daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Câu 1 : cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là gì ? Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?
Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là :DNA .
2 thí nghiệm chứng minh : hiện tượng tải nạp và hiện tượng biến nạp .
Thí nghiệm 1 : hiện tượng biến nạp . Thực hiện bởi F.Griffith 1928 ; * Đối tượng : song phế cầu khuẩn (Diplococus pneumoniae) ; - Dòng S : + khuẩn lạc trơn ; + có vỏ bọc bằng polysaccharid ; +có khả năng gây bệnh viêm phổi cho thú ; - Dòng R : + khuẩn lạc nhăn ; + không có vỏ bọc ; + không có khả năng gây bệnh cho thú ; * Tóm tắt thí nghiệm : - Trên nhóm chuột thứ 1 : Tiêm song phế cầu khuẩn dòng S  chuột bị bệnh viêm phổi và chết ; - trên nhóm chuột thứ 2 : Tiêm song phế cầu khuẩn dòng R  chuột sống bình thường ; - Trên nhóm chột thứ 3 : Tiêm song phế cầu khuẩn dòng S đã được khử độc bằng cách dùng to cao phá hủy lớp vỏ bọc chuột sống bình thường ; - Trên nhóm chuột thứ 4 : tiêm đồng thời 2 dòng song phế cầu , dòng R và dòng S đã khử độc chuột chết . ; =>khi phân lập người ta tìm thấy trong máu chuột có song phế cầu dòng S . **Giải thích thí nghiệm : - Trước khi tiến hành thí nghiệm người ta nghiên cứu tính chất của 2 dòng thì đột biển chỉ xảy ra 1 chiều từ dòng SR ; - Thí nghiệm : nuôi vi khuẩn dòng R trong môi trường dinh dưỡng , trong đó có thêm dung dịch tinh chế từ những vi khuẩn dòng S đã khử độc . Sau thời gian nuôi cấy , xuất hiện nhiều vi khuẩn dòng S có khả năng gây bệnh ; ++ Tính trạng dòng S đã truyền qua cho dòng R một chất nào đó ; ++Kết quả phân tích : đó chính là DNA ; ++DNA được gọi là yếu tố biến nạp ; ++ Có sự xâm nhập của DNA từ tế bào thuộc 1 kiểu di truyền này sang tế bào thuộc 1 kiểu di truyền khác  có sự thay thế gen vật nhân bằng gen vật cho qua con đường tái tạo; ++DNA là vật chất di truyền
Thí nghiệm 2 : hiện tượng tải nạp . Thực hiện bởi J.Lederberg , N.d.Zinder , 1952 ; ; - Đối tượng thí ngiệm : salmonella typhimurium(Sal) : + Dòng Sal.2A tổng hợp được tryptophan(trp) ; + Dòng Sal.22A không tổng hợp được Trp ; - Nuôi cấy 2 dòng ở 2 nhánh ống nghiệm có vách ngăn , ngăn vi khẩn qua lại . Môi trường nuôi cấy không có Trp ; - Cả 2 dòng Sal đều phát triển , nhưng số lượng không như đoán ; - Giải thích kết quả thí nghiệm : + đột biến :không ; + chất trích của Sal.2A : không ; + khi phân tích trong môi trường nuôi cấy thì thấy có thể sống kích thước rất bé , sống kí sinh trên Sal.2A lấy DNA của Sal.2A làm nguyên liệu để sinh sản bằng thực khuẩn thể T4 ; + T4 xuyên vách ngăn xâm nhập Sal.22A ; + T4 tải DNA của Sal.2A nạp vào Sal.22A ; - Sal.22A có khả năng tổng hợp Trp ; - DNA là vật chất di truyền .
Câu 2 : số lượng , hình dáng và cấu trúc của NST ?
