empty_empty

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Đặc điểm thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con vật : Trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt tương đương: Luận văn ThS. Lý luận ngôn ngữ : 5.04.08
Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày: 2005
Chủ đề: Ngôn ngữ
Thành ngữ
Tiếng Hán
Miêu tả: 113 tr. + Đĩa mềm
Hệ thống hóa những đặc điểm nổi bật của thành ngữ tiếng Hán. Từ đó khảo sát thành ngữ có yếu tố thuộc 12 con giáp trong tiếng Hán và đối chiếu với tiếng Việt tương đương. Tìm ra đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, tư duy liên tưởng của mỗi dân tộc. Trên cơ sở đối chiếu với tiếng Việt, rút ra những vận dụng góp phần giúp công tác phiên dịch, biên dịch, học tập, nghiên cứu và giảng dạy bộ môn tiếng Hán cho người Việt Nam hiểu đúng và đối dịch các thành ngữ chỉ con vật chính xác, phù hợp với văn hóa truyền thống ngôn ngữ của người Việt Nam
Luận văn ThS. Lý luận ngôn ngữ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
Electronic Resources
MỤC LỤC
Chƣơng I………………………………………………………...8
Cơ sở lý luận…………………………………………………….8
1.Đặc điểm chung của thành ngữ……...………………………….8
1.1 Khái quát về thành ngữ…………………………………….…….8
1.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do………………………….9
1.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ……………………………...12
1.4. Tính cố định về cấu trúc, hoàn chỉnh về ý nghĩa của thành
ngữ…14
1.5. Nguồn gốc của thành ngữ…………………………………..…15
1.6. Tính biểu trưng của thành ngữ………………………………..17
2. Đặc điểm thành ngữ tiếng Hán………………………………..18
2.1. Đặc điểm cấu tạo bốn âm tiết của thành ngữ Hán………..18
2.2. Đặc điểm cổ văn của thành ngữ tiếng Hán…………………20
2.2.1. Thành ngữ tiếng Hán được cấu tạo bởi nhiều từ Hán cổ
đơn âm……………………………….…………………20
2.2.2. Nhiều thành ngữ tiếng Hán vẫn giữ cấu trúc ngữ pháp
Hán cổ…………………………………………………22
3. Khái quát về thành ngữ có yếu tố chỉ con vật trong
tiếng Hán………………………………………………...24
3.1. Thành ngữ chứa yếu tố chỉ con vật gắn liền với văn hoá dân tộc…24
3.2. Khái quát về thành ngữ có yếu tố chỉ con vật trong tiếng Hán…..27
3.3. Khả năng kết hợp giữa các yếu tố chỉ con vật trong thành
ngữ….31
3.3.1. Khả năng kết hợp ―鼠‖(thử: chuột)………………….33
3.3.2. Khả năng kết hợp của ―牛‖ (ngưu: trâu)……………...34
3.3.3. Khả năng kết hợp của ―虎‖(hổ) ……………………..35
3.3.4. Khả năng kết hợp của ―兔‖ (thố: thỏ) ………………37
3.3.5. Khả năng kết hợp của ―龙‖(long: rồng)…………...37
3.3.6. Khả năng kết hợp của ―蛇‖(xà: rắn)……………….38
3.3.7. Khả năng kết hợp của ―马‖(mã: ngựa)…………….39
3.3.8. Khả năng kết hợp của ―羊‖(dương: dê)……………40
3.3.9. Khả năng kết hợp của ―猴‖(hầu: khỉ)……………...41
3.3.10. Khả năng kết hợp của ―鸡‖(kê: gà) ………………42
3.3.11. Khả năng kết hợp của ―狗‖(cẩu: chó)……………42
3.3.12. Khả năng kết hợp của ―猪‖(chư: lợn)……………43
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Chƣơng II: Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán có yếu tố
là con giáp (có đối chiếu với tiếng Việt)…………………………..45
1. Phân loại thành ngữ tiếng Hán………………………………..45
1.1. Phân loại thành ngữ theo quan hệ ngữ nghĩa…………..…45
1.1.1. Theo quan hệ đẳng nghĩa…………………………….46
1.1.2. Theo quan hệ đối ứng………………………………...47
1.1.3. Quan hệ tiếp nối……………………………………...48
1.1.4. Quan hệ mục đích…………………………………….49
1.1.5. Quan hệ nhân quả…………………………………….50
1.2. Phân loại thành ngữ theo quan hệ cấu trúc ngữ pháp.…..50
1.2.1. Thành ngữ có quan hệ chính phụ……………………..50
1.2.2. Thành ngữ có quan hệ chủ vị…………………………53
1.2.3. Thành ngữ có quan hệ động tân………………………53
2. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Hán
có yếu tố thuộc con giáp (có đối chiếu với tiếng Việt)…..54
2.1. Giới thiệu chung về đặc điểm tiếng Hán có yếu tố thuộc con
giáp..54
2.2. Các dạng thành ngữ tiếng Hán có yếu tố thuộc con
giáp…58
2.2.1 Dạng thành ngữ có cấu tạo ABCV…………….………58
2.2.2. Dạng thành ngữ có cấu tạo ABVD……………………59
2.2.3. Dạng thành ngữ có cấu tạo AVCD……………………59
2.2.4. Dạng thành ngữ có cấu tạo VBCD……………………60
2.2.5. Thành ngữ có cấu tạo dạng VBVD…………………...61
2.2.6. Thành ngữ có cấu tạo dạng AVCV…………………...62
2.2.7. Các thành ngữ có cấu tạo dạng VBVV, VVCV, VVVV,
