daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
mục lục.
Phần I: công nghệ sản xuất xi măng
I. Công nghệ sản xuất ximăng Pooclăng
1. Các khái niệm về sản xuất xi măng Pooclăng………………………………...4
2. Nguyên liệu để sản xuất xi măng Pooclăng…………...………………………4
3. Nhiên liệu để nung clinker xi măng Pooclăng……………...……...………….5
4. Các phương pháp sản xuất xi măng Pooclăng…………………...……………6
5. Nung clinker xi măng Pooclăng………………………………………..……..7
6. Quá trình gia công và bảo quản clinker ximăng Pooclăng…………...……….9
7. Qua trình đóng rắn và hydrat của xi măng Pooclăng………………...………11
8. Các tính chất của xi măng Pooclăng…………………………...…………….13
9. Các loại phụ gia đưa vào nghiền xi măng…………………………...……….16
II. Công nghệ sản xuất xi măng Poóclăng tại công ty xi măng Hoàng Thạch
1. Phân xưởng nguyên liệu………………………………………………….….18
2. Phân xưởng lò nung……………………………………………………….....46
3. Phân xưởng xi măng…………………………………………………………68
4. Phân xưởng đóng bao………………………………………………………..85
phần II: hệ thống điều khiển dây chuyền ht- I………….…90
I. Giới thiệu hệ thống điều khiển
1. Sơ đồ cấu hình hệ thống điều khiển…………………………………...……..91
2. Chức năng hệ thống điều khiển…………………………………………..….92
II. Giới thiệu tổng quan bàn điều khiển vận hành
1. Sơ đồ tổng quan về bàn điều khiển…………………………………………..93
2. Các phím chương trình…………………………………………………...….94
3. Các phím chức năng và lệnh…………………………………………………94
4. Các phím trong chương trình và lệnh đặc biệt khác……………………..…..97
5. Các dạng hiển thị……………………………………………………...……..98
6. Bộ điều chỉnh PID……………………………………………………………99
III. Các chức năng vận hành tại phòng điều hành trung tâm
1. Đặt chế độ tại chỗ……………………………………………………….….100
2. Vận hành các chương trình liên động………………………………………101
IV. Một số quy ước chung
1. Mã mầu……………………………………………………………………..102
2. Điều khiển……………………………………………………………...…..102
3. Vận hành và vị trí vận hành……………………………………...…………103
4. Bảng báo động và phân chia báo động của từng giai đoạn……………..…..104
Phần III: Hệ thống điều khiển dây chuyền HT- II
I. Giới thiệu hệ thống điều khiển
1. Sơ đồ cấu hình hệ thống điều khiển…………………………………...……107
2. Chức năng hệ thống điều khiển……………………………………….……108
II. Giới thiệu tổng quan về bàn điều khiển vận hành
1. Sơ đồ tổng quan về bàn điều khiển vận hành…………………………….....108
2. Các dạng hiển thị sơ đồ dây chuyền công nghệ………………………...…..109
3. Giới thiệu các phím chức năng và các phím đặc biệt…………………...…..110
4. Chương trình máy tính (nhóm động cơ thiết bị)……………………………114
5. Thông tin từ bảng báo động, cách nhận biết và xử lý thông tin đó đối với người vận hành………………………………………………………….…114
6. Các dạng hiện thị của thông số vận hành…………………………………..115
7. Bộ điều khiển, ý nghĩa và tác dụng của nó…………………………………117
III. Các chức năng vận hành tại phòng điều hành trung tâm
1. Đặt chế độ tại chỗ………………………………………………………..…119
2. vận hành các chương trình liên động……………………………………….120
IV. Một số quy ước chung
1. Mã mầu………………………………………………………………….….122
2. Điều khiển…………………………………………………………….……122
3. Vận hành và vị trí vận hành………………………………………...………123
4. Bảng báo động và phân chia báo động trong từng công đoạn…………..….125












phần I:
Công nghệ sản xuất xi măng
I. Công nghệ sản xuất xi măng Pooclăng.
1. Các khái niệm về sản phẩm xi măng Poóc lăng.
Xi măng Poóclăng là chất kết dính xây dựng, các thành phần hoá học của nó gồm các hợp chất có độ bagiơ cao.
