nhocso_94

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


A- LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nguồn nhân lực con người với tiềm năng tri thức là lợi thế cạnh tranh của các công ty, ngành và nền kinh tế.
Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam như một con rồng châu A đang vươn mình với nhiều lợi thế như tốc độ kinh tế cao, nguồn nhân lực dồi dào trong đó có đến 50% lao động trẻ dưới 30 tuổi.. Tuy nhiên, “nguồn nhân lực Việt Nam tuy thừa mà vẫn thiếu- thừa lượng, thiếu chất”. Nổi cộm lên là vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng. Nguồn nhân lực chất lượng cao(NNLCLC) là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quốc gia nào có chiến lược đúng đắn trong việc phát huy nguồn lực con người, chuẩn bị đựơc NNLCLC dựa trên nền tảng tri thức hiện đại thì nền kinh tế của quốc qia đó sẽ gia tăng mạnh mẽ năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững. Xã hội nào có nhiều lao động có trình độ cao thì xã hội đó càng thêm văn minh.
Đề tài này đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực tiễn của nguồn nhân lực chất lượng cao được phân tích theo hệ thống các yếu tố cấu thành, đặc điểm (số lượng, chất lượng), lợi thế, thách thức, xu hướng phát triển và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện và năng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao …thông qua các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp thu thập các tài liệu về NNLCLC…Hy vọng qua đề tài này chúng ta có thể hiểu sâu hơn các vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kết cấu của đề tài:
I- Cơ sở lý luận và những vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao
II- Liên hệ thực tiễn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
Đây là toàn bộ nội dung của đề tài em đã chọn tìm hiểu, chắc chắn bài viết còn nhiều khiếm khuyết và sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo để em hoàn thiện hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn!

B- NỘI DUNG

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC)
Việt Nam cho đến nay, thuật ngữ NNLCLC chưa thấy xuất hiện trong từ điển Bách Khoa Việt Nam cũng như các từ điển tiếng Vịêt hay từ điển kinh tế khác, mặc dù trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, nó được dùng khá phổ biến. Tại Hội Nghị BCHTW khoá IX, Đảng ta lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ NNLCLC. Phát triển NNLCLC thông qua con đường phát triển, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ chính là khâu then chốt để nước ta vượt qua tình trạng nước cùng kiệt và kém phát triển. Đến ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ này khi đưa ra định hướng chính sách tập trung phát triển nhanh NNLCLC. Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu nghành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kĩ thuật viên lành nghề và CNKT có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi trong nước và ngoài nước, trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Như vậy theo quan niệm của Đảng ta, NNLCLC bao gồm đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ, các công trình sư, kỹ sư, các CNKT có tay nghề cao. Trong lĩnh vực xã hội nhân văn, các nhà nghiên cứu VN cũng đã bắt đầu hình thành nên những quan niệm xung quanh vấn đề NNLCLC. GS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng NNLCLC là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lưỡng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có kết quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta là hạt nhân lĩnh vực của mình vào CNH- HĐH được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang” bằng cách dẫn dắt những bộ phận công nhân có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh. Trong bài nghiên cứu “Văn hoá con người NNL đầu thế kỉ 21”, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn đã đưa ra khái niệm: “Một NNL mới để chỉ một LLLĐ có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ sản xuất”..TS.Nguyễn Hữu Dũng, Viện Trưởng Viện KHLĐ- XH thì cho rằng : “NNLCLC là NNL là lực lưỡng tinh tuý, kết tinh những gì ưu tú nhất của con người VN”. Chỉ tiêu về NNLCLC là những con người có trình độ chuyên môn cao, vốn tri thức và tay nghề giỏi, khả năng nhận thức và tiếp thu nhanh kiến thức mới. Đây là chìa khoá chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên con đường phát triển chống nguy cơ tụt hậu. hay một quan niệm cụ thể khác, NNLCLC là một khái niệm để chỉ một con người, một lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kĩ thuật) ứng với một nghành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn kĩ thuật nhất định.
Ngoài ra còn có những thuật ngữ cụ thể mang ý nghĩa gần gũi và được xã hội chấp nhận. Những quan niệm này có nội hàm hẹp hơn và để chỉ người lao động có trình độ, có chất lường, đạt hiệu quả lao động trong hai lĩnh vực lao động chủ yếu: trong lĩnh vực sản xuất vật chất như chuyên gia, nghệ nhân…trong lĩnh vực lao động trí óc, bên cạnh hệ thống học vị học hàm của Nhà nước còn có các thuật ngữ như nhà chuyên môn, bác học….bên cạnh đó xã hội còn có những thuật ngữ như nhân tài, nguyên khí quốc gia..để tôn vinh những người tài có cống hiến cho sự phồn thịnh của đất nước.
Như vậy có thể hiểu: NNLCLC là một bộ phận đặc biệt, kết tinh những gì tinh tuý nhất của NNL. Đó là LLLĐ có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của thực tiễn. Họ được đặc trưng bởi trình độ học vấn và chuyên môn cao có khả năng nhận thức tiếp thu nhanh chóng những kiến thức mới, có năng lực sáng tạo, biết vận dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn. Họ có phẩm chất công dân tốt, có đạo đức nghề nghiệp và đem lại năng suất, chất lượng hiệu quả lao động cao hơn hẳn so với NNL lao động phổ thông.