AVVV, ABVV, AVVD, VBV, VVCV ……………………..63
Chƣơng III………………………………………………………….65
Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán có yếu tố thuộc con
giáp (Có đối chiếu với tiếng Việt)…………………………………65
1. Sự hình thành thành ngữ có yếu tố chỉ con vật…………..….65
2. Lối tƣ duy liên tƣởng để tạo nên thành ngữ có yếu tố là con
giáp……………………………………………………………..66
2.1. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ có
yếu tố“鼠”(thử: chuột)…………….………………………663
2.2. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ có
yếu tố “牛”(ngưu: trâu).……………………………………67
2.3. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ có
yếu tố “虎”(Hổ)…………………...…………………………69
2.4. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ có yếu tố “兔”(thố:
thỏ) trong tiếng Hán và yếu tố "mèo" trong tiếng Việt…….…70
2.5. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ có
yếu tố “龙”(long: rồng)…………………………………….72
2.6. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ có
yếu tố “蛇”(xà: rắn)….……………………………………..73
2.7. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ có
yếu tố “马”(mã: ngựa)……….……………………………..75
2.8. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ có
yếu tố “羊”(dương: dê)……………………………………..76
2.9. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ
có yếu tố“猴”(hầu: khỉ).……………………………………….78
2.10. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ có
yếu tố “鸡”(kê: gà…………………………………………...804
2.11. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ
có yếu tố “狗”(cẩu: chó)..….…………………………………82
2.12. Lối tư duy liên tưởng tạo nên thành ngữ
có yếu tố“猪”(chư: lợn)..……………………………………..83
3. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố thuộc con
giáp……………………………………………………….…….80
3.1. Tính đồng nghĩa và phản nghĩa cặp đôi
trong nội bộ thành ngữ…..……………………………………….87
3.1.1. Các cặp yếu tố phản nghĩa trong thành ngữ…………..87
3.1.2. Các cặp yếu tố đồng nghĩa, cận nghĩa trong
thành ngữ…………………………………………..90
3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh
có yếu tố thuộc con giáp…………………………………………94
3.2.1 Thành ngữ so sánh có yếu tố thuộc con giáp được
cấu tạo theo mô hình ―A như B‖.…………………...94
3.2.2. Thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ con vật được
cấu tạo theo mô hình ―như B‖……………………....969
Kết luận…………………………………………………………………...91
Tài liệu tham khảo………………………………………………………..93
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Phụ lục: Danh sách các thành ngữ có yếu tố chỉ con vật…………………965
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
―Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc‖, trong đó có thành ngữ là một
phần cấu thành nền văn hóa dân tộc, phản ánh đời sống xã hội, phong tục
tập quán, lễ giáo, quan điểm thẩm mỹ, cách đối nhân xử thế, mọi mặt nói
chung của đời sống con người thuộc từng dân tộc, quốc sự.
Là một trong những nôi văn hoá của nhân loại, dân tộc Trung Hoa
có bề dày lịch sử hàng vạn năm với các triều đại phong kiến nổi tiếng thế
giới. Vì thế, nếu coi ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa thì trong di sản
văn hóa văn minh Trung Hoa đồ sộ đó có ngôn ngữ là tiếng Hán mà thành
ngữ là một bộ phận không thể thiếu.
Cũng là một dân tộc có nền nông nghiệp với 90% là nông dân, con
trâu, con bò là bạn của nhà nông và các loài gia súc gia cầm khác đều rất
thân quen với người Việt Nam và Trung Hoa như chó, mèo, lợn, gà…hơn
thế nữa chúng còn đi vào nền văn hoá của cả hai dân tộc như 12 con giáp
(tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) và chúng đi vào
ngôn ngữ tiếng Hán bằng lối tư duy liên tưởng để tạo ra những thành ngữ
có yếu tố chỉ con vật. Những thành ngữ này được sử dụng rộng rãi trong
giao tiếp, trong thơ ca và trong các tác phẩm văn học.
Do sự tác động qua lại giữa hai nền văn hóa và ngôn ngữ Hán-Việt,
một số lượng không nhỏ thành ngữ gốc Hán đi vào tiếng Việt bằng nhiều
hình thức khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi lớn cho người học
tiếng Hán trong việc đối dịch thành ngữ Hán-Việt. Song cũng chính điều
này gây ra cho việc đối dịch không ít khó khăn do ảnh hưởng của tiếng mẹ
đẻ và sự khác biệt về văn hoá và lối tư duy liên tưởng của mỗi dân tộc.
