daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Eunsung Electronic Vina


Hình 4.7: Đồ thị so sánh kết quả chỉ tiêu, T - NO3, T - PO4 trước khi xử lý và sau khi xử lý và quy chuẩn Việt Nam
4.6. Những hạn chế tồn tại khi vận hành công nghệ AAO.
4.6.1. Một số vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống AAO
Trong quá trình vận hành không thể trảnh khỏi các sự cố bên trong bể hiếu khí có thể do nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật trong bùn hoạt tính dẫn đến giảm hiệu quả xử lý của hệ thống. Sau đây là một số sự cố hay gặp trong quá trình vận hành công nghệ AAO.
- Sự cố lớp bùn phủ bị chảy ra ngoài theo dòng thải , không còn bùn lắng.
- Một lượng lớn các hạt rắn rời khỏi bể lắng.
- Một lượng lớn các phân tử trong mờ, nhỏ rời khỏi bể lắng.
- Bùn lắng tốt nhưng lại nổi trên bề mặt trong thời gian lắng
- Bề mặt hiếu khí bị bao phủ bởi lớp bọt và nhầy.
- Xuất hiện những đám bọt lớn trên bề mặt hiếu khí.
- Vi sinh vật trong bùn hoạt tính chết trong thời gian ngắn.
4.6.2. Nguyên nhân xảy ra các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống AAO
Qua quá trình tìm hiểu các sự cố xảy ra khi vận hành công nghệ AAO tui nhận thấy có một số nguyên nhân gây nên các sự cố trên:
- Do chất hữu cơ quá tải, do PH thấp, do tăng trưởng của nấm sợi do thiếu hụt chất dinh dưỡng, do độc tính, do thông khi quá nhiều.
- Do bùn cũ và do sự hỗn loạn quá mức của hệ thống.
- Do tốc độ tăng trưởng của bùn kém, bùn hoạt tính mới và yếu.
- Do sự nitrat hóa, sự thông khí quá mức.
- Do bùn già, do quá nhiều dầu và chất béo trong hệ thống, do vi khuẩn bám tạo bọt.
- Do bùn quá trẻ, lượng bùn thấp và chất tẩy rửa.
- Do dòng nước thải có chứa các chất độc tính.
4.7. Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống AAO
- Nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình xử lý nước thải của công nghệ AAO thì tui xin đưa ra một số biện pháp xử lý các sự cố trên:
- Giảm tải lượng các chất hữu cơ; tăng thêm độ kiềm, độ dinh dưỡng, thêm clo hay proxide để tuần hoàn; bổ sung chất dinh dưỡng; xác định nguồn và bổ sung tiền xử lý; giảm thông khí trong thời gian lưu lượng thấp.
- Giảm tuổi bùn, gia tốc độ dòng thải; giảm sự hỗn loạn của bùn hoạt tính.
- Tăng tuổi bùn; giảm nước thải.
- Tăng tốc độ tuần hoàn , điều chỉnh tuổi bùn và hạn chế sự nitrat; hạn chế sự thông khí.
- Giảm tuổi bùn, tăng lượng nước thải, sự dụng các chất bơm kiểm soát bùn; tăng cường loại chất béo, sử dụng bơm tuần hoàn, bổ sung tiền xử lý; loại bỏ các vi khuẩn tạo bọt.
- Tăng tươi bùn, giảm nước thải, sử dụng các bơm kiểm soát bọt; hạn chế các chất hoạt động bề mặt và sử dụng các bơm kiểm soát.
- Tăng tuần hoàn các chất rắn đang hiện diện, ngừng cung cấp nước thải và bổ sung tiền xử lý.




PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận
Theo kết quả phân tích mẫu nước thải đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bằng công nghệ aao trong hệ thống xử lý nước thải trong hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Eunsung electronic vina tại khu công nghiệp Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh tui có một số kết luận như sau:
- Nguồn gây ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu từ nhà ăn của công nhân.
- Hiệu quả xử lý của công nghệ tốt, tiết kiệm chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng, hàm lượng bùn tạo ra thấp và không phát sinh mùi trong quá trình vận hành.
- Kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi xử lý đã cho thấy hiệu quả của công nghệ:
+ Hàm lượng PH sau xử lý là 6,36 và nằm trong QCVN 14: 2008BTNMT.
+ TSS sau khi xử lý là 42mg/l giảm 27 lần so với trước khi xử lý và theo quy chuẩn QCVN14:2008/BTNMT.
+ BOD trước khi xử lý là 47.6 mg/l và sau khi xử lý là 42.1 mg/l, trước khi xử lý cao gấp 5.5 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống công nghệ AAO và nằm trong QCVN 14: 2008/BTNMT.
+ COD trước khi xử lý là 70 mg/l và sau khi xử lý là 47.2 mg/l cao gấp 6,7 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống AAO và nằm trong QCVN 14: 2008/BTNMT
+ NO3- trước khi xử lý là 32 mg/l và sau khi xử lý là 18 mg/l, trước khi xử lý cao gấp 14 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống AAO và nằm trong QCVN 14:2008/BTNMT
+ T - PO43- trước khi xử lý là 5.2 mg/l và sau khi xử lý là 3.7mg/l, trước khi xử lý cao gấp 1.5 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống AAO. Và nằm trong QCVN 14:2008/BTNMT.
+ Hàm lượng Coliform trước khi xử lý là 150MPN/ 100ml và sau khi xử lý là 75 MPN/100ml, trước khi xử lý cao gấp 2 lần sau khi đã xử lý bằng hệ thống AAO và nằm trong QCVN 14: 2008/BTNMT.

5.2. Kiến nghị
* Với các cấp chính quyền
- Khuyến khích nhà máy sản xuất thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. đồng thời cần có sự quản lý, giám sát hoạt động của nhà máy, có cơ chế để xử lý đối với đối với nhà máy nếu gây ra ô nhiễm. Yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
- Kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường của nhà máy, đồng thời thực hiện thu phí nước thải, xử phạt những hành vi gây ô nhiễm và không thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ và các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện giúp cho nhà máy thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
* Đối với nhà máy
- Đầu tư công nghệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải bị ô nhiễm, nâng cao hiệu quả xử lý của các hệ thống xử lý nước thải. Tìm kiếm nguyên nhân và cách khắc phục các sự cố khi vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo các chất thải ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy chuẩn Viêt Nam.



PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở lý luận 3
2.2. Cơ sở pháp lý 7
2.3. Một số phương pháp xử lý hiếu khí trong điều kiện nhân tạo 7
2.3.1 Bể biophin 7
2.3.2. Bể oxyten 8
2.3.3. Bể SBR 8
2.4. Hiện trạng môi trường nước Thế giới và Việt Nam 9
2.4.1. Hiện trạng môi trường nước Thế giới 9
2.4.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam 13
2.4.3 Tài nguyên nước của tỉnh Bắc Ninh và khu vực nhà máy Eunsung Electronic Vina. 18
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21
3.2.1. Địa điểm tiến hành 21
3.2.2 Thời gian tiến hành 21
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. 21
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh. 21
3.3.2. . Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và công nghệ xử lý nước thải của công ty 21
3.3.3. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Eunsung Electronic Vina 21
3.3.4. Đánh giá khả năng xử lý công nghệ AAO 21
3.3.5. Kết quả phân tích mẫu nước 21
3.3.6. Những hạn chế tồn tại khi vận hành công nghệ AAO 21
3.3.7. Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống AAO 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu 21
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 21
3.4.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa 22
3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh 22
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu nước 22
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh. 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
4.2. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và công nghệ xử lý nước thải của công ty 31
4.2.1. Giới thiệu về công ty TNHH xây dựng và công nghệ môi trường Việt Nam 31
4.2.2. Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải 32
4.3. Hiện trạng hệ thống nước thải công ty Ensung Electronic vina 33
4.3.1. Các loại nước thải có trong nguồn thải 33
4.3.2. Mô tả các hệ thống thu gom, xử lý và quy trình công nghệ xử lý nước thải 33
4.3.3. Chế độ xả thải 33
4.3.4. lưu lượng nước xả thải 34
4.4. Đánh giá khả năng xử lý của công nghệ AAO 34
4.4.1 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công nghệ AAO 34
4.4.2. Hệ vi sinh vật trong bể xử lý sinh học 41
4.5. Kết quả phân tích mẫu nước 42
4.5.1. Kết quả phân tích mẫu nước 42
4.6. Những hạn chế tồn tại khi vận hành công nghệ AAO. 45
4.6.1. Một số vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống AAO 45
4.6.2. Nguyên nhân xảy ra các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống AAO 45
4.7. Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống AAO 46
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1. Kết luận 47
5.2. Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội đang là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi môi trường và khí hậu trên toàn thế giới. Những hoạt động đó, một mặt sẽ làm cải thiện đời sống của con người, nhưng mặt khác lại làm cạn kiệt, khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường trên thế giới.
Hệ thống thoát nước hiện nay không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu thoát nước thải và nước mưa ở khu đô thị, trung tâm công nghiệp và các khu vực nông thôn. Các thủy vực ao hồ, sông suối và kênh rạch cũng ngày càng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Nhiều chất ô nhiễm công nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Việt Nam có tới gần 110 khu công nghiệp đang hoạt động ví dụ khu công nghiệp Nam Sơn, khu công nghiệp Yên Phong II ở Bắc Ninh, khu công nghiệp Việt Hòa, Phú Thái ở Hải Dương, khu công nghiệp Đông Anh, Sóc Sơn ở Hà Nội. Nhưng chỉ gần 1/3 trong số đó có hệ thống phù hợp để xử lý nước thải và các chất thải độc hại khác. Nhà máy Eunsung Electroic Vina cũng nằm trong tình trạng đó, với một lượng nước lớn dùng để sản xuất và vệ sinh đã thải ra ngoài môi trường một lượng lớn nước thải, cùng với một lượng lớn khí thải và chất thải.
Vấn đề nước thải đang trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Ở nước ta vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề chiến lược quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, con người đang tìm mọi giải pháp để bảo vệ môi trường, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước cũng như của các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Hiện nay nhiều mô hình xử lý nước thải ở khu công nghiệp đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới cũng như trong nước. Trong khuôn khổ thực hiện đề tài tốt nghiệp tui xin đưa ra đề tài nghiên cứu:
“ Đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy Eunsung Electronic Vina” .

