Link tải miễn phí Luận văn: Dấu ấn của Chủ Nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 02 45
Nhà xuất bản: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................7
3. Phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................13
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................14
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................15
6. Kết cấu luận văn..................................................................................................15
CHƢƠNG 1: SỰ SUY YẾU CỦA CỐT TRUYỆN TRUYỀN THỐNG ............16
1.1. Quan niệm mới về cốt truyện của chủ nghĩa hiện đại ..................................16
1.2. Cốt truyện đậm chất trữ tình..........................................................................19
1.2.1. Cốt truyện tâm lí.............................................................................................19
1.2.2. Tự sự phi cốt truyện .......................................................................................22
1.3. Thay đổi cấu trúc cốt truyện...........................................................................24
1.3.1. Thiếu vắng biến cố, giảm nhẹ kịch tính........................................................24
1.3.2. Kĩ thuật liên kết các tình tiết..........................................................................32
1.3.3. Kết thúc không hoàn tất.................................................................................37
Tiểu kết .....................................................................................................................42
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH CẢM XÚC PHI LÍ TRÍ ..........43
2.1. dáng nhân vật mang màu sắc ấn tƣợng...............................................43
2.1.1. Những đường nét ấn tượng ...........................................................................43
2.1.2. Tăng cường yếu tố chủ quan.........................................................................48
2.2. Sự lấn át của cảm xúc và hành động phi lí trí ...............................................52
2.2.1. Đời sống tâm lí nhân vật phức tạp và nhiều đột biến...................................53
2.2.2. Bút pháp độc thoại nội tâm............................................................................57
2.2.3. Sự giao thoa của vô thức và ý thức ...............................................................60
2.3. Hình tƣợng tƣợng trƣng ..................................................................................63
2.3.1. Hình tượng phụ nữ Nga ................................................................................64
2.3.2. Hình tượng con người nhỏ bé .......................................................................67
Tiểu kết .....................................................................................................................69
CHƢƠNG 3: KHÔNG – THỜI GIAN ẤN TƢỢNG VÀ TƢỢNG TRƢNG ....71
3.1. Không gian tƣợng trƣng..................................................................................71
3.1.1. Những không gian thu nhỏ biểu tượng cho nước Nga trong tâm tưởng ..............71
3.1.2. Những không gian biểu tượng đậm chất triết lí - trữ tình...........................79
3.2. Thời gian ấn tƣợng...........................................................................................90
3.2.1. Thời gian quá khứ xuất hiện dày đặc ...........................................................91
3.2.2. Thời gian ấn tượng – tập trung vào những khoảnh khắc ...........................92
Tiểu kết .....................................................................................................................97
KẾT LUẬN ..............................................................................................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................101
M
Ở ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ivan Alekseyevich Bunin (1870 – 1953) là một trong những nhà văn độc đáo
của văn học Nga thế kỉ XX. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, ông đã nhận được
những đánh giá cao của các bậc đại thành. A.Chekhov tin rằng: “Bunin sẽ trở thành
nhà văn lớn”; M.Gorky nhiều lần khen ngợi I.Bunin như các bức thư của mình:
“Anh biết không? Bunin quả là một trí tuệ trác việt. Anh ấy cảm nhận vẻ đẹp thật
tinh tế” hay “Bunin là bậc thầy hàng đầu trong văn học Nga hiện đại”,…
Cùng các tên tuổi rực rỡ như A.Chekhov, M.Gorky, I.Bunin đã mở rộng
cánh cửa đưa nền văn chương Nga bước vào “thế kỉ Bạc”, tiếp bước ánh hào
quang của “thế kỉ vàng” thế kỉ XIX. Ông là nhà văn Nga đầu tiên được Viện Hàn
lâm Thụy Điển trao tặng giải thưởng Nobel vào năm 1933 vì “có tài năng trác
tuyệt về nghệ thuật mà với tài năng này, ông đã tái hiện được một tính cách Nga
điển hình trong văn xuôi của nền văn học Nga” [46].
