daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới 3
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.2 Chức năng của nông thôn mới 4
1.1.3 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới 5
1.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới 6
1.1.5 Các nguyên tắc của Chương trình xây dựng nông thôn mới 6
1.2 Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới 7
1.3 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới 10
1.3.1 Thái Lan 10
1.3.2 Đài Loan 12
1.3.3 Hàn Quốc 13
1.3.4 Nhật Bản 15
1.3.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 16
1.4 Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trong nước 17
1.4.1 Trên địa bàn toàn quốc 17
1.4.2 Trên địa bàn thành phố Hà Nội 22
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.2 Nội dung nghiên cứu 27
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức - TP.Hà Nội 27
2.2.2 Thực trạng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức 27
2.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 2 xã điểm
và trên toàn huyện 27
2.2.4 Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện xây dựng nông
thôn mới 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 28
2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 28
2.3.3 Phương pháp đánh giá số liệu. 28
2.3.5 Phương pháp so sánh 29
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức – TP.Hà Nội 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 43
3.2 Thực trạng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức 44
3.2.1 Công tác quy hoạch 45
3.2.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 46
3.2.3 Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất 52
3.2.4 Văn hóa, xã hội và môi trường 55
3.2.5 Hệ thống chính trị và An ninh, trật tự xã hội 59
3.3 Đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 2 xã điểm
và trên toàn huyện 63
3.3.1 Kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Sở và Xã Sơn Đồng 63
3.3.2 Những tồn tại, vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới trên toàn
huyện Hoài Đức 72
3.4 Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện xây dựng nông
thôn mới 74
3.4.1 Đề xuất một số giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt 74
3.4.2 Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện công tác điều chỉnh đồ án quy
hoạch đã được phê duyệt 76
3.4.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại khác trong thực hiện
xây dựng nông thôn mới 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
Kết luận 79
Kiến nghị 80
PHỤ LỤC 83
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở khu vực nông
thôn chiếm gần 70% dân số cả nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều nghị quyết, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn hội nhập đặc biệt là nghị quyết trung ương 7 khóa X về “nông nghiệp, nông
dân, nông thôn”. Theo đó, việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị vô
cùng quan trọng, lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và phát huy
sức mạnh đoàn kết của toàn dân, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân
và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước.
Sau 4 năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quốc,
nghị quyết “Tam nông” đã làm thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp
sống, nếp nghĩ, cách làm của người nông dân ....làm cho đời sống vật chất và tinh
thần của người dân được nâng cao, bộ mặt làng xã cũng được thay đổi rõ rệt, cảnh
quan môi trường được bảo vệ.
Hoài Đức nằm cách trung tâm Hà Nội 16 km về phía Tây, có diện tích 82,4
km2, dân số 207.639 người. Sau khi Hoài Đức sát nhập vào Hà Nội, trở thành một
huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội thì nhu cầu xây dựng vùng nông thôn trên địa
bàn với cơ cấu hợp lý và phù hợp chiến lược chung của thành phố Hà Nội là rất cần
thiết. Theo đó, trong vài năm trở lại đây, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
đã được các cấp, các ngành quan tâm, đời sống của người dân tại các xã nơi đây đã
được nâng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên, trên thực tế sau 4 năm triển khai Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức
vẫn còn nhiều lúng túng, trình độ hiểu biết của người dân, năng lực quản lý, cơ chế,
phương pháp triển khai thực hiện, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, nguồn vốn đầu
tư còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tui thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài
Đức - Thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Hoài Đức, TP.Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
3.Yêu cầu của đề tài
- Nắm được tình hình phát trển kinh tế - xã hội trước và sau khi thực hiện xây
dựng nông thôn mới tại huyện
- Xác định được những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về nông thôn
Khái niện về nông thôn đến nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan
điểm cho rằng nông thôn là vùng thường có số dân và mật độ dân số thấp hơn vùng
thành thị. Một số quan điểm khác lại nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông
nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông
nghiệp…Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước, phụ
thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế.
Khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và
tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta định
nghĩa nông thôn được đưa ra tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-
2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản
lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
- Khái niệm về nông thôn mới:
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
491/Q Đ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí: Quy hoạch
và thực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; cơ sở vật chất trường học; cơ sở
vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; tỉ lệ
lao động có việc làm, hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; môi
trường; hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội.
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó ta có thể định nghĩa nông thôn mới là nông thôn có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã
hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
1.1.2. Chức năng của nông thôn mới
a. Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các
quốc gia. Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ
bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm
cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng
dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện
đại (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Tại Việt Nam, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội
tại Việt Nam thông qua tạo việc làm cho người dân nông thôn (chiếm 70% dân số),
tạo nguồn cung lương thực thực phẩm đầy đủ, ổn định giá cả. Nông nghiệp cũng là
ngành mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Để phát triển nông thôn cũng như nền sản xuất nông nghiệp, Việt Nam cần
thay đổi tư duy về nông nghiệp, nông thôn. Phải xóa bỏ tư tưởng coi nông dân, nông
nghiệp là thấp kém, và coi phát triển nông thôn chỉ là xóa đói giảm nghèo. Phải tập
trung vào việc “phát triển và làm giàu” ở nông thôn, lấy nền tảng là nông nghiệp và
phục vụ cho lợi ích của người nông dân; coi nông nghiệp,nông thôn là động lực cho
tăng trưởng và xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Điều này đòi hỏi thay đổi nền tảng
trong chiến lược phát triển quốc gia về xây dựng nông nghiệp, nông thôn.