Trên quan điểm hoá học người ta phân chia như sau.
a- Nhóm xi măng Silic – Môi trường nước.
b- Nhóm xi măng Alumin – Môi trường nhiệt độ cao.
c. Nhóm xi măng khác – Môi trường đặc biệt.
Xi măng pooclăng là chất kết dính thuỷ lực được sản xuất bằng cách nghiền mịn clinke xi măng với thạch cao (35%) và phụ gia (nếu có).
Xi măng Poóclăng hỗn hợp là sản phẩm nghiền mịn của hỗn hợp clinker, thạch cao (35%) với phụ gia hỗn hợp (tổng lượng không lớn hơn 40%; trong đó phụ gia đầy không lớn hơn 20%).
Khi thành phần trọng lượng phụ gia thêm vào > 15% thì xi măng đựơc gọi theo tên gốc cùng với tên phụ gia như xi măng Pooclăng xỉ, xi măng Pooclăng pudơlan…..
Clinker xi măng là sản phẩm nung đến kết khối của hỗn hợp nguyên liệu đá vôi đất sét theo các mô đun hệ số phù hợp để tạo được các thành phần khoáng theo mong muốn.
2. Nguyên liệu sản xuất xi măng pooclăng.
Thành phần phối liệu sản xuất ra clinker gồm bốn ôxit chính là CaO, SiO2 , Al2O3, Fe2O3 .
+ Oxit canxi do nhóm nguyên liệu cacbonat canxi cung cấp.
+ Oxit SiO2, Al2O3, Fe2O3 nằm trong các khoáng sét do đất sét cung cấp.
+ Để điều chỉnh các môđun cho hợp lý ta phải thêm vào một số phụ gia điều chỉnh như Diantomit, quặng sắt, bôxit.
2.1. Nhóm nguyên liệu chứa CaO:
Để tạo ra CaO:
CaCO3 CaO + CO2
Ca(OH)2 CaO + H2O
Trong đó Ca(OH)2 là tốt nhất vì có độ phân tán cao, hoạt tính.
Khi chọn nguyên liệu nếu có đá vôi sét mà hàm lượng sét > 20% là tốt nhất. Cho clinker tốt, công nghệ đơn giản, ít tốn năng lượng.
2.2. Nhóm nguyên liệu chứa SiO2 , Al2O3 , Fe2O3 :
Đất sét chứa các thành phần sau:
- Khoáng sét .
- Muối khoáng .
- Tạp chất hữu cơ .
- Đá, sỏi, cát, trường thạch .
Trong đó khoáng sét là chủ yếu .
Để sản xuất xi măng pooclăng thì đất sét phải có hàm lượng khoáng sét >70 75%. Trong đó khoáng caolinit là chủ yếu.

- RUN: Khi tất cả các bộ phận trong chương trình đã chạy, tình trạng của chương trình chuyển sang RUN, và ở trong trạng thái này cho đến khi chương trình có báo động hay do người vận hành dừng thiết bị trong nhóm hay nhóm khác có liên động cùng với nhóm này thì trạng thái của nó mới thay đổi.
- Nếu người vận hành không muốn tất cả các chương trình trong phân xưởng khởi động đồng thời thì người đó phải chắc chắn rằng chỉ có các chương trình cần thiết mới được lựa chọn để khởi động.
2.2. Dừng chương trình liên động:
Trình tự thao tác:
- Chọn hiện thị khởi động cho phân xưởng.
- Đặt con trỏ vào phần đầu của chương trình và ấn phím SELECL trên bàn phím.
10 phím động sẽ hiện thị là:
D1 MODE D2 SELECT D3 START D4 STOP D5
D6 ORDERS D7 D8 D9 D10
Nếu ấn phím động SELECT (D2) cửa sổ thông tin trong phần đầu chương trình sẽ chuyển sang SELECT (SELECTED TO STOP).