I.Bunin mang một số phận đặc biệt phức tạp, lại nằm trọn trong giai đoạn
văn học cuối thế kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX đang chuyển mình mạnh mẽ, nên sự
nghiệp của ông cũng mang đầy đủ sự phong phú và biến động. Bên cạnh những
sáng tác thơ ca, những công trình dịch thuật và tiểu luận, không thể không nhắc tới
một bộ phận vô cùng quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông là truyện ngắn,
truyện vừa và tiểu thuyết. Đặc biệt, truyện ngắn của ông cùng với Chekhov,
Maupassant là những truyện ngắn mẫu mực của văn chương thế giới.
I.Bunin từng bị quên lãng trên quê hương và văn đàn nhân loại. Nhưng từ
những năm của thập niên 50 thế kỉ XX, tác phẩm của ông đã giành được nhiều sự
quan tâm, nghiên cứu từ giới phê bình bản địa và thế giới. Đến nay, Ivan Bunin đã
là gương mặt quen thuộc trong giới văn chương Âu – Mỹ nhưng đó vẫn là mảnh đất
hứa ở Việt Nam.
Không ít nhà nghiên cứu đã xếp I.Bunin vào hàng ngũ những nhà hiện thực
chủ nghĩa. Tuy nhiên, họ cũng nhận ra rằng, ông là một nhà hiện thực đặc biệt, nhà
hiện thực đang “mở cửa” đón lấy những vang động mới mẻ của văn chương hiện
đại. Bản thân I.Bunin cũng tự khẳng định: “tui không tự coi mình là người theo
phái suy đồi, phái tượng trưng, phái lãng mạn hay phái hiện thực”. Như vậy, chắc
chắn I.Bunin không chỉ là một nhà hiện thực truyền thống, ông còn chịu ảnh hưởng
của chủ nghĩa hiện đại, trong đó rõ nhất và đậm nét nhất là chủ nghĩa ấn tượng và
chủ nghĩa tượng trưng. Những quan niệm hiện đại chủ nghĩa đã thôi thúc Bunin đổi
mới trong từng tác phẩm.
Bản thân người viết cũng đã bị lôi cuốn bởi cái dư vị nhẹ nhàng, sâu lắng,
bởi phong cách vừa cổ điển vừa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin. Hành trình khám
phá những đặc điểm làm nên sức hấp dẫn cho các tác phẩm giản dị, nhỏ nhắn của
nhà văn cũng chứa đựng nhiều điều thú vị và bất ngờ.
Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài Dấu ấn của chủ nghĩa hiện
đại trong văn xuôi Ivan Bunin mong góp một phần nhỏ vào việc đánh giá thế
giới nghệ thuật và những giá trị thẩm mĩ độc đáo trong văn xuôi của nhà văn
Nga tài năng này.
2. Lịch sử vấn đề
I.Bunin viết văn làm thơ và sớm nổi tiếng từ khi còn rất trẻ. Sau cách mạng
tháng Mười, như nhiều trí thức khác, Bunin rời nước Nga, sống lưu vong ở Pháp
cho đến cuối đời. Năm 1933, ông đã được nhận giải Nobel văn học với những tác
phẩm đã “tái hiện được một tính cách Nga trong văn xuôi của nền văn học Nga”
(Lời đánh giá của hội đồng giải thưởng Nobel). Tuy nhiên, Bunin lại được độc giả
xô viết biết đến khá muộn màng so với các nhà văn cùng thời khác. Do những hiểu
lầm về Cách mạng tháng Mười và những người Bolshevich, Bunin luôn mang trong
mình tinh thần chống đối với chính quyền xô viết. Từ đó, khoảng cách giữa ông với
cả một thế hệ độc giả Liên Xô ngày càng xa.