Số lượng : - số lượng NST trong mọi tế bào của tất cả các cá thể , trong cùng một giới tính , của cùng 1 loài là 1 hằng số , của từng loài là 1 hằng số 2n ; - Tuy nhiên trong một số trường hợp số lượng này có thể bị biến đổi do sự rối loạn trong cơ chế phân chia tế bào , gây nên hiện tượng đột biến số lượng NST . Có 2 dạng đột biến :+ dị bội thể : số lượng 2n có thể tăng lên hay giảm đi từng NST : 2n+1 ; 2n-1 ; 2n+2.... ; + đa bội thể : số lượng NST tăng lên từng bội thể NST : 3n,4n,5n... ;
Hình dạng NST : có 3 dạng chính ; - kiểu tâm giữa : tâm động ở chính giữa NST , chia NST thành 2 nhánh bằng nhau (p=q) ; - kiểu tâm lệch : tâm động ở gần mút của NST, NST có dạng móc , các nhánh của NST có độ dài khác nhau (p#q) ; - kiểu tâm mút : tâm động ở vị trí cuối NST . Ở kiểu tâm mút NST có 2 dạng : dạng eo thắt sơ cấp và dạng eo thắt thứ cấp hay còn gọi là dạng vệ tinh .
Cấu trúc NST : - Cấu tạo bởi 2 thành phần : DNA và 1 loại protein gọi là histone ; - Mỗi một NST chứa 1 sợi đơn DNA quấn quang protein histone ; - 8 histone (2H2A , 2H2B , 2H3 , 2H4 ) được quấn quanh bởi 2 vòng DNA chứa khoảng 146 cặp base (146bp) tạo thành 1 phức hợp gọi là nucleosome ; - Nucleosome là 1 đơn vị cơ bản hình thành NST ; - sự sắp xếp và cô đặc lại của nucleosome hình thành nên sợi nhiễm sắc dày 11nm 700nm1400nm .

Câu 3 : Trình bày những khác biệt của ADN và ARN ? ( về cấu trúc , chức năng )
ADN : - Cấu trúc : + Gồm 2 chuỗi polynucleotid quấn với nhau theo chiều tay phải ; + trong ADN , đường pentose là β-2’ deoxy-D ribose . Các gốc base nối với nhau qua cầu nối hydro . Trong đó gốc base adenion (A) nối với gốc base thymine(T) bằng 2 cầu nối hydro , gốc base Cytodsine(C) nối với gốc base Guanine(G) bằng 3 cầu nối hydro.; - Chức năng : ADN là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền .
ARN : - Cấu trúc : + ARN chỉ có 1 sợi polynucleotid ; + trong cấu tạo của nucleotide , đường pentose là β-D-ribose thymine(T) được thay thế bằng gốc base Uracil(U).; - Chức năng : trong hiện tượng di truyền ARN vưa đóng vai trò trung gian , vừa đóng vai trò chủ đạo ; + ARN được xem là đóng vai trò trung gian khi ARN hiện diện dưới dạng mARN , tARn , rARN.; + ARN giữ chức năng chủ đạo trong di truyền được ghi nhận ở siêu vi khuẩn .
VD : trường hợ ở siêu vi khuẩn gây bệnh khảm lá ở cây thuốc lá thì có 2 loại khảm : khảm dạng A và khảm dạng B .
Câu 4 : Operon lac và cơ chế hoạt động của nó ?
Operon lac là một operon cảm ứng , có chứa các gen mã hóa cho enzyme tham gia vào việc thủy phân và chuyển hóa đường lactose .
Môi trường không có lactosegen “đóng” : - Gen điều hòa  protein ức chế (dạng hoạt động ) ; - Chất ức chế gắn vào vùng vận hành :+ ARN polymerase không thể gắn vào vùng khởi động ; + các gen cấu trúc không phiên mã .
Môi trường Lactosegen “mở” : - Lactose biến đổi allolactose (chất cảm ứng ) ; - allolactose gắn vào chất cảm ứng : + chất ức chế bị bất hoạt , không thể gắn vào vùng vận hành ; + ARN polymerase có thể gắn vào vùng khởi động ; + các gen cấu trúc phiên mã .