Chính vì lý do trên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ,
chúng tui tiến hành khảo sát một cách cơ bản về thành ngữ tiếng Hán có
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
yếu tố chỉ con vật ở hai bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa gắn với những nét
văn hoá, lối tư duy liên tưởng với mong muốn giúp học sinh Việt Nam có
những hiểu biết nhất định từ đó khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ và
văn hoá, sử dụng các thành ngữ chính xác trong việc đối dịch hai thứ tiếng
Hán- Việt.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các thành ngữ có yếu tố chỉ
con vật trong tiếng Hán.Thông qua đó, chỉ ra những điểm tương đồng và
khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tư duy liên tưởng của các thành ngữ có
yếu tố chỉ con vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ như sau:
- Hệ thống hóa những đặc điểm nổi bật của thành ngữ tiếng Hán
- Khảo sát, đưa ra bức tranh chung về thành ngữ có yếu tố chỉ con
vật trong tiếng Hán.
- Khảo sát thành ngữ có yếu tố thuộc 12 con giáp trong tiếng Hán
và đối chiếu với tiếng Việt tương đương, tìm ra đặc trưng ngôn ngữ, văn
hóa, tư duy liên tưởng của mỗi dân tộc - Trên cơ sở đối chiếu với
tiếng Việt, rút ra những vận dụng góp phần giúp công tác phiên dịch, biên
dịch, học tập, nghiên cứu và giảng dạy bộ môn tiếng Hán cho người Việt
Nam hiểu đúng và đối dịch các thành ngữ chỉ con vật chính xác, phù hợp
với văn hóa, truyền thống ngôn ngữ của người Việt Nam.
Về tư liệu khảo sát, luận văn tiến hành thống kê, xử lí các thành ngữ
có yếu tố chỉ con vật được thu thập trong các cuốn từ điển sau:
(1) Từ điển thành ngữ thực dụng
(NXB Hoa Văn, 1996), tác giả Thường Hiểu Phàm
(2) Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông7
(NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2002), tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên)
(3) Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa-Việt
(NXB Khoa học xã hội, 1998), tác giả Nguyễn Văn Khang (chủ biên)
(4) Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt -Hoa
(NXB Khoa học xã hội, 1999), tác giả Nguyễn Văn Khang
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng phương pháp diễn dịch và qui nạp, đối chiếu
tương phản, lấy tiếng Hán làm ngôn ngữ nguồn, lấy tiếng Việt làm ngôn
ngữ phương tiện.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục
gồm 3 chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán có yếu tố
thuộc con giáp
Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán có yếu tố
thuộc con giáp
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THÀNH NGỮ
1.1 Khái quát về thành ngữ
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, là phương tiện để chuyển tải tư
duy. Muốn biết nền văn hoá của một dân tộc phát triển như thế nào hãy
nhìn vào sự phát triển ngôn ngữ của dân tộc đó. Ngôn ngữ là một bộ phận
cấu thành nền văn hoá của dân tộc. Nói đến văn hoá ngôn ngữ không thể
không nói đến thành ngữ bởi: ― Đó là kho báu của dân tộc chứa đựng cả
một chiều sâu tư duy, kinh nghiệm sống và làm việc, tập tục lễ giáo, quan
điểm thẩm mỹ, đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế và biết bao điều
khác nữa của con người thuộc từng dân tộc.‖ (Nguyễn Văn Khang-1998)
Vậy thành ngữ là gì? Không phải ngay từ đầu các nhà Việt ngữ học
đã có quan niệm đầy đủ và rõ ràng về thành ngữ thậm chí có người còn cho
rằng thành ngữ cũng là tục ngữ. Trong quá trình nghiên cứu, dần dần các
nhà Việt ngữ học đã có quan niệm ngày càng đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn
về thành ngữ , đặc biệt là chỉ ra ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ. Theo
tác giả Nguyễn Thiện Giáp: ― Thành ngữ là cụm từ cố định vừa có tính
hoàn chỉnh về nghĩa vừa có giá trị gợi cảm, tính hình tượng là đặc trưng cơ
bản của thành ngữ, thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình
ảnh, những biểu tượng cụ thể. Tính hình tượng của thành ngữ được xây dựng
trên cơ sở của hình tượng ẩn dụ và so sánh‖ (Nguyễn Thiện Giáp- 1996)
Như vậy, để sử dụng thành ngữ một cách chính xác, có hiệu quả
trước hết phải hiểu được ý nghĩa sâu sa của thành ngữ. Ý nghĩa của thành
ngữ là nghĩa tổng hoà của các yếu tố tạo nên nó chứ không phải là phép9
cộng lại của các thành tố, đó chính là nghĩa biểu trưng của thành ngữ.
