daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh da viêm mạn tính, thường gặp ở mọi l ứa
tuổi, chiếm tỷ lệ khoảng 2% dân số thế giới. Bệnh được mô tả lần đ ầu
tiên từ thời cổ đại trong y văn của Hyppocrates [ 1]. Đến năm 1801,
Robert Willan là người đầu tiên mô tả những nét đặc trưng của bệnh v ảy
nến và đặt tên là “Psoriasis” rút ra từ chữ Hy Lạp là “Psora”. Ở Việt Nam,
giáo sư Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên đặt tên cho bệnh này là “V ảy n ến”.
Đầu thế kỷ XIX, bệnh được làm sáng tỏ dần, lúc đầu chỉ là nh ững mô t ả
về đặc điểm lâm sàng, rồi đến hình ảnh mô bệnh học đ ặc tr ưng và các
phương pháp điều trị. Nhưng qua một thời gian dài các nhà khoa h ọc
vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này.
Theo quan điểm của Y học hiện đại, căn nguyên của bệnh chưa
được biết rõ. Một số giả thiết cho rằng bệnh do yếu tố di truyền, rối
loạn miễn dịch, chuyển hóa có tác động đến hình thành bệnh v ảy n ến.
Tuy nhiên nhiều tác giả hiện nay cho rằng bệnh vảy nến là bệnh da
viêm có liên quan đến tế bào lympho T ở da. Các biểu hiện lâm sàng c ủa
bệnh là hậu quả của việc sản xuất các cytokin và chemokin c ủa quá
trình miễn dịch của da gây nên. Chiến lược điều trị bao g ồm giai đo ạn
tấn công (làm sạch tổn thương) và giai đoạn duy trì (duy trì s ự làm s ạch
đó) với sự kết hợp điều trị các yếu tố khởi động và thuốc. Thuốc điều trị
vảy nến gồm thuốc dùng toàn thân và thuốc bôi ngoài. Tuy nhiên vì là
một bệnh mạn tính nên các thuốc phải dùng kéo dài, khi dùng thu ốc
toàn thân kéo dài có thể xảy ra một số tác dụng không mong mu ốn th ậm
chí nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Y học cổ truyền, bệnh vảy nến có tên là Bạch sang hay Tùng
bì tiễn, có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nhưng cuối cùng đ ều d ẫn


2


đến tình trạng huyết hư phong táo. Điều trị bệnh vảy nến trong Y h ọc
cổ truyền cũng dùng thuốc uống trong và thuốc ngoài (tắm, bôi). M ặc dù
đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở nước ngoài về điều trị v ảy nến bằng Y
học cổ truyền, tuy nhiên tại Việt Nam hiện có rất ít đề tài nghiên c ứu v ề
điều trị vảy nến bằng Y học cổ truyền. Từ thực tế điều trị tại khoa Da
liễu, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, chúng tui nhận th ấy đi ều
trị bệnh vảy nến thể thông thường bằng thuốc Y học cổ truy ền có hiệu
quả rõ rệt. Vì vậy, chúng tui tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng điều
trị bệnh vảy nến thể thông thường của bài thuốc Tiêu phong tán
kết hợp kem dưỡng ẩm” với hai mục tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh vảy nến thể thông

2.

thường của bài thuốc Tiêu phong tán kết hợp Vaselin.
Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thu ốc Tiêu
phong tán kết hợp Vaselin trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận
lâm sàng


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình bệnh vảy nến hiện nay
Vảy nến là một trong những bệnh về da thường gặp nh ất, chiếm
từ 2 – 3% dân số thế giới [ 2]. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 0,37%. Crocker

thấy ở Anh bệnh vảy nến chiếm 7% trong số các bệnh ngoài da, White
thấy ở Mỹ có 3,28% dân số bị vảy nến [ 1]. Theo Gelfand và cộng sự,
bệnh vảy nến chiếm tỷ lệ khoảng 1,5% tổng số bệnh nhân đến khám
[3].
Ở Việt Nam, theo thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương năm
2010, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng s ố bệnh nhân
đến khám bệnh. Theo Nguyễn Xuân Hiền và cộng sự, bệnh v ảy n ến
chiếm 6,44% bệnh nhân da liễu tại Bệnh viện Quân y 108 [ 4].
Tỷ lệ mắc bệnh của hai giới nam và nữ là tương đương nhau.
Bệnh có thể gặp bất kỳ lứa tuổi nào.
1.2. Quan điểm của Y học hiện đại về bệnh vảy nến
1.2.1. Bệnh sinh của bệnh vảy nến
Cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến còn nhiều vấn đề chưa được
làm sáng tỏ, nhưng nhờ những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật và sinh
học phân tử, đến nay đa số tác giả đều thống nhất: Vảy nến là m ột bệnh
da có yếu tố di truyền và cơ chế miễn dịch (chủ yếu liên quan tới tế bào
lympho T) [1], [5], [6], [7]. Sự hình thành tổn th ương v ảy n ến đ ược
giải thích trong các giai đo ạn sau:
-

Sự hoạt hóa của tế bào trình diện kháng nguyên mà ở da là t ế bào
Langerhans. Các kháng nguyên bên ngoài (yếu tố kích hoạt: Vi khuẩn, vi


4

rút…) được các tế bào trình diện kháng nguyên (ở da là tế bào
Langerhans và tế bào đuôi gai) xử lý và di chuyển đến các h ạch bạch
huyết lân cận gây hoạt hóa các tế bào lympho T CD445RA+ (T naive). Sau
khi được hoạt hóa tế bào lympho T di chuy ển vào vùng h ạch lân c ận:

CD54 trên bề mặt tế bào APC sẽ tương tác với LFA-1 trên tế bào T, ti ếp
theo đó, kháng nguyên đã gắn với MHC (ph ức hợp phù h ợp t ổ ch ức ch ủ
yếu) trên APC sẽ gắn vào thụ cảm thể và đồng thụ cảm thể CD4/CD8
trên tế bào T sinh ra “tín hiệu 1”. Bên cạnh đó, quá trình t ương tác còn
được tạo bởi sự gắn kết giữa các phần tử CD28 và CD80, CD28 và CD86,
CD40 là CD40L, LFA3 và CD2 của hai tế bào tạo ra “tín hiệu 2”. Qua quá
trình trên, tế bào lympho T sẽ được hoạt hóa.
Các tế bào lympho T hướng da sẽ di chuyển lại tổ ch ức da: lympho
T hoạt hóa sẽ tạo ra nhiều cytokin bao gồm IL-12, TNF-alpha, INFgamma và IL-2. Từ đó lympho T phát triển và biệt hóa thành T CD45RO+
(T nhớ).
Tái hoạt hóa tế bào lympho T CD4 và CD8 tại trung bì da và s ản
xuất các chất hóa học trung gian tế bào như IL2, IL8, IL10, TNF – α…:
Lympho T nhớ sẽ bộc lộ CLA ra bề mặt tế bào để gắn với tế bào nội mô
lòng mạch , cùng với sự gắn kết LFA-1 với ICAM -1 giúp cho các tế bào T
thoát khỏi lòng mạch và di chuyển đến da. Ngoài ra các cytokin do tế bào
sừng tiết ra có vai trò lôi kéo các tế bào T nh ớ đi chính xác đến các v ị trí
viêm.
Các hóa chất này sẽ kích thích tăng trưởng th ượng bì và hình thành
tổn thương vày nến: tại vùng viêm, lympho T tiếp xúc v ới tế bào trình
diện kháng nguyên APC, sẽ được hoạt hóa lại và tiết ra các cytokin nh ư


5

TNFα, INFγ làm kích thích các tế bào sừng phát triển, quá s ản, r ối lo ạn
biệt hóa gây ra các triệu chứng lâm sàng vảy nến.

Hình 1.1: Sinh bệnh học của vảy nến [7]
1.2.2. Phân loại bệnh vảy nến
Vảy nến là một bệnh da có biểu biểu hiện rất đa d ạng, có nhiều

thể lâm sàng khác nhau. Phổ biến nhất là vảy nến thông th ường, các th ể
vảy nến khác ít gặp hơn [1], [8], [4].
1.2.2.1. Vảy nến thể thông thường
Tổn thương da đặc trưng của bệnh có đặc điểm: Là mảng đỏ ranh
giới rõ, trên bề mặt có nhiều vảy trắng dễ bong; khi cạo vảy theo
phương pháp Brocq thì thấy các dấu hiệu vết nến, màng bong, h ạt
sương máu.
Số lượng và hình thái tổn thương da rất đa dạng. Bệnh có th ể có
một hay nhiều tổn thương, hình tròn, bầu dục, hay đa cung. V ị trí


6

thường gặp của tổn thương là những vùng da tỳ đè, chịu áp l ực, sang
chấn (khuỷu tay, đầu gối, mặt duỗi chi…). Có khi tổn th ương tạo thành
dải theo những vị trí sang chấn: Đó là hiện tượng Koebner. M ột s ố ít
trường hợp tổn thương vảy nến gặp ở vùng nếp gấp: Gọi là vảy nến
đảo ngược.
Kích thước tổn thương cũng rất thay đổi, có khi chỉ là nh ững ch ấm
nhỏ vài mm, có khi chiếm diện tích lớn. Dựa vào kích th ước của t ổn
thương, có thể chia vảy nến thông thường thành các thể sau:
-

Thể giọt: Tổn thương dưới 1cm, thường gặp ở vảy nến mới phát hiện,
trẻ em, thiếu niên.

-

Thể đồng tiền: Kích th ướ c 1-2cm, trung tâm nh ạt màu, b ờ ngoài đ ỏ
thẫm.


-

Thể mảng: Thể mạn tính, từ vài năm trở lên, có tính chất cố th ủ dai
dẳng. Thường là các đám mảng lớn trên 2cm, có khi 5-10cm đ ường kính
hay lớn hơn, khu trú ở các vùng tỳ đè.
80% bệnh nhân có tổn thương móng tay, 35% có tổn th ương móng
chân. Móng tổn thương ở những mức độ khác nhau: Lõm móng (do r ối
loạn keratin hóa ở gốc móng, móng dày vàng đục, và loạn d ưỡng móng
(mủn, bong móng ở bờ tự do, dày sừng dưới móng).
1.2.2.2. Vảy nến thể đặc biệt

-

Thể mụn mủ
+ Thể mủ khu trú: Ở lòng bàn tay, bàn chân là th ể của Barber; th ể
khu trú ở các đầu ngón tay, ngón chân còn gọi là viêm da đầu chi liên t ục
của Hallopeau.
+ Thể lan tỏa, điển hình là thể lan tỏa nặng của Zumbusch. Bệnh
bắt đầu xảy ra đột ngột sốt 40 độ C, xuất hiện nh ững dát đỏ trên da
lành hay chuyển dạng từ những mảng vảy nến cũ. Kích th ước lớn, đôi


7


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ Y dược 0
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top