảng trở thành lãnh thổ của Đại Việt, thì chính trên vị trí của Chiêm Cảng - Cù Lao Chàm này đã hình thành một cảng thị mới, đó là Hội An - Faifo, vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, nơi đã thu hót các thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh... đến buôn bán, hình thành nên các phố Nhật, phố Tàu (Minh Hương)... Đây là cửa ngõ thông thương với bên ngoài của Chóa Nguyễn ở Đàng Trong, mà thủ phủ ở Phú Xuân - Huế, cách Hội An khoảng 100 km. Hoạt động thương mại ở đây khá nhén nhịp, trở thành nơi đô hội bậc nhất ở Đàng Trong. Và cũng như Chiêm Cảng - Cù Lao Chàm trước kia, với sự thay đổi dòng của Cửa Hàn, từ thế kỷ XVIII trở đi vị trí thương cảng Hội An đã phải nhường chỗ cho Đà Nẵng (Đô thị cỏ Hội An, 1991).
4. Văn hoá Xứ Quảng thể hiện một cách sinh động cả trên phương diện vật thể và phi vật thể. Trên mặt đất và trong lòng đất vùng này còn Èn chứa nhiều hiện vật văn hoá của nhiều líp văn hoá khác nhau : Văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chăm Pa, văn hoá Việt, văn hoá của người Hoa. Các di tích thánh địa Mỹ Sơn, tháp Trà Kiệu, thành Cổ Luỹ cùng vô vàn các di tích bia ký, giếng Chăm, các tác phẩm điêu khắc, phù điêu, tượng đá... là chứng tích của một nền văn hoá Chăm Pa rực rỡ trên đất Xứ Quảng. Tuy cái ghe bầu, chiếc cày Khu V đã chuyển sang tay người Việt sử dụng, nhưng vẫn còn hiển hiện sự khởi nguồn sáng tạo của người Chăm (Ngô Đức Thịnh, 1996).
Ngoài những chứng tích văn hoá cổ truyền Èn chứa trong lòng đất thì còn biết bao hiện tượng văn hoá phi vật thể còn Èn tàng trong tâm trí con người Xứ Quảng, trong đó trước nhất phải kể tới các hiện tượng tín ngưỡng, phong tục và lễ hội. Trên vùng đất Xứ Quảng nhân dân thường lập miếu và thờ phụng nữ thần, gọi chung là thờ Bà. Bà ở đây gồm cả Thiên Hậu, Tống Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngò Hành, Bà Thuỷ Long..., tuy nhiên, trong đó thờ Thiên Ya Na là tiêu biểu nhất. Bà còn có các danh xưng khác, như Bà Chóa Ngọc, Bà Chóa Trời, Bà Chóa Tiên, có nơi còn gọi là Bà Chóa Yàng. Thánh Mẫu Thiên Ya Na, mét vị nữ thần mang trong mình sự hỗn dung văn hoá Chăm-Việt. Điểm cực nam thờ Thánh Mẫu Thiên Ya Na là Tháp Bà Nha Trang, tất nhiên, sau này người Việt ở Miền trung đã mang Bà vào thờ phụng ở Nam Bộ, còn phía cực bắc, nơi thờ Bà một cách trang trọng và điển hình nhất là ở Điện Hòn Chén (Huế). Bà là "sản phẩm" của sự gặp gỡ giữa Bà Mẹ Xứ Sở Chăm (Pôn Inưr Gar) và thánh Mẫu Việt. Nói cách khác, Thiên Ya Na chính là sự Việt hoá Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm, mà địa bàn của quá trình Việt hoá này là miền trung Trung Bé.