Mãi đến giữa những năm 1950, sau khi Bunin qua đời, Liên Xô bước vào
thời kì tan băng, tác phẩm của ông mới được xuất bản rộng rãi. Nhà văn bị lãng
quên dần trở về với dân tộc qua rất nhiều tập thơ, truyện ngắn, ký, tiểu luận. Cũng
từ đó, các công trình nghiên cứu về I.Bunin cũng ngày càng dày lên, không chỉ ở
Liên Xô mà trên toàn thế giới.
Ở Nga, những năm 1960 –1980, I.Bunin và các sáng tác văn xuôi của ông
được tiếp cận chủ yếu ở các phương diện như tiểu sử - con người, đề tài, nghệ thuật
miêu tả, phong cách sáng tác,… Các vấn đề nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực, sự
kết hợp giữa tính trữ tình và tự sự trong sáng tác của I.Bunin bắt đầu được quan
tâm. Văn nghiệp của I.Bunin được đặt vào dòng chảy chung của văn học Nga, đặt
trong cái nhìn xuyên suốt với sáng tác của các nhà văn Pushkin, Chekhov, Tolstoy,
Kuprin, Gorky,…
Từ những năm 90 đến nay, các sáng tác trong thời kì lưu vong của I.Bunin
được đặc biệt chú ý. Các nghiên cứu bắt đầu đi theo hướng chuyên sâu như công
trình như chuyên khảo I.A.Bunin: cuộc đời và sáng tác (1991) của
L.A.Smirnova. Một số hướng khác như nghiên cứu hiện tượng luận, thể loại tự
thuật,… đặc biệt là tìm hiểu chủ nghĩa hiện đại của L. Kolobaeva (1998) và tiểu
thuyết tượng trưng như E. Kalinia (1998) – khá gần gũi với hướng nghiên cứu
của luận văn. Những hướng nghiên cứu này đã đem lại những đã đem đến những
đánh giá mới mẻ cho các sáng tác của I.Bunin. Do hạn chế về ngoại ngữ nên
chúng tui mới nắm được một cách khái quát và sơ lược về các công trình nghiên
cứu về I.Bunin bằng tiếng Nga. Chúng tui sẽ có những đánh giá cụ thể hơn về
một số nghiên cứu đã được dịch ra tiếng Việt.
Ở các nước phương Tây, sáng tác của I.Bunin cũng được các nhà khoa
học nghiên cứu sâu và đưa vào các chương trình giảng dạy đại học như ở Mỹ,
Canada và Tây Âu. Các vấn đề về thời gian, không gian, thể loại được đặc biệt
quan tâm. Do những hạn chế về ngoại ngữ, chúng tui chỉ xin đánh giá một vài
công trình nghiên cứu cụ thể, có liên quan trực tiếp tới nội dung của luận văn:
Between Tolstoy and Nabokov: Ivan Bunin Revisited (Tạm dịch: Giữa Tolstoy và
Nabokov: Nhìn lại Ivan Bunin) của Thomas Karshan, đặc biệt là cuốn Luận án Tiến
sĩ Into the Heart of Darkness: Ivan Bunin and the modernist poetics of memory
(Tạm dịch: Đi vào trung tâm của bóng tối: Ivan Bunin và thi pháp kí ức của chủ
nghĩa hiện đại) của Mary Petrusewicz.
Trong Between Tolstoy and Nabokov: Ivan Bunin Revisited, Thomas
Karshan đặt I.Bunin giữa hai nhà văn lớn Tolstoy và Nabokov, giữa một nhà văn
hiện thực cổ điển với một nhà văn hậu hiện đại. Bài viết đã khẳng định trong sáng
tác của Bunin vừa có những đề tài và thủ pháp của văn học cổ điển vừa có những
253-254] dần tan theo năm tháng. Những chuyến đi nhân danh “chất nghệ sĩ”, tìm
kiếm những điều mới lạ và niềm say mê của nhân vật “tôi” dần đẩy cảm xúc của
Lika lên đến cao trào. Ban đầu là sự trách móc: “Anh ngày càng ít để ý đến em hơn!