Câu 5 : Các biểu hiện của một cắp gen tương ứng ? tỷ lệ phân ly ở F2 cho từng biểu hiện ?
Kiểu biểu hiện trội lặn : - Đặc điểm của cha hay mẹ biểu hiện ra ở F1 ; - F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội 1 lặn ; - rất phổ biến ; - không giải thích được cơ chế .
Kiểu biểu hiện trung gian : - biểu hiện ở F1 là trạng thái trung gian đặc điểm của thế hệ P ; - F2 phân ly theo tỉ lệ 1:2:1(ở cả kiểu gen lẫn kiểu hình ) ; - rất phổ biến ; - không giải thích được cở chế .
Kiểu biểu hiện đồi mồi hai hình khảm : - kiểu hình cha và mẹ (thế hệ P) đều biểu hiện ra ở đời con F1 ; - F2 phân ly theo tỷ lệ 1:2:1 ; - không giải thích được cơ chế .
Gen gây chết : - là những gen mà biểu hiện kiểu hình là cá thể có mang gen đó chết trước khi sinh hay trước khi trưởng thảnh sinh dục ; - gen nửa gây chết , gen dưới gây chết ( semilethal , sublethal ) chỉ làm giảm sức sống , sức sinh trưởng , sức sinh sản của cá thể có mang gen đó . tỷ lệ phân li là 2:1 .
Câu 6 : Bộ gen tương ứng và biểu hiện của nó ?
Bình thường tại một chỗ gen(locus) trên NST tương ứng với 1 cặp tương ứng qui đinh 1 tính trạng nào đó của sinh vật . Trong quá trình tiến hóa của sinh vật tại một chỗ gen có thể có nhiều gen với những biểu hiện khác nhau , cũng liên quan đến tính trạng mà chỗ gen đó qui định ở những cá thể khác nhau . Trong trường hợp này ta sẽ có 1 bộ gen tương ứng hay còn gọi là dãy alen , 1 bộ gen tương ứng tối thiểu có 3 gen trở lên , mối quan hệ giữa các gen này khá phức tạp .
Kiểu biểu hiện của nó :
- Biểu hiện trội lặn giảm dần . VD : bộ gen tương ứng qui định màu lông của thỏ hymalaya gồm 4 gen C , Ch , Cch , c . Mối liên hệ của dãy alen này là biểu hiện trội lặn giảm dần C >Ch >Chc >c.;
- Biểu hiện trội và quan hệ hình khảm . VD : nhóm máu của người : Bộ gen tương ứng gồm 3 alen IA , IB , I . IA và IB là gen trội so với gen I ; giữa IA và IB có quan hệ hình khảm



Câu 14 : Phân biệt tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng ? (kẻ bảng)
Tính trạng chất lượng : - được qui định bỏi số ít cặp gen (monogenic : đơn gen ); - ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh ; - Biến thiên không liên tục . sự thay đổi theo loại chất (có hay không) . Ví dụ : bò có sừng hay không có sừng , lông màu đen hay đỏ , lông ngắn hay lông dài ; - Tính trạng biểu hiện một cách đơn giản , dể đoán đời sau dựa vào qui luật di truyền ; - Dữ kiện thu thập được tính các tỉ lệ , % , và phân tích bằng trắc nghiệm chi-squase . Ví dụ : màu lông , dạng sừng , giới tính ....
Tính trạng số lượng : - được qui định bởi nhiều cặp gan (polygenic:đa gen) ; - Chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh ; - Biến thiên liên tục . Ví dụ : chiều cao của người trung bình : 1.53m,1.54m,1.55m ...; số heo con đẻ ra trong 1 lứa đẻ có thể từ 1,2,3 đến 15,16 con;-Kiểu hình ở đời sau chỉ có thể đoán thông qua hệ số di truyền (h2) ; - Các tham số thống kê sinh học như trung bình cộng , độ lệch chuẩn , hệ số biến dị được dùng để biểu diễn một mẫu khảo sát . Phân tích và so sánh các mẫu khảo sát bằng phương pháp phân tích phương sai với các loại trắc nghiệm thường dùng như trắc nghiệm T,trắc nghiệm F...VD: sản lượng sữa , trứng ...