Trong bài thơ: ―Đất nước‖ của Nguyễn Khoa Điềm có đoạn viết:
― Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo một nắng hai sương xay giã giần sàng
Đất nước có từ ngày đó‖
Nếu chỉ nhìn về mặt ngữ nghĩa thì ―Một nắng hai sương‖ không nói
lên điều gì cả. Tuy nhiên, nếu kết hợp hai yếu tố văn hoá và ngôn ngữ để
luận giải thì mặc dù chỉ với 4 yếu tố nhưng thành ngữ ― Một nắng hai
sương‖ đã làm toát lên ý nghĩa của cả một câu thơ, đó là sự cần cù lao
động, chịu thương chịu khó, không quản vất vả ngày đêm để làm ra hạt
gạo.
Vì vậy, muốn hiểu được thành ngữ phải kết hợp hai yếu tố văn hoá và
ngôn ngữ. Đó là cái lẽ vì sao mà không ít tác giả đã coi thành ngữ là đơn vị
ngôn ngữ - văn hoá. Chẳng hạn, phần lớn thành ngữ tiếng Việt đòi hỏi luận
giải bằng tri thức dân gian, tri thức văn hoá, lịch sử dân tộc. Dùng đúng, dùng
hay các thành ngữ bao giờ cũng tạo nên những hiệu quả nhất định trong các
tình huống giao tiếp. Để đạt được mục đích này đòi hỏi người nói, người viết
phải hiểu một cách sâu sắc về đơn vị ngôn ngữ - văn hóa này.
1.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Theo định nghĩa của các nhà Việt ngữ học, thành ngữ là cụm từ cố
định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình
tượng và gợi cảm, còn gọi là nghĩa biểu trưng.
Vâỵ, để phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do, có thể dựa vào hình
thức và ý nghĩa của chúng. Thành ngữ có một số điểm giống với cụm từ tự
do là cả hai đều là cụm từ, đều gồm hai từ trở lên. Tuy nhiên điểm khác
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
nhau cơ bản giữa chúng là, thành ngữ có tính hoàn chỉnh về nghĩa, ổn định
(tương đối) về trật tự từ. Còn cụm từ tự do có cấu trúc lỏng lẻo được tạo ra
trong lời nói, trong diễn ngôn. Nó không tồn tại dưới dạng một đơn vị làm
sẵn do đó có thể thay đổi tuỳ theo ý muốn chủ quan của người nói. Ví dụ:
Xây dựng đất nước
Xây dựng tổ quốc
Xây dựng xã hội chủ nghĩa
Nghĩa của cụm từ tự do là ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên nó.
Nhưng với thành ngữ lại không như vậy. Ý nghĩa của thành ngữ không thể
đơn thuần nhìn từ góc độ ngôn ngữ học mà phải kết hợp cả cách nhìn của
văn hoá bao gồm các yếu tố như phong tục tập quán, thói quen, lối tư
duy...được gọi chung là văn hoá dân tộc. Ví dụ:
Cõng rắn cắn gà nhà
Thả hổ về rừng
Toạ sơn quan hổ đấu
Đối với tiếng Hán, cụm từ 4 âm tiết vô cùng phong phú nên việc
phân biệt cụm từ cố định với thành ngữ trở nên khó khăn hơn. Các nhà
Hán ngữ dựa trên cơ sở nguồn gốc và mức độ cố định của cấu trúc phân
các cụm từ ra làm ba loại:
Loại thứ 1: Cụm từ cố định về cấu trúc. Loại này được sử dụng
tương đương với thành ngữ, có nguồn gốc từ các điển tích điển cố, truyện
ngụ ngôn. Ví dụ:
无精打采 Vô tinh đả thái Tiu nghỉu, ủ rũ
恍然大悟 Hoảng nhiên đại ngộ Bừng tỉnh ngộ
按部就班 An bộ tựu ban Làm theo thứ tự
史无前列 Sử bất tiền lệ Trước nay chưa từng11

Loại thứ 2: Cụm từ bán cố định, trong đó có thể thay thế, đan xen
một vài yếu tố tuỳ theo hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể mà nghĩa của cụm từ
không thay đổi. Ví dụ: 一扫而空 (nhất tảo nhi không), cũng có thể nói:
一扫而光 (nhất tảo nhi quang), đều có nghĩa là ―quét sạch sành sanh‖; từ:
一去不返 (nhất khứ bất phản) có thể xen thành phần khác vào giữa như
一去不复返 (nhất khứ bất phục phản) song vẫn giữ nguyên nghĩa ―một đi
là không trở lại‖
Loại thứ 3: Cụm từ không cố định, không có cấu trúc nhất định,
được sử dụng linh hoạt. Loại này được gọi là cụm từ tự do.Ví dụ:
不甘失败 Bất cam thất bại Không chịu thất bại
风格独具 Phong cách độc cụ Phong cách độc đáo
知识渊博 Tri thức uyên bác Tri thức uyên bác
Qua cách phân loại trên cho thấy, đều là cụm từ bốn âm tiết song
thành ngữ và cụm từ tự do trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt có sự
khác nhau là: Thành ngữ có cấu trúc chặt chẽ, ý nghĩa hoàn chỉnh, là đơn
vị ngôn ngữ có sẵn, thường được bắt nguồn từ các điển cố, điển tích, các
câu truyện lịch sử, ngụ ngôn…Do đó muốn hiểu được ý nghĩa của các
thành ngữ phải luôn luận giải bằng tri thức dân gian, tri thức văn hoá, lịch
sử dân tộc chứ không phải là nghĩa của từng yếu tố tạo nên thành ngữ. Còn
cụm từ tự do là những cụm từ được cấu tạo một cách lỏng lẻo, được tạo ra
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
tuỳ từng trường hợp vào hoàn cảnh ngôn ngữ, hợp thành rồi lại tan ra không tồn tại
dưới dạng một đơn vị làm sẵn.
