thuy_cute_hp

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
3
Chương I: Bối cảnh Tôn giáo – Chính trị miền Nam
Việt Nam trước 1954
16
1.1 Mặt trận Quốc gia liên hiệp 1946 16
1.2 Dụ số 10 25
Chương II: Tôn giáo trong đời sống chính trị miền
Nam Việt Nam 1954-1956: Sự ra đời của Đảng Cần lao
32
2.1.Sự ra đời của Đảng Cần Lao (1954) - Tính chất Tôn
giáo – chính trị của Đảng Cần Lao
32
2.2 Cuộc chiến vì quyền lực 1954-1955 –“Chiến tranh tôn
giáo”
38
2.3 Cuộc di cư “vĩ đại” 48
2.4 Hiến pháp 1956 – Nền Chính trị mang tính Tôn giáo 54
Chương III: Tôn giáo trong đời sống chính trị miền
Nam Việt Nam 1956-1963: Sự phát triển và suy tàn
của Đảng Cần Lao
65
3.1 “Cần Lao hóa Quân đội” - Tiêu chí Tôn giáo với vấn
đề nhân sự trong hệ thống chính trị
65
3.2 Đảng Cần Lao và Công giáo 76
3.3 “Pháp nạn” 1963 – Cuộc đấu tranh của Phật giáo 85
Chương IV: Kết luận
Từ tôn giáo đến chính trị: Đảng Cần Lao Nhân vị
99
Tài liệu tham khảo 111
Phụ lục 119
Thành Nam (Phật Giáo Hòa Hảo), lúc đó Tướng Trình Minh Thế vẫn còn
là một thành viên Ban Chấp Hành Mặt Trận, mặc dù ông đang là sĩ quan
quân đội quốc gia từ ngày về hợp tác (18-2-1955). Do đó, khi ký tên tham
gia Mặt Trận, Tướng Thế có ghi thêm một câu ở dưới chữ ký của mình
rằng: „‟tui là thiếu tướng quân đội quốc gia, cố nhiên không có quyền
làm chánh trị, nhưng vì nhận rõ nguy cơ chung của dân tộc, tui tán thành
bản quyết nghị này” [33].
Yêu sách của Mặt trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc gia rất rõ, nó
cho thấy tinh thần của các lực lượng quân sự - tôn giáo bấy giờ với chính
quyền Diệm, và rõ hơn nữa, với đường hướng của lãnh tụ Đảng Cần lao:
(a) Thành lập Hội đồng Quốc chính có thẩm quyền bên cạnh Thủ tướng,
với mục tiêu chống độc tài độc tôn và giải quyết các vấn đề đảng phái; (b)
Nội các phải bao gồm thành viên các đảng phái để thực hiện chính sách
do Hội đồng Quốc chính đề ra; (c) yêu cầu đưa vợ chồng Ngô Đình Nhu
khỏi danh sách chính quyền. Ba yêu sách này, dù vô tình hay hữu ý, dù
để nhằm vào chính quyền Diệm, nhưng có vẻ nó đã tiên tri cho những
tình trạng về sau này của nền chính trị miền Nam do Đảng Cần Lao gây
nên. Yêu sách (a) và (b) có hai ý nghĩa: (1) giải tỏa quyền lực độc tôn và
tuyệt đối của Nhà nước, thiết lập lại liên minh quyền lực ở mức cao hơn
là Hội Đồng Quốc Chính; (2) thừa nhận quyền lực cát cứ tồn tại của các
đảng phái chính trị bấy giờ ở cả mức Trung ương và địa phương. Như
thế, trong hai ý nghĩa đó, một nội dung thứ (3) đã được ám chỉ chung:
phải thừa nhận sự tồn tại đa dạng của quyền lực bấy giờ ở Nam Kỳ, và do
đó, thừa nhận một liên minh tinh hoa có tính chính trị (dân chủ?) hiện đại
chứ không phải một chính quyền tuyệt đối về quyền lực. Không ngạc
nhiên rằng, hai yêu sách (a) và (b) đều sẽ có tác dụng thủ tiêu quyền lực
tuyệt đối của cả chính quyền Diệm lẫn Đảng Cần lao đứng đằng sau, và
cái tác dụng ấy được minh họa trong nội dung (c) của yêu sách: chấm dứt
ảnh hưởng chính trị của Ngô Đình Nhu, vốn là thiết kế gia của Đảng Cần
lao, cũng là bí thư của Đảng và lãnh tụ tinh thần thật sự của Đảng. Nên
nhớ, chính trong những ngày tháng ấy, một truyền thống về tổng lãnh tụ
từng có trong Nam đã được khơi dậy: phải là một nhân vật không thuộc
đảng phái nào làm thủ lĩnh, chẳng hạn như ông Nguyễn Đức Quỳnh hay
Bác sĩ Lê Kiều đã được Mặt trận suy xét đến. Vì thế, không ngạc nhiên
rằng Mặt trận đã nhận ra một nguy cơ của chính phủ Ngô Đình Diệm,
không phải ở đức tính của Ngô Đình Diệm, mà ở nguy cơ thao túng đằng
sau của lực lượng chính trị có tính cách đảng phái như Đảng Cần Lao.
