daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐỀ CƯƠNG THƯ C HÀ NH VI SINH Y HỌ C
(ĐỐI TƯỢNG SV Y2 CHÍNH QUY)
Câu 1. Kể tên các loại hình thể vi khuẩn và cho ví dụ minh họa với các loại
vi khuẩn mà anh (chị) đã biết qua học thực hành?
Các loại hình thể vi khuẩn : cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn.
- Cầu khuẩn: là những vi khuẩn có hình cầu, ví dụ: tụ cầu vàng, liên cầu A,
lậu cầu, phế cầu…
- Trực khuẩn: là những vi khuẩn có hình que, ví dụ: trực khuẩn lao, trực
khuẩn shigella gây bệnh lỵ, trực khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn…
- Xoắn khuẩn: là những vi khuẩn xoắn theo dạng lò xo, ví dụ: xoắn khuẩn
giang mai, leptospira…
Câu 2. Nêu các phương pháp chẩn đoán vi sinh vật, cho ví dụ minh họa?
Các phương pháp chẩn đoán vi sinh vật gồm: chẩn đoán trực tiếp và chẩn đoán
gián tiếp:
1. Chẩn đoán trực tiếp: là phương pháp nhằm xác định sự có mặt của vi sinh
vật, thành phần cấu tạo của vi sinh vật (enzym, thành phần kháng nguyên: lông,
vỏ, vách), các sản phẩm do vi sinh vật tạo ta (độc tố, độc lực).
- Bao gồm các kỹ thuật:
. Soi tươi: Soi trực tiếp vi khuẩn sống
. Nhuộm soi: Giết vi khuẩn rồi nhuộm màu
. Nuôi cấy: tạo môi trường dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển tồi cấy lên môi
trường để xác định tính chất, định danh.
. Gây bệnh trên thực nghiệm: lên các loài động vật
. Phát hiện kháng nguyên bằng các phản ứng miễn dịch bằng kháng thể mẫu.
. Kỹ thuật sinh học phân tử: phát hiện AND/ARN (quá trình tổng hợp AND
thực hiện bên ngoài phân tử sống)
VD: để chẩn đoán vi khuẩn lao:
. Nhuộm Ziel-Neelsen
. Nuôi cấy (từ 2 đến 8 tuần mới tạo được khuẩn lạc)
. Gây bệnh thực nghiệm trên chuột lang
. Phản ứng miễn dịch (nhuộm miễn dịch huỳnh quang)
. PCR để xác định DNA của vi khuẩn lao.
2. Chẩn đoán gián tiếp:
- Là phương pháp xác định sự có mặt của kháng thể đặc hiệu với kháng
nguyên của vi sinh vật trong huyết thanh của bệnh nhân.
- Kháng thể này được tìm thấy trong huyết thanh của bệnh nhân nên phản
ứng này còn được gọi là phản ứng huyết thanh học.
- Nguyên lý: dùng kháng nguyên mẫu để tìm kháng thể.
- Tùy theo từng loại vi sinh vật có thể áp dụng các kỹ thuật hiệu quả nhất,
phù hợp nhất.
Câu 3. Tiệt trùng là gì? Nêu các phương pháp được sử dụng trong tiệt
trùng?
1. Khái niệm: Tiệt trùng là tiêu diệt tất cả các vi sinh vật (kể cả nha bào) và
bất hoạt virus hay loại bỏ hoàn toàn ra khỏi vật cần tiệt trùng.
2. Các biện pháp tiệt trùng
- Nguyên tắc chung: tất cả các biện pháp đều phải tiêu diệt được vi sinh
vật và nha bào ở cả trong và ngoài vật cần tiệt trùng.
2.1. Khí nóng khô
- Không khí được sấy nóng bằng tủ sấy 170-180 oC/1h
- Áp dụng: để tiệt trùng các vật dụng chịu nhiệt như kim loại, thủy tinh, đồ
gốm. Không dùng để tiệt trùng các vật dễ cháy như nhựa, cao su…
2.2. Hơi nước ở áp suất cao (to cao)
- Sử dụng lò hấp (nồi hấp) tạo hơi nước căng và bão hòa ở nhiệt độ >100oC
dùng để tiệt trùng.
- Áp dụng: tiệt trùng các công cụ kim loại, thủy tinh, đồ vải, cao su, một số
chất dẻo, dung dịch lỏng, môi trường nuôi cấy vi khuẩn. Sử dụng thận trọng,
đảm bảo các quy tắc về an toàn.
2.3. Tia Gama
- Là bức xạ ion hóa giàu năng lượng có thể tiêu diệt vi sinh vật
- Áp dụng: tiệt trùng chỉ katgut và các vật dụng nhạy cảm với Ethylenoxid
hay nhiệt độ cao như catheter và các mảnh ghép.
- Tiệt trùng các công cụ và bông băng trong những túi đóng sẵn.
2.4. Sử dụng hóa chất
- Thường dùng là ethylenoxid và Formaldehyd
- Hạn chế: ethylenoxid là chất độc, gây dị ứng, kích thích niêm mạc mạnh
và dễ gây cháy, ung thư. Vì vậy khi sử dụng phải cẩn thận, đề phòng cháy nổ.