1.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ là hai đối tượng riêng biệt. Ngay bản thân tên
gọi cũng nói lên điều đó.
Một thành ngữ mặc dù có nhiều từ với tư cách là thành tố song nghĩa
của nó chỉ tương đương với nghĩa của một từ, mang tính định danh.Ví dụ:
thành ngữ ― dễ như trở lòng bàn tay‖ nghĩa là rất dễ, hay: ―Coi người bằng
nửa con mắt” có nghĩa là kiêu căng hay hợm hĩnh. Qua đó có thể thấy
nghĩa của thành ngữ là nghĩa tổng hoà của các thành tố trong đó mà không
phải là phép cộng nghĩa của các từ tạo nên nó.
Thành ngữ là sản phẩm của cách nói ví von phổ biến trong nhân
dân, tập trung vào phong tục tập quán, những vấn đề liên quan đến lịch
sử.Ví dụ:
Con rồng cháu tiên
Tham quyền cố vị
Cốc mò cò xơi
Khác với thành ngữ, tục ngữ là những câu nói gọn, chắc, xuôi tai,
diễn đạt những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân về thiên nhiên và lao
động sản xuất, về con người và xã hội, thường được nhân dân vận dụng
trong suy nghĩ, trong nói năng và trong những hoạt động thực tiễn của
mình như làm ăn, giao tiếp, ứng xử. Ví dụ:
Tấc đất tấc vàng
Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa13
Tục ngữ thường là mệnh đề, câu hay một văn bản hoàn chỉnh, ví
dụ: ―xem trong bếp biết nết đàn bà”. Nghĩa của tục ngữ dù dùng nghĩa
bóng song vẫn mang nghĩa chủ yếu là nghĩa thông báo(nghĩa của các từ
trong tục ngữ đó gộp lại).
Xét về hình thức, thành ngữ thường được cấu tạo bằng cụm từ 4 âm
tiết. Ví dụ:
Cá chậu chim lồng
Đàn gẩy tai trâu
Thả hổ về rừng
Nuôi ong tay áo
Còn tục ngữ thường có hai vế đối nhau theo cặp thành tố và đối
nghĩa. Ví dụ:
Ác giả ác báo(2/2)
Đối cho sạch/rách cho thơm(3/3)
Khéo ăn thì no/khéo co thì ấm(4/4)
Khó có thể phân biệt một cách rạch ròi thành ngữ và tục ngữ. Đôi
khi cũng phản ánh một vấn đề, ở dân tộc này là thành ngữ nhưng ở dân tộc
khác lại là tục ngữ. Tuy nhiên như trên đã nêu, để phân biệt thành ngữ và
tục ngữ có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Về hình thức: Thành ngữ tương đương với đơn vị từ, còn tục ngữ
tương đương với đơn vị câu.
- Về ý nghĩa: Thành ngữ thường là lối nói ẩn dụ so sánh ví von,
thường có nguồn gốc từ các điển tích, câu truyện dân gian…còn tục ngữ
thường mang tính chất răn dạy, khuyên bảo, chỉ ra khuôn phép, lẽ phải,
đúc rút kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, hiện tượng tự nhiên…Ví
dụ:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
Hay
Hèn mà làm bạn với sang
Chó ngồi chó đứng có ngang bao giờ
1.4. Tính cố định về cấu trúc, hoàn chỉnh về ý nghĩa của thành ngữ
Về mặt ý nghĩa của thành ngữ không giống với các cụm từ cố định
khác, ý nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản của các yếu
tố tạo nên nó mà là sự hoà hợp chung đúc của ý nghĩa từng yếu tố tạo nên
thành ngữ. Ví dụ:
狐假虎威 Hổ giả hổ uy Cáo mượn oai hùm
Nếu chỉ nhìn về mặt từ ngữ, thành ngữ này có nghĩa là ―con cáo
mượn oai của con hùm‖. Song ý nghĩa của các thành ngữ không nằm ở
tầng nghĩa thứ nhất mà nằm ở tầng nghĩa thứ hai. ―Cáo mượn oai hùm‖ là
cách nói ví von châm biếm. ―Cáo‖ trong văn học dân gian là con vật gian
ngoan xảo quyệt được ví với kẻ tiểu nhân; ―hùm‖ là loài vật có sức mạnh,
là chúa tể của muôn loài.Ý nghĩa sâu xa của thành ngữ này là ―dựa vào thế
lực của kẻ khác để uy hiếp mọi người‖.
