coca2510

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực


A.MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên của con người, trong đó con người gắn bó với nhau bởi những quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Gia đình giúp duy trì sự phát triển của xã hội và nó được hình thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội khác nhau trong điều kiện kinh tế lúc bấy giờ, thế nên cũng vô cùng đa dạng. Đặc biệt gia đình được hình thành không hề phụ thuộc vào ý trí của nhà nước, mà nó thể hiện ý trí của hai bên nam nữ, thế nên việc tạo ra các điều luật chặt chẽ để ràng buộc những mối quan hệ này trong một khuôn khổ nhất định là vấn đề vô cùng cấp thiết. Dưới đây chúng tui xin được trình bày những tìm hiểu của nhóm về vấn đề : “Đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực ”.

B.NỘI DUNG
I. Khái niệm và thực trạng hôn nhân ở Việt Nam và thế giới:
1) Khái niệm về hôn nhân, hôn nhân hợp pháp và hôn nhân thực tế:
Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, nhằm chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 1 và Điều 18 luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Về nguyên tắc quan hệ hôn nhân chỉ được coi là hợp pháp khi hai bên nam nữ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn, thực hiện đăng ký kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đúng nghi thức.
Nhưng trong thực tế vẫn còn có rất nhiều trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, mà không có đăng kí kết hôn; họ đến với nhau là hoàn toàn tự nguyện và với mục đích xây dựng gia đình, những người này có thể đủ hay không đủ điều kiện kết hôn, nhưng họ vẫn tổ chức đám cưới hay nghi lễ cưới hỏi để công bố với tất cả mọi người và việc họ chung sống với nhau lại đều được cả 2 bên gia đình chấp nhận, được xã hội xung quanh hay những người thân coi như vợ chồng. Những trường hợp như trên được gọi là “Hôn nhân thực tế”.
Vậy thuật ngữ “Hôn nhân thực tế ” chỉ quan hệ vợ chồng mà khi xác lập quan hệ đó các bên nam nữ không tiến hành đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật. Mặc dù không có Giấy chứng nhận kết hôn nhưng các bên nam nữ vẫn chung sống với nhau như vợ chồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội.

2) Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam và thế giới:
Chúng ta biết rằng, với tư cách là một thực thể xã hội, gia đình hình thành không phụ thuộc vào các thủ tục hành chính do Nhà nước đặt ra.Việc chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn là một hiện tượng xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Có nhiều lí do để một người nam và một người nữ không đăng kí cuộc sống chung của mình.
Trong lịch sử Pháp luật Việt Nam đương đại, quy định về đăng kí kết hôn không phải luôn được tuân thủ chặt chẽ. Một mặt, do hoàn cảnh chiến tranh nên việc quản lý hộ tịch gặp nhiều khó khăn. Nhiều cặp vợ chồng, cán bộ, bộ đội kết hôn trước sự chứng kiến của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, của bạn bè, làng xóm mà không có một thủ tục pháp lý nào khác. Mặt khác, là do phong tục, tập quán ở những nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và một số địa phương còn lạc hậu; có nơi có phong tục, tập quán là việc nam nữ trở thành vợ chồng chỉ cần có sự đồng ý của già làng, trưởng bản hay có sự đồng ý của hai bên cha mẹ là đủ. Họ không thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đăng kí kết hôn tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thậm chí họ còn không biết đến quy định về đăng kí kết hôn. Trong những trường hợp này, về mặt chủ quan, người nam và người nữ vẫn cư xử đúng như cặp vợ chồng đích thực, chăm sóc, giúp đỡ nhau, sinh con và cùng nhau vun đắp cho cuộc sống gia đình.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc không đăng kí kết hôn còn có một nguyên nhân khác: đó là sự lựa chọn chủ động của hai người trong cuộc, họ không đăng kí vì họ không muốn làm thủ tục này. Có nhiều lí do cho thái độ xử sự này: có nhiều người lớn tuổi, những người đã ly dị hay ở góa không cảm giác tính cần thiết của việc này trước sự chín chắn của mình và cho sự kết hợp lúc xế chiều của mình hay đã mệt mỏi với những mối liên hệ chặt chẽ của cuộc sống hôn nhân. Hiện nay trong giới trẻ đang tồn tại một xu hướng khác đó là không muốn đăng kí kết hôn để có thể có một lối ra dễ dàng khi họ không muốn ràng buộc nhau nữa. Từ đó có thể thấy những người chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn hiểu rằng họ không phải là vợ chồng trước pháp luật và họ chủ động chấp nhận tình trạng này. Quan hệ chung sống như vợ chồng không có đăng kí kết hôn lúc này có thể trở thành một lối sống, một hiện tượng xuất hiện bên cạnh các cuộc hôn nhân hợp pháp.

II. Quan điểm và đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng (Hôn nhân thực tế) mà không đăng kí kết hôn,nhưng không trái pháp luật ở Việt Nam khi bộ luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực :

1) Quan điểm của pháp luật đối với quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng kí kết hôn và không trái pháp luật trước và sau khi luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực:
Theo nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì công nhận việc chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn là hợp pháp và giữa họ vẫn phát sinh quan hệ vợ chồng.
Nhưng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Điều 11 có quy định :
“ 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
2. Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa”.

Như vậy, kể từ ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn, dù có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật cũng không được công nhận là hôn nhân thực tế và không có giá trị pháp lý. Điều này thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta là sẽ chấm dứt việc công nhân “hôn nhân thực tế”.

2) Đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không trái pháp luật :
Với tinh thần trên, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Nghị định số 77/2001/N-CP và thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001 đã có những hướng dẫn cụ thể việc giải quyết về mặt pháp luật đối với những trường hợp vi phạm việc đăng kí kết hôn trước và sau ngày 1/1/2001.
_ Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987:
Căn cứ vào khoản a điều 3 Nghị quyết số 35 quy định:
a) Trong tr¬ường hợp quan hệ vợ chồng đ¬ợc xác lập tr¬ước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà ch¬ưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong tr¬ường hợp có yêu cầu ly hôn thì đ¬ược Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
Như vậy trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 vi phạm thủ tục đăng kí kết hôn sẽ không bị buộc phải đăng kí kết hôn và theo Điều 1, Điều 2 Nghị định số 77/CP trường hợp này được “nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho đăng kí kết hôn”. Việc đăng kí kết hôn của họ không bị hạn chế về mặt thời gian, họ được miễn lệ phí đăng kí kết hôn.
Không buộc phải đăng kí kết hôn và vẫn thụ lý để giải quyết việc ly hôn nếu các bên yêu cầu. Điều này được hiểu rằng chúng ta chấp nhận quan hệ “hôn nhân thực tế” đối với những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987. Đối với trường hợp này cách giải quyết như vậy là hợp lý và chúng tui cũng tán thành với các quan điểm sau:
“ - Thứ nhất, quan hệ này được xác lập trong một thời điểm đặc biệt, trước khi chưa có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, chúng ta mất một khoảng thời gian dài đất nước bị chia cắt. Điều này tác động không

V . Một số kiến nghị đề xuất để giải quyết vấn đề chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn :
Theo số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, năm 2001 tỷ lệ “hôn nhân” không đăng kí kết hôn vẫn chiếm tỉ lệ gần 7% trong tổng số gia đình.Việc không thừa nhận “hôn nhân thực tế” của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 là hoàn toàn đúng,quyết định này dựa vào một số cơ sở thực tiễn lý luận và thực tế sau :
- Không thừa nhận “hôn nhân thực tế” để đảm bảo tính pháp chế trong việc thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân, tạo điều kiện cho các Toà án giải quyết các án kiện về hôn nhân và gia đình được thuận lợi và thống nhất.
- Sự phát triển về kinh tế, xã hội là một điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc đăng kí kết hôn.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được chú trọng.
- Hệ thống các cơ quan hộ tịch tiếp tục được củng cố cùng với những cải cách thủ tục hành chính – môi trường thuận lợi cho người dân đăng kí kết hôn.
Dựa trên tinh thần của bộ Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chúng tui có một số kiến nghị xin được đề xuất để cải thiện tình hình hôn nhân thưc tế ở Việt Nam :
- Đầu tiên là nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân, để người dân hiểu rõ và tự lựa chọn cách sống cho mình.
- Cần có những quy định riêng để điều chỉnh mối quan hệ của các cặp nam nữ chung sống như vợ chồng để tránh những vấn đề phức tạp giữa các bên sẽ phát sinh trong trời gian chung sống
- Cần kiên quyết xử lý đối với những trường hợp chung sống trái pháp luật và buộc họ chấm dứt việc chung sống đó.
- Tạo điều kiện, khuyến khích đăng kí kết hôn cho những trường hợp vi phạm nhưng còn hạn chế về mặt nhận thức.

C. KẾT LUẬN
Các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, phong tục tập quán đều có ảnh hưởng nhất định, chi phối đến việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ. Việc chung sống đó sẽ còn tồn tại như một hiện tượng xã hội khách quan không phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Vấn đề là ở chỗ Nhà nước cần có quan điểm, phương hướng giải quyết rõ ràng cụ thể đối với từng dạng sống chung khi có tranh chấp xảy ra, sao cho vừa đảm bảo được quyền lợi chính đáng của các bên đương sự, vừa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, không để bất cứ hiện tượng nào không phù hợp các chuẩn mực xã hội mà không được pháp luật điều chỉnh.

DANH MỤC TÀI KIỆU THAM KHẢO:
Diendanphapluat.vn
Luatsu360.com.vn
Thuvienphapluat.vn
Vietbao.vn
Hongha.vn
Vnespress.net
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Bộ luật Hình sự năm 1999 số hiệu 15/1999/QH10
Luật Dân sự năm 2005
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nghị định 87/NĐ-CP ngày 21/1/2001
Nghị quyết số 35/2000/QH10
Tạp chí Nhà nước và pháp luật năm 2005
Đề tài khoa học cấp trường: “Giải quyết vấn đề hôn nhân thực tế theo luật hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000”_Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ
Tạp chí luật học số 1- số 6 -2000












MỤC LỤC

A.MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
I. Khái niệm và thực trạng hôn nhân ở Việt Nam và thế giới:

II. Quan điểm và đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng (Hôn nhân thực tế) mà không đăng kí kết hôn,nhưng không trái pháp luật ở Việt Nam khi bộ luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực :
III. Trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật vi phạm điều 9, điiều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; cách giải quyết của pháp luật Việt Nam :


IV . Hậu quả pháp lý của việc không xác lập quan hệ chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn

V . Một số kiến nghị đề xuất để giải quyết vấn đề chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn :

C. KẾT LUẬN

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận Đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hô Tài liệu chưa phân loại 2
B Bài giảng Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội Tài liệu chưa phân loại 0
D một số xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, ý nghĩa đối với việc thực hiện đường lối đối ngoại của đảng Môn đại cương 0
D đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước Môn đại cương 0
D Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác Lenin với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954 Lịch sử Việt Nam 0
B Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và nội dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới 1986-1991 Khoa học Tự nhiên 6
L Một số đường lối đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Kiến trúc, xây dựng 0
S Phát triển du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top