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiệu quả xử lý của công nghệ AAO trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy Eunsung Electronic Vina.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và thay mặt cho khu vực nghiên cứu.
- Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Nâng cao kiến thức và kỹ năng rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác bảo vệ môi trường, vận dụng nâng cao kiến thức đã học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
Đánh giá được hiệu quả xử lý nước thải nhà máy đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao thương hiệu của công ty.





PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [ 7].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại với mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. ô nhiễm môi trường nếu vượt quá mức nhất định sẽ là hiện tượng nhiễm độc và ngộ độc sinh vật và con người [1].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: là sự có mặt của một chất ngoại lai trong môi trường nước tự nhiên. Khi vượt quá một ngưỡng nào đó thì chất ngoại lai trở nên độc hại đối với sinh vật và con người.
- Khái niệm nước thải: Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất trong mỗi cộng đồng đều tạo ra các chất thải, ở thể khí, lỏng, rắn. Thành phần chất thải lỏng, hay nước thải được định nghĩa như một dạng hòa tan hay trộn lẫn giữa nước (nước dùng , nước mưa, mước mặt, nước ngầm,…) và các chất thải từ sinh hoạt trong thương mại, giao thông vận tải, nông nghiệp,…ở đây cần hiểu là sự ô nhiễm nước xảy ra khi các chất nguy hại xâm nhập vào nguồn nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của chính bản thân nguồn nước [12].
- Khái niệm nước thải chưa qua xử lý: là nguồn tích trữ các chất độc hại lâu dài cho con người và các sinh vật khác. Sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra các chất khí nặng mùi. Thông thường, các chất thải chưa qua xử lý thường là nguyên nhân gây bệnh do nó chứa các loại độc chất phức tạp hay mang các chất dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát triển cho các loại vi khuẩn, các thực vật thủy sinh nguy hại [2].
- Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: [10]
+ Có xuất hiện các chất nổi trên mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn.
+ Thay đổi tính chất lý học ( độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…).
+ Thay đổi thành phần hóa học ( PH, hàm lượng lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại…).
+ Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa các chất hữu cơ vừa mới thải vào.
+ Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng, có xuất hiện các vi trùng gây bệnh.
- Đặc trưng của nước thải:
Bằng trực giác của con người ta có thể nhận thấy được các chất hòa tan trong nước thải tương đối cao. Nước thải có những biểu hiện đặc trưng sau: [6]
+ Độ đục: Nước thải không trong suốt. Các chất rắn không tan tạo ra các huyền phù lơ lửng. Các chất lỏng không tan tạo dạng nhũ lơ lửng. hay tạo váng trên mặt nước. Sự xuất hiện của các chất keo làm cho nước có độ nhớt.
+ Màu sắc: Nước tinh khiết không màu. Sự xuất hiện màu trong nước thải rất dễ nhận biết. Màu xanh là sự phát triển của tảo lam trong nước. Màu vàng biểu hiện sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang các hợp chất trung gian của các hợp chất hữu cơ. Màu đen biểu hiện của sự phân giải gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ.
+ Mùi: Nước không có mùi. Mùi của nước thải chủ yếu là do sự phân hủy các chất hữu cơ trong thành phần các nguyên tố N, P và S. Xác của vi sinh vật, thực vật có protein là lợp chất hữu cơ điển hình tạo bởi các nguyên tố N, P và S nên khi thối rữa đã bốc mùi ra rất mạnh Các mùi:
+ khai là Amoniac ( NH3). Tanh là các Amin (R3N), (R2NH-), Phophin (PH3). Các mùi thối la khí Hidro sunfua (H2S).
+ vị: Nước tinh khiết không có vị và độ PH = 7. Nước có vị chua là do tăng nồng độ Axit của nước ( PH < 7). Vị nồng là biểu hiện của kiềm (PH >7). Vị mặn chát là do một số muối vô cơ hòa tan, điển hình là muối ăn ( NaCl) có vị mặn.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm. Nước bề mặt ở Việt Nam dao động từ 14.30c – 33,50c. Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt chính là nhiệt của các nguồn nước thải từ bộ phận làm lạnh của các nhà máy, khi nhiệt độ tăng lên còn làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh Nông Lâm Thủy sản 0
D ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA CÔNG TY SÁCH ALPHA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá khả năng tạo động lực lao động của chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty Cổ phần Bưu chính Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá khả năng định tính nhóm beta agonist trong thịt bằng kit betaagonist elisa của hãng randox Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá khả năng phát hiện βagonists trong thịt lợn bằng kit elisa Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn N-bu Y dược 0
F Đánh giá chung về thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của một số giống cà chua và cây ghép của chúng Nông Lâm Thủy sản 0
J Đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú dịch vụ của các khách sạn liên doanh trên địa bàn thủ dô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top