tctuvan

New Member
Các câu hỏi như sau:
Câu 1: Tại sao hối phiếu lại có tính lưu thông được? Số tiền trên thư tín dụng và số tiền trên hối phiếu có liên quan với nhau như thế nào?
Câu 2: Tín dụng là gì? Bản chất của nó? Lợi ích của tín dụng trong giao dịch thương mại quốc tế.
Câu 3: Điều 30 trong UCP 500 quy định “Ngân hàng chấp nhận vận đơn B/L do người giao nhận ký”. Nếu đại lý của người giao nhận ký B/L thì ngân hàng có chấp nhận không? Vì sao?
---------------------------

Câu 1: cách thanh toán tín dụng chứng từ là gì? Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên có liên quan đến cách này?
Câu 2: Nêu kỹ thuật nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu. Tại sao phải có nghiệp vụ này, nó được sử dụng trong trường hợp nào?
Câu 3: L/C không ghi ngày hết hạn hiệu lực. Ngày xuất trình chứng từ có hiệu lực để thanh toán được hiểu như thế nào?
---------------------------

Câu 1: Tại sao phải đảm bảo giá trị của đồng tiền thanh toán? cách đảm bảo nào hạn chế được nhiều rủi ro nhất? Cho ví dụ.
Câu 2: Khi ký hợp đồng xuất khẩu, thời hạn hiệu lực của L/C có cần thiết đối với người bán hàng hay không? Tại sao?
Câu 3: Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng trong nước với giá 6.000 VNĐ/1 sản phẩm và xuất khẩu sang Singapore với giá 1,2 SGD/1 sản phẩm. Tỉ giá hối đoái tại Hà Nội ghi 1 SGD = 7000 VNĐ. Sau 3 tháng giá cả và tỉ giá hối đoái tại thị trường Việt Nam thay đổi. Giá sản phẩm đã tăng lên 8.400 VNĐ/1 sản phẩm, tỉ giá hối đoái tại Hà Nội là 1 SGD = 12.000 VNĐ. Cho biết tình hình xuất khẩu hàng hoá trên thị trường này diễn ra như thế nào? Để tăng cường xuất khẩu hàng hoá trên thị trường này doanh nghiệp Việt Nam nên làm gì?
-----------------------------

Câu 1: Tại sao phải đảm bảo giá trị của đồng tiền thanh toán? cách bảo đảm nào hạn chế được nhiều rủi ro nhất? Cho ví dụ.
Câu 2: Một thư tín dụng không ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày giao hàng được hiểu như thế nào?
Câu 3: Doanh nghiệp A của Việt Nam nhập khẩu hàng điện tử từ Hồng Kông với giá 2 HKD/1 sản phẩm và bán ra trên thị trường Việt Nam là 18.000 VNĐ/1 sản phẩm. Tỉ giá hối đoái được công bố tại Hà Nội vào thời điểm này là 1 HKD = 7.000 VNĐ. Sau 3 tháng ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lại tỉ giá 1 HKD = 11.500 VNĐ. Giả thiết rằng giá cả tại hai thị trường hầu như không thay đổi. Hãy cho biết tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp A diễn ra như thế nào?
---------------------------

Câu 1: Nêu nghiệp vụ chấp nhận trả tiền và nghiệp vụ bảo lãnh hối phiếu. Loại phiếu nào được sử dụng trong nghiệp vụ chấp nhận, trường hợp nào sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh?
Câu 2: Khái niệm về cách thanh toán quốc tế. cách nào được sử dụng rộng rãi trong buôn bán xuất nhập khẩu?
Câu 3: Ngân hàng Việt Nam cần 1 triệu USD trong thời gian 3 tháng. Tỉ giá giao nhận ngay tại Hà Nội 1 $ = 14.000 VNĐ, tỉ giá giao nhận kỳ hạn tại Hà Nội là 1 $ = 14.500 VNĐ. Ngân hàng đó đã tiến hành nghiệp vụ SAWP như thế nào?

Download :
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top