Nhất là khi không phải chỉ có chúng mình bên nhau. Em sợ rằng em đã thành cái gì
đó như không khí đối với anh, không thể sống thiếu nó nhưng cũng chẳng để ý tới
nó” [6, tr. 248]; lớn dần thành nỗi buồn lo cố cất giấu, một chút lòng ghen, đọng
thành những giọt nước mắt vì cô đơn: “Anh bỏ em lại một mình còn chưa đủ sao?”
Rồi những nỗi lo về hạnh phúc: “tui không còn mang theo nỗi buồn khát khao hy
vọng về tương lai nữa, chỉ còn chìm trong nỗi lo cho hạnh phúc hiện tại…” [6, tr.
257]. Tất cả những xúc cảm dồn nén và đưa nàng đến quyết định ra đi: “Em không
thể tiếp tục chứng kiến cái cảnh anh cứ mỗi ngày một xa em thêm, em không còn đủ
sức để tiếp tục chịu đựng những điều xúc phạm mà anh càng ngày càng gây ra
nhiều hơn cho tình yêu của em, em không thể giết chết tình yêu ấy trong em, em
không thể không hiểu rằng mình đã bị khinh rẻ hoàn toàn, đã bước xuống nấc thang
cuối cùng của sự tuyệt vọng…” [6, tr. 273]. Cao trào của cảm xúc đẩy mạch cốt
truyện phát triển, bạn đọc hứng thú với tác phẩm bởi những phát hiện bất ngờ về
chiều sâu của tâm hồn nhân vật.
Trong cốt truyện tâm lí, tác giả sử dụng các yếu tố tâm lí như kí ức, liên
tưởng để mở rộng không gian và thời gian: không gian được mở rộng đến những
chốn xa xôi, những miền đất nhân vật đã từng một thời gắn bó; thời gian không
dừng lại ở hiện tại mà thường trở về quá khứ hay hướng tới tương lai. Thời gian hồi
tưởng xuất hiện với tần suất cao trong truyện ngắn của Bunin, thậm chí có nhà
nghiên cứu còn gọi Bunin là nhà văn của hoài niệm.
Trong truyện của Bunin, các hình ảnh, sự kiện của cuộc sống bên ngoài đều
được nhìn nhận qua đôi mắt tâm trạng của nhân vật trữ tình, nhất là trong các truyện
được kể từ ngôi thứ nhất, bị chen ngang bởi những liên tưởng, những cảm xúc bột
phát. Đó lí do tại sao truyện của Bunin giàu chất thơ đến vậy.
1.2.2. Tự sự phi cốt truyện
Kiểu truyện phi cốt truyện là dấu hiệu dễ thấy của tự sự hiện đại. Với những tác
phẩm coi nhẹ cốt truyện hay “phi cốt truyện”, bạn đọc chỉ có thể đọc mà không thể kể
đỗi mơ hồ của tâm lí con người. Ở truyện của Bunin, nhân vật không thôi tự cảm
nhận những biến thiên trong tâm hồn mình, như một cách tự ý thức. Nhưng đó
không phải là sự tự ý thức bằng lí trí, mà vẫn chỉ bằng cảm giác, nên tạo cho tác
phẩm tính mơ hồ trong việc nắm bắt đời sống tâm lí của nhân vật.
