daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
DỂ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử.
1. Trình bày khái niệm chung về TMĐT. (Nếu đề có yêu cầu phân tích khái niệm chung về TMĐT thì trình bày các khái niệm bộ phận sau đó dẫn dắt để đi tới khái niệm chung.)
2. Trình bày các lợi ích của TMĐT.
3. Trình bày các hạn chế của TMĐT.
4. Trình bày cách thức phân chia TMĐT thuần túy và TMĐT từng phần.
5. Trình bày các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ. (phần này có tài liệu đính kèm là nội dung 1.4.1).
Chương 2: Các mô hình kinh doanh điện tử.
1. Trình bày khái niệm về mô hình kinh doanh. ( Có hai khái niệm của Effraim Turban và Paul Timmer, nhớ chỉ rõ là mình đi theo khái niệm nào).
2. Trình bày các mô hình doanh thu trong thương mại điện tử (Có 5 mô hình doanh thu cơ bản: Quảng cáo, đăng ký, giao dịch, bán hàng, liên kết. Nên cho ví dụ cụ thể đối với mỗi mô hình)
3. Trình bày 2 yếu tố: mục tiêu giá trị và mô hình doanh thu của một mô hình kinh doanh TMĐT, cho ví dụ minh họa.
4. Trình bày 8 yếu tố cấu thành của một mô hình kinh doanh điện tử.
5. Trình bày mô hình nhà bán lẻ điện tử, cho ví dụ minh họa.
6. Trình bày mô hình cổng thông tin, cho ví dụ minh họa.
7. Trình bày mô hình nhà tạo thị trường, cho ví dụ minh họa.
8. Trong B2B chỉ cần xem duy nhất một mô hình đó là Sàn giao dịch B2B.
Chương 3: An toàn trong TMĐT.
1. Phân tích các vấn đề đặt ra đối với an toàn trong TMĐT. (nội dung 3.1)
2. Trình bày các hình thức tấn công kỹ thuật (tấn công từ bên ngoài doanh nghiệp) trong TMĐT, cho ví dụ minh họa.
3. Trình bày các hình thức tấn công phi kỹ thuật (tấn công từ bên trong doanh nghiệp) trong TMĐT, cho ví dụ minh họa.
4. Trình bày về quy trình quản trị an toàn thông tin, các lỗi thường mắc phải trong quá trình quản trị an toàn.
5. Phân biệt mã hóa khóa công khai và mã hóa đơn khóa. (phân biệt rõ cả khái niệm, ưu nhược điểm của từng loại).
6. Trình bày các quy trình tạo chữ ký điện tử.
7, Theo anh (chị) người sử dụng cần làm gì để tự bảo vệ mình khi tham gia vào các giao dịch TMĐT ( Hướng dẫn: người sử dụng cần bảo vệ hệ thống của mình bằng một phần mềm tường lửa và một chương trình diệt virus hữu hiệu, đồng thời cần biết cách nhận diện một site TMĐT an toàn là như thế nào)
8. Trình bày về tường lửa, ưu nhược điểm của tường lửa.
Chương 4: Các hệ thống thanh toán điện tử.
1. Trình bày các yêu cầu đối với một hệ thống thanh toán điện tử ( bao gồm: tính riêng tư, tính ẩn danh, tính phổ biến...)
2. So sánh quy trình thanh toán thẻ tín dụng trong TM truyền thống với thanh toán thẻ trong TMĐT.
3. So sánh giữa thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ. Theo anh (chị), đối với Việt Nam hiện nay thì loại thẻ nào là phù hợp hơn cả.
4. Trình bày về thẻ thông minh ( Khái niệm và 3 loại thẻ thông minh cơ bản).
5. Trình bày về thẻ lưu trữ giá trị, cho ví dụ minh họa.
6. Trình bày về quy trình thanh toán séc điện tử của Authorize.net.
7. Trình bày về vi thanh toán điện tử (Khái niệm và hai cách thức tiến hành vi thanh toán).

1.4. Các lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử
TMĐT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Dưới đây sẽ đề cập một cách sơ lược đến các lĩnh vực có ứng dụng TMĐT trong thực tế.
1.4.1. Thương mại hàng hóa, dịch vụ
a. Các ngành sản xuất và thương mại bán buôn B2B
Các giao dịch cung ứng, mua bán nguyên nhiên liệu chính cho sản xuất, cung ứng sản phẩm từ nhà sản xuất tới các đại lý tiêu thụ và các trung gian trong lĩnh vực hoạt động của mạng trao đổi dữ liệu điện tử EDI.