Thêm vào đó, cung cách hoạt động chính trị của anh em Ngô Đình Nhu,
Ngô Đình Thục và về sau là Ngô Đình Cẩn thực sự đã tạo nên một hình
ảnh khuynh loát chính trị dữ dội đến mức che mờ cả hình ảnh lãnh tụ Ngô
Đình Diệm của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Một yêu sách tương tự khẳng định theo nhận định này là giải pháp
Ely – Colin, được đưa ra vào tuyên bố tháng 5, 1955 với 5 điểm:“1/
Chính phủ trở thành lâm thời và liên hiệp với một số người chống ông
Diệm.Thủ tướng Diệm trở thành lâm thời và liên hiệp và liên hiệp với
một số người chống ông Diệm. 2/ Thủ tướng Diệm sẽ cử một tổng giám
đốc công an cảnh sát mới, vị này phải được chính phủ liên hiệp và phe
Bình Xuyên chấp nhận để khỏi đổ máu. 3/ Một hội đồng lâm thời, sẽ
được đề cử và nhóm họp vào ngày 15/5, các giáo phái đề cử 60 đại biểu,
dân di cư 10, ông Diệm 10. Hội đồng lâm thời này sẽ góp ý kiến với Bảo
Đại nên cử ai làm thủ tướng. 4/ Một hội đồng tối cao danh dự, gồm các
lãnh tụ các giáo phái sẽ được cử làm hội đồng tư vấn. 5/ Hai người em
trai ông Diệm là ông Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Luyện phải rời xứ
trong thời gian này.” [1]
Nhưng Mặt trận sẽ không gặt hái được sự ủng hộ từ phía các lực
lượng chính trị khác sau khi gửi tối hậu thư ngày 21-3. Trong một tháng
hưu chiến, đầu tháng 4, 1955, Huỳnh Văn Lang được Ngô Đình Nhu giao
cho phát triển Đảng Cần Lao. Huỳnh Văn lang nhanh chóng thành lập
Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt với 8 thành viên đầu não. Chính từ đó, các
truyền đơn đả kích Bảy Viễn của Bình Xuyên và các tội ác Bình Xuyên
được phát tán khắp nơi, với một hàm ý nữa đi kèm rằng Bảy Viễn của
Bình Xuyên có ý định lên làm thủ tướng. Dù không biết bản thân Lê Văn
Viễn có mưu đồ ấy không, nhưng cớ gì quần chúng lại không tin rằng kẻ
đang nắm chủ chốt quân sự của Mặt trận lại không có xu hướng trở thành
lãnh tụ tối cao trong hệ thống chính trị. Mặt trận do đó nhanh chóng bị
đồng hóa với Bình Xuyên, và cuộc chống đối các lực lượng cát cứ địa
phương của Diệm về sau vẫn thường được quen gọi như cuộc chiến
chống Bình Xuyên.
