virgo_star_9x

New Member

Download miễn phí Đề án Vấn đề thất nghiệp của nước ta từ năm 2000 đến nay





Một nghiên cứu cho thấy việc đào tạo của chúng ta còn mất cân đối trong đào tạo ngành nghề. Hơn 50% sinh viên được hướng vào 3 ngành vàng là quản trị, báo chí và luật nhưng nhu cầu việc làm của những ngành nghề này không cao đặc biệt với lượng kiến thức được trang bị thì 1 cử nhân không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì thế rất nhiều trong số những sinh viên này sau khi ra trường đã tìm những công việc không dính dáng gì đến ngành nghề của mình cả thậm chí là những công việc lao động phổ thông như bưng bê ở các quán cơm bình dân,oshin, tiếp thị. Phần còn lại gần 50% sinh viên các ngành nghề kỹ thuật được đạo tạo thì mới chỉ biết được những kiến thức cơ bản chưa có chuyên môn cao. Ví dụ như ngành công nghệ thông tin, với số lượng lớn các trường từ cấp dạy nghề đến cấp đại học đào tạo với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có trình độ khác nhau nhưng sinh viên mới chỉ được trang bị những kiến thức đơn giản về máy tính chứ chưa được đào tạo thành những chuyên gia về lập trình, tài chính, xây dựng, Việc đào tạo này diễn ra tràn lan từ năm này qua năm khác không cần biết đến nhu cầu của thị trường. Vì thế tình trạng sau khi ra trường của đội ngũ sinh viên này cũng không khả quan hơn.Theo bảng số liệu do PGS.TS Đặng Quốc Bảo cung cấp thì tỉ lệ lao động không có chuyên môn ở Hà Nội hiện là 41,4%, Hải Phòng 64%, Đà Nẵng 54,4%, TP.HCM 55% và Bà Rịa Vũng Tàu là 62,9%.Thậm chí trong 13500 giáo sư tiến sĩ khoa học Việt Nam thì chỉ có 500 người (chiếm 3,7%) có sản phẩm được quốc tế công nhận.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trường. Các công trình nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế đã phát hiện ra rằng: khi tiền lương tối thiểu tăng 10% thì số người có việc làm trong đội ngũ không lành nghề này giảm từ 1 – 3 %
2.Công đoàn và thương lượng tập thể
Công đoàn là hội đoàn của những người lao động (“nlđ”) cùng một ngành nghề, hay cùng một công xưởng, để bảo vệ cho quyền lợi của thành viên. Công đoàn không chỉ làm tăng tiền lương mà còn làm tăng sức mạnh của người lao động trong các cuộc thương lượng về nhiều vấn đề khác nữa chẳng hạn số giờ lao động và điều kiện làm việc. Tiền lương của người lao động tham gia công đoàn không phải do trạng thái cung cầu, mà do các cuộc thương lượng tập thể giữa những người lãnh đạo công đoàn và hội đồng quản trị doanh nghiệp quyết định. Kết quả số lượng người lao động được thuê giảm xuống và số người thất nghiệp tăng lên
3.Lý thuyết về tiền lương hiệu quả
Những lý thuyết này quả quyết rằng tiền lương cao làm cho năng suất cao hơn. Ảnh hưởng của tiền lương đối với hiệu qủa của lao động dẫn đến thất bại của doanh nghiệp trong việc cắt giảm tiền lương ngay cả khi tồn tại tình trạng dư cung về lao động:
Tiền lương ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe của người lao động từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động
Tiền lương cao làm giảm tình trạng bỏ việc qua đó giảm thời gian tuyển mộ và đào tạo người lao động mới
Chất lượng bình quân của lực lượng lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc vào mức lương mà nó trả cho người lao động của mình. Thông qua việc trả lương trên mức cân bằng, doanh nghiệp có thể giảm bớt sự lựa chọn bất lợi là những lao động giỏi nhất tìm việc ở nơi khác và nâng cao chất lượng bình quân của lực lượng lao động qua đó làm tăng được năng suất lao động của họ
Mức lương cao làm tăng nỗ lực của người lao động: tiền lương cao, tổn thất mà người lao động phải chịu khi bị phát hiện trốn việc và đuổi việc càng lớn
4. Các vấn đề xã hội khác
Vấn đề trợ cấp thất nghiệp: trợ cấp thất nghiệp giúp người lao động bị thất nghiệp giảm bớt gánh nặng về tài chính nhưng nó cũng khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên do động lực đi tìm việc của họ bị giảm bớt đi. Cùng với đó, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì khoản trợ cấp thất nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn nền kinh tế
Tỉ lệ ăn theo: tỷ lệ này luôn tỷ lệ thuận với tỷ lệ thất nghiệp vì với toàn nền kinh tế khi có một người thất nghiệp thì cũng có nghĩa là có 1 người “ăn theo”. Mặc dù trong những người “ăn theo” không chỉ gồm những người thất nghiệp nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Tỷ lệ ăn theo cũng là một chỉ số quan trọng cùng với tỷ lệ thất nghiệp để đánh giá mức độ lành mạnh của nền kinh tế