Tính cố định là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Trật tự các yếu tố
trong thành ngữ không thể tuỳ ý thay đổi, cũng không thể chêm xen. Tuy
nhiên trong quá trình hình thành, phát triển và trong sử dụng thành ngữ
cũng có nhưng thay đổi nhất định, phù hợp với từng ngữ cảnh và do vậy
tạo nên các biến thể. Ví dụ:
Một nắng hai sương – Hai sương một nắng
Doạ non doạ già – Doạ già doạ non
Dạ sắt gan vàng – Gan vàng dạ sắt
Cưỡi cổ đè đầu – Đè đầu cưỡi cổ15
Hiện tượng đảo trật tự trên không chỉ xảy ra đối với thành ngữ tiếng
Việt mà trong thành ngữ tiếng Hán cũng có hiện tượng này. Ví dụ:
三推六问: Tam thôi lục vấn
六问三推: Lục vấn tam thôi
人杰地灵: Nhân kiệt địa linh
地灵人杰: Điạ linh nhân kiệt
东风马耳: Đông phong mã nhĩ
马耳东风: Mã nhĩ đông phong
1.5. Nguồn gốc của thành ngữ
Là tinh hoa của nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc, thành ngữ có
cách diễn đạt độc đáo, khả năng biểu cảm cao, nội dung thâm thuý, sâu sắc. Để
hiểu được ý nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, nhiều trường hợp không thể đơn
thuần nhìn từ góc độ ngôn ngữ học mà phải kết hợp cả cách nhìn của văn hoá
dân gian, tri thức văn hoá, lịch sử dân tộc...bởi những thành ngữ này được hình
thành từ các điển tích, truyện cổ tích, ngụ ngôn, chuyện thần thoại...Ví dụ:
Đẽo cày giữa đường
Dã tràng xe cát biển Đông
Nợ như chúa Chổm
Thạch sùng còn thiếu mẻ kho
Thành ngữ tiếng Hán cũng vậy. Chúng thường có nguồn gốc sâu xa
từ những chuyện ngụ ngôn cổ đại, truyện truyền thuyết, thần thoại hay từ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
những câu chuyện lịch sử xa xưa. Có thể nói, đó là vật báu của kho tàng
văn hoá Trung Hoa.
Thành ngữ bắt nguồn từ chuyện ngụ ngôn thường mang ý nghĩa giáo
dục sâu xa, thể hiện trí tuệ của người Trung Hoa. Ví dụ:
狐假虎威 Hổ giả hổ uy Cáo mượn oai hùm
画蛇添足 Họa xà thiêm túc Vẽ rắn thêm chân
愚公移山 Ngu công di sơn Ngu công rời núi
Thành ngữ có nguồn gốc từ truyện thần thoại thường phản ánh một
tinh thần hay đạo lý nào đó, có tác dụng động viên, khuyên bảo người ta
nên làm điều thiện, tránh làm điều ác. Ví dụ:
开天辟地 Khai thiên bích địa Khai thiên lập địa
精卫填海 Tinh vệ điền hải Quyết chí làm đến cùng
点石成金 Điểm thạch thành kim Chữa xấu thành tốt
Ngoài ra còn có một số thành ngữ được hình thành từ lời nói hay
hành động của nhân vật lịch sử nào đó hay từ những tác phẩm cổ nổi
tiếng như ―Kinh thi‖, ―Luận ngữ‖. Trong ―成语探源词典‖có 166 thành
ngữ được trích nguyên văn trong ― Luận ngữ‖. Ví dụ:
哀而不伤 Ai nhi bất thương Bi ai nhưng không làm cho người ta buồn
Và một số thành ngữ được rút gọn từ một câu văn dài. Ví dụ:
其末得之也,患得之,即得之,患失之(kỳ vị đắc chi dã, hoạn
đắc chi, tức đắc chi, hoạn thất chi). Rút gọn thành:
患得患失 Hoạn đắc hoạn thất Chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân17
Cho dù thành ngữ có nguồn gốc từ các truyện thần thoại, ngụ ngôn,
cổ tích hay từ các câu chuyện lịch sử, các tác phẩm nổi tiếng đều là sự chắt
lọc tinh hoa của những câu chuyện hay tác phẩm ấy.
1.6. Tính biểu trƣng của thành ngữ
Với tư cách là đơn vị tương đương với đơn vị từ, thành ngữ có giá trị
diễn đạt rất độc đáo, cho phép tạo ra các phát ngôn, những bài nói, bài viết
súc tích sinh động, giàu hình tượng. Đó là nhờ tính biểu trưng của thành
ngữ. Ý nghĩa của thành ngữ không phải nằm ở tầng nghĩa thứ nhất tức là
các yếu tố cấu tạo nên nó mà ẩn sâu dưới tầng nghĩa thứ hai của tổ hợp. Ví
dụ: ―nam thực như hổ, nữ thực như miêu” , thông qua sự so sánh ―nam – hổ,
nữ - miêu” và đặc điểm của ―thực” (khả năng ăn uống) để đi đến khẳng định
nam là phái mạnh, nữ là phái yếu. Hay ở thành ngữ ―nam vô tửu như cờ vô
phong‖ với cặp từ đối đồng nghĩa ―vô tửu‖ và ―vô phong‖ đã khẳng định sức
mạnh của người nam giới, bởi nó phù hợp với khí chất của người đàn ông.