2. Phân loại (hay cấu trúc) NNLCLC
Phân loại hay xác định cấu trúc NNLCLC là quá trình xem xét từng bộ phận cấu thành theo một hệ thống chỉnh thể, từ đó phát hiện ra cấp độ và mối quan hệ giữa chúng tạo thành hệ thống cấu trúc NNLCLC. Bao gồm những bô phận sau:
2.1. Lực lượng nòng cốt của NNLCLC là đội ngũ tri thức, trong đó đỗi ngũ tri thức khoa học và công nghệ giữ vai trò hạt nhân của nền kinh tế tri thức, là nhân tố cơ bản cho sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH theo hướng rút ngắn vào phát triển kinh tế tri thức. Họ có năng lực sáng tạo cả về phương diện lý thuyết lẫn thực hành, có năng lực giải quyết những vấn đề trứơc mắt cũng như lâu dài của nền KT- XH. Đây cũng là lực lượng xung kích đi đầu trong việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao công nghệ thông tin, làm chủ và thực hiện ứng dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tiễn đất nước. Bên cạnh đó, họ có năng lực dẫn dắt, bồi dưỡng, đào tạo những bộ phận lao động có năng lực và trình độ thấp hơn phát triển, bổ sung vào NNLCLC.
2.2. Lực lượng trụ cột của NNLCLC cũng là đội ngũ công nhân tri thức. Đây là lực lượng lao động được đào tạo nghề nghiệp căn bản, có kiến thức, kỹ năng và tay nghề giỏi, luôn thích nghi được với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, có khả năng tiếp cận, ứng dụng và làm chủ các dây chuyền công nghệ mới của thế giới. Họ là những người trực tiếp lao động sản xuất, cho ra đời những sản phẩm hay cung ứng cho đời sống xã hội những dịch vụ có hàm lượng tri thức cao. LLLĐ này chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao.

