anh_peo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU

Khi xã hội ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống ngày một gia tăng thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Bất kì một người tiêu dùng nào cũng muốn lựa chọn cho gia đình mình những hàng hóa chất lượng cao, mẫu mã đẹp, cung cấp thật nhiều tiện ích và các giá trị tăng thêm. Nắm bắt được nhu cầu đó, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành. Và lúc này, truyền thông marketing trở thành lợi thế tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp, đặc biệt nỗ lực chiếm cảm tình công chúng ngày càng trở nên cần thiết.
Điều đó trở nên rõ hơn cả đối với thị trường nước giải khát Việt Nam. Nước giải khát Việt Nam là một trong những mặt hàng tiêu dùng đạt tốc độ tăng trưởng cao bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Riêng đối với thị trường nước khoáng – nước tinh khiết các thương hiệu dẫn đầu hiện nay như Lavie, Aquafina thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và công cụ truyền thông chủ lực là những chiến dịch quảng cáo rầm rộ.
Qua 13 năm hoạt động, Công ty cổ phần Vital đã xây dựng được trong tâm trí khách hàng thương hiệu uy tín chất lượng, giá thành hợp lý, ngày càng phát huy thế mạnh hệ thống phân phối. Bên cạnh việc ghi nhận thành tích đạt được, Vital cũng đánh giá những hạn chế trong khả năng truyền thông marketing. Hoạt động xúc tiến bán hàng, quảng cáo và tài trợ chương trình sự kiện là những công cụ truyền thông đã và đang góp phần vào việc hoàn thành chiến lược marketing của công ty. Tuy nhiên, trước yêu cầu tất yếu đối với việc gây dựng cảm tình đối với công chúng và trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt hiện nay, Vital xác định: với quan hệ công chúng là hoạt động mục tiêu chiến lược, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả các công cụ đã sử dụng và mở rộng phát triển hơn nữa để quan hệ công chúng thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cho nên, Chuyên đề thực tập “Đánh giá hoạt động quan hệ công chúng tại công ty cổ phần Vital” mong muốn phản ánh vấn đề thực tế một cách hệ thống, sinh động trên tinh thần khách quan, xây dựng và đóng góp.
Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu thực tế các hoạt động quan hệ công chúng tại công ty cổ phần Vital trong ba năm 2008, 2009, 2010.
Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu:
Tổng kết, đưa ra đánh giá thực trạng hoạt động quan hệ công chúng tại công ty Cổ phần Vital. Trên cơ sở những nhận xét, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động này tại công ty.
Phương pháp nghiên cứu:
Tổng hợp các tài liệu của công ty liên quan đến hoạt động kinh doanh, marketing và đặc biệt hoạt động quan hệ công chúng.
Trực tiếp hỏi ý kiến của trưởng phòng, nhân viên bộ phận marketing.
Tham khảo tài liệu bài giảng, giáo trình, Internet.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm:
Chương I. Tổng quan về công ty cổ phần Vital
Chương II. Đánh giá hoạt động quan hệ công chúng tại công ty cổ phần Vital
Chương III. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng tại công ty cổ phần Vital

