Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu

Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Trong đó, việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong những vấn đề hết sức quan trọng.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay, rõ nhất là từ năm 1990 cơ cấu kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Những chuyển biến đó đã góp phần tạo đà cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cũng mới chỉ là bước đầu và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Cho đến nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp, dân cư sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020: "Đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế ngành hợp lý với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm dưới 10%, công nghiệp 35 - 40%, dịch vụ chiếm 50 - 60% trong tổng GDP". Mà Đại hội VIII đã đề ra thì còn nhiều vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp sát thực.
Với lý do đó, em chọn đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Nam". Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của T.S Nguyễn Thị Ngọc Huyền và sự giúp đỡ của các giảng viên trong Khoa khoa học quản lý. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến Khoa khoa học quản lý, đặc biệt là T.S Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này.
Do trình độ và thời gian có hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô trong Khoa để bài viết sau được hoàn chỉnh hơn.


Chương 1
Một số vấn đề lý luận chung về chuyển dịch
cơ cấu ngành trong nền kinh tế

1.1 Một số lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1.1 Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ biểu hiện mối liên hệ giáa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân.
Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển. Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta phân tích theo 3 nhóm ngành chính: nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp), công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng), dịch vụ (bao gồm các ngành kinh tế còn lại như: thương mại, bưu điện, du lịch...).
Việc phân tích cơ cấu ngành của nền kinh tế không chỉ dừng lại ở những biểu hiện về mặt lượng (số lượng ngành, tỷ trọng) mà quan trọng hơn là phân tích được mặt chất của cơ cấu: vị trí, vai trò của ngành hiện tại trong nền kinh tế, sự tương tác giữa công nghiệp và nông nghiệp trong phát triển, khả năng hướng ngoại, quan hệ giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần kinh tế...
Mặt khác, cơ cấu ngành "luôn luôn vận động, phát triển", nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường. Bởi vậy, khi phân tích cơ cấu ngành cần thấy rõ tính quy luật của sự vận động và luôn đặt ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành cho thích ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.
1.1.1.2 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có định hướng và dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và hiệu quả hơn. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, tỷ trọng và quan hệ giữa các ngành mà là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hay chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
Xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nghĩa là tỷ trọng và vai trò của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy muốn chuyển từ một nền nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 40-60%, công nghiệp từ 10-20%, dịch vụ từ 10-30%) sang nền kinh tế công, nông nghiệp (tỷ trọng ngành nông nghiệp 15-25%, công nghiệp 25-35%, dịch vụ 40-50%) để từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển (tỷ trọng ngành nông nghiệp dưới 10%, công nghiệp 35-40%, dịch vụ 50-60%).
1.1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.

3.2. Một số giải pháp.
Xuất phát từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước trong khu vực và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển. Theo em, cần tập trung vào một số vấn đề sau đây nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
3.2.1. Cần lựa chọn mô hình phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành.
- Gắn chiến lược phát triển ngành với chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường của các doanh nghiệp thuộc ngành.
- Đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thực, khả năng cạnh tranh.
3.2.2. Phát triển mạnh mẽ thị trường.
- Phát triển đồng bộ các loại thị trường: sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ, thông tin, lao động, vốn - bao gồm cả thị trường chứng khoán.
- Nhà nước và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm phát triển thị trường trong nước và nước ngoài.
3.2.3. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan. Hướng ưu tiên là đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư cho các ngành trọng điểm, mũi nhọn.
- Chuyển hướng từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
3.2.4. Đổi mới và phát triển công nghệ.
- Tập trung đổi mới công nghệ cho một số ngành kinh tế mũi nhọn: khai thác chế biến dầu khí, điện tử - tin học, chế biến thuỷ sản, dệt may.
- Đi ngay vào công nghệ tiên tiến hiện đại với một số ngành có nhu cầu, có điều kiện và khả năng như: bưu chính viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
- Đối với vùng nông thôn rộng lớn cần hiện đại hoá công nghệ truyền thống và áp dụng các công nghệ phù hợp.
3.2.5. Về cơ sở hạ tầng:
Phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là điện và đường giao thông, tạo điều kiện để đưa khoa học - kỹ thuật thông tin thị trường đến người sản xuất, gắn công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp.
3.2.6. Về chính sách vĩ mô:
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, trước hết là chính sách tài chính, tiền tệ. Vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế trị trường chủ yếu nhờ vào việc sử dụng chính sách tài chính. Thông qua chính sách này Nhà nước có thể tăng thuế đối với nháng ngành, nghệ, lĩnh vực không cần thiết; ngược lại, giảm hay miễn thuế đối với những ngành nghề, dịch vụ thực sự có ích cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lưc cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.2.7. Về quan hệ quốc tế:
Phát triển kinh tế đối ngoại trên tất cả các ngành và lĩnh vực: thương mại, đầu tư, hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế, nhằm mở rộng thị trường, thu hút vốn, khoa học công nghệ mới và kinh nghiệm phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta cần nhiều vốn. Vì vậy, chúng ta cần tận dụng thời cơ thu hút các nguồn vốn đầu tư, viện trợ, cho vay ưu đãi của các nước và tổ chức quốc tế. Trong khi tranh thủ và tập trung thu hút nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA, vốn vay của ADB, WB, cần chú ý sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả. Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào những ngành và vùng trọng điểm có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cả nước, như công nghiệp, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ, muốn vậy, cần đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép và miễn giảm thuế vào nháng ngành và vùng cần thu hút vốn FDI.




