Download miễn phí Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty Indochina Travel Services



Mỹ là nước có số công dân chi tiêu nhiều nhất cho du lịch ra nước ngoài chiếm 16,05% số chi tiêu du lịch của thế giới. Chi tiêu trung bình của một khách Mỹ của công ty khoảng 200USD một ngày. Dịch vụ lưu trú là dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ cao trong chi tiêu của một chuyến du lịch (chiếm 44%), khách du lịch Mỹ thường ở khách sạn dịch vụ 5 sao. Khách sạn phải có những trang thiết bị tiện nghi, sang trọng, trang hoàng đẹp, có các dịch vụ bổ sung tại phòng, dịch vụ thẩm mỹ (beauty salon, fitness centre) Dịch vụ ăn uống cũng rất được quan tâm trong chi tiêu của khách Mỹ (chiếm 21%), họ thường ăn với mức ăn DELUXE. Trong ăn uống khách du lịch Mỹ yêu cầu phải tuyệt đối sạch sẽ, họ không thích những thức ăn nóng quá, thích uống nước lọc đã khử trùng hay nước khoáng tinh khiết hơn là các loại nước ngọt, thích các món ăn Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Dịch vụ vận chuyển chiếm tỷ trọng là 15% trong chi tiêu của khách Mỹ. Phương tiện giao thông thường sử dụng của khách du lịch Mỹ là ô tô du lịch đời mới và phải đảm bảo an toàn. Khách du lịch My rất ưa chuộng đi dạo phố ngắm cảnh bằng xích lô. Dịch vụ vui chơi giải tri chiếm 13% trong chi tiêu, với các dịch vụ vui chơi giải trí tại điểm du lịch khách Mỹ thường thích thể loại du lịch biển, môn thể thao lặn biển, tennis, bơi lội Khách du lịch Mỹ cũng rất thích mua sắm (chiếm 7%), những chiếc mũ “tai bèo”, những đôi dép cao su, bộ quần áo du kích, các kỷ vật của chiến trường xưa rất được khách Mỹ ưa chuộng.
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay hội nhập vào xu thế chung của thế giới, ngành du lịch ngày càng phát triển nhanh, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động lữ hành, đặc biệt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế hết sức quan trọng. Trong những năm qua do những chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với những chính sách, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên đã tạo điều kiện phát triển du lịch lữ hành quốc tế vào Việt Nam và lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển này là do sản phẩm du lịch của Việt Nam còn cùng kiệt nàn, chưa hấp dẫn du khách, các công ty lữ hành quốc tế còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng được sản phẩm đặc trưng, các chương trình du lịch chưa đa dạng phong phú; đồng thời chưa đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức quảng cáo khuếch trương sản phẩm còn hạn chế. Tình hình đó đã đặt ra cho các công ty lữ hành quốc tế Việt Nam một loạt vấn đề cần giải quyết cho sự tồn tại và phát triển của chính bản thân mình. Giống như các Công ty lữ hành quốc tế khác, công ty Indochina Travel Services cũng gặp những thách thức lớn khi hoạt động trên thương trường.
Sau thời gian học tập và tìm hiểu tại công ty Indochina Travel Services, xuất phát từ những suy nghĩ và bằng kiến thức thu được trong quá trình học tập và thực tế hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty Indochina Travel Services, em đã chọn đề tài "Đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty Indochina Travel Services" làm chuyên đề tốt nghiệp, nhằm thử nghiệm phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ của công ty.

Kết cấu của chuyên đề ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, gồm ba chương:
Chương I: Cơ cở lý luận về hoạt động khai thác thị trường khách du lịch của một doanh nghiệp lữ hành.
Chương II: Thực trạng hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty Indochina Travel Services.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty Indochina Travel Services.





















Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động khai thác thị trường khách du lịch của một doanh nghiệp lữ hành

1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1 Khái niệm du lịch.
Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Ngay trong thời kỳ cổ đại với các nền văn hóa lớn như Ai Cập, Hy Lạp đã xuất hiện hình thức đi du lịch tuy đó chỉ là hoạt động mang tính tự phát, đó chỉ là các cuộc hành hương về các thánh địa, đất thánh, đền chùa, các nhà thờ Kitô giáo, các cuộc du ngoạn của các vua chúa và quý tộc… Đến thế kỷ XVII, thời kỳ phục hưng ở các nước châu Âu, kinh tế - xã hội phát triển, các lĩnh vực như thông tin, giao thông vận tải theo đó phát triển nhanh chóng, điều đó càng thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.
Đến thời kỳ hiện đại cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự ra đời của các phương tiện giao thông mới, du lịch có điều kiện để phát triển mạnh, con người có thể đi từ nơi này đến nơi khác trong thời gian ngắn. Sống trong không gian “bê tông”, “máy tính”, tác phong công nghiệp đã quá mệt mỏi, con người nảy sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cội nguồn văn hóa dân tộc hay chỉ đơn giản là để nghỉ ngơi sau những quãng thời gian lao động.
Như vậy du lịch đã dần trở thành một hoạt động quen thuộc trong đời sóng của con người và càng phát triển phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Theo Tổ chức du lịch Thế giới thì năm 1998 khách du lịch toàn cầu là 625 triệu lượt người, thu nhập là 448 tỷ đô la Mỹ; năm 2000 là 698 triệu lượt người, thu nhập là 467 tỷ đô la Mỹ; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt, thu nhập là 474 tỷ đô la Mỹ. Và dự báo đến năm 2010 lượng khách là 1.006 triệu lượt với thu nhập là 900 tỷ đô la Mỹ.
Vậy từ đó ta đặt ra câu hỏi du lịch là gì?
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh như vậy, song cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Theo định nghĩa của Kuns, người Thụy Sỹ cho rằng: “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”.
Theo định nghĩa của hai vị giáo sư, tiến sỹ Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.
Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm):
“Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”.
Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc):
“Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”.
Ngược lại với những định nghĩa trên, ông Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch”. Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty Indochina Travel Services

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của công ty TNHH liên doanh nguyên liệu giấy huế Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động trên thị trường nội địa của công ty c Luận văn Kinh tế 0
Z Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thủy sản và nông sản ở công ty TNHH Nam Sơn Luận văn Kinh tế 0
K Đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing trong kinh Luận văn Kinh tế 0
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu của các doanh nghiệp c Luận văn Kinh tế 0
M Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ngói Hải Ninh Luận văn Kinh tế 0
T Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản phẩm ở công ty thực phẩm miền Bắc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top