Nếu ấn phím động STOP (D4) tất cả các chương trình chỉ SELSTP sẽ bắt đầu trình tự dừng và tình trạng của chương trình sẽ chuyển sang:
- D.STOP: chỉ ra rằng trình tự dừng đã bắt đầu và một hay nhiều bộ phận trong chương trình đang chờ đến khi tất cả các thiết bị trong nhóm dừng hoàn toàn (dừng trễ).
- BLANK: chỉ ra rằng tất cả các bộ phận trong chương trình đã dừng lại.
Nếu người vận hành không muốn tất cả các chương trình trong phân xưởng đồng thời dừng lại, phải chắc chắn rằng chỉ có các nhóm chương trình cần thiết mới được lựa chọn để dừng.
2.3. Chạy, dừng bộ phận đơn lẻ của chương trình (từng động cơ):
Có các trường hợp sau:
- Nếu bộ phận đơn lẻ của quá trình là duy nhất của một nhóm thì tiến hành việc chạy dừng tương tự như chạy dừng chương trình liên động.
- Nếu bộ phận đơn lẻ của chương trình không phải là duy nhất mà là một số phần tử của một nhóm nào đó, ta tiến hành chạy (dừng) nhóm đó tới khi phần tử này chạy dừng xong thì đặt con trỏ tại phần tử đó chọn nhấn SELECT, ấn tiếp D2(SELECT). Nếu chạy riêng một động cơ khi các động cơ khác trong nhóm dừng thì không thể chạy được động cơ đó từ trung tâm mà phải chạy tai chỗ.
- hay ta có thể chạy dừng bộ phận đơn lẻ của quá trình bằng cách đặt chúng ở chế độ tại chỗ để dưới công đoạn chạy tại chỗ.
iv. Một số quy ước chung.
1. Mã màu.
v Với sơ đồ mimic:
Đèn vàng thể hiện trạng thái của thiết bị: (đối với đèn hoạt động tốt).
+ Khi đèn vàng ở trạng thái sáng liên tục là thiết bị đang hoạt động bình thường.
+ Đèn vàng ở trạng thái nhấp nháy nhanh liên tục là thiết bị đang bị sự cố báo động chưa được xoá từ Trung tâm.
+ Đèn vàng nhấp nháy chậm là đã xoá báo động từ Trung tâm nhưng chưa sẵn sàng chạy lại.
+ Nếu đèn không sáng thì thiết bị đang ở trạng thái dừng sẵn sàng chạy lại.
v Trên màn hình vi tính:
+ Màu xanh: thể hiện tình trạng máy, thiết bị đang hoạt động bình thường.
+ Màu đỏ nhấp nháy: chỉ ra phần tử máy, thiết bị đó đang bị báo động chưa được xoá.
+ Màu đỏ không nhấp thể hiện tình trạng máy, thiết bị đó có báo động đã nhận thấy nhưng chưa sẵn sàng chạy lại.
+ Màu trắng: thể hiện khi người Vận hành vào đường hộp thoại đánh dấu mục cần chọn.
+ Mầu vàng không nhấp nháy cho biết tất cả các phần tử đó bị khoá hay được đặt ở chế độ tại chỗ.
+ Màu vàng nhấp nháy: chỉ ra báo động lặp lại tiếp theo các phần tử có sự cố bị khoá.
+ Màu nâu thể hiện tình trạng phần tử máy, thiết bị đang dừng và sẵn sàng chạy lại hay tình trạng không chủ động.
2. Điều khiển.
Đây là việc điều chỉnh các thông số vận hành.
- Là các thông tin giúp ích cho việc điều khiển quá trình hoạt động của công đoạn, được biểu thị bằng các giá trị cụ thể, tương ứng trên màn hình vi tính của Trung tâm.
- Các thông số được sử dụng nhiều nhất là: năng suất, nhiệt độ, áp suất, dòng điện, công suất... Các thông số này có mối tương quan mật thiết với nhau trong cùng một quá trình hoạt động của công đoạn.