MỤC LỤC
A- LỜI MỞ ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 3
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 3
1. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) 3
2. Phân loại (hay cấu trúc) NNLCLC 5
2.1. Lực lượng nòng cốt của NNLCLC là đội ngũ tri thức, trong đó đỗi ngũ tri thức khoa học và công nghệ . 5
2.2. Lực lượng trụ cột của NNLCLC cũng là đội ngũ công nhân tri thức. 5
2.3. Lực lượng trụ cột của NNLCLC còn là đội ngũ những người thợ thủ công mỹ nghệ lành nghề trong lĩnh vực ngành nghề truyền thống 5
2.4. Lực lượng trụ cột của NNLCLC còn là đội ngũ những người nông dân tri thức. 6
3. Sự khác biệt giữa nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao 6
4. Biểu hiện (yêu cầu) của nguồn nhân lực chất lượng cao 8
4.1. Thể lực của nguồn nhân lực 8
4.2. Trí lực của nguồn nhân lực. 8
4.3 Về phẩm chất tâm lý- xã hội của nguồn nhân lực. 10
5. Vai trò, vị trí của NNL CLC trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. 11
6. Lợi thế của NNLCLC nước ta 14
6.1. Lao động trẻ tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong NNL 14
6.2. Số lượng: Đội ngũ lao động có chuyên môn - kỹ thuật không ngừng tăng lên 14
6.3.Về chất lượng lao động. 14
6.4. Các phẩm chất trong lao động 14
7. Khó khăn, thách thức của nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay 15
7.1. Giải quyết việc làm: 15
7.3. Sự chuyển dịch lao động diễn ra chậm. 15
7.4. Chất lượng lao động. 15
8. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các nước đang phát triển và một số nước phát triển 17
* Bài học về thu hút nhân lực của Đan Mạch. 17
*Nguồn nhân lực chất lượng cao –Trung Quốc 18
* Mỹ - Chính sách thu hút và giữ nhân tài..rất “Kinh dị” 19
II- LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM 19
1. Thực trạng Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay 19
1.1. Lợi thế của nguồn nhân lực chất lượng cao. 19
1.2 Thách thức đặt ra đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay 21
1.2.1. Chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn nhân lực, cơ cấu trình độ LLLĐ theo trình độ chuyên môn- kỹ thuật có bất hợp lý, chất lượng thấp và chất lượng không đều. 21
1.2.2 Phân bố lao động kỹ thuật chưa hợp lý - có sự phân mảng. 23
1.2.3. Mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo. Hiện nay, nước ta đang rất khan hiếm nhân lực có chuyên môn cao trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, thương mại… 23
1.2.4. Làn sang di chuyển của nguồn nhân lực chất lượng cao là người nứơc ngoài vào làm việc cho các khu công nghiệp kỹ thuật cao. 24
2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém NNLCLC Việt Nam 26
3. Xu hướng phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 28
3.1.Tăng tỷ lệ thu hút nguồn nhân lực đã qua đào tao hay ở trình độ cao. 28
3.2. Đối với cơ cấu lao động cả nước theo cấp trình độ chuyên môn……………….29
3.3. Thị trường lao động “cao cấp” VN đang có sự gia tăng nhanh chóng lao động có trình độ CM- KT cao, các loại giám đốc, chuyên gia trên mọi lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, nhân sự… 29
4. Những giải pháp nhằm năng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước 30
4.1. Giải pháp vĩ mô - Nhà nước 30
4.1.1. Xây dựng thống nhất tiểu chuẩn đánh giá nhân lực trình độ cao. Tích cực đổi mới nhận thức xó hội về lao động kỹ thuật 30
4.1.2. Hoàn thiện chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng CM- KT đối với nhân lực trình độ cao 31
4.1.3. Giải quyết tốt quan hệ giữa yêu cầu tăng nhanh quy mô giáo dục, lao động qua đào tạo CMKT và nâng cao chất lượng của giáo dục, đào tạo để đáp ứng nhu cầu CNH- HDH đất nước hướng vào nền kinh tế tri thức và tham gia mạnh mẽ vào quá trỡnh toàn cầu hoỏ 31
4.1.4. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực đảm bảo tham gia hiệu quả vào quá trỡnh toàn cầu hoỏ 32
4.2 Giải pháp vi mô- từ phía doanh nghiệp 33
4.2.1. DN phải tạo ra thương hiệu tốt trên thị trường 33
4.2.2. Có quy trình sử dụng minh bạch. 33
4.2.3. Doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn về nhân lực. 34
C- KẾT LUẬN 36
D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý nhân sự-lương trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu MICROSOFT ACCESS Công nghệ thông tin 0
D Giáo trình Kỹ thuật sấy nông sản - Cơ sở lý thuyết của quá trình sấy Nông Lâm Thủy sản 0
D CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top