Bất bình đẳng: khi vấn đề bất bình đẳng được giải quyết thì sẽ có nhiều hơn những người trong độ tuổi lao động tham gia vào thị trường lao động. Nếu nền kinh tế không giải quyết tốt thì cũng làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tuy nhiên đây là vấn đề tất yếu khách quan khi các quốc gia đang trên con đường phát triển.
Các tệ nạn xã hội: một tỷ lệ lớn số tội phạm hiện nay là do thiếu tiền, thất nghiệp. Vì vậy có thể nói thất nghiệp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các tệ nạn xã hội gia tăng
Chương II:
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
I.Tổng quan về lao động và việc làm
1. Lực lượng lao động
Các chỉ tiêu chủ yếu về xã hội
Chỉ tiêu (đến năm 2005)
Đơn vị tính
Chỉ tiêu
kế hoạch 2001-2005
Ước thực hiện 2001-2005
1. tỷ lệ sinh giảm
%
.05
.04
2. tốc độ tăng dân số
%
1.2
1.42
3. Tạo việc làm mới (tổng số 5 năm)
Tr. Người
7.5
7.5
4. tỷ lệ lao động qua đào tạo
%
30
25
5. tỷ lệ trẻ em đi học THC Strong độ tuổi
%
80
80
6. tỷ lệ trẻ em đi học THPT trong độ tuổi
%
45
40
7. tỷ lệ hộ đói nghèo
%
Dưới 10%
Dưới 7%
8. tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi
%
22-25
24
9. tuổi thọ bình quân
Tuổi
70
71.3
10. cung cấp nước sạch nông thôn
%
62
62
Với dân số khoảng 86 triệu người trong đó lực lượng lao động chiếm 54,8% (tương đương 46,61 triệu người), nước ta được coi là 1 nước có cơ cấu dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào. Mặc dù có 45,6 triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế nhưng chúng ta có cơ cấu lao động các ngành chưa hợp lý với đa số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và ở khu vực nông thôn. Điều này càng khẳng định nước ta vẫn là 1 nước nông nghiệp.
Nông nghiệp 52.80%
Công nghiệp 18.93%
Dịch vụ 28.26%
Chất lượng lao động của nước ta là vấn đề đánh lo ngại trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Chất lượng lao động được nghiên cứu dựa trên nhiều tiêu chí như: kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe, ý thức của người lao động,…
Chất lượng đào tạo nhân lực nhất là ở bậc đại học nhìn chung còn thấp so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội và với trình độ các nước trong khu vực có mặt còn non kém. Nội dung, phương pháp dạy đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nhân lực cho công nghiệp hóa rút ngắn và trình độ chưa theo kịp phát triển khoa học công nghệ hiện đại. Việc học tập ở mọi cấp học bị chi phối nặng nề bởi tâm lý bằng cấp; phương pháp giáo dục nặng về áp đặt, chưa khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người học, chưa coi trọng năng lực tư duy và năng lực thực hành
Hiện nay lao động đã qua đào tạo của nước ta mới chỉ có 32% và chỉ có 14,4% lao động thấp.có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn- đây là 1 tỷ lệ rất thấp. Mỗi năm chúng ta đào tạo ra hơn 1 triệu lao động chủ yếu từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường nghề nhưng đội ngũ lao động này chỉ được dạy nhiều về lý thuyết chứ không được đào tạo nhiều về kỹ năng chuyên môn vì thế khi ra trường họ chưa có đủ trình độ đáp ứng được ngay yêu cầu của công việc.
Một nghiên cứu cho thấy việc đào tạo của chúng ta còn mất cân đối trong đào tạo ngành nghề. Hơn 50% sinh viên được hướng vào 3 ngành vàng là quản trị, báo chí và luật nhưng nhu cầu việc làm của những ngành nghề này không cao đặc biệt với lượng kiến thức được trang bị thì 1 cử nhân không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì thế rất nhiều trong số những sinh viên này sau khi ra trường đã tìm những công việc không dính dáng gì đến ngành nghề của mình cả thậm chí là những công việc lao động phổ thông như bưng bê ở các quán cơm bình dân,oshin, tiếp thị. Phần còn lại gần 50% sinh viên các ngành nghề kỹ thuật được đạo tạo thì mới chỉ biết được những kiến thức cơ bản chưa có chuyên môn cao. Ví dụ như ngành công nghệ thông tin, với số lượng lớn các trường từ cấp dạy nghề đến cấp đại học đào tạo với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có trình độ khác nhau nhưng sinh viên mới chỉ được trang bị những kiến thức đơn giản về máy tính chứ chưa được đào tạo thành những chuyên g...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top