Trong Nàng Lika, dường như trước mỗi sự việc, mỗi hành động, mỗi khung
cảnh, nhân vật “tôi” đều thể hiện những cảm xúc của mình. Có khi nhân vật “tôi” tự
gọi tên từng cung bậc cảm xúc như một sự ý thức rõ ràng. Khi nhận được mảnh
giấy của nàng ghi hàng chữ ngắn ngủi: “Em đã về, khao khát gặp anh”, rất nhiều
cảm xúc khác nhau đã ùa đến với nhân vật “tôi”: cảm giác hơi khó xử, cảm thấy
mình như say say thích thú, cảm giác thỏa thuê, cảm giác lòng khoan khoái, thèm
một điều gì đó khác lạ, phi thường,… Khi vị bác sĩ, cha của Lika ngăn cản tình yêu
giữa “tôi” và Lika, nhân vật “tôi” ra đi, tìm tới một nhà trọ ở một huyện lẻ. Tâm hồn
nặng trĩu những u ám của nhân vật dường như được phản chiếu qua khung cảnh
thiên nhiên: “Ở đây chỉ có gió thổi – buồn bã và hoang vắng, những cây thánh giá,
tấm bia vĩnh viễn đứng yên bị mọi người bỏ rơi, quên lãng, có cái gì trống rỗng tựa
như một ý nghĩ mơ hồ, đơn độc về một điều gì đó” [6, tr. 169]. Lần này thay vì tự
thừa nhận cảm xúc của mình, nhân vật “tôi” giấu chúng trong cảnh vật thiên nhiên,
thiên nhiên đã trở thành thiên nhiên của xúc cảm. Rồi “Những ý nghĩ, tình cảm rồ
dại chợt hiện ra trong đầu tui lúc ấy: thôi thì vứt bỏ hết và mãi mãi ở lại đây, trong
căn nhà trọ này, trong tiếng đều đều tích tắc của chiếc đồng hồ báo thức!” [6, tr.
170]. Sau chuỗi cảm xúc tưởng như khó kết thúc ấy, nhân vật “tôi” xem những ngọt
ngào và cay đắng đều là những phần tất yếu trong cuộc đời: “cuộc đời dường như
còn đang tiếp diễn trong quang cảnh yên bình và vô nghĩa của một nhà trọ - toát ra
một nỗi buồn ngọt ngào, cay đắng…” [6, tr. 171].
Xuyên suốt chương truyện là chuỗi những hình ảnh tri nhận thế giới bên
ngoài từ cái nhìn bên trong của nhân vật. Mỗi lần xa nàng, mỗi chuyến ”xê dịch”
của anh là một lần mê lộ cảm xúc tràn ra trên trang giấy. Nhân vật tui là một nhà
văn, anh thừa nhận mọi cái nhìn của mình đều mang “sắc thái cảm xúc” – những
cảm xúc không khi nào đơn nhất mà là sự tổng hòa của rất nhiều sắc thái, vừa chủ
quan vừa khách quan và đầy mâu thuẫn.
Dẫu biết rằng thế giới nội tâm con người là một dòng chảy triền miên và vô
tận nhưng Bunin không miêu tả cả một quá trình tâm lí như L. Tolstoy hay các nhà
tiểu thuyết, ông thường dừng lại ở những khoảnh khắc nội tâm, bắt lấy những rung
động thoáng qua. Đó có thể là một mối tình chợt đến chợt đi và để lại sự nhức nhối
không dễ gì nguôi ngoai; có thể là một cuộc sống bình dị, đẹp đẽ chợt dội về từ kí
ức và khơi gợi bao nhớ tiếc.
Nhân vật hoài niệm như người kể chuyện xưng “tôi” trong truyện ngắn Canh
khuya chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc trong tâm hồn. “Tôi” đi ngược dòng thời
gian, tìm về những tháng ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời, nhớ lại những hình ảnh
của quê hương trong quá khứ: “Chao ôi, lâu lắm rồi mình không về nơi ấy – tui tự
nhủ mình. Từ năm mười chín tuổi đầu… rồi những năm, những thập kỉ cứ trôi, cứ
qua đi… hay bây giờ hay không bao giờ nữa cả” [6, tr. 215]. Dòng hồi tưởng của
nhân vật như thước phim quay chậm, bao kỉ niệm đẹp, bao hồi ức êm đềm trở về
nguyên vẹn và đẹp đẽ vô cùng trong tâm hồn chàng trai. Kỉ niệm đẹp nhất gắn với
mối tình đầu, cái nắm tay đầu tiên với người con gái, những đem bình yên, dịu mát
cuối hè, những khu vườn đêm,…
Trong Ruxia, câu chuyện tình mùa hè của 20 năm trước cũng chợt ùa về khi
người đàn ông gặp lại khoảng không gian quen thuộc ghi dấu kỉ niệm tình yêu với
Ruxia. Dòng hoài niệm đưa ông trở về với giấy phút bất tử, khi nàng chạy từ ngoài
vườn vào với “đôi bàn chân bé nhỏ, ướt át”, rồi những đêm trăng bơi thuyền thơ
mộng, khoảnh khắc hai người gắn bó bên nhau. Tất cả như vừa mới diễn ra, ông vẫn
nhớ như in từng chi tiết, trái tim vẫn còn nguyên những thổn thức và rung động.