- Khi công đoạn hoạt động, các phần tử thiết bị có tác dụng làm thay đổi giá trị của thông số vận hành, được gọi là các “ tác nhân điều chỉnh”, các thông số vận hành đó còn gọi là các “ thông số cần điều chỉnh” hay thông số bị điều chỉnh.
- Việc sử lý mối quan hệ giữa “ tác nhân điều chỉnh” với “ Thông số cần điều chỉnh” trong quá trình vận hành công đoạn chính là sự điều chỉnh thông số vận hành. Thông số cần điều chỉnh thường là: áp suất, nhiệt độ, năng suất..., chúng còn là các thông số quyết định đến tình trạng hoạt động của công đoạn.
- Các “ tác nhân điều chỉnh” có thể là các van điều chỉnh lượng gió, lượng dầu, điều chỉnh lượng nước làm mát, hay cũng có thể là các bộ điều chỉnh tốc độ cấp nguyên, nhiên liệu, tốc độ động cơ quạt,...
3. Vận hành và vị trí vận hành.
3.1. Vận hành:
1. Làm đầy đủ các công việc chuẩn bị trước khi tiến hành chạy máy như: thử con chuột di chuyển nhẹ nhàng, các điều kiện chạy máy đảm bảo...
2. Chỉ có các thông tin đầy đủ tin cậy về điều kiện sẵn sàng của máy, thiết bị thì người vận hành mới được tiến hành khởi động máy ( ít nhất cũng phải là thông tin từ các trưởng ca phụ trách dưới công đoạn sắp khởi động). Với các động cơ cao thế 6KV cần yêu cầu trưởng ca điện và trạm tới kiểm tra trước khi khởi động.
3. Khi đang khởi động một thiết bị hay một cụm thiết bị nào đó, người vận hành phải theo dõi tình trạng khởi động của từng thiết bị, nhận biết được thông qua các thông số có chỉ báo tại màn hình vi tính phòng Điều hành trung tâm, nhất là các động cơ có công suất lớn, động cơ cao thế và các thiết bị đòi hỏi độ an toàn cao.
4. Khi các máy và thiết bị trong công đoạn đang hoạt động:
+ Người vận hành phải theo dõi diễn biến của các thông số vận hành, ghi chép vào nhật trình quy định, điều chỉnh các thông số vận hành khi cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của công đoạn đạt được yêu cầu của quá trình sản xuất .
+ Theo dõi các thông số kỹ thuật bảo vệ thiết bị, các điều kiện để duy trì máy làm việc bền lâu như: nhiệt độ ổ đỡ các động cơ và thiết bị lớn, nhiệt độ cuộn dây động cơ 6KV, nhất là các thông số có báo động giá trị MAX, MIN...
+ Khi có sai lệch khác thường hay có báo động, các tình huống báo trước sự cố của hệ thống điều khiển hay của người vận hành tại chỗ dưới công đoạn thì vận hành Trung tâm phải nhanh chóng tìm giải pháp sử lý. Thông qua các thông số có liên quan để theo dõi diễn biến việc sử lý, báo cho người có chức năng tới kiểm tra xem xét và sử lý khi cần.
+ Đối với các thiết bị quan trọng hay những vùng khả năng không an toàn cao cần thận trọng khi điều hành việc kiểm tra, bảo dưỡng hay sửa chữa trong dây chuyền.
5. Việc điều chỉnh thông số vận hành, thay đổi các điểm đặt phải tuân thủ đúng các yêu cầu về công nghệ, các yêu cầu của thiết bị đã được quy định trong thiết kế hay trong các văn bản hướng dẫn của Phòng và Công ty.
+ Khoảng gia trị điều chỉnh không được gây “Sốc” cho quá trình hoạt động của hệ thống điều khiển và của công đoạn đang vận hành nếu tình thế không thật cần thiết.
+ Những trục trặc cần điều chỉnh mà chưa tìm ra hướng sử lý phải làm tuần tự từng bước thay đổi nhỏ nhẹ kết hợp với theo dõi sự biến thiên, thay đổi dần của thông số vận hành để tìm ra hướng điều chỉnh hợp lý, hay báo cho người có trách nhiệm để tìm biện pháp.