Nghĩa biểu trưng của thành ngữ phản ánh tư duy của dân tộc. Mỗi
dân tộc có cách tư duy, cách nhìn nhận riêng về sự vật hiện tượng trong thế
giới khách quan, chính vì vậy, cùng một sự việc hiện tượng mỗi dân tộc lại
có cách biểu thị riêng theo lối tư duy liên tưởng của dân tộc mình. Ví dụ,
để nói về ― việc làm bắt buộc phải thay thế một cách gượng ép, bất hợp lý
thì không đúng sở trường‖, người Việt dùng hình ảnh ―không có trâu bắt
ngựa đi cày‖. Đây là hình ảnh thực trong tư duy người Việt Nam vì ở Việt
Nam, trâu, bò là sức kéo chính. Trong khi đó, người Trung Quốc lại dùng
hình ảnh khác để biểu đạt. Ví dụ:
无牛狗托梨 Vô ngưu cẩu đà lê Không có trâu bắt ngựa đi cày
Thông thường, trong một thành ngữ có một hay một vài yếu tố có giá
trị biểu trưng cao như chiếc chìa khoá của thành ngữ. Nếu giải mã được
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi18
chúng thì đồng thời hiểu được nghĩa tổng hoà của cả tổ hợp chứa chúng. Ví
dụ:
车水马龙 Xa thuỷ mã long Đông vui tấp nập
沉鱼落雁 Trầm ngư lạc nhạn Chim sa cá lặn
胆小如鼠 Đảm tiểu như thử Nhát như cáy
2. ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN
Thành ngữ tiếng Hán bên cạnh những đặc điểm chung của thành ngữ
còn có đặc điểm riêng. Dưới đây là hai đặc điểm riêng nổi bật có liên quan
đến đối chiếu với thành ngữ Việt. Đó là đặc điểm cấu trúc bốn âm tiết và
đặc điểm cổ văn của thành ngữ Hán
2.1. Đặc điểm cấu tạo bốn âm tiết của thành ngữ Hán
Vì là ngôn ngữ âm tiết tính nên đặc điểm nổi bật của thành ngữ tiếng
Hán là có cấu tạo bốn âm tiết. Mặc dù cũng có thành ngữ có cấu tạo trên
dưới bốn âm tiết nhưng loại thành ngữ này chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo
thống kê, tiểu thuyết ― 子夜‖ của―茅盾‖ sử dụng hơn 400 thành ngữ trong
đó có 360 thành ngữ có cấu tạo 4 âm tiết. Trong số 8050 thành ngữ mà ―
实用成语词典‖đã thu thập và giải thích thì có 7443 thành ngữ có bốn âm
tiết.
Ưu điểm của thành ngữ bốn âm tiết là có cấu trúc câu đối, hài hoà, có tính
tiết tấu cao, ý nghĩa cô đọng, súc tích. Không cứ gì thành ngữ, cấu tạo từ bốn âm
tiết là đặc điểm dễ nhận thấy trong tiếng Hán. Đây là hình thức ngôn ngữ từ xa
xưa đã được Trung Hoa ưa thích và sử dụng rộng rãi. Ví dụ, trong ― 诗经‖(Kinh
thi), tuyệt đại đa số được dùng bằng cụm từ bốn âm tiết, trong số đó rất nhiều cụm
từ được dùng làm thành ngữ. Ví dụ:19
逃之夭夭 Đào chi yêu yêu Cây cối xum xuê
不可救药 Bất khả cứu dược Vô phương cứu chữa
天作之合 Thiên tác chi hợp Trời đất tác thành
高高在上 Cao cao tại thượng Trên cao vời vợi
无声无臭 Vô thanh vô khưu Không có tiếng tăm
天高地厚 Thiên cao địa hậu Trời cao đất dày
Một đặc điểm nữa của thành ngữ tiếng Hán là được sinh ra từ văn cổ,
điển tích, điển cố, từ những câu chuyện ngụ ngôn, thần thoại hay truyền thuyết
của người Trung Hoa. Ví dụ, trong tiếng Hán có thành ngữ―愚公移山‖(Ngu
công di sơn - Ngu Công rời núi) vốn bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn―愚公移山
‖với ngụ ý là chỉ cần có nghị lực có tinh thần đoàn kết thì việc dù khó khăn vất
vả đến đâu cũng ắt sẽ thành công.