Có lẽ những cung bậc cảm xúc trong tình yêu thể hiện rõ nhất đời sống tâm lí
phức tạp và nhiều đột biến của nhân vật. Tình yêu trong truyện Bunin bao giờ cũng
đến nhanh, bất ngờ và không trọn vẹn. Biệt tài của nhà văn là phát hiện và diễn tả
những cảm xúc tinh tế của nhân vật trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất – giây
phút tình yêu bắt đầu và thời điểm cuộc tình tan vỡ. Đó là những khoảnh khắc mà
KẾT LUẬN
I.Bunin sống trong thời kì văn học chuyển mình dữ dội giữa hai thế kỉ, khi
nền văn hóa mới với chủ nghĩa hiện đại đang bắt đầu hé lộ, ông có quyền đổi mới
sáng tác, không tuân theo quy định và định kiến về thể loại, vượt thoát khỏi những
quan niệm nghệ thuật trước đó. Bản thân I.Bunin cũng là một nhân cách phức tạp.
Ông luôn canh cánh với “mối thâm tình” với văn chương “thế kỉ vàng” của Pushkin,
Tolstoy… Các sáng tác văn xuôi của ông là những chỉnh thể hài hòa giữa chất cổ
điển và chất hiện đại, giữa những giá trị đã trọn vẹn, hoàn tất với những những giá
trị đang “trưởng thành” đầy thách thức.
Bằng việc phân tích ba mươi truyện ngắn cua I.Bunin, để tìm hiểu những dấu
ấn của chủ nghĩa hiện đại trên ba phương diện: cốt truyện, nhân vật và không – thời
gian, chúng tui đi đến những kết luận sau:
1. Dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin thể hiện trên rất
nhiều phương diện, ba phương diện mà chúng tui khai thác chỉ là những phương
diện thể hiện đậm nét nhất. Chính những dấu ấn hiện đại này hài hòa trong những
yếu tố cổ điển đã giúp Bunin hoàn thành sứ mệnh kế thừa truyền thống của chủ
nghĩa hiện thực thế kỉ XIX và tạo ảnh hưởng tới các tác giả, từ Vladimir Nabokov
đến Yury Nagibin.
2. Cốt truyện của I.Bunin đã phá vỡ hoàn toàn những quan niệm về cốt
truyện của văn chương truyền thống. Nhà văn không dụng công xây dựng những
tình huống truyện gay cấn, những xung đột căng thẳng, các biến cố đầy kịch tính,
mà chỉ là những cốt truyện đậm chất trữ tình, phát triển theo dòng tâm lí, cảm xúc
của nhân vật. Cấu trúc chặt chẽ của cốt truyện truyền thống này đã bị tháo dỡ, câu
chuyện được tạo nên từ những miếng ghép ngẫu nhiên, rời rạc, đứt gãy, nhưng
ngầm ẩn một “mạch ngầm” kết nối. Thậm chí mở đầu và kết thúc – thành phần vốn
được xem là đặc biệt quan trọng với văn xuôi truyền thống, không được quan tâm,
thậm chí còn dang dở. Bằng việc thay đổi cấu trúc cốt truyện, Bunin đã từng bước
xóa nhòa đi những ranh giới về thể loại, tạo nên các tác phẩm văn xuôi đậm chất thơ –
nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của nhà văn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top