Kết luận
Ngày nay, trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới thì yếu tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế chiếm một vị trí tương đối quan trọng. Thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới đã có sự tăng trưởng cao nhờ lựa chọn cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý như: NICs, Nhật Bản,... đối với Việt Nam qua hơn 10 năm đổi mới các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển biến cơ bản. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,67% năm 1990 tăng lên 33,5% năm 1999, tỷ trọng ngành dịch vụ từ 38,59% năm 1990 tăng lên 40,7% năm 1999, còn tỷ trọng nông nghiệp từ 38,74% năm 1990 giảm xuống còn 25,8% năm 1999.. Nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến năm 2000 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp như Đại hội VIII đã đề ra. Tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam vẫn còn một số những tồn tại cần được giải quyết. Đề án đã trình bày một số nguyên nhân của tình trạng trên và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mong đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của T.S Nguyễn Thị Ngọc Huyền và giáo viên trong Khoa. Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ quý báu đó.
Do trình độ và thời gian có hạn, nên đề án không tránh khỏi những thiếu xót. Mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để bài viết sau hoàn chỉnh hơn./.











Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình "Quản lý kinh tế" - NXB Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội 1999.
2. Giáo trình "Kinh tế phát triển" - NXB Thống kê, Hà Nội 1997.
3. Cerard Crellet - Cơ cấu và chiến lược phát triển, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội 1989.
4. Ngô Đình Giao - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân - NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 1992.
6. Đỗ Hoài Nam - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1996.
7. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
8. Tạp chí Kinh tế phát triển.
9. Tạp chí Phát triển kinh tế.
10. Tạp chí Thông tin lý luận.


Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chuyển
dịch cơ cấu ngành trong nền kinh tế 2
1.1 Một số lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 2
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản. 2
1.1.2 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế. 5
1.1.3 Lý luận về mối liên hệ giũa chuyển dịch cơ cấu và quá trình phát triển
nền kinh tế. 8
1.2 Cơ cấu ngành kinh tế trong các lý thuyết phát triển. 9
1.2.1. Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế. 9
1.2.2. Lý thuyết nhị nguyên: 11
1.2.3. Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành. 13
1.2.4. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay
"các cực tăng trưởng". 15
1.2.5. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay". 16
1.3. Một số kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của các nước trên thế giới. 19
1.3.1 Nhật bản. 19
1.3.2. Hàn Quốc. 20
1.3.3. Trung Quốc. 21
Chương 2: Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam 23
2.1. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế của nền kinh tế Việt Nam
từ 1986 đến nay. 23
2.1.1. Giai đoạn 1986-1990. 23
2.1.2. Giai đoạn 1991 đến nay. 24
2.2. Thành tựu và nguyên nhân 26
2.2.1. Thành tựu. 26
2.2.2. Nguyên nhân. 29
2.3. Những tồn tại và nguyên nhân. 29
2.3.1. Những tồn tại. 29
2.3.2. Nguyên nhân. 31
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển ở Việt Nam 32
3.1. Một số quan điểm và định hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Nam. 32
3.1.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải tiến tới một cơ cấu hợp lý, đó là một cơ cấu đa ngành, trong đó hình thành các ngành
trọng điểm mũi nhọn. 32
3.1.2. Kết hợp tối ưu giá cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ
và cơ cấu thành phần kinh tế: 33
3.1.3. Hình thành và phát triển các ngành trọng điểm và mũi nhọn trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 33
3.2. Một số giải pháp. 34
3.2.1. Cần lựa chọn mô hình phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng
các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành. 34
3.2.2. Phát triển mạnh mẽ thị trường. 35
3.2.3. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. 35
3.2.4. Đổi mới và phát triển công nghệ. 35
3.2.5. Về cơ sở hạ tầng: 35
3.2.6. Về chính sách vĩ mô: 35
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 38

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận: Nhìn lại FDI ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Luận văn Kinh tế 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và đ Luận văn Kinh tế 0
K Những giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Luận văn Kinh tế 0
K Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kin Luận văn Kinh tế 0
Y Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn Luận văn Kinh tế 0
E Vai trò của đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu c Kiến trúc, xây dựng 0
N Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top