6. Khi chủ động dừng máy phải tuân theo quá trình công nghệ, tránh sự ùn tắc của vật liệu do thết bị dừng lại, tránh sự quá tải khi cần khởi động lại.
+ Theo dõi việc ”thực sự dừng” của các máy và thiết bị thông qua theo dõi các đèn báo, các thông số báo dòng điện động cơ, nhiệt độ, áp suất... liên quan tới chúng.
+ Không đặt chế độ tại chỗ khi chưa cần thiết. Khi có thông báo cửa trưởng ca công đoạn yêu cầu đặt tại chỗ thiết bị nào mới được đặt tại chỗ thiết bị đó. Thông báo cho người có yêu cầu kiểm tra, sửa chữa tại chỗ về tình trạng hiện tại của thiết bị họ yêu cầu đang Sẵn sàng hay Báo động.
3.2. Vị trí vận hành:
- Vị trí vận hành của dây chuyền Hoàng Thạch II được xếp theo thứ tự từ trái sang phải của bàn điều khiển là các công đoạn: vận hành lò 2(W2, hệ thống cấp liệu lò), vận hành nghiền than 2 (K2, chạy dùng vận chuyển than thô vào két), vận hành xi măng 2( Z2, chạy chương trình cấp liệu từ đáy silô clinker vào két máy nghiền, chạy các bơm nước nếu cần), vận hành nghiền liệu 2(R2) từ gầu xúc đá vôi đá sét cho đến silô đồng nhất bột liệu.
- Người vận hành phải ngồi đúng vị trí vận hành của mình theo dõi diễn biến hoạt động của các thiết bị trong công đoạn mình phụ trách để kịp thời sử lý khi có sự cố xẩy ra.
4. Bảng báo động và phân chia báo động trong từng công đoạn.
- Hầu hết các báo động xuất hiện đều được hệ thống điều khiển đưa ra tín hiệu báo động tại trung tâm bằng còi bip của bàn phím, đèn trên sơ đồ quá trình nháy đỏ, đèn trên mimic nháy và các thông tin định hướng về nguyên nhân của báo động đã xảy ra. Trong đó:
+ Tiếng còi nhắc người vận hành trong công đoạn có báo động.
+ Đèn mimic và trên sơ đồ quá trình sáng nháy nhanh cho ta biết vị trí xuất hiện báo động.
+ Nội dung báo động ghi bằng một dòng phía trên màn hình hiển thị dòng chữ nhấp nháy mầu đỏ, ghi thời gian xuất hiện, nội dung xuất hiện, sơ lược về nguyên nhân.
- Mỗi công đoạn khi có báo động đều có các thông tin riêng, đưa về bảng danh sách báo động của công đoạn đó:
Mỗi bảng báo động gồm một hay nhiều trang cho biết trình tự báo động, thời gian xuất hiện, lý do... Một số sự kiện báo động và khởi động... được hệ thống lưu giữ trong bảng liệt kê các sự kiện EVENT LIST, lưu giữ theo nguyên tắc ưu tiên sự kiện mới xảy ra, sự kiện cũ nhiều bị loại bỏ khi số sự kiện đã đầy.
- Một số thông tin báo động thường gặp ở các công đoạn:
+ UNIT NOT READY: báo động máy, thiết bị không sẵn sàng. Xuất hiện khi:
. Một phần tử máy, thiết bị đang hoạt động bị sự cố dừng lại
. Một phần tử máy, thiết bị mất điều kiện sẵn sàng.
+ SEL: sự lựa chọn khởi động một nhóm chương trình không được chấp nhận.
+ TEM MIN: báo động nhiệt độ thấp.
+ TEM MAX: báo động nhiệt độ cao.
+ LEVEL MAX: báo động mức, sức chứa của két, silô, máng... đã đầy.
+ LEVEL MIN: báo động mức vật liệu trong két, silô xuống tới mức thấp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top