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VITAL

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vital
Năm 1996, được sự chấp thuận của UBND Tỉnh Thái Bình, Công ty Cổ phần Vital – thành viên của tập đoàn Bitexco đã đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất nước khoáng hiện đại bậc nhất Việt Nam với dây chuyền công nghệ, thiết bị của Italia với sự kiểm soát chất lượng sản phẩm của các chuyên gia đến từ FDT – Italy.
Nhà máy nước khoáng Vital khai thác tại nguồn nước khoáng thiên nhiên Đông Cơ – Tiền Hải – Thái Bình, với công suất 30.000.000 lít/năm, chính thức đi vào hoạt động tháng 5/2007.
Khi mới thành lập, công ty gặp không ít khó khăn với vấn đề vay vốn, sử dụng vốn, xâm nhập thị trường đầy biến động trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn châu Á.
Với chiến lược, chính sách phát triển nhạy bén với thị trường, cho đến nay Vital là thương hiệu nước khoáng xuất hiện trên toàn quốc và đạt được những thành quả nhất định.
Năm 2009 là mốc thời điểm đánh dấu bước chuyển mình rất lớn của Vital khi những nỗ lực của Vital được chính thức công nhận trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng.
Vital đã đạt các giải thưởng “Vì sức khỏe người Việt”, “Topten thương hiệu Việt 2009”, “Tin & Dùng năm 2009”, “Sản phẩm tiêu biểu 1000 năm Thăng Long”, Siêu cúp “Thương hiệu nổi tiếng vì sự phát triển và bảo vệ sức khỏe cộng đồng”. Nước khoáng thiên nhiên Vital là sản phẩm được Tổng cục Y tế Việt Nam khuyên dùng.

1.2 Cơ cấu bộ máy, tổ chức
1.2.1. Bộ máy tổ chức
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức



(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự, Công ty cổ phần Vital)
Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Hội đồng quản trị: bộ phận lãnh đạo cao cấp nhất của công ty, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty. Vai trò: xác định chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, đưa ra chiến lược, kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu.
Ban Tổng giám đốc: là người thay mặt theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch mà HDQT phê duyệt, chịu trách nhiệm trước HDQT và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Phòng Hành chính – Nhân sự: Chịu trách nhiệm các hoạt động đối nội đối ngoại của công ty, công tác văn thư, giấy tờ, phát triển quy trình quản lý hành chính, tổng hợp, quy trình ISO… Quản lý nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, thù lao lao động…
Phòng Tài chính – Kế toán: Bộ phận Tài chính: gồm giám đốc tài chính và các chuyên viên tài chính chịu trách nhiệm trong việc huy động và quản lý việc sử dụng nguồn vốn. Bộ phận Kế toán giám sát, ghi chép, hạch toán các hoạt động kinh doanh, thu chi, xuất nhập…
Phòng Kinh tế - Kế hoạch: phụ trách việc xây dựng và quản lý kế hoạch như dự án liên quan đến đất đai, dự án phát triển sản phẩm mới, hay kế hoạch hàng ngày như quản lý kho bãi, giao nhận hàng hóa…
Phòng Kinh doanh: chịu trách nhiệm chính trong công tác chăm sóc và phát triển mạng lưới khách hàng.
Phòng marketing: nhiệm vụ định hướng và hỗ trợ bán hàng, lập và quản lý các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ như phân phối, quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng.
tin cậy của mọi người, có thể thu thập thông tin từ tất cả các phòng ban vào mọi thời điểm. Chỉ có như vậy cán bộ PR mới có thể hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo giải quyết các vụ việc phát sinh trong môi trường nội bộ.
Cán bộ PR có thể nằm trong ban lãnh đạo hay không nhưng phải là một cố vấn trong việc xây dựng đường lối chiến lược của công ty, thiết lập những mục tiêu có tính thực tiễn.
Đối với công chúng là nhân viên trong công ty, thống nhất cách hành xử mong đợi đối với toàn bộ nhân viên Vital. Đó là cách hành xử đối với công việc, đồng nghiệp, khách hàng. Tăng cường sự hiểu biết của nhân viên về tổ chức không chỉ bằng các tài liệu soạn thảo, in ấn truyền phát, thông qua các buổi đào tạo mà chính bằng các dịp lễ, Tết, tạo cơ hội cho các nhân viên ngồi lại với nhau, trao đổi ý kiến, cảm nhận, cùng du lịch, cùng tham gia trò chơi tập thể, trình diễn những khả năng của bản thân… Một tài khoản mạng xã hội tập thể có thể được thiết lập nơi mọi nhân viên có thể chia sẻ với nhau những kỷ niệm, tình cảm, kinh nghiệm làm việc… Tất cả những hoạt động này cần sự ủng hộ từ phía Ban lãnh đạo, sự phối hợp đắc lực của phòng Hành chính nhân sự.