Thương mại các hàng hoá phục vụ bảo trì, sửa chữa và vận hành MRO - Maintenance, Repaire and Operation bao gồm các sản phẩm như văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình được thực hiện qua các website bán buôn .
b. Bán lẻ điện tử. (e-tailing)
Bán lẻ điện tử (tương tự với bán lẻ trong thương mại truyền thống) là bán hàng hoá và dịch vụ cho các khách hàng riêng lẻ. Tuy nhiên khác với bán lẻ truyền thống, bán lẻ điện tử được tổ chức bán qua các cửa hàng trực tuyến mà bản chất là bán hàng qua các e-catalog và giỏ bán hàng điện tử (nghiên cứu chương II).
Trong nhiều năm gần đây phát triển việc mua bán hàng hoá tại nhà từ các catalog truyền thống đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và đem lại những nguồn lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Các kênh bán hàng qua TV đã thu hút hàng triệu người mua hàng hơn hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các kênh bán hàng này có những hạn chế: chi phí cao, catalog bằng giấy nhiều khi không cập nhật; nhiều người cảm giác khó chịu với các tờ giấy rác được sử dụng trong các catalog vứt bừa bãi; mua hàng qua truyền hình bị giới hạn trong những mặt hàng được giới thiệu trên màn ảnh TV vào bất cứ thời điểm nào cho trước.
Bán hàng trực tuyến cung cấp một phương án thay thế cho mua hàng bằng catalog và qua TV, thu hút rất nhiều người tiêu dùng.
Ví dụ website bán lẻ trực tuyến trong nước và trên thế giới (retailing on the web): , (Công ty điện toán và truyền số liệu – VDC), (Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Uy tín).
c. Kinh doanh dịch vụ
Trong kinh doanh dịch vụ, website của các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin, cập nhật thông tin mới nhất về dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Các website của doanh nghiệp có những mục cung cấp những thông tin bổ ích khác liên quan đến lĩnh vực dịch vụ của doanh nghiệp miễn phí cho người xem, nhằm nâng cao ấn tượng và niềm tin của người xem đối với doanh nghiệp. Thông tin về những dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp trên website còn có thể kích thích nhu cầu của khách ghé thăm trang web.
Khi xây dựng các website kinh doanh dịch vụ nên có đầy đủ địa chỉ, hướng dẫn đặt dịch vụ qua điện thoại hay có chức năng đặt dịch vụ qua email, qua biểu mẫu điện tử (e-form). Nếu doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh dịch vụ vượt khỏi biên giới quốc gia, những website này có thể có chức năng thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi khách hàng là người nước ngoài.
Ví dụ: công ty tư vấn du học nên có website giới thiệu chi tiết về dịch vụ của mình. Ngoài ra, trên website cũng nên có những thông tin bổ sung, giới thiệu về điều kiện ăn ở, sinh hoạt ở từng quốc gia, từng trường. Và những thông tin giới thiệu về những khách hàng (du học sinh) của công ty đang học ở nước ngoài sẽ có sức thuyết phục cao đối với khách hàng tiềm năng. Hay một công ty tư vấn luật sẽ có một website ngoài việc đăng tải thông tin về công ty, về dịch vụ, còn đăng tải khối lượng lớn những thông tin về luật, về những tình huống luật, về những trường hợp công ty đã thực hiện tư vấn, bào chữa thành công...
Một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trong TMĐT
- Vận tải: Các website vận tải cho phép công ty vận tải thu nhận và tập hợp đơn đặt hàng tốt hơn, phát huy tối đa công suất phương tiện, hạ giá thành vận chuyển, đảm bảo đưa hàng kịp thời tới nơi đã định. Các website này cũng cho phép khách hàng theo dõi hàng hóa trên đường vận chuyển. Quá trình thanh toán cũng có thể thực hiện trực tuyến. Ví dụ: , , .
Các dịch vụ du lịch: bán vé máy bay, vé xem phim, biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ nghỉ cuối tuần trọn gói cho gia đình đều có thể được thực hiện hiệu quả trên mạng, tiết kiệm chi phí cho người cung ứng dịch vụ và thời gian của người tiêu dùng dịch vụ.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top