b. Chức năng giữ gìn văn hoá truyền thống
Nền văn hoá truyền thống của Việt Nam mang đậm màu sắc thôn quê đã
được sản sinh trong một hoàn cảnh đặc biệt. Các cách sản xuất, sinh sống cũng
như cơ cấu tổ chức mang tính đặc thù của xã hội nông thôn chính là nhân tố quyết định
nền văn hoá mang đậm bản sắc của dân tộc ta. Do vậy, các truyền thống văn hoá quý báu
này đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Môi trường
thành thị là nơi có tính mở cao, con người cũng có chức năng động cao, vì thế văn hoá
quê hương ở đây sẽ không còn tính kế tục. Chính vì vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm
sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn

và kế tục văn hoá quê hương (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Từ khi Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có
những bước phát triển to lớn, đáng mừng, đặc biệt là gần đây khi chúng ta gia nhập
WTO. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động trực tiếp đến các giá trị
văn hóa truyền thống, làm biến đổi và gây sức ép không nhỏ trong việc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa đó. Hiểu được tính cấp bách, cũng như tính chiến lược,
lâu dài của công tác xây dựng nông thôn mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều nghị quyết, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn hội nhập đặc biệt là nghị quyết trung ương 7 khóa X về “nông nghiệp, nông
dân, nông thôn” nhằm phát triển nền kinh tế nông thôn nhưng vẫn giữ được nét
truyền thống của làng quê Việt.
c. Chức năng sinh thái
Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa con
người với thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môi trường một cách nghiêm trọng. Quá trình
công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến
những ô nhiễm trong môi trường nước và không khí.
Một hệ thống sinh thái nông nghiệp hợp lý, có khoa học vừa có thể đáp ứng
các nhu cầu về sản phẩm lương thực cho con người; vừa đáp ứng được các yêu cầu
về môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó đất đai, hệ thống thuỷ lợi,…..trong hệ sinh thái
nông nghiệp sẽ phát huy các tác dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm
tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất.....
Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là
nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn.
Nông thôn có thể bù đắp được những thiếu hụt sinh thái của thành thị, đây
cũng chính là nguyên nhân khiến cho các khu du lịch sinh thái xung quanh các khu
đô thị ngày càng phát triển. Do vậy, xây dựng nông thôn mới với các mô hình sản
xuất nông nghiệp tiên tiến, phù hợp với tiềm năng của từng vùng chính là đóng
góp tích cực cho môi trường sinh thái của toàn khu vực (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
1.1.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới đã nêu rõ mục tiêu xây c
giới thiệu các điển hình trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng
bước nâng cao đời sống nông dân. Chỉ đạo các xã tiếp tục phát động toàn dân chung
sức xây dựng nông thôn mới với cách làm mới, mô hình mới.
- Về công tác chỉ đạo, điều hành chương trình: Ban chỉ đạo huyện phân công
cán bộ hướng dẫn, kiểm tra tại các đơn vị được phân công phụ trách, nắm chắc tình
hình để tham mưu xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh từ cơ sở.
- Nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới.
+ Thúc đẩy phát triển trình độ dân trí: Để việc xây dựng mô hình nông thôn
mới thành công, đòi hỏi người dân cần có ý thức tự nâng cao trình độ của mình
nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích
của cộng đồng.
+ Khuyến khích người dân tham gia lập kế hoạch phát triển làng: hiện nay
vai trò này của người dân chưa được phát huy, một số người không muốn tham gia.
Vì vậy việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch hết sức
quan trọng, cần phát huy đẩy mạnh hơn nữa vai trò người dân.
+ Huy động nguồn lực từ dân: Việc cần làm và quan tâm hiện nay là giúp
người dân nhận thức rõ vai trò của mình, cần có ý thức tự lập chủ động được
nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nguồn lực của nhân dân là
đòn bẩy để các hoạt động được thành công, hộ không chỉ đóng góp sức lao động,
tiền của mà họ là người trực tiếp được hưởng lợi của các hoạt động đó.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của người dân: Trong quá trình
thực hiện các hoạt động đều có một ban giám sát theo dõi, kiểm tra. Tuy nhiên,
công việc này đòi hỏi người dân cần có một trình độ nhất định, mà người nông
dân xưa nay chỉ quan tâm tới việc cấy cày. Đây chính là một điểm khó thành công
của mô hình nông thôn mới, để thay đổi được tình hình này cần quan tâm nâng cao
trình độ dân trí của người dân.
- Cần ưu tiên đầu tư kinh phí vào hạng mục khó đạt được do cần nhiều kinh
phí như giao thông liên thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa thực hiện các giải
pháp về vốn:
+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn cấp cho xây dựng nông thôn
mới; nguồn vốn lồng ghép của các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả các
chương trình hỗ trợ có mục tiêu cân đối ngân sách hàng năm); Các đề án, đề tài, dự án
đầu tư trên địa bàn xã; Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cân đối. Tập trung
huy động nguồn vốn trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc và công trái xây dựng Tổ
quốc để đầu tư cho các công trình đường giao thông liên xã, kiến cố hóa trường học.
+ Nguồn vốn của các doanh nghiệp: Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp và
các tổ chức kinh tế khác: Huy động vốn doanh nghiệp đối với các công trình có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp như sản xuất nông nghiệp. Đầu tư xây dựng các công trình
công cộng có thu phí để thu hồi vốn như chợ, công trình cấp nước sạch cho dân cư,
điện, thu dọn và chôn lấp chất thải, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.
+ Huy động nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng của nhà nước phân
bổ cho chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn cơ sở
nuôi trồng thủy sản, làng nghề; Nguồn vốn ưu đãi; Nguồn vốn vay thương mại,
vốn vay đầu tư cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội,...
+ Nguồn vốn đóng góp của dân và cộng đồng theo phương châm Nhà nước
và nhân dân cùng làm như đường giao thông thôn xóm, giao thông nội đông, kênh
mương thủy lợi, cấp nước sinh hoạt,...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top