daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lý do chọn đề tài
Các thông tin tài chính và phi tài chính của một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh cần được trình bày một cách trung thực, hợp lí trên báo cáo tài chính. Đó là yêu
cầu chung của các đối tượng sử dụng báo cáo. Chính vì thế, công tác kiểm toán báo
cáo tài chính trở thành hoạt động quan trọng, đặc biệt là đối với các công ty niêm yết,
công ty đại chúng hay công ty Nhà nước; và được thực hiện định kỳ (thường là vào
cuối niên độ kế toán).
Đối với mỗi đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định là bộ phận
quan trọng, không thể thiếu để duy trì hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Tài
sản cố định thường là khoản mục có giá trị lớn và chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị
tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc hạch toán tài sản cố định liên quan chặt chẽ
đến các khoản mục khác trên báo cáo tài chính như khấu hao lũy kế tài sản cố định, chi
phí khấu hao, các tài khoản doanh thu và chi phí khác. Vì vậy, những sai sót trong việc
ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định có thể trở thành sai sót trọng yếu;
từ đó ảnh hướng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Chính vì lý do
đó, kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định là công tác quan trọng, không
chỉ với doanh nghiệp mà còn với các công ty kiểm toán khi đến thực hiện kiểm toán.
Hoạt động trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế
toán AAC là một trong những công ty kiểm toán độc lập thuộc top đầu các công ty
kiểm toán trong nước nói chung cũng như tại khu vực miền Trung nói riêng. Là một
trong số ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam; đến nay,
công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã khẳng định được chất lượng dịch vụ
chuyên ngành của mình và nhận được sự tín nhiệm của khách hàng trên cả nước trong
hầu hết các lĩnh vực dịch vụ mà công ty cung cấp, đặc biệt là kiểm toán báo cáo tài
chính với quy trình kiểm toán khá hoàn thiện.
Nhận rõ được tầm quan trọng của kiểm toán báo cáo tài chính, đặc biệt là kiểm
toán khoản mục tài sản cố định; với những kiến thức được trang bị tại trường cũng như
thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, em quyết định chọn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đề tài “Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán
báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” làm đề tài nghiên
cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC nhằm:
 Tổng hợp lý luận về kiểm toán và kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán báo cáo tài chính được trang bị tại trường Đại học;
 Mô tả thực tế quy trình kiểm toán và cách xử lý của Kiểm toán viên trong
trường hợp có sai sót trong hệ thống kế toán tại đơn vị dẫn tới những sai sót các thông
tin trên báo cáo tài chính liên quan đến khoản mục TSCĐ;
 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC;
 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của bài nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán
AAC, thông qua khách hàng cụ thể là công ty Cổ phần ABC trong giai đoạn kiểm toán
báo cáo tài chính năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp:
Phương pháp quan sát
Quan sát cách thức làm việc của các Kiểm toán viên trong kiểm toán khoản mục
TSCĐ; cụ thể là cách đọc tài liệu, trao đổi với kế toán tại đơn vị khách hàng, tìm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
chứng từ,… để có được cái nhìn khái quát, sơ bộ về quy trình kiểm toán khoản mục
TSCĐ trong kiểm toán BCTC
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tiến hành thu thập, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quy trình kiểm toán
khoản mục TSCĐ, như:
Hồ sơ làm việc năm trước (Nếu có);
Báo cáo kiểm toán năm trước (Nếu có);
Tài liệu, chứng từ kế toán tại đơn vị khách hàng: Bảng kê chứng từ năm 2015; Sổ chi
tiết tài khoản 211, 214, tài khoản chi phí; Bảng tính khấu hao; Biên bản kiểm kê TSCĐ;
Hợp đồng mua/thanh lý TSCĐ; Biên bản nghiệm thu, quyết toán hoàn thành TSCĐ;…
Phương pháp tính toán, tổng hợp số liệu
Tiến hành tính toán số liệu thu thập được; tổng hợp lại để phục vụ phân tích,
kiểm tra trong quá trình kiểm toán.
Phương pháp phân tích
Phân tích dựa trên các số liệu thu được để kiểm tra tính đúng đắn, hợp lí của các
số liệu được trình bày trên sổ sách và báo cáo của đơn vị khách hàng. Từ đó, tìm ra
những sai sót trong công tác hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ tại đơn vị
khách hàng và tiến hành trao đổi, điều chỉnh (Nếu có).
6. Bố cục bài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm có:
Chương 1. Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
Chương 2. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại
công ty Kiểm toán và Kế toán AAC
Chương 3. Nhận xét; Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục
TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và Kế toán AAC
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1. Các vấn đề chung liên quan đến TSCĐ
1.1.1.Khái niệm TSCĐ
“TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các TS khác
có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kì SXKD và giá trị của nó được chuyển dịch dần
dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kì sản
xuất” (GS.TS Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thủy, 2010)
TSCĐ là các tư liệu lao động có hình thái hiện vật cụ thể như nhà xưởng, máy
móc, thiết bị, công cụ quản lý. Ngoài ra, còn có những TSCĐ không có hính thái hiện
vật như quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế,... Song, không phải mọi tư liệu
lao động đều là TSCĐ mà chỉ có những TS thoả mãn các điều kiện qui định của chuẩn
mực kế toán và chế độ tài chính kế toán của nhà nước qui định cụ thể, phù hợp trong
từng thời kỳ là TSCĐ
1.1.2. Đặc điểm TSCĐ
TSCĐ là những TS có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh;
Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao
mòn dần, giá trị của chúng sẽ được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kì.
1.1.3. Phân loại TSCĐ
TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh doanh,
để quản lý tốt cần phân loại chúng.
Trong doanh nghiệp thường phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Theo cách
phân loại này, TSCĐ chia ra thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. (GS.TS Ngô
Thế Chi & TS. Trương Thị Thủy, 2010)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình ở tỉnh An Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá tác động của chính sách thời giờ làm việc – thời gian nghỉ ngơi theo quy định Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Chứng minh đánh giá chính sách là cần thiết trong quy trình chính sách? Môn đại cương 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top