Nếu tuyệt đại đa số thành ngữ tiếng Hán là cấu tạo bốn âm tiết thì trong
tiếng Việt, thành ngữ bốn âm tiết tuy không chiếm tuyệt đại đa số như tiếng Hán
nhưng cũng chiếm tỷ lệ rất cao và thường có cấu trúc đan xen tạo ra nhiều cặp
đối ứng. Ví dụ:
Mặt người dạ thú
Cơm cá chả chim
Cú góp cọp ăn
Cương ngựa ách trâu
Dạ cá lòng chim
Điều ong tiếng ve
Hang hùm miệng rắn
Kẻ bắc người nam
Đạo thầy nghĩa tớ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi20
Lừa thầy phản bạn
Do sự tiếp xúc ngôn ngữ văn hoá Hán Việt một phần thành ngữ tiếng Hán
du nhập vào tiếng Việt và vẫn giữ được cấu tạo bốn âm tiết. Ví dụ:
Hồng nhan bạc mệnh
Chuyển hoạ vi phúc
Luyện binh chiêu mã
Bách chiến bách thắng
Khẩu xà tâm phật
Tái ông thất mã
Hữu dũng vô mưu
Hoạ vô đơn chí
Như trên đã nêu, thành ngữ cấu tạo bốn âm tiết tiếng Hán chiếm tuyệt đại
đa số song không phải không có thành ngữ có cấu tạo trên hay dưới bốn âm tiết.
Dưới đây là bảng thống số lượng âm tiết trong cấu tạo của thành ngữ tiếng Hán và
tiếng Việt:
Số âm
tiết
3 âm
tiết
4 âm
tiết
5 âm
tiết
6 âm
tiết
7 âm
tiết
8 âm
tiết
9 âm
tiết
10 âm
tiết
TN
Hán
0,5% 92% 2% 2% 1% 2,3% 0,2% 0,4%
TN
Việt
6,3% 74% 6% 8,7% 2,2% 2,5% 0,1% 0,2%
Bảng 1: Bảng thống kê số lượng âm tiết trong cấu tạo của thành ngữ
tiếng Hán và tiếng Việt
2.2. Đặc điểm cổ văn của thành ngữ tiếng Hán
2.2.1. Thành ngữ tiếng Hán được cấu tạo bởi nhiều từ Hán cổ đơn âm
Một trong những đặc điểm nổi bật của thành ngữ tiếng Hán là được
hình thành từ các điển tích, điển cố, từ các câu chuyện lịch sử, truyện ngụ
ngôn, thần thoại và truyện truyền thuyết của người Trung Hoa. Điều này đã
tạo ra cho thành ngữ tiếng Hán một đặc điểm rất riêng đó là được cấu tạo21
bằng những từ Hán cổ đơn âm tiết. Ví dụ 入 nhập, 期 kỳ, 目 mục, 言
ngôn, 归 qui, 喻 dụ, 睹 đổ, 申 thân, 咎 cữu, 稽 kê, 骥 ký.
Dường như những từ đơn âm tiết này không còn tồn tại trong tiếng
Hán hiện đại mà chỉ gặp trong các thành ngữ được hình thành từ các tác
phẩm cổ. Ví dụ:
入国问俗: (nhập quốc vấn tục): Vào nước nào phải tìm hiểu phong
tục của nước ấy (礼记 – Lễ ký)
骥子龙文: (ký tử long văn): Tài giỏi hơn người (论语 – Luận ngữ)
历历杜目: (Lịch lịch tại mục) Sờ sờ trước mắt (Thơ " 历历" )
不期而遇: (Bất kỳ nhi ngộ): Không hẹn mà gặp ( 谷梁传- Cốc
lương truyện)
言过其实: ( Ngôn quá kỳ thực): Có một nói mười (三国志-Tam
quốc chí)
言归于好: (Ngôn quy vu hảo): Bắt tay làm hoà (左传- Tả truyện)
言不及义: (Ngôn bất cập nghĩa): Tán hươu tán vượn ( 论语- luận
ngữ)
Ngoài ra thành ngữ tiếng Hán có nhiều từ dùng với nghĩa cổ. Ví
dụ,― 走马观花― (tẩu mã quan hoa – cưỡi ngựa xem hoa). Ở thành ngữ này
― 走 ― được dùng với nghĩa cổ , có nghĩa là 跑,逃跑 (chạy, chạy trốn). Ý
nghĩa cuả thành ngữ này là ―骑在奔跑的马上看花‖nghĩa là ―cưỡi trên

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những đặc điểm trong quá trình hình thành nhà nước ở phương đông cổ đại Văn hóa, Xã hội 3
G Đặc điểm và các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất và Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của râu ngô Luận văn Sư phạm 0
H Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của công ty May Á Đông Luận văn Kinh tế 0
P Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, những đặc điểm chủ yếu của Luận văn Kinh tế 0
C Đặc điểm về quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp sản xuất chế biến suất ăn sân bay Nội B Luận văn Kinh tế 0
T Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty trách nhiệm nhà nước một thành viên bao bì 27-7 Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
K Đặc điểm, vai trò chức năng chung của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thanh Trì Thành phố Hà Nô Luận văn Kinh tế 0
R Khái quát về quá trình hình thành phát triền và đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH Thiên An Nam Luận văn Kinh tế 0
N Quá trình hình thành phát triền và đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH Thiên An Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top