2.5. Lọc vô trùng
- Lọc bằng màng: dùng màng lọc với khe hở nhỏ đủ để giữ lại vi sinh vật
- Lọc sâu: dòng chảy đi qua 1 lớp vật liệu có cấu tạo sợi, hạt và gắn những
vi sinh vật vào cấu trúc mạng.
- Áp dụng: chỉ để lọc chất khí, lỏng, những sản phẩm sinh học không thể
áp dụng các biện pháp tiệt trùng khác.
Câu 4. Khử trùng là gì? Các phương pháp được sử dụng trong khử trùng ?
1. Định nghĩa: khử trùng là làm cho vật được khử trùng không còn khả
năng gây nhiễm trùng (tiêu diệt mầm bệnh mà không phải là tất cả vi sinh vật)
Nguyên tắc: bất hoạt không phục hồi lại các mầm bệnh
Vai trò: Có vai trò quan trọng khi các tác nhân gây bệnh có thể tồn tại ở nhiều
nơi mà việc tiệt trùng vì nhiều lý do kinh tế và thực thế không thể áp dụng rộng
rãi được.
2. Các biện pháp vật lý
2.1. Hơi nước nóng
- Thường dùng luồng hơi nước nóng 80-100oC vì nó tiêu diệt tế bào sinh
trưởng ở trạng thái tự do trong vài phút.
- Áp dụng: khử trùng chăn, màn, quần áo, các công cụ đã dùng của người
bệnh
2.2. Tia cực tím
- Cơ chế: tia cực tím làm biến đổi cấu trúc các phân tử của vi sinh vật như
acid nucleic dẫn đến đột biến làm hỏng vật liệu di truyền và chết.
- Áp dụng: khử trùng không khí hay nước sạch
- Hạn chế: - diệt được hầu hết vi khuẩn nhưng không tiêu diệt được nha
bào và bào tử nấm, có thể gây viêm kết mạc và giác mạc
3. Các biện pháp hóa học.
3.1. Cồn
- Cơ chế: làm biến tính protein và phá hủy cấu trúc màng tế bào.
- Áp dụng: khử trùng da, nhất là khử trùng bàn tay trong phẫu thuật và vệ
sinh phòng bệnh.
- Hạn chế: không tiêu diệt được nha bào, tác dụng diệt virus có nhiều ý
kiến khác nhau. Cồn dễ cháy và dễ bay hơi. Khi sử dụng dùng cồn 70o để tránh
bỏng da.
3.2. Phenol và dẫn xuất phenol
- Cơ chế: phá hủy màng tế bào, bất hoạt enzym và biến tính protein
- Áp dụng: chỉ dùng để đánh giá tác dụng sát khuẩn của 1 hóa chất.
- Chỉ số phenol là [P]min/[chất sát khuẩn]min cùng có tác dụng như nhau
lên 1 loài vi khuẩn trong một thời gian nhất định
Huyết tương bị lấy mất phần fibrinogen gọi là huyết thanh, hay huyết thanh +
các yếu tố đông máu = huyết tương. Huyết tương có chứa các chất đông máu
nên bị đông, còn huyết thanh không có yếu tố đó nên không bị đông và ở dạng
lỏng.
2. Cách đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh:
- Nếu đường kính khuyến cáo có dạng a – b thì x>a,b là S, x a≤x≤b là I
- Nếu đường kính khuyến cáo dạng ≤a, ≥b thì x≤a là R, x≥b là S và a mới là I.
III. THAM KHẢO
1. Viêm gan B
2. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Một bệnh nhân bị viêm gan B khi đến khám bác sĩ thường chỉ định cho làm xét
nghiệm các marker viêm gan B. Vậy marker viêm gan B gồm những xét nghiệm
gì và giá trị của các xét nghiệm này như thế nào. Bài viết này sẽ giới thiệu với
quý độc giả những nội dung trên.
Các marker viêm gan B gồm: HBsAg, Anti-HBs (HBsAb), HBeAg, Anti-HBe
(HBeAb), Anti-HBc, Anti-HBc IgM.
Xét nghiệm HBsAg
Là xét nghiệm quyết định chẩn đoán viêm gan B. Để kết luận có viêm gan B
hay không phải làm xét nghiệm HBsAg chứ không phải là xét nghiệm
HBVDNA. Nếu dương tính nghĩa là bạn bị viêm gan B. Nếu âm tính nghĩa là
bạn không bị viêm gan B. Xét nghiệm HBsAg có xét nghiệm định tính hoặc
định lượng: xét nghiệm định tính cho biết bệnh nhân có bị viêm gan B hay
không, còn xét nghiệm định lượng cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít,
có giá trị để theo dõi điều trị.
Xét nghiệm Anti-HBs
Anti-HBs là kháng thể kháng HBsAg. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh hay sau
khi tiêm vaccine nếu có kháng thể Anti-HBs là đã có miễn dịch. Nồng độ AntiHBs > 10 mUI/ml được coi là có tác dụng bảo vệ.
Xét nghiệm HBeAg
HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B. Sự xuất
hiện HBeAg chứng tỏ virus đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh. HBeAg
dương tính là một chỉ tiêu chứng tỏ virus đang hoạt động. HBeAg âm tính có 2
khả năng: virus không hoạt động hay virus đột biến. Để khẳng định virus đột
biến cần xét nghiệm HBVDNA và HBV genotyping.
Xét nghiệm Anti-HBe
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top