Trong địa bàn Xứ Quảng và trung Trung Bé tuy cùng thờ phụng Thiên Ya Na - Bà Chóa Ngọc, nhưng ở mỗi địa phương việc thờ phụng này đều mang những sắc thái riêng. Ở Hòn Chén, Thiên Ya Na đã bị nhập vào hệ thống Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ, gần như thay thế vị trí trung tâm của thần điện, mà với Đạo Mẫu ở miền Bắc, đó là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, trong khi đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh bị đẩy xuống hàng thứ yếu hay bị biến mất. Ngược lại, ở Tháp Bà Nha Trang, vốn là nơi thờ Bà Mẹ Chăm Pôn Inưr Gar - mét hiện tượng tôn giáo hỗn dung giũa tín ngưỡng dân gian Chăm (thờ Mẹ) với Bà La Môn giáo (vợ của Siva), nay được thay tên Thiên Ya Na và khoác chiếc áo tín ngưỡng của người Việt. Do vậy có thể nói, Thiên Ya Na ở Hòn Chén là Thiên Ya Na- Đạo Mẫu Tam Phủ, còn Thiên Ya Na ở Tháp Bà Nha Trang là Thiên Ya Na- Bà La Môn giáo.
Hiện còn đang có những ý kiến khác nhau về bản chất tín ngưỡng Thiên Ya Na, đó là tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng ngư nghiệp hay kết hợp cả nông nghiệp và ngư nghiệp, tuy nhiên, ngày nay tuỳ từng nơi, do tính chất hoạt động sản xuất mà việc thờ phụng Thiên Ya Na mang những sắc thái khác nhau. Thí dụ, ở Sa Huỳnh thì người dân thờ Bà
Thiên.
- Loại lườn tròn, bằng nan tre đan thấy từ Quảng Trị đến Phan Thiết (Blue book; 1967).
Thuyền sông nội địa, ngoài các kiểu dáng vỏ trên, còn thấy các loại vỏ thuyền thúng nan tre, thuyền độc méc lòng máng. Vì cấu tạo vỏ thuyền Việt Nam hình hộp, đáy bằng hay tròn, nên khả năng chống sóng kém, thuyền hay chòng chành. Do vậy, ở các thuyền sông lớn hay thuyền biển thường có cây xiến. Ở nước ta, cây xiến mòi có thể xuất hiện từ các loại thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn. Ngày nay, cây xiến mòi đặt trước cột buồm lòng, sau cột buồm mòi, một số thuyền miền Trung đặt xiến mòi hình gươm ngay ở mòi thuyền. Những cây xiến mòi này có thể nâng lên hạ xuống khi cần thiết.
3. Về kích thước.
Nhìn chung thuyền Việt Nam có quy mô nhỏ. Thuyền quy mô lớn thường phát triển với vận tải lớn của một nền thương mại, ngoại thương phát triển. Ở nước ta vận tải lớn không phổ biến, thường là vận tải nhỏ. Trong lịch sử trước thời Tây Sơn, thuyền lớn nhất là những thuyền 100 mái chèo, mỗi mái 2 người đẩy xuất hiện vào cuối Trần - đầu Hồ và tồn tại suốt thời Lê - Trịnh, dài khoảng 25 - 30m, rộng 4 - 5m, trọng tải 120 - 150 tấn. Đến cuối thế kỷ XVIII Nguyễn Ánh nhờ Bồ và Pháp mà có những chiến hạm lớn kiểu Âu, sau đó có tự đóng thêm một số thuyền cỡ 42 pháo ứng với thuyền loại 3 của Châu Âu. Tây Sơn, để đối phó với sự giúp đỡ của châu Âu cho Nguyễn Ánh, đã tạo được bước vọt trong kỹ nghệ đóng tàu truyền thống, tạo ra những chiến hạm cực lớn có khả năng trang bị 60 pháo với 700 lính. Đối chiếu với bản phân loại thuyền đương thời ở châu Âu, những thuyền đó tương ứng thuyền loại 2, có lượng chiếm nước khoảng 900 tấn - Có thể nói đây là loại thuyền lớn vào loại nhất trong lịch sử nước ta.
Tuy nhiên, thuyền quy mô lớn tồn tại ở ta là hiện tượng đột xuất, chỉ có ý nghĩa chứng tỏ khả năng vươn tới của con người Việt Nam trước những đòi hỏi bức bách của lịch sử. Trong lịch sử cũng như thống kê dân
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top