Câu 15 : Hệ số di truyền? định nghĩa , cách tính hệ số di truyền , ứng dụng thực tiễn .
Định nghĩa : để đo lường sự di truyền của tính trạng số lượng người ta dùng hsdt , ký hiệu là h2 . Hsdt h2 cho biết trung bình thế hệ sau giống thế hệ trước là bao nhiêu , hay phần truyền được qua đời sau của tính trạng số lượng thấy được ở đời trước (nguyên nhân là do tính trangh số lượng chịu nhiều anh hưởng của ngoại cảnh) .
Cách tính : hsdt được tính bởi công thức sau : h2 =VG/VP (hsdt này được hiểu theo nghĩa rộng , có nghĩa là theo lý thuyết , thực tế không tính được ) . Hay công thức : h2 = VA/VP (hsdt này được gọi là hsdt hiểu theo nghĩa hẹp.; VA : được ước lượng từ dự tương quan giữa các cá thể có quan hệ thân thuộc.;VP : Tính trực tiếp từ quần thể .
Hệ số di truyền còn được tính bởi công thức : h2 = ∆G/∆P ( trong điều kiện ngoại cảnh xem như không ảnh hưởng đến sự biểu hiện của tính trạng ) . Với ∆G = tiến bộ di truyền (∆),∆P = hiệu số chọn lọc (i) .
Ứng dụng thực tiễn : - Cải thiện phẩm chất con giống ; - hiệu số chọn lọc : mP – mA ; - Tiến bộ di truyền : mB – mA ; - h2 = (mB – mA)/( mP – mA). ;  Muốn tiến bộ di truyền nhiều thì hiệu số chọn lọc phải lớn hay cường độ chọn lọc cao . VD: Trọng lượng sơ sinh của bò mA = 801b = 453g(hơi thấp và muốn cái thiện ) . Từ quần thể chọn ra cá teher nào có trọng lượng sơ sinh cao để làm bố mẹ cho đời sau . mP : trọng lượng sơ sinh trung bình của những cá thể được chọn làm cha mẹ của đời sau .
Câu 16 : Phát biểu và chứng minh định luật hardy-Weiberg
Định luật hardy-wieberg : trong một quần thể tương đối lướn , khép kín (không có sự di cư hay nhập cư ) không có sự chọn lọc , không có đột biến và có sự giao phối tự do thì tần số gen và tần số kiểu gen sẽ không thay đổi qua các thế hệ . Ta nói quần thể ở trong tình trạng cân bằng di truyền .
Chứng minh : Giả sử trong một quần thể có thế hệ cha mẹ , xét 1 chỗ gen ta có : Tần số gen A là p và tần số gen a là q ; p+q = 1 . Vậy xác suất để giao tử đực có mang gen A sẽ là p và mang gen a là q . xác xuất để 1 giao tử cái mang gen A là p và gen a là q . Do có sự giao phối xảy ra tự do và ngẫu nhiên(tức mỗi cá thể đực hay cái trong quần thể đều có xác xuất) cơ hội bằng nhau trong việc phối hợp với 1 cá thể trong quần thể ta có :
Giao tử pA qa
pA P2AA qpAa
qa qpAa q2aa
Tần số kiểu gen ở : F1= p2AA+2qpAa+ q2aa .
Nếu gọi D,H,R là tần số kiểu gen AA,Aa,aa ta sẽ có :
D=p2 ; H=2pq ; R=q2 ; D+H+R=p2+2pq+q2=1
Theo thế hệ F1 sinh giao tử : p2AA p2 gen A ; 2qpAa pq gen Avaf pq gen a ; q2aa  q2 gen a . ; tần số giao tử mang gen A ở F1 là p2+2pq+q2 = p(p+q)=p ; tần số giao tử mang gen a ở F1 là : p2+2pq+q2=q(p+q)=q .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top