Tình thế của Diệm vào tháng 4 khá khó khăn, khi Phạm Công Tắc,
Năm Lửa Trần Văn Soái, Lâm Thành Nguyên và Ba Cụt đều ủng hộ Bình
Xuyên. Bộ trưởng Quốc phòng Hồ Thông Minh và bộ trưởng ngoại giao
Trần Văn Đỗ cũng thôi việc. Cùng tháng đó, chính quyền Eisnhower cho
Collins thay đổi về chính sách ở Việt Nam, quyết định bỏ rơi Diệm.
Chính trong khoảnh khắc lịch sử đó vai trò của Đảng Cần Lao và người
cha tinh thần của nó, Ngô Đình Nhu lại bỗng nhiên nổi bật, như Huỳnh
Văn Lang ghi lại: “Một điều cần nói ở đây là khi Thủ tướng đi tìm một
lực lượng vô song đó không phải là không có cố vấn của Cần lao Nhân vị
Cách mạng đảng, lúc đó là ai? Là Ngô đình Nhu, là Trần quốc Bữu, Trần
trung Dung, Trần chánh Thành, có cả BS Bùi kiện Tín và ai ai nữa…cả
nhóm Tinh thần, trong đó có Bs Huỳnh kim Hữu. Biết rằng tất cả những
nhân vật nầy không một ai gia nhập Cần lao, nhưng đều chấp nhận
chủ trương của ông Ngô đình Nhu và do ông Nhu chi phối theo đường
hướng Cần lao của ông..” [22] (in đậm do tui nhấn mạnh). Dưới cái
“đường hướng Cần lao” đó, Hội nghị 29-4-1955 được triệu tập với 18
chính Đảng: Mặt trận Quốc gia Kháng chiến Việt Nam – Việt Nam Phục
quốc hội – Thanh niên Quôc dân Xã Việt Nam –Việt Nam Dân chủ Xã
hội – Phong trào tranh thủ Độc lập Việt Nam –Phụ nữ Quốc dân xã Việt
Nam – Việt Nam Cần lao Nhân vị Cách mạng đảng – Tịnh độ Phật giáo
đồ Việt Nam – Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam – Phong trào Dân
chúng Liên hiệp Việt Nam– Phong trào Cách mạng Quốc gia – Tập đoàn
Công dân – Nhóm Tinh thần – Xã hội Công giáo – Thanh niên Dân chủ
Việt Nam –Cựu Chiến sĩ Kháng chiến Việt Nam – Nghiệp đoàn Ký giả
Việt Nam – Hội tương trợ Đồng bào Nghệ Tỉnh /Bình. Đúng 10h, hội
nghị gồm 52 Đại biểu của 18 đảng phái khai mạc tại Dinh Độc Lập. Dưới
sự chủ trì của Nguyễn Bảo Toàn, bí thư Dân Xã Đảng và ông Phạm Việt
Tuyên, Hội nghị đưa ra 3 kiến nghị: (1) phế Bảo Đại; (2) Giải tán chính
phủ Ngô Đình Diệm; (3) Ủy nhiệm Ngô Đình Diệm Thành lập chính phủ
mới để thanh trừng Bình Xuyên, thu hồi chủ quyền quốc gia, triệt thoái
Pháp, tổ chức bầu cử Quốc dân Đại hội. 3 kiến nghị đó thực chất chỉ là
những dự thảo chính trị cho một chính phủ mới, một chính phủ đặt nền
trên sự thừa nhận cái quyền lực không thể chất vấn của Ngô Đình Diệm.
Cái họ thừa nhận và hi vọng ở Diệm lúc đó là chiến thắng của Diệm nhân
danh lòng yêu nước, và họ còn hi vọng ở sự hợp tác đó một tương lai có
thể trông chờ, rằng chính quyền mới, từ Diệm và sự ủng hộ của họ, có thể
đặt định những vị trí nhất định cho họ. Nhưng đúng như Lm Cao Văn
Luận đã được lắng nghe, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Diệm đều thấy
rằng cái khuynh hướng nên có nhất của nền chính trị bấy giờ là chấm dứt
tình trạng những Đảng phái. Nếu ông Diệm tư duy về một Nhà nước
thống nhất với quyền lực tập trung tối cao, thì trong dự án chính trị của
Nhu lại là một Đảng vững mạnh. Đại hội rốt cuộc, dưới sự dẫn dụ của
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top