3.2.3.5. Quản trị khủng hoảng
Vital cần xây dựng quy trình chuẩn để dự báo và quản lý khủng hoảng. Quy trình gồm các bước:
Giai đoạn dự báo và chuẩn bị
Với một nhãn hành đồ uống, rủi ro và khủng hoảng có thể phát sinh bất cứ lúc nào nên đây là bước công việc đặc biệt ý nghĩa.
Cán bộ PR nghiên cứu khả năng rủi ro, lập kế hoạch hành động khi xảy ra tình huống đó. Cơ sở để nghiên cứu có thể là các rủi ro đã từng xảy ra tại Vital hay các nhãn hàng khác. Rủi ro về chất lượng sản phẩm có khả năng xảy ra nhất. Muốn lập được kế hoạch hành động, cán bộ PR không chỉ cần kiến thức quản trị phải nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng, ưu nhược điểm của sản phẩm và các thông tin liên quan để giới thiệu, sẵn sàng trả lời thắc mắc trước báo chí, khách hàng quan tâm.
Trong kế hoạch vạch rõ người chịu trách nhiệm chính, những việc cần làm, ai ghi nhận thông tin được chuyển tới doanh nghiệp, liên hệ với ai trong từng trường hợp cụ thể (ban lãnh đạo, cơ quan báo chí), người phát ngôn.
Đối với rủi ro khi quan hệ với đại lý, trên cương vị người khởi xướng và cố vấn , bộ phận PR kết hợp phòng kinh doanh lập kế hoạch hành động.
Giai đoạn quản lý trong khủng hoảng:
Thực hiện theo kế hoạch, ghi nhớ các nguyên tắc:
- Kiểm soát khủng hoảng ngay từ tín hiệu đầu tiên, theo sát tiến trình vụ việc.
- Xác định nhóm công chúng chủ chốt, xác định phương pháp giao tiếp, phương tiện giao tiếp hiệu quả mà công ty có thể tiếp cận được.
- Ghi lại các cuộc điện thoại gọi tới, các bài báo
- Chủ động cung cấp thông tin, không rơi vào thế bị động.
- Chỉ cung cấp thông tin trong phạm vị trách nhiệm của mình, không suy đoán.
- Chuẩn bị các câu hỏi và câu trả lời trước công chúng, nhưng không trả lời tất cả các câu hỏi, đánh lạc hướng khi cần thiết.
Giai đoạn sau khủng hoảng:
- Đánh giá tác động khủng hoảng tới công ty, thương hiệu, nhân viên, đối tác…
- Đánh giá hiệu quả quản lý khủng hoảng, rút ra bài học.


KẾT LUẬN
Thị trường nước giải khát Việt Nam đang là mảnh đất tiềm năng nhưng đầy thách thức. Và thị trường nước tinh khiết – nước khoáng đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng càng cao và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trước hoàn cảnh đó, truyền thông maketing bằng quan hệ công chúng ngày càng giữ vai trò quan trọng đặc biệt.
Chuyên đề “Đánh giá hoạt động quan hệ công chúng tại công ty cổ phần Vital” đã tiếp cận một vấn đề mang tính thời sự không chỉ đối với riêng bản thân doanh nghiệp.
Chuyên đề trình bày nhận thức về quan hệ công chúng và các hoạt động đã được tiến hành tại Vital, đưa ra đánh giá dựa trên góc độ người làm truyền thông marketing. Nhìn chung, Vital đã nhận thức và biến quan hệ công chúng thành công cụ tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Vital đang tiếp cận một cách hệ thống với lý thuyết PR và bước đầu tiến hành các hoạt động quan hệ công chúng theo đuổi mục tiêu đã đề ra. Dù còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng Vital đã đạt được một số thành tựu nhất định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình PR-Quản trị Quan hệ công chúng; GS-TS Đào Trọng Nghiêm; Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, 2008 .
2. Trang chủ Vital vital.com.vn, các trang web vietbao.com.vn, diendandoanhnghiep.com, gso.gov.vn
3. Báo Đầu tư, Tạp chí Đồ uống Việt Nam
4. 62- Chiến dịch PR xuất sắc; Trần Anh; Nà xuất bản lao động
5. Frank fefkins- Ngô Anh Thi và Nguyễn Thị Phương Anh dịch; 2007;Phá vỡ bí ẩn PR.
6. Giáo trình Marketing căn bản; PGS.TS Trần Minh Đạo; Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, 2008.
7. Tài liệu phòng Hành chính nhân sư, Công ty cổ phầnVital.
8. Tài liệu phòng Marketing, Công ty cổ phẩn Vital.
9. Tài liệu phòng Tài chính kế toán, Công ty cổ phần Vital.



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PR Quan hệ công chúng
HDQT Hội đồng quản trị
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vital 3
1.2. Cơ cấu bộ máy, tổ chức 4
1.2.1. Bộ máy tổ chức 4
1.2.2. Tình hình nhân sự 5
1.3. Lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm 6
1.4. Tài chính 9
1.4.1. Khái quát nguồn vốn kinh doanh của công ty 9
1.4.2. Doanh thu và lợi nhuận 10
1.5. Môi trường marketing vĩ mô 10
1.5.1. Môi trường nhân khẩu 11
1.5.2. Môi trường kinh tế 11
1.5.3. Môi trường chính trị, luật pháp 12
1.5.4 .Môi trường văn hóa 12
1.6. Thị trường nước khoáng tại Việt Nam 13
1.6.1. Thị trường nước giải khát Việt Nam: 13
1.6.2. Thị trường nước khoáng – nước tinh khiết 15
Chương 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VITAL 17
2.1. Thực trạng hoạt động quan hệ công chúng tại công ty cổ phần Vital 17
2.1.1. Khái quát thực trạng hoạt động marketing tại công ty cổ phần Vital 17
2.1.1.1. Định vị thị trường 17
2.1.1.1.1. Khách hàng mục tiêu: 17
2.1.1.1.2. Chiến lược định vị 18
2.1.1.2. Hoạt động truyền thông marketing 19
2.1.1.2.1. Mục tiêu truyền thông 19
2.1.1.2.2. Ngân sách truyền thông 21
2.1.2.1. Đối tượng, mục tiêu 24
2.1.2.2. Hoạt động tài trợ và từ thiện 26
2.1.2.3. Quan hệ báo chí 41
2.1.2.4. Các công cụ khác 42
2.1.2.4.1. Tổ chức sự kiện 42
2.1.2.4.2. PR nội bộ và quan hệ với nhà chức trách 46
2.1.2.4.3. Quản trị khủng hoảng 47
2.2. Đánh giá hoạt động QHCC tại công ty cổ phần Vital 48
Chương 3 55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VITAL 55
3.1. Chiến lược truyền thông 2011 55
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QHCC tại công ty cổ phần Vital 57
3.2.1 Giải pháp về nhân sự 57
3.2.1.1 Tính cần thiết bổ sung nhân sự PR 57
3.2.1.2 Hoạt động của chuyên viên PR 58
3.2.1.3. Một số yêu cầu cơ bản đối với chuyên viên PR: 59
3.2.1.3. Đào tạo chuyên viên PR 60
3.2.2. Giải pháp đối với quy trình thực hiện hoạt động quan hệ công chúng 60
3.2.3. Giải pháp cho các công cụ quan hệ công chúng 64
3.2.3.1. Hoạt động tài trợ, từ thiện 64
3.2.3.2. Quan hệ báo chí 65
3.2.3.3. Tổ chức sự kiện 67
3.2.3.4. Quan hệ nội bộ 68
3.2.3.5. Quản trị khủng hoảng 69
KẾT LUẬN 71

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện mỹ đức Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động Marketing bất động sản của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung Marketing 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